Cần Giải Thoát Ngay Trong Hiện Kiếp

 

Trong thời mạt pháp, nếu chỉ tu môn khác không kiêm cầu Tịnh Độ, tất khó giải thoát ngay trong một đời. Nếu đời này không được giải thoát bị mê trong nẻo luân hồi, thì tất cả tâm nguyện sẽ thành hư tưởng. Đây là sự kiện thiết yếu thứ hai, mà hành giả cần lưu ý.

Các hành giả tu theo những pháp môn khác, duy trọng về tự lực, lập tâm trường cửu, quan niệm mỗi đời cứ tiến tu, dù đời này không được giải thoát, trong những kiếp sau cũng sẽ thành đạo. Nhưng có một điều cần để ý, là liệu đời sau sẽ được bảo đảm chắc chắn cho ta tiếp tục tu nữa chăng? Bởi khi chưa là bậc đắc đạo, lúc chuyển sanh tất phải hôn mê, dễ quên tâm nguyện tu hành kiếp trước. Nơi cảnh trần duyên tiến đạo thì ít, duyên thối đạo lại nhiều. Biết bao vị xuất gia lúc chuyển sanh không thể tiến tu, như các sự tích đã lược trần trong chương thứ nhứt.

 

Kinh nói:

"Bồ Tát còn mê khi cách ấm,

Thanh Văn còn muội lúc ra thai."

 

"Cách ấm" là trải cách từ ấm thân này sang ấm thân khác. Như thân hiện tại là tiền ấm, chuyển sanh thân kiếp sau gọi là hậu ấm; trải qua sự xen cách từ thân trước đến thân sau như thế, bậc Bồ Tát chưa đắc đạo phải bị hôn mê.

Trong kinh, có nơi khác lại nói: "Hạng phàm thường khi nhập thai, trụ thai và xuất thai đều hôn mê. Bậc Chuyển Luân Thánh Vương do phước báo, lúc nhập thai thì biết, khi trụ thai, xuất thai phải bị hôn mê. Hàng Thanh Văn lúc nhập thai, trụ thai đều có thể tỉnh biết, song khi xuất thai lại hôn mê. Duy có bậc Bồ Tát chứng Vô Sanh Nhẫn, lúc nhập thai, trụ thai và xuất thai đều tỉnh giác."

Đôi khi hạng phàm phu do nghiệp duyên đặc biệt cũng nhớ được kiếp trước, nhưng đây chỉ là trường hợp ít có trong muôn một. Hoặc đó là Bồ Tát thị hiện để cho chúng sanh biết có luân hồi, ngoài ra tất cả khi chuyển sanh đều bị mê muội. Khi đã hôn mê, thì bao nhiêu sự hiểu biết về đạo lý và những tâm nguyện nơi kiếp trước, đều vì vô minh che lấp khiến cho lãng quên.

Duyệt qua chỗ kiến văn, bút giả từng nghe có vị thuật lại, lúc trẻ tuổi mỗi khi nằm mơ thấy mình bay tự do cao vút đi khắp mọi nơi; tuổi càng lớn lại thấy bay thấp lần lần, sau không còn bay được nữa. Trong quyển Phật Học Chỉ Nam, có kể chuyện ông Viên Thủ Đồng, người ở đất Trường Sơn bên Trung Hoa, lúc bốn, năm tuổi, trong đêm tối thấy rõ rệt các vật như ban ngày. Mấy năm kế, sự thấy mờ giảm lần. Từ mười tuổi trở lên, ông không còn thấy nữa, chỉ đôi khi nửa đêm thức dậy ngẫu nhiên thấy rõ được trong giây lát. Khoảng mười bảy tuổi về sau, hai ba năm mới thấy một lần, nhưng chỉ lóe sáng lên rồi liền tắt mất.

