Niệm Phật Thập Yếu

Buddhism of Wisdom & Faith



Hòa Thượng Thích Thiền-Tâm


 

I. Niệm Phật phải vì thoát sanh tử.

Birth and Death



 1.- Bắc Phương Phật Giáo Với Nhân Duyên Tịnh Độ

Mahayana Buddhism and the Pure Land School


2.- Những Huyền Ký Về Tịnh Độ

Predictions concerning the Pure Land


3.- Sự Chuyển Hướng Từ Thiền Sang Tịnh

The Shift from Zen to Pure Land


4.- Nim Pht Thế Nào Mi Hp Vi Bn Ý Ca Pht?

Recitation according to the Buddhas' Intentions


5.- Tám Mối Khổ Lớn

The Eight Major Sufferings


6.- Quán Về Sự Khổ Luân Hồi

Contemplating the Suffering of Birth and Death


7.- Muốn Sớm Thoát Khổ, Nên Tu Tịnh Độ

To escape suffering, follow the Pure Land method



II. Niệm Phật phải phát lòng Bồ Đề.

The Bodhi Mind



8.- Ý Nghĩa Của Bồ Đề Tâm

Meaning of the Bodhi Mind


9.- Bồ Đề Tâm Với Môn Tịnh Độ

The Bodhi Mind and the Pure Land Method


10.- Làm Thế Nào Để Phát Bồ Đề Tâm

How to Develop the Bodhi Mind


11.- Những Huấn Thị Về Bồ Đề Tâm

Teachings on the Bodhi Mind


12.- Đường Sanh Tử Nhiều Nguy Hiểm

The Path of Birth and Death is Full of Danger


13.- Cần Giải Thoát Ngay Trong Hiện Kiếp

The Need to Seek Liberation in this Very Life


14.- Làm Thế Nào Để Thành Mãn Bồ Đề Tâm ?

How to Perfect the Bodhi Mind



III. Niệm Phật phải dứt trừ lòng nghi.

Faith



15.- Sự Trọng Yếu Của Lòng Tin

The Importance of Faith


16.- Những Điều Làm Giảm Phá Niềm Tin

Actions that Reduce and Destroy Faith


17.- Những Mối Nghi Thông Thường Về Tịnh Độ

Ordinary, Everyday Doubts about Pure Land


18.- Những Mối Nghi Thiệp Lý

Doctrinal Doubts about Pure Land


19.- Những Mối Nghi Căn Cứ Theo Kinh Điển

Doubts Based on Misreading the Sutras


20.- Cần Phá Lối Chấp Nhị Biên

The Need to Sever Dualistic Attachments




IV. Niệm Phật phải quyết định nguyện vãng sanh.

Vows



21.- Tánh Cách Trọng Yếu Của Sự Phát Nguyện

The Importance of Vows


22.- Kinh Văn Khuyên Phát Nguyện

Sutra Passages on the Making of Vows


23.-Thử Xét Qua Những Tâm Nguyện Cầu Vãng Sanh

A Brief Examination of the Vow for Rebirth


24.- Văn Phát Nguyện Của Ngài “LIÊN TRÌ” Và “TỪ VÂN”

The Vow for Rebirth in the Pure Land


25.- Phát Nguyện Cần Phải Khẩn Thiết

Vows Should be Made in Earnest



V. Niệm Phật phải hành trì cho thiết thật.

Practice



26.- Hạnh Tinh Chuyên Cũng Là Điểm Không Thể Thiếu

Intensive Practice is Indispensable


27.- Niệm Phật Với Tứ Đoạt

Buddha Recitation and the Four Realizations


28.- Niệm Phật Với Tứ Hạnh

Buddha Recitation and the Four Practices


29.- Bốn Môn Niệm Phật

Four Methods of Buddha Recitation


30.- Mười Phương Thức Trì Danh

Ten Variants of Oral Recitation


31.- Bốn Môn Tam Muội

The Four Types of Samadhi



The Three Parts of the Pure Land Ceremony



How to Combat Drowsiness and Mind-Scattering



VI. Niệm Phật phải đoạn tuyệt phiền não.

Sever All Afflictions




Opening up the Mind



How to Combat and Subdue Lust and Desire



How to Subdue Greed in its Subtle Form

How to Combat and Subdue Anger

38.- Cách Đoạn Tuyệt Thị Phi

How to Do Away with the Judgemental Mind


39.- Những Lời Khuyên Răn Về Việc Thị Phi

Some advice on Fault-Finding

 


General Outline of the Karma of Delusion



Sadness and Discouragement Should Be Eradicated



General Guidelines for Countering Afflictions



VII. Niệm Phật phải khắc kỳ cầu chứng nghiệm.

Seek a Response within a Definite Time Frame



43.- Sự Sống Chết Lớn Lao

The Great Issue of Birth and Death


44.- Ý Nghĩa Kiết Thất

The Meaning of Conducting a Retreat


45.- Cách Đả Thất

How to Conduct a Seven-Day Retreat


46.- Sự và Lý

Phenomena and Principle


47.- S Trì, Lý Trì

Buddha Recitation -- Essence and Practice


48.- S Nht Tâm, Lý Nht Tâm

One-Pointedness of Mind -- Theory and Practice


49.- Nội Cảnh Giới

Internal Realms


50.- Ngoại Cảnh Giới

External Realms


51.- Biện Ma Cảnh

Discussion on Demonic Realms


52.- Các Loại Ma

Various Types of Demons




VIII. Niệm Phật phải bền lâu không gián đoạn.

Perseverance and Steadfastness in Recitation



53.- Phải Nhớ Chí Nguyện Để Tinh Tấn

Remember the Ultimate Aim and Be Diligent


54.- Pháp Môn Thoát Sanh Tử Trong Một Đời

A Method for Escaping Birth and Death in One Lifetime


55.- Niệm Phật Chớ Sợ Cười, Đừng Chờ Hẹn

Do Not Procrastinate



Cultivate Step by Step


 Recitation Should be Pure and Unmixed -- the Number of Utterances is Secondary



Let Us Not Lose our Place within the Lotus Grades



Buddha Recitation, an Easy-to-Practice Method



From Scattered Mind to Settled Mind



The Pure Lands of the Ten Directions and the Tushita Heaven



IX. Niệm Phật phải an nhẫn các chướng duyên.

Tolerance of Adversity



62.- Vài Nguyên Nhân Của Các Chướng Duyên

Causes of Adversity


63.- Các Duyên Ma Khảo

Demonic Testing Conditions


64.- Lời Khuyên Dạy Của Cổ Đức

Advice of Ancient Masters


65.- Cách Giữ Vững Tâm Không Thối Chuyển

How to Ensure Non-Retrogression of the Mind


66.- Sự An Nhẫn Của Cư Sĩ Tiền Vạn Dật

Afterthoughts



X. Niệm Phật phải dự bị lúc lâm chung.

The Last Rites



67.- Dự Bị Về Ngoại-Duyên

Preparation of External Conditions


68.- Dự Bị Về Tinh-Thần

Spiritual Preparations


69.- Thỉnh Bậc-Tri-Thức Khai Thị

Seeking Guidance from Spiritual Advisors


70.- Cách Thức Trợ-Niệm

Conducting "Supportive Recitation"


71.- Khi Tắt-Hơi Cho Đến Lúc Truy-Tiến

Between Death and Burial


72.- Những Gương Đắc Thất Về Sự Trợ Niệm

Success and Failure in Supportive Recitation




 BÀI SỐ 98

 

Ẩn tu phương tiện mượn thi ngâm

Thức ngộ mình người khởi đạo tâm

Đâu nghỉ hoa đào ra động bích

Mà mong Lưu Nguyễn ghé vào thăm?

