Văn
Phát Nguyện Của Ngài “LIÊN TRÌ” Và “TỪ VÂN”
Trong
mỗi thời khóa Tịnh Độ, sau khi trì niệm, hành giả liền lễ Phật cầu chứng minh,
rồi quỳ xuống đọc lời văn sám nguyện hồi hướng. Phần này rất quan trọng, vì là
lúc dùng tâm niệm mình đem công đức đã tu quy hướng về nơi mình mong muốn. Như
chiếc thuyền trôi đi, tuy do kẻ chèo hay động cơ thúc đẩy, nhưng nó đến tiêu
điểm nào là bởi người lèo lái. Phần phát nguyện của người tu Tịnh Độ, tức là
giai đoạn dùng tâm niệm lái con thuyền niệm Phật hướng về Tây Phương. Nhưng có
nhiều liên hữu không chú ý tới điểm này, lại tuyên đọc những bài văn có tính
cách khuyến tu hơn là sám nguyện. Đại để như các bài: "Chốn thảo lư an cư
dưỡng tánh" hay "Cuộc hồng trần xây vần quá ngán. Kiếp phù sinh tụ
tán mấy lăm hồi" chẳng hạn. Đọc như thế là đã đi sai với nghi thức tu Tịnh
Độ.
Nay
xin giới thiệu ra đây ít bài văn Tịnh Độ của tiên đức khi xưa. Về văn phát
nguyện, có vị thích lời văn dài để nương theo đó mà sanh tâm khẩn thiết, có vị
lại ưa lời văn ngắn gọn mà đầy đủ ý nghĩa cầu sanh. Vì thế, bút giả xin chọn
lựa hai bài theo tiêu chuẩn trên diễn dịch ra, để mong đáp ứng phần nào sở
thích của hàng liên hữu.
Bài
văn phát nguyện của Liên Trì đại sư:
Cúi lạy phương Tây cõi An Lạc
Tiếp dẫn chúng sanh Đại Đạo Sư,
Nay con phát nguyện, nguyện vãng