Những vị này kiếp trước đều có tu nhưng khi chuyển thế bị mê đi, kế đó trần nhiễm càng sâu, thần minh càng tiêu giảm. Có những vị như vị Thiên Đại Hạc Tử ở Nhựt Bản, Ngụy Tịch Phủ ở Trung Hoa, ngồi một nơi thấy rõ những vật xung quanh cách xa đến mấy mươi dặm. Có nhiều người thấy được vật dưới đất, sự việc cách tường vách, hoặc đồ để trong túi của quần chúng, mà thế gian gọi là “thiên nhãn”, nhưng họ không chịu tu. Bởi thế lần lần sự thấy suy giảm, kết cuộc cũng như thường nhơn.

Lại có những vị xem sách một lần rồi gấp lại đọc thuộc lòng không sai một chữ, hoặc văn tài mau lẹ xuống bút thành phú, mở miệng thành thi, nhưng không chịu tu hành, đôi khi trở lại bài bác đạo Phật. Cổ đức bình luận những người sau này, kiếp trước tu Thiền định đến trình độ khá cao, đã có chỗ sở đắc. Nhưng bởi những vị hành trì theo Tông môn chỉ nhận ngay tự tâm, phá trừ Phật kiến, Pháp kiến, nghĩa là để tâm rỗng không chẳng thấy có Phật và Pháp; nên khi chưa chứng đạo phải chuyển sanh trở lại, duy bằng cứ vào sự thông minh của mình, không ưa thích đạo Phật. Các bậc xưa còn như thế, người tu hiện tại sở đắc phỏng có là bao?

Như lời Phật huyền ký: "Đời mạt pháp người tu thì nhiều nhưng khó có ai đắc đạo." Mà khi chưa chứng đạo, nếu còn nghiệp lực nhỏ như sợi tơ cũng bị luân hồi. Dù có một vài vị ngộ đạo, nhưng ngộ chưa phải là chứng, chỉ do sức Ðịnh chế phục nghiệp thức khiến cho lắng đọng lại, nên tạm được khai tâm, lúc chuyển sanh vẫn còn bị hôn mê không được tự tại. Đến kiếp sau, duyên tiến đạo thì ít cảnh thối đạo lại nhiều, nguyện giải thoát đã thấy khó bảo toàn chắc chắn. Về sự ngộ đạo còn bị thối thất, cổ đức đã có ba điều thí dụ:

Điều thứ nhất: như dùng tảng đá đè lên cỏ dại, cỏ tuy không mọc được nhưng củ nó chưa hư thúi, nếu gặp duyên khác tảng đá bị lật lên, cỏ vẫn mọc lại như cũ.

Điều thứ hai: như lóng nước trong chum, bùn tuy lắng xuống nằm yên tận đáy, nhưng khi chưa gạn lọc ra được, gặp duyên khuấy động, bùn lại nổi lên.

Điều thứ ba: như đồ gốm tuy nắn thành hình, nhưng chưa trải qua một phen nung lại cho chắc, gặp mưa xuống tất phải bị tan rã. Trạng huống ngộ đạo khi chuyển sanh dễ bị thối thất, cũng lại như thế.

Đời mạt pháp, người tu có mấy ai ngộ đạo? Ngộ đạo không phải là dễ. Như thuở xưa, Hương Lâm thiền sư dụng tử công phu trong bốn mươi năm mới dung luyện thành một khối. Ngài Trường Khánh Nhàn ngồi rách mười mấy chiếc bồ đoàn mới được thấy tánh bản lai. Người đời nay, trừ một vài vị Thánh Nhơn ứng thân thị hiện để làm mô phạm cho quần chúng, ngoài ra các vị khác tu Thiền, chỉ tạm được thân tâm an tĩnh hoặc thấy thiện cảnh giới là cùng! Dù đã ngộ đạo, khi chuyển sanh vẫn còn có thể bị chướng nạn như những điều đã kể trên. Đường sanh tử có nhiều nguy hiểm đáng e ngại với kẻ chưa đắc đạo là thế. Cho nên nếu bảo không sợ sanh tử, đó là chỉ lối suy tư của người thiển cận mà thôi.