 

NHƯ Ý : Nếu Hoa-đào có rơi nhẹ trôi theo vòng  suối ra ngoài ĐỘNG BÍCH, đó cũng là một sự Ngẫu-nhiên, không phải do ý Chư-tiên mượn nó để dời chân LƯU NGUYỄN , cũng như thế Bút-giả không có ý mượn những lời Thi trong đây để Thả cánh Hoa-đào, mà chỉ muốn ngõ riêng với một  ít vì Thông Cảm, Hữu Duyên.

 

Bởi Mình đã có DUYÊN để đáng tỏ BÀY công bố.



Niệm Phật Thập Yếu

 

I

Niệm Phật Phải Vì Thoát Sanh Tử

 

 

Nhìn gẫm đường trần đầy khổ nhọc

Lòng tưởng Tây Phương cõi Thiên-Trúc

Đầu non trăng sáng tiếng chuông ngân

Canh khuya cầm quyển Lăng-Nghiêm đọc.

 

 

Quán Về Sự Khổ Luân Hồi

 

Chúng sanh hết kiếp này sang kiếp khác sống chết luân hồi, xuống lên trong sáu cõi. Đó là: cõi trời, cõi người, cõi A Tu La, cõi bàng sanh, cõi ngạ quỷ, và cõi địa ngục.


Bát khổ tuy các loài khác cũng có ít nhiều, nhưng nó là trọng tâm của nỗi khổ ở cõi NGƯỜI.


Cõi TRỜI tuy vui vẻ hơn nhơn gian, nhưng cũng còn tướng ngũ suy và những điều bất như ý.


Cõi A-TU-LA bị sự khổ về gây gổ, tranh đua.


Cõi BÀNG-SANH như loài trâu, bò, lừa, ngựa bị sự khổ chở kéo nặng nề. Loài dê, lợn, vịt, gà, thì bị sự khổ về banh da xẻ thịt. Các loài khác chịu sự khổ về ngu tối; nhơ nhớp ăn nuốt lẫn nhau.


Ở cõi NGẠ-QUỶ chúng sanh thân thể hôi hám xấu xa, bụng lớn như cái trống, cuống họng nhỏ như cây kim, miệng phực ra lửa chịu đói khát trong ngàn muôn kiếp.


Còn cõi ĐỊA-NGỤC thì vạt dầu, cột lửa, hầm băng giá, non gươm đao, sự thống khổ không thể tả xiết.

 

Bốn cõi rốt sau này, trong kinh gọi là Tứ Ác Thú. Từ cõi A Tu La, theo chiều xuống, nỗi khổ ở mỗi cõi cứ tuần tự gấp bội hơn lên. Trong sáu cõi, chúng sanh sống chết xoay vần hết nơi này đến nơi kia, như bánh xe chuyển lăn không đầu mối. Đại khái sanh lên cõi trời cõi người thì khó và ít, đọa xuống Tứ Ác Thú rất dễ và nhiều. Người xưa đã than:

 

“Lục đạo xoay vần không mối hở.

Vô thường xô đến vạn duyên buông!”



II 

Niệm Phật Phải Phát Lòng Bồ Ðề

 

Ba cõi không an dường hỏa-trạch
Đâu miền chân-lạc khỏi tang thương?
           Người vô thường,
          Cảnh vô thường!
Khuyên gọi cùng nhau tỉnh mộng
Quay về bể giác thanh lương.
         Khởi lòng bi trí
         Nguyện độ mười phương.

Ba tăng-kỳ kiếp tu muôn hạnh.

              Bền lòng không thối chuyển
              Cầu ngôi vị Pháp-Vương!

 

Phải Diệt Niệm Buồn Chán

 

Người hoài bão tâm thương đời, hay kẻ có lòng lo đạo, trên đường chí nguyện thường thường phải trải qua ba giai đoạn.


Giai đoạn thứ nhứt là tâm nhiệt thành sốt sắng.

Giai đoạn thứ hai là niệm buồn rầu chán nản.

Giai đoạn thứ ba là lòng BI TRÍ tùy cơ.


Nhưng thông thường, những vị hữu tâm ấy hay bỏ cuộc và tiêu tán chí niệm ở đoạn hai, ít ai đi đến đoạn ba. Vượt đoạn hai để đi đến đoạn ba là người có tâm bi trí rộng lớn, như con thần long khi bay lên mây xanh, lúc ẩn nơi lòng biển cả. Nhà Nho gọi điều này là:

 

"Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng."

 

Đây là ý nói:

"Bậc chân nho, đời hữu đạo thì đem đạo lưu hành, đời vô đạo lại lui về ở ẩn."

 

Như đức Khổng Tử khi đem đạo thánh hiền truyền hóa, các vua thời Đông Châu không ai chấp nhận, Ngài lui về viết sách dạy học trò, chí thương lo cứu đời không khi nào bị thối giảm.

 

Kẻ chưa thấu hiểu thời tiết cơ duyên, chưa suốt được đạo lý này, thường hay chán buồn bi phẫn!



 III

Niệm Phật Phải Dứt Trừ Lòng Nghi

 

Niềm tin là bước đạo sơ nguyên,
Mà nỗi trần ai lắm sự duyên!
Thoạt tưởng sen lành say cõi Tịnh
Lại nghe mai đẹp mến non Thiền.
Bồ-Đề gieo khéo nguyền viên giác
Không hữu còn thương chấp nhị-biên
Tín-đức ví bền như hạnh nguyện
Mưa hoa đồng dạo cảnh Tây Thiên.

 

Sự Trọng Yếu Của Lòng Tin


Trong Kinh Phật Thuyết A Di Đà, đức Bổn Sư đã đôi ba phen nhắc nhở về lòng tin, như các đoạn:


Cho nên Xá Lợi Phất! Các ông phải nên tin nhận lời ta và lời nói của chư Phật!... Xá Lợi Phất! Như ta hôm nay khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật. Các đức Phật kia cũng khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của ta, mà nói lời như sau:

“Phật Thích Ca Mâu Ni hay làm được việc rất khó khăn ít có! Ngài đã có thể ở trong đời ác năm trược là: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược của quốc độ Ta Bà, chứng quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vì các chúng sanh nói ra pháp môn mà tất cả thế gian đều khó tin ấy.”

Xá Lợi Phất! Nên biết ta ở trong đời ác năm trược làm việc khó khăn sau đây, là đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vì tất cả thế gian nói ra pháp khó tin này, thật là điều rất khó!

 

Đức Thế Tôn trí huệ nhiệm mầu, mà đã nói những lời ấy, thì biết pháp Tịnh Độ thật khó tin, và lòng tin là điều rất quan hệ! Nhiều vị cổ đức cũng bảo:

"Pháp môn Tịnh Độ rất khó thâm tín, duy hạng phàm phu đã gieo căn lành niệm Phật và bậc Đăng Địa Bồ Tát mới tin nhận được mà thôi. Ngoài ra những chúng sanh khác cho đến hàng Nhị Thừa hoặc quyền vị Bồ Tát đôi khi cũng không tin nhận pháp môn này."