Hơn nữa, hiện tại chánh pháp đã lần lần ẩn diệt, trên thế giới, nơi nào ảnh hưởng duy vật tràn đến là đạo Phật không còn. Đã có nhiều nơi chùa chiền bị hủy phá, kinh sách bị thiêu đốt, tăng ni phải hoàn tục, hàng thiện tín không được tu. Dù cho ngày kia có được phục hồi, cũng phải bị biến thể và tiêu hao một phần lớn. Mong chuyển sanh để tiếp tục tu hành với một nền đạo suy tàn, thiếu bậc cao tăng dìu dắt, lấy đâu làm duyên tốt tiến đạo để giải thoát trong tương lai? Cho nên muốn bảo đảm tâm Bồ Đề không bị thối thất, phải tu Tịnh Độ. Dù tu các môn khác cũng nên kiêm niệm Phật phát nguyện vãng sanh về Cực Lạc.

Đây là lời khuyến tấn chung của các bậc tiên đức, như các ngài: Liên Trì, Ngẫu Ích, Kiên Mật, Ấn Quang.

 

The Need to Seek Liberation in this Very Life

 

In this Dharma-Ending Age, if we practice other methods without following Pure Land at the same time, it is difficult to attain emancipation in this very lifetime. If emancipation is not achieved in this lifetime, deluded as we are on the path of Birth and Death, all of our crucial vows will become empty thoughts. This is the second cardinal point which the cultivator should keep in mind.

Those practitioners who follow other schools, stressing only self-help and a firm, never-changing mind, believe that we should just pursue our cultivation life after life. Even if we do not achieve emancipation in this life, we shall certainly do so in a future lifetime. However, there is one thing we should consider: Do we have any firm assurances that in the next lifetime, we will continue cultivating? For, if we have not yet attained Enlightenment, we are bound to be deluded upon rebirth, easily forgetting the vow to cultivate which we made in our previous lifetimes. Moreover, in this world conditions favoring progress in the Way are few, while the opportunities for retrogression are many. How many monks and nuns have failed to pursue their cultivation upon rebirth, as in the examples summarized in the first chapter?

The sutras state:

Even Bodhisattvas are deluded in the bardo stage, 
Even Sravakas are deluded at birth.

Bardo is the intermediate stage between death and rebirth ... In the interval between the end of this current life and the beginning of the next life, even Bodhisattvas are subject to delusion, if they have not yet attained Enlightenment.

Another passage in the sutras states:

“Common mortals are confused and deluded when they enter the womb, reside in the womb, and exit from the womb. Celestial kings, thanks to their merits, are awake upon entering the womb, but are confused and deluded when residing in or exiting from the womb. Sravakas are awake when they enter and reside in the womb; however, they are confused and deluded when they exit from the womb. Only those Bodhisattvas who have attained the Tolerance of Non-Birth are always awake -- entering, residing in, and exiting from the womb”.

In a few instances, ordinary people, because of special karmic conditions, are able to remember their previous lives, but these are very rare occurrences. Or else, they could be Bodhisattvas who took human form in order to demonstrate the existence of transmigration to sentient beings. Otherwise, all sentient beings are deluded when they pass from one life to another. When they are in such a state, all their knowledge of the Dharma and their great vows from previous lives are hidden by delusion and often forgotten.

This author recalls the story of a Dharma colleague. In his youth, each time he happened to be dreaming, he would see himself floating freely, high up in the air, traveling everywhere. As he grew older, he could only float lower and lower, until he could no longer float at all. In the commentary Guide to Buddhism, there is the story of a layman who, at the age of four or five, could see everything by night as clearly as in the daytime. As the years went by, this faculty diminished. From the age of ten onward, he could no longer see in the dark, except that from time to time, if he happened to wake up in the middle of the night, he might see clearly for a few seconds. After his seventeenth birthday, he could experience this special faculty only once every two or three years; however, his special sight would be merely a flash before dying out. Such persons had cultivated in their previous lives. However, when they were reborn on this earth they became deluded, and then, as their attachments grew deeper, their special faculties diminished.