 

Khi xem những lời như trên, ban sơ bút giả cũng lấy làm lạ tự hỏi:

"Tại sao đệ tử Phật lại không tin lời của Phật? Hàng Nhị Thừa và quyền vị Bồ Tát trí huệ siêu việt, chỗ tu chứng đã cao, sao lại không tin pháp môn Tịnh Độ?"

 

Nhưng về sau, khi thấy trong hàng xuất gia có những vị giảng giáo lý tinh thông, song lại không tin có cõi Cực Lạc và bài bác sự Niệm Phật Vãng Sanh, chừng đó mới công nhận lời kia là đúng. Nhân đây lại tìm trong kinh, thấy nói đạo nhãn của bậc A La Hán và Bích Chi Phật chỉ ở trong phạm vi tam thiên đại thiên thế giới, gồm một ngàn triệu thái dương hệ.

 

Mà môn Tịnh Độ thuộc về giới ngoại đại pháp, cõi Cực Lạc ở ngoài đại thiên thế giới, như vậy làm sao hàng cực quả Nhị Thừa có thể thấy biết tin nhận được? Còn hàng quyền vị Bồ Tát chưa chứng vào cảnh giới Ðại Phương Ðẳng, chưa thấy được mười phương Tịnh Độ, nên có vị không tin nhận lẽ dĩ nhiên.



PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ

 

 

Dao Tần, Tam-Tạng Pháp-Sư Cưu-Ma-La Thập dịch

Việt Dịch : HT.Trí-Tịnh

 

PHẦN LƯU-THÔNG

 

 

KINH nầy không AI hỏi, mà PHẬT THÍCH-CA tự nói ra, vì cõi CỰC-LẠC chỉ có PHẬT cùng PHẬT mới HIỂU được và TRUYỀN BÁ LƯU THÔNG bộ KINH nầy.

 

 

SÁU PHƯƠNG PHẬT và PHẬT THÍCH-CA  ĐỒNG

“KHUYÊN-TÍN” ĐỂ LƯU-THÔNG

 

 

Xá- Lợi- Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của Đức Phật A Di Đà, phương Đông cũng có đức A- Súc- Bệ- Phật, Tu- Di- Tướng Phật, Đại- Tu- Di Phật, Tu- Di- Quang Phật, Diệu- Âm Phật; Hằng hà sa số những Đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: 


“Chúng sanh các người phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.

 

Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng- Thọ Phật, Vô- Lượng- Tướng Phật, Vô- Lượng- Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại- Minh Phật, Bửu- Tướng Phật, Tịnh- Quang Phật. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: 


“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.

 

Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm- Kiên- Phật, Tối- Thắng- Âm- Phật, Nan- Trở Phật, Nhựt- Sanh Phật, Võng- Minh Phật. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:


“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.

 

Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư- Tử Phật, Danh- Văn Phật, Danh- Quang Phật, Đạt- Mạ Phật, Pháp- Tràng Phật, Trì- Pháp Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:


“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.

 

Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm- Âm- Phật, Tú- Vương- Phật, Hương- Thượng- Phật, Hương- Quang- Phật, Đại- Diệm- Kiên Phật, Tạp- Sắc- Bửu- Hoa- Nghiêm- Thân Phật, Ta- La- Thọ- Vương Phật, Bửu- Hoa Đức Phật, Kiến- Nhứt- Thiết- Nghĩa Phật, Như- Tu- Di- Sơn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:


“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.



Xá- Lợi- Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là kinh: Nhứt- Thiết- Chư- Phật Sở Hộ Niệm?


Xá- Lợi- Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ-trì đó, và nghe danh hiệu của các Đức Phật, thời những thiện-nam tử cùng thiện-nữ nhơn ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.



Xá- Lợi- Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.

 

SÁU PHƯƠNG PHẬT và PHẬT THÍCH-CA  ĐỒNG

“KHUYÊN-NGUYỆN ĐỂ LƯU-THÔNG

 


Xá- Lợi- Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của Đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.

 

Xá- Lợi- Phất! cho nên các thiện nam tử, thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.

 

 

SÁU PHƯƠNG PHẬT và PHẬT THÍCH-CA  ĐỒNG

“KHUYÊN-NIỆM PHẬT ĐỂ LƯU-THÔNG

 

 

Xá- Lợi- Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời này: “Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền trược, não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tát cả thế gian khó tin này”.

 

Xá- Lợi- Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó!


(  PHẬT THÍCH-CA THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ còn khó hơn là ở TA-BÀ NGŨ-TRƯỢC, TU THÀNH VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC, ĐỂ KHUYÊN NIỆM PHẬT A-DI-ĐÀ )

 


Đức Phật nói kinh này rồi, ngài Xá- Lợi- Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả trong đời: Trời, Người, A- Tu- La, v..v… nghe lời của Đức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận đảnh lễ Phật mà lui ra.

 


PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ

 

CHUNG


IV

Niệm Phật Phải Quyết Ðịnh Nguyện Vãng Sanh


 

Sân lan trời ngả bóng chiều,
Cảm thân phù-thế ít nhiều ngẩn ngơ!

Tranh đời dệt mộng vẩn-vơ
Say đua danh lợi, mê mờ sắc thanh.

Cánh bèo sóng vỗ bập bềnh,
Tại ai hay cũng gây nên bởi mình?

Bể trần là mấy phù sinh,
Thị phi thương ghét trong tình quẩn quanh

Mà trông chiếc lá lìa cành,
Dinh hư cõi tạm trong vành đó thôi!

Mà trông ngọn nước chảy trôi!
Mênh-mang sáu nẻo biết rồi về đâu?

Kiếp người nào có bao lâu
Nắng mưa thôi cũng dãi dầu cỏ hoa!

Lầu sương nhạt ánh trăng tà
Hoàng lương một giấc tỉnh ra ngỡ ngàng!

Chi bằng về cõi Liên Bang,
Sen khoe sắc ngọc, gió đàn pháp âm.

Trời giải-thoát, cảnh thậm thâm
An vui muôn kiếp tuyệt lầm lỗi xưa

Chỉ câu niệm Phật đừng thưa,
Chỉ bền tin nguyện tam thừa bước lên.

Đài vàng sẵn đã ghi tên
Cơ duyên sẵn đợi một nền đạo tâm.

 


Kinh Văn Khuyên Phát Nguyện

 

Về động lực hướng dẫn của chữ Nguyện, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm có nói:


"Người này khi sắp mạng chung, trong khoảng sát na rốt sau, tất cả các căn thảy đều tan hoại, tất cả quyến thuộc thảy đều lìa bỏ, tất cả oai thế thảy đều lui mất. Duy có nguyện vương này chẳng rời bỏ nhau, trong tất cả thời, nó đều dẫn dắt ở trước. Và trong khoảng một sát na, kẻ ấy liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc."

 

Bởi thấy rõ công dụng cần yếu của sự phát nguyện, nên trong Kinh A Di Đà, đức Thích Tôn cứ mãi nhắc đi nhắc lại điểm ấy, qua các đoạn văn như sau:


"Lại nữa, Xá Lợi Phất! Chúng sanh về cõi nước Cực Lạc đều là hàng A Bệ Bạt Trí. Trong ấy có nhiều bậc Nhất Sanh Bổ Xứ, số lượng rất đông, không thể dùng toán số tính biết được, chỉ có thể lấy số không lường không ngằn a tăng kỳ để nói mà thôi. Xá Lợi Phất! Chúng sanh nghe rồi, phải nên phát nguyện cầu sanh về cõi kia. Bởi tại sao? Vì được cùng các bậc thượng thiện nhơn như thế đồng họp một chỗ.

 

... Xá Lợi Phất! Ta thấy sự lợi ích đó, nên nói lời này. Nếu có chúng sanh nào nghe lời nói đây, phải nên phát nguyện cầu sanh về quốc độ ấy.

 

... Xá Lợi Phất! Nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện, muốn sanh về nước Phật A Di Đà, những người đó hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, đều được không thối chuyển nơi quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề ở cõi nước kia. Cho nên Xá Lợi Phất! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn nếu có lòng tin, phải nên phát nguyện cầu sanh về quốc độ ấy."

 

Như trên, ta thấy đức Thích Tôn mãi nhắc đi nhắc lại hai chữ "PHÁT NGUYỆN" lời ý đều khẩn thiết. Cho đến phần kết cuộc của kinh văn, Ngài cũng vẫn đôi ba phen bảo phải phát nguyện cầu sanh. Tại sao thế? Vì nếu về cõi Cực Lạc, sẽ được ở cảnh giới vô cùng mầu đẹp trang nghiêm, được thân kim cương đủ ba mươi hai tướng tốt, dứt hẳn nỗi khổ sanh già bịnh chết; được gần gũi Phật, chư đại Bồ Tát và hội họp với các bậc thượng thiện nhơn; được thần thông Tam Muội, không còn thối chuyển nơi quả vô thượng Bồ Đề. Bởi trí huệ của Phật nhìn thấy rất nhiều sự lợi ích như thế, Ngài mới vận lòng từ bi vì cứu độ loài hữu tình mà khuyên phát nguyện vãng sanh.

 

Lòng bi mẫn của đức Thích Ca Thế Tôn, thật là vô lượng.



V

Niệm Phật Phải Hành Trì Cho Thiết Thật

 

 

Lặng ngồi chốn tĩnh lâu
Trăng sáng, gió canh thâu!
Bát Nhã hương lòng nhẹ.
Lăng Già niệm ý sâu

Phật, Tâm chung một vẻ

Thiền, Tịnh chẳng hai mầu
Ngưng chuỗi, thầm riêng hỏi
Hoa đêm điểm điểm đầu...

 


Niệm Phật Với Tứ Hạnh

 

Sở thích và túc căn của chúng sanh vẫn thường sai biệt cho nên tuy đồng tu hạnh Niệm Phật, sự hành trì chẳng khỏi có điểm không giống nhau. Vì thế, trên đường Tịnh Độ, cổ nhơn đã khái ước chia thành bốn hạnh là: Thiền Tịnh, Giáo Tịnh, Mật Tịnh và Thuần Tịnh.


1. Những vị lấy niệm Phật làm chánh, tham thiền làm phụ, thuộc về hạnh Thiền Tịnh. Đây cũng là lối Thiền Tịnh song tu, nhưng lại lấy sự vãng sanh Tịnh Độ làm yếu điểm chung cuộc, còn việc thấy tánh ngộ đạo chỉ thuộc phần tùy duyên.

2. Những vị lấy niệm Phật làm chánh, tụng kinh làm phụ, gọi là tu hạnh Giáo Tịnh. Về phần kinh giáo, có người thích tụng Kinh Kim Cang hay Di Đà; có vị thích tụng Hoa Nghiêm hay Pháp Hoa, hoặc phẩm Phổ Môn hay Phổ Hiền Hạnh Nguyện chẳng hạn.

3. Những vị lấy niệm Phật làm chánh, trì chú làm phụ, đó là tu về hạnh Mật Tịnh. Trong sự trì chú, mỗi người lại ưa thích riêng mỗi môn Đà Ra Ni, như: Đại Bi, Chuẩn Đề, Vãng Sanh, Công Đức Bảo Sơn, Văn Thù Ngũ Thanh thần chú, Lục Tự Đại Minh chân ngôn, hoặc các Đà Ra Ni khác.

4. Những vị chỉ chuyên niệm Phật, không xen tạp môn nào khác, thuộc về các hành giả tu hạnh Thuần Tịnh.

 

Trong đây các vị căn cơ cao thì theo Thập Lục Quán, còn đại đa số chỉ chuyên về hạnh Trì Danh.

 

Thiện Đạo hòa thượng và Vĩnh Minh thiền sư bên Trung Hoa, tương truyền đều là hóa thân của Phật A Di Đà. Nhưng Thiện Đạo hòa thượng chỉ dạy chuyên niệm Phật; Vĩnh Minh thiền sư thị hiện mỗi ngày ngoài việc niệm mười muôn câu Phật hiệu, còn tu các hạnh khác, tất cả gồm 108 môn.


Ấn Quang pháp sư đã phê phán: "Đồng dạy về Tịnh Độ, nhưng lối khai thị của ngài Thiện Đạo là để tiếp dẫn hàng trung, hạ căn thuộc về chuyên tu. Còn lối khai thị của ngài Vĩnh Minh để riêng khuyến tấn bậc thượng thượng căn, thuộc về viên tu."


Người đời mạt pháp phần nhiều là bậc trung, hạ căn. Vì thế, với bốn hạnh trên, nếu muốn chắc chắn được vãng sanh, có lẽ nên tu theo đường lối Thuần Tịnh. Nhưng đã nói sở thích và túc căn của mỗi người đều sai biệt, không thể ép buộc được, thì mặc dù có kiêm tu hạnh khác, hành giả Tịnh Độ cũng cần lưu ý đến hai phần chánh và trợ cho phân minh. Mà phần chánh phải luôn luôn lấn nhiều hơn phần trợ.


Như thế đường tu mới không mất mục tiêu và sự vãng sanh cũng không bị chướng ngại.


 

VI

Niệm Phật Phải Ðoạn Tuyệt Phiền Não


 

Thanh sắc tài danh thế-lợi trêu
Bể trần chìm nổi kiếp vô-liêu!
Giai-nhân kiệt-sĩ chừ đâu vắng?
Dấu sử nghìn thu để hận nhiều!


Hươu Tần tranh đuổi khắp giang-san
Cỏ xót, mây thương, cuộc thảm tàn!
Lầu Hán vui trăng ai đó mấy?
Hơn thua thù hận thuở nào tan?


May gặp Như-Lai ánh huệ-không
Nước dương quyết rửa sạch mê lòng!
Đã lên non pháp quên tìm báu
Lần lựa đi về tiếc uổng công!


Vượt hết non cao vực thẳm rồi

Bên đường bỗng thấy sắc hoa tươi
Mới hay siêu đọa do mình cả
Mà cõi mười phương cũng huyễn thôi.