There are similar cases of persons who can see everything clearly for a few dozen miles around them. Others can see things underground, through walls, or in people's pockets. However, if they do not pursue cultivation, their special faculties diminish with time and, in the end, they become just like everyone else. Some persons, having read a book once, can close it and recite every line without a single mistake. Others have a special gift for poetry, so that whatever they say or write turns poetic. However, if they do not pursue cultivation, they sometimes end by rejecting the Dharma.

An eminent Master once commented that such persons had practiced meditation in their previous lives to a rather high level and reached a certain degree of attainment. However, following the Zen tradition, they sought only immediate awakening to the True Nature, severing attachment to the concepts of Buddha and Dharma (i.e., letting the mind be empty, recognizing no Buddha and no Dharma). Therefore, those who failed to attain Enlightenment were bound to undergo rebirth in the Triple Realm, whereupon, relying on their mundane intelligence, they sometimes became critical of Buddhism. Even true cultivators in the past were thus; how would today's practitioners fare compared to them?

As Buddha Sakyamuni predicted, "In the Dharma-Ending Age, cultivators are numerous, but those who can achieve Supreme Enlightenment are few." And, not having achieved it, even with bad karma as light as a fine silk thread, they are subject to Birth and Death. Although there may be a few cultivators who have awakened to the Way, being awakened is different from attaining Supreme Enlightenment. During rebirth, they are bound to be deluded and unfree. In subsequent lifetimes, there may be few conditions for progress and many opportunities for retrogression, making it difficult to preserve the vow of liberation intact.

Concerning the retrogression of practitioners who have merely experienced Awakening, the ancients have provided three analogies:

1) When we crush prairie grass with a stone block, though the grass cannot grow, its roots are not yet rotten or destroyed. If conditions arise that cause the stone to be overturned, the grass will continue to grow as before.

2) When we pour water into a jar, though the impurities are deposited at the very bottom, they are not yet filtered out. If conditions change and the water is stirred up, the impurities will rise.

3) Take the case of clay which is molded into earthenware but not yet fired in a kiln. If it should rain, the earthenware would certainly disintegrate.

The strong probability that those who have merely experienced an Awakening will retrogress during transmigration is similar to the above examples.

Furthermore, in the Dharma-Ending Age, how many cultivators can claim to be awakened to the Way? Awakening to the Way is not easy. There was once a Zen Master who practiced with all his might for forty years before he succeeded. Another Great Master sat for so long that he wore out more than a dozen meditation cushions before he saw his Original Nature. As far as today's Zen practitioners are concerned (with the exception of a few saints who have taken human form to teach sentient beings), the majority only manage to achieve a temporary calming of the mind and body; at most they may witness a few auspicious realms! Even if they have awakened to the Way, they can still encounter dangerous obstacles during transmigration, as previously described. The path of Birth and Death, filled with fearful dangers for those who have not attained Enlightenment, is the same. Therefore, to claim that we should not fear Birth and Death is a superficial point of view.

Furthermore, over the centuries, the Dharma has met with difficulties in some parts of the world. Wherever materialism has spread, Buddhism has come under criticism. There are places where temples and pagodas have been destroyed, sutras and commentaries burned, monks and nuns forcibly returned to lay life, and common citizens barred from practicing their faith.

Even if Buddhism is revived later on, it will have undergone changes and possibly lost some of its vitality ... For this reason, we should follow the Pure Land School, to ensure non-retrogression of the Bodhi Mind. Even if we follow other schools we should, at the same time, practice Buddha Recitation seeking rebirth in the Land of Ultimate Bliss.

This is the common exhortation of such eminent sages as Masters Lien Ch'ih, Ou I, Chien Mi and Yin Kuang.

Comments

Popular posts from this blog