 


Cách Đối Trị Tổng Quát

 

Nghiệp tham, sân, si biểu hiện dưới nhiều hình thức, không thể tả xiết! Nơi đây chỉ nói tổng quát bốn điều căn bản để đối trị những nghiệp ấy:

1. Dùng tâm đối trị: - Người mê với bậc giác ngộ chỉ có hai điểm sai biệt: tịnh là chư Phật, nhiễm là chúng sanh. Chư Phật do thuận theo tịnh tâm nên giác ngộ, đủ thần thông trí huệ; chúng sanh bởi tùy nơi trần nhiễm nên mê hoặc, bị sống chết luân hồi. Tu Tịnh Độ là đi sâu vào Niệm Phật Tam Muội để giác ngộ bản tâm, chứng lên Phật quả. Vậy trong niệm Phật, nếu thấy bất cứ một niệm vọng động nào khác nổi lên, liền phải trừ ngay và trở về tịnh tâm. Đây là cách dùng tâm để đối trị.

 

2. Dùng lý đối trị: - Nếu khi vọng niệm khởi lên, dùng tâm ngăn trừ không nổi, phải chuyển sang giai đoạn hai là dùng đến quán lý. Chẳng hạn như khi tâm tham nhiễm nổi lên, quán lý: bất tịnh, khổ, vô thường, vô ngã. Tâm giận hờn phát khởi, quán lý: Từ bi hỷ xả, nhẫn nhục nhu hòa, các pháp đều không.

 

3. Dùng sự đối trị: - Những kẻ nghiệp nặng, dùng lý đối trị không kham, tất phải dùng sự, nghĩa là dùng đến hình thức. Thí dụ, người tánh dễ sân si, biết rõ nghiệp mình, khi phát nóng bực sắp muốn tranh cãi, họ liền bỏ đi và uống từ từ một ly nước lạnh để dằn cơn giận xuống. Hoặc như kẻ nặng nghiệp ái, dùng lý trí ngăn không nổi, họ lựa cách gần bậc trưởng thượng, làm Phật sự nhiều, hoặc đi xa để lãng quên lần tâm nhớ thương. Câu:

"Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng!" thật ra chính là "Càng xa xôi mặt, càng thưa thớt lòng!" Bởi tâm chúng sanh y theo cảnh, cảnh đã vắng tức tâm mất chỗ nương, lần lần sẽ phai nhạt.

 

4. Dùng sám tụng đối trị: - Ngoài ba cách trên từ tế đến thô, còn có phương pháp thứ tư là dùng sám hối trì tụng để đối trị. Sự sám hối, niệm Phật, trì chú hoặc tụng kinh, mà giữ cho đều đều, có năng lực diệt tội nghiệp sanh phước huệ. Vì thế thuở xưa có nhiều vị trước khi thọ giới hay sắp làm Phật sự lớn, thường phát nguyện tụng mấy muôn biến chú Đại Bi, hoặc một tạng Kinh Kim Cang Bát Nhã. Bên Trung Hoa, các cư sĩ khi hợp lại Niệm Phật Ðường để kiết thất, nếu ai nghiệp nặng niệm Phật không thanh tịnh, hay quán Phật không được rõ ràng, vị pháp sư chủ thất thường bảo phải lạy hương sám. Đây là cách đốt một cây hương dài, rồi thành kính đảnh lễ hồng danh Phật sám hối, cho đến khi nào cây hương tàn mới thôi. Có vị suốt trong thời kỳ kiết thất bảy ngày hoặc hai mươi mốt ngày, toàn là lạy hương sám.

Bốn cách trên, hành giả tùy trường hợp mà đối trị tổng quát ba nghiệp tham sân si. Nếu bền bỉ chí tâm, thì không việc chi chẳng thành tựu.

 

Nếu là bậc chân tu
Không thấy lỗi của đời.
Nếu như thấy lỗi người
Mình chê, là kém dở!
Người quấy, ta đừng quấy
Ta chê, tự có lỗi.
Muốn phá tan phiền não
Hãy trừ tâm thị phi
Thương ghét chẳng để lòng
Nằm thẳng đôi chân nghỉ!


(Pháp Bảo Đàn Kinh, Vô Tướng kệ)



VII

Niệm Phật 

Phải Khắc Kỳ Cầu Chứng Nghiệm 

 

Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.


Trời niệm tâm
Núi kiên quyết
Vọng tình xin cách tuyệt!
Dần-dà khó thể nhập Liên-Bang
Khi nao thật được nhàn?

 

Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.


 

ĐẲNG-GIÁC

 

Như-lai ngược dòng trở lại, vị Bồ-tát đó thuận dòng đi tới, giác-ngộ vào chỗ giao-tiếp với nhau; gọi là Đẳng-giác.

 

[

 

ĐẲNG-GIÁC là sự giác ngộ đồng với CHƯ PHẬT. 12 CHỦNG LOẠI CHÚNG-SANH thì hướng tới QỦA PHẬT, còn CHƯ PHẬT thì hướng tới chúng sanh để HỘ NIỆM, làm cho chúng sanh PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, tu hành được sự giác ngộ như PHẬT; thì gọi là ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT.

 

]

 

A-nan, từ tâm Càn-huệ đến Đẳng-giác rồi, giác đó mới bắt-đầu được Sơ-càn-huệ-địa trong tâm Kim-Cang.


]


“Càn-Huệ-Địa” nghĩa là “ tình dục khô cạn (Càn), chỉ thuần còn Trí-huệ (Huệ).” ĐÂY LÀ “ĐỊA-VỊ” TU CHỨNG ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI TU-THIỀN (Địa).


Từ Càn-huệ địa đến Đẳng-giác rồi, vì còn chấp mình LÀ ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT, NÊN CÒN CÓ VI-TẾ SANH-TƯỚNG VÔ-MINH, phải dùng “TÂM KIM-CANG” để phá trừ tất cả sở đắc, như là SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA trong TÂM KIM-CANG, THẬP TÍN trong TÂM KIM-CANG…ĐẲNG-GIÁC trong TÂM KIM-CANG. CHO NÊN, GỌI LÀ SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA TRONG TÂM KIM-CANG.


]

 




DIỆU-GIÁC

 

 

Như vậy lớp-lớp tu đơn, tu kép 12 vị mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.



[



Tu Đơn, tu kép 12 vị :

 

1)    CÀN HUỆ ĐỊA        

2)    THẬP TÍN                          

3)    THẬP TRỤ

4)    THẬP HẠNH

5)    THẬP HỒI HƯỚNG

6)    NOÃN

7)    ĐẢNH

8)    NHẪN

9)    THẾ ĐỆ NHỨT

10)  THẬP ĐỊA

11)   ĐẲNG-GIÁC

12)   TÂM KIM CANG



( dùng TÂM KIM CANG phá trừ từng phần VÔ-MINH cho đến VI-TẾ VÔ-MINH mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.)



]

 

Các thứ địa ấy, đều lấy trí Kim-cang quán-sát mười thứ ví-dụ như-huyễn sâu-xa, trong Xa-ma-tha, dùng phép Tỳ-bà-xá-na của các đức Như-lai mà thanh-tịnh tu-chứng, lần-lượt đi sâu vào.

 

[

 

Các địa vị ấy, đều dùng “TÂM KIM-CANG” hay “TRÍ KIM-CANG” QUÁN LÝ “NHƯ-HUYỄN SÂU-XA”, tức là CHỈ và QUÁN KHÔNG HAI, ĐỊNH HUỆ BẤT NHỊ mà thanh tịnh tu chứng, lần lượt đi sâu vào.


Dùng “TRÍ KIM-CANG” QUÁN LÝ “NHƯ-HUYỄN SÂU-XA” LÀ:



1. Quán NGƯỜI như huyễn

2. Quán ÁNH NẮNG (DƯƠNG DIỆM) như huyễn

3. Quán TRĂNG DƯỚI NƯỚC như huyễn

4. Quán HOA ĐỐM TRONG HƯ KHÔNG như huyễn

5. Quán TIẾNG VANG TRONG HANG ĐỘNG như huyễn

6. Quán THÀNH CÀN THÁT BÀ ( LÀM BẰNG HƠI SƯƠNG TRONG BIỂN) như huyễn

7. Quán MỘNG như huyễn

8. Quán BÓNG như huyễn

9. Quán TƯỢNG TRONG GƯƠNG như huyễn

10. Quán ẢO HÓA như huyễn.

 

]




A-nan, như thế, đều dùng ba tiệm-thứ tăng-tiến, nên khéo thành-tựu 55 vị trong đường Bồ-đề chân-thậtLàm cái quán như vậy, gọi là chính-quán; nếu quán cách khác, gọi là tà-quán".



]

Muốn thành tựu 55 vị trong đường Bồ-đề chân thật, trước phải tu 3 TIỆM THỨ TĂNG TIẾN là:

1)    Không ăn NGŨ VỊ TÂN

2)   PHẢI NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT

3)   PHẢI NGĂN CHẶN VỌNG KHỞI CỦA HIỆN NGHIỆP PHÁT SANH

 

KẾ TIẾP dùng TÂM KIM CANG quán LÝ NHƯ HUYỄN, để thành tựu 55 địa vị tu chứng.



Năm mươi lăm vị trong đường Bồ đề ( vì Càn-huệ-địa là con đường mà chẳng CHÂN-THẬT, còn DIỆU-GIÁC thì CHƠN THẬT mà chẳng phải là con đường, ĐÂY LÀ QỦA PHẬT. cho nên, chỉ có 55 vị trong đường Bồ-đề chân-thật mà thôi.)


1. Thập tín [10]

2. Thập trụ [10]

3. Thập hạnh [10]

4. Thập hồi hướng [10]

5. Tứ gia hạnh [4]

6. Thập địa [10]

7. Đẳng giác [1]


Tuy biết con đường CHƠN THẬT chứng nhập CHƠN TÂM, nhưng trải qua các địa vị tu chứng  gặp phải 50 loại ma chướng cùng với tập khí nhiều đời khó đoạn trừ, nếu MÊ MỜ CHƠN TÁNH,  tự nghĩ rằng mình đã CHỨNG THÁNH, THÀNH PHẬT thì sẽ đi vào  TÀ MA NGOẠI ĐẠO, khó CÓ NGÀY quây đầu trở lại theo CON ĐƯỜNG CHƠN THẬT.


Cho nên, PHẬT dạy phải trì “CHÚ THỦ LĂNG NGHIÊM”, thì không bị những TẬP KHÍ NHIỀU ĐỜI cùng MA-CHƯỚNG đến phá HOẠI CON ĐƯỜNG CHƠN THẬT THẲNG đến qủa DIỆU-GIÁC của CHƯ PHẬT.


Sức tu của người thời nay, phần nhiều bị Phiền Não ma hoặc Ngoại ma phá hoại, chưa đủ để cho Thiên ma phải ra tay. Loại ma này chỉ đến với những vị tu cao. Nếu Thiên ma quyết phá, những vị sức tu tầm thường khó có hy vọng thoát khỏi.

Trong Kinh Lăng Nghiêm, vì thương đường tu nhiều hiểm nạn, đức Phật khuyên các hành giả tham thiền nên kiêm trì mật chú, để được nhờ thần lực gia hộ, thoát khỏi nạn ma thành tựu chánh định.

 

Ấn Quang đại sư đã bảo: "Mới xem qua, dường như Kinh Lăng Nghiêm khác quan điểm với Tịnh Độ, nhưng xét nghĩ sâu mới thấy kinh này trong vô hình đã khen ngợi tuyên dương Tịnh Độ. Tại sao thế? Bởi bậc đã chứng đệ tam thánh quả A Na Hàm, còn có thể bị ma cảnh làm cho thối đọa; thì sự niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ càng nổi bật thêm tánh cách trọng yếu, trong ánh sáng nhiếp hộ của đức A Di Đà không còn nạn ma."


Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.

 


VIII


Niệm Phật 

Phải Bền Lâu Không Gián Ðoạn


Nắng lại mưa qua
Chìm nổi vui buồn
Phù-thế thương lưu lạc !


Nhớ thuở còn thơ
Cổ-thụ bên nhà
Cùng trẻ nô đùa hát.


Rồi hỏi Hoàng-Mai
Tìm lối Liên-Hoa
Tóc xanh vừa điểm bạc.


Một nén tâm-hương
Một chí Tây-Phương
Chờ lắng bên trời nghe tiếng nhạc !


Thân người dễ mất
Pháp Phật khó nghe
Tinh-tấn khuyên lên đường giải-thoát.


Niệm không phải khó
Khó tại bền lâu
Khẩn nguyện cùng sanh về Cực-Lạc.


Bền lâu không khó
Khó ở nhứt tâm
Sẽ thấy hoa sen lầu các !

 

 

Vào khoảng cuối đời nhà Thanh bên Trung Hoa, ở Hàng Châu có một bà Phật tử đến am Hiếu Từ hỏi Đạo Nguyên hòa thượng:

"Con niệm Phật đã lâu, nhưng chưa thấy có chi tiến bộ, không biết tại sao?"

 

Hòa thượng bảo:

"Niệm Phật không khó, mà khó ở giữ cho được bền lâu. Chắc có lẽ bà niệm không được đều và bền nên mới như thế."

 

Bà thưa:

"Quả đúng như vậy. Con vì mắc gia duyên bận buộc, nên niệm Phật thường hay gián đoạn không được bền. Từ đây xin gát hết mọi duyên, nguyện giữ đúng như lời thầy dạy."

 

Cách ít lâu sau, bà lại đến hỏi:

"Từ khi nghe lời chỉ giáo đến nay, con dẹp hết mọi việc ngoài, mỗi ngày niệm Phật đều đều, sao vẫn chưa thấy có hiệu lực?"

 

Hòa thượng dạy tiếp:

"Niệm Phật không khó, khó ở bền lâu. Niệm bền lâu không khó, mà khó ở nơi nhứt tâm. Bên ngoài tuy bà gác hết mọi duyên, nhưng trong tâm còn lo đến việc nhà cửa, ruộng vườn, luyến tưởng đến cháu con quyến thuộc. Ý lo lắng chưa dứt, gốc tình ái vẫn còn, làm sao mà được nhứt tâm thấy Phật?"

 

Bà nghe nói liền than:

"Thật quả có như vậy! Con duyên ngoài tuy bỏ, nhưng tâm tưởng vẫn còn vấn vương. Từ đây xin trăm việc không quản đến, để nhứt tâm niệm Phật."

 

Sau khi lãnh giáo về nhà, con cháu hoặc người ngoài có bày tỏ hỏi han điều chi, bà đều bảo:

"Tôi muốn yên tâm, trăm việc xin không quản đến."

 

Do duyên cớ này, mọi người đều gọi là bà lão Bá Bất Quản. Vài năm sau, bà đến am Hiếu Từ lạy ngài Đạo Nguyên thưa:

"Nhờ ơn chỉ dạy, nay con niệm được nhứt tâm và đã thấy Phật. Xin đến lễ tạ giã từ hòa thượng, vì con sắp sẽ vãng sanh."

 

Bà Bá Bất Quản trên đây, do lãnh ngộ hai nguyên tắc: BỀN LÂU và NHỨT TÂM mà được kết quả giải thoát.

 

Cho nên người niệm Phật muốn đi đến mức tinh thuần, phải xem từ nhà cửa, ruộng vườn đến thân tình quyến thuộc như cảnh duyên giả tạm, hợp rồi lại tan. Nếu có lòng thương quyến thuộc, trước tiên phải làm sao cho mình được vãng sanh giải thoát, rồi sau sẽ độ người thân, mới là tình thương chân thật. Cho nên muốn niệm Phật, suy ra chẳng những trăm việc không quản, mà ngàn việc, muôn việc đều không quản đến mới được.



IX

 

Niệm Phật 

Phải An Nhẫn Các Chướng Duyên

 

Cửa rồng tăm cá vượt
Đỉnh nhạn bóng chim qua
Khách đi nghìn dặm biệt sơn hà
Đường tu gian khổ
Chướng ngại trải hằng-sa
Nghịch thuận duyên ma-khảo
Thương ghét nợ oan-gia
Khá thương kham nhẫn cõi Ta- Bà
Khổ vui bao quản
Vinh nhục tợ sương hoa
Nhẫn nại bền lòng tinh tiến mãi
Ác vàng thỏ bạc
Năm tháng sẽ dần dà...



Lời Khuyên Dạy Của Cổ Đức

 

Vì biết trên đường tu có nhiều chướng ngại, khi xưa đức Đạt Ma Tổ Sư đã nói bốn hạnh để làm phương châm tiến đạo cho hàng đệ tử. Bốn hạnh ấy là: Báo Oan Hạnh, Tùy Duyên Hạnh, Xứng Pháp Hạnh  Vô Sở Cầu Hạnh.

 


Sao gọi là Báo Oan Hạnh?

 

Chúng ta từ trước đến nay luân hồi trong sáu nẻo, mỗi đời đều gây nghiệp trái hoặc ân hoặc oán, từ việc nhỏ đến việc lớn, có thể nói là vô lượng vô biên. Cho nên khi ta hành đạo, tuy nhờ công đức tu tập tiêu trừ một phần nào, nhưng các nghiệp chưa tan, tất phải lần lượt đền trả.

Như người thường đau yếu hoặc tàn tật, do kiếp trước đã tạo nghiệp sát sanh.

Người bị nhiều tiếng thị phi khen chê, do kiếp trước ỷ thông minh quyền thế xem rẻ người, hoặc đã tạo nghiệp hủy báng.

Người bị nghèo khổ thiếu hụt, do kiếp trước không có lòng xót thương tu hạnh bố thí.

Người bị gông cùm tra khảo tù đày, do kiếp trước hay trói buộc, đánh đập, giam nhốt chúng sanh.

Kẻ bị cô độc lẻ loi thiếu người phụ trợ, do kiếp trước không hoan hỷ kết duyên với mọi người.

Những nghiệp như thế vô lượng vô biên, ngày nay tu hành khi bị oan trái đến, phải an lòng nhẫn nại chịu đền trả, không nên oán trách buồn phiền. Nơi kiếp luân hồi, chúng sanh đều có ăn uống cùng gia đình đôi bạn, nên trong các nghiệp duy có nghiệp sát và nghiệp ái là nặng nhứt.

Cổ đức đã than:

 

"Bể nghiệp mênh mang,

Khó đoạn không chi hơn ÁI-DỤC.

Cõi trần man mác,

Dễ phạm duy chỉ có SÁT-SANH!"

 


Thế nào là Tùy Duyên Hạnh?

 

Đây là nói sự an phận tùy duyên của người tu cảnh nào sống theo cảnh ấy. Như cảnh giàu sang tùy theo giàu sang, cảnh nghèo hèn tùy theo nghèo hèn, cảnh man rợ tùy theo man rợ, cảnh hoạn nạn tùy theo hoạn nạn, Cho đến cảnh thạnh suy, họa phước, đắc thất, thị phi... cũng đều như thế.

An phận tùy duyên đây, là giàu sang mà không tự đắc kiêu căng, nghèo hèn hoạn nạn mà không buồn rầu đổi chí. Tại sao thế? Vì tất cả cảnh thạnh suy họa phước đều như huyễn, chỉ tùy nghiệp hiện lên một thời gian rồi diệt, có chi đáng tham luyến nản buồn?

 


Sao gọi là Xứng Pháp Hạnh?

 

"Pháp" đây là Chân Như pháp, đối với người tu Tịnh Độ là Niệm Phật Tam Muội. Người tu Thiền khi đi đứng nằm ngồi, tâm phải xứng hợp với pháp Chân Như, như nước hòa nước, tợ hư không hợp với hư không. Hành giả tu Tịnh Độ cũng thế, tâm lúc nào cũng trụ nơi câu niệm Phật.

Cổ đức bảo:

"Nếu tạm thời không trụ nơi CHÁNH-ĐỊNH,

Tức đồng như người đã chết."

 

Bởi không trụ được nơi chánh định, tức là bị trần cảnh đoạt. Bị trần cảnh cướp đoạt lôi cuốn, thì pháp thân huệ mạng không còn. Cho nên người tu Tịnh Độ nếu thường trụ nơi câu niệm Phật, thì tâm địa lần lần lặng yên sáng suốt, cảm thông với Phật, chắc chắn sẽ được vãng sanh.

 


Thế nào là Vô Sở Cầu Hạnh?

 

Đạo là chỉ cho tâm hạnh trong sạch không mong cầu điều chi. Bởi tất cả pháp đều như huyễn, sanh rồi diệt, diệt lại sanh, có chi chân thật để mong cầu?

Vả lại pháp thế gian đều tương đối, trong họa có phước, trong phước có họa, nên người trí vẫn bình thản, ở cảnh thạnh suy họa phước đều không động tâm.

 

Có người hỏi:

"Nếu niệm Phật không cầu vãng sanh, không cầu phước huệ viên mãn để thành Phật, thì làm sao tu tiến?"

 

Đáp: "Bởi Phật là chơn không, càng cầu lại càng xa càng mất." Vì thế Kinh Pháp Hoa nói: "Giả sử có vô số bậc Thanh Văn, Duyên Giác cho đến hàng Bất Thối Bồ Tát, trong vô lượng kiếp suy nghĩ tìm cầu, cũng không thấy hiểu được thật trí của Phật."

 

Về sự vãng sanh, thì lối cầu của người tu là cầu mà không cầu, không cầu mà cầu. Sự ứng dụng ấy như mặt gương sáng trong, khi hình đến thì chiếu soi, hình đi, lại lặng yên rỗng suốt. (HÀNH-XẢ là CẦU mà không CHẤP, Tâm thường AN-TRỤ nơi BÌNH-ĐẲNG CHƠN-NHƯ)

 

Giữ sự thấy biết tìm cầu thì lạc vào VỌNG TƯỞNG,

Không thấy biết tìm cầu nào khác gì gỗ đá VÔ-TRI!

 

Nói rộng ra, hạnh Vô Sở Cầu đây gồm cả ba môn: Không, Vô Tướng, Vô Nguyện vậy. Nếu người tu giữ theo bốn hạnh của đức Đạt Ma Tổ Sư đã dạy, thì có thể bình thản trước mọi chướng duyên.



X

Niệm Phật

Phải Dự Bị Lúc Lâm Chung


 

Bên đường xe tang buồn đi qua
Chiều hôm mồ hoang sương trăng tà
Vô-thường đời trần thương ôi mau!
Người đi rồi lần sang phiên ta.
Nghìn xưa xa vời trong mông lung
Tài hoa tan về nơi vô cùng!
Luân-hồi không cầu đường siêu thăng
Dù cho hiền minh sao anh hùng?
Hoàng hôn mây hồng in non xa
Dung hoa thầm khô theo suy già
Di-Đà chuyên tu phòng lâm chung
Tương tư mơ về trời Liên-Hoa.

 

Từ Chiếu đại sư nói: "Người tu Tịnh Độ khi LÂM CHUNG thường có ba điều nghi, bốn cửa ải, hay làm chướng ngại cho sự vãng sanh, phải dự bị suy nghĩ trước để phá trừ BA ĐIỀU NGHI là:

 

1- Nghi mình túc nghiệp sâu nặng, thời gian công phu tu hành ít, e không được vãng sanh.

2- Nghi mình bản nguyện chưa trả xong, tham sân si chưa dứt, e không được vãng sanh.

3- Nghi mình niệm Phật, Phật không đến rước, e không được vãng sanh.

 


BỐN CỦA ẢI là:

 

1- Hoặc nhân bị bịnh khổ mà trở lại hủy báng Phật không linh.

2- Hoặc nhân tham sống mà giết vật mạng cúng tế.

3- Hoặc nhân uống thuốc mà dùng rượu cùng chất máu tanh hôi.

4- Hoặc nhân ái luyến mà tự ràng buộc với gia đình.

 

Đại sư nêu ra thuyết Tam Nghi Tứ Quan ở trên, bậc trí huệ có thể suy nghĩ tìm phương pháp giải quyết. 


Thứ Hai Mươi Ba



Vị đạo cầu tiên nguyện trường sinh
Thọ dữ thiên tề bất giảm tăng
Toại tâm như ý thông biến hóa
Ngũ sắc tường vân túc hạ đăng.



Ma Hê Ma Hê [26]
Án-- phạ nhựt-ra, ca rị ra tra hàm tra.




BÀI KỆ THỨ 4

 

Một câu A Di Đà
Phương tiện cực mầu lạ
Nhiếp khắp hết căn cơ
Rẽ thông vào Bát nhã.

(Nhứt cú Di Đà
Danh dị phương tiện
Phổ nhiếp quần cơ
Bàng thông nhất tuyến.)

 

LƯỢC GIẢI


Ấn Quang Đại sư nói: “Tu các môn khác phải nhiều đời mới thoát luân hồi, và theo như Khởi Tín Luận thì phải trải qua một muôn đại kiếp tu hành liên tục mới vượt lên ngôi Bất thối chuyển. Ví như quan chức phải từ phẩm bậc nhỏ lần lượt thăng đến ngôi Tể tướng.

Riêng môn Niệm Phật là phương tiệm mầu lạ để mau thành Phật một đời được đới nghiệp vãng sanh thoát khỏi luân hồi, một kiếp đã bước lên ngôi Bất thối chuyển. Ví như Thái tử khi mới sanh ra, đã tôn qúi vượt hẳn quần thần”.

Môn Niệm Phật lại nhiếp tất cả căn cơ, dưới từ loài qủy súc, hạng ngu tốt dốt nát tật nguyền, trên đến bậc Đẳng giác Bồ Tát như Văn Thù Phổ Hiền cũng có lời nguyện cầu sanh Tịnh độ.

Chữ “Nhất tuyến” đây là chỉ cho môn thiền Trực chỉ, tức đường lối thẳng vào Bát nhã chân tâm. Ngài Triệt Ngộ dùng từ ngữ này, bởi ngài là một “đại thiền sư”.

Lại “Nhất tuyến” cũng hàm chỉ cho đường lối đặc sắc nhiệm mầu của môn Tịnh Độ.



TRƯƠNG THỦ ƯỚC

 

Cư sĩ Trương Thủ Ước, người đời Minh, ở huyện Tú Thủy, tỉnh Triết Giang. Ông nhà nghèo mà ưa bố thí, hằng dùng trăm ngàn phương tiện khuyên gọi các vị đạo tâm rộng làm việc lợi ích.

Lúc lớn tuổi, ông tạ tuyệt duyên đời, bữa cháo bữa rau, mỗi ngày thường chuyên niệm Phật. Cư sĩ thường phỏng theo ngài Hàn Sơn, làm ba trăm bài thi, khuyến tấn mọi người quy hướng về Tịnh độ. Xin lược trích mấy bài như sau:

Cao cả nguyện Di Đà
Rộng mầu môn Niệm Phật.
Muôn kiếp khổ luân hồi
Đời nay mới tường tất.
Nên sanh tưởng khó gặp
Dè chớ mê lạc mất.
Niệm niệm cầu vãng sanh
Tâm tâm quý chuyên nhất.

Hôm qua đến nhà Phật
Niệm niệm lòng sâu thiết!
Ngày nay ở nhà lửa
Tâm phiền rối bận việc
Nếu chẳng vững đạo căn
Khó khỏi chìm mê kiếp
Cho nên bậc hiền xưa
Ở non tu tịnh nghiệp.

Cõi tạm gởi huyễn thản
Tùy duyên mọi việc tất
Không vương nửa điểm trần
Chỉ niệm một câu Phật
Tánh mềm dịu tợ bông
Nguyện cứng bền như sắt
Nếu theo việc vẩn vơ
Đáy nước tìm trăng thật.

Thượng phẩm thấy Phật sớm
Hạ phẩm thấy Phật chầy.
Sớm chầy tuy sai khác
Duyên trần đã thoát ly.
Tham thiền ngại chấp tướng
Niệm Phật quý dứt nghi
Xác thật có Tịnh độ
Xác thật có Liên trì!

Bảy chục xưa nay ít
Trước mắt chẳng nhiều ngày!
Phải mau cầu giải thoát
Tìm gởi chất liên thai.
Ngang trái cho ngang trái
Vạy ngay mặc vạy ngay.
Đâu rảnh đối kẻ xấu
Phân biệt phải cùng sai.

 

Vợ Thủ ước là Đào thị, từ khi về nhà chồng, mỗi ngày cũng tụng kinh niệm Phật. Khi ông đến non Phổ Đà lễ Quán Âm đại sĩ, Đào thị bảo hai con rằng: “Mẹ bình nhựt tu trì đã tỏ ngộ tông chỉ :

 

“Tâm nầy làm Phật,

Tâm nầy tức Phật”.

 

Ngày nay, Ta Bà duyên mãn, mẹ sắp về cảnh Tịnh độ an vui!” Nói xong, ngồi niệm Phật mà hóa. Hôm sau Thủ Ước về đến nhà thì việc tẩn liệm đã xong. Bỗng trên nắp hòm của Đào thị mọc lên năm cánh sen màu xanh. Mọi người đều khen ngợi kinh lạ.


Về sau, Thủ Ước cùng được thoại ứng khi lâm chung.





Comments

Popular posts from this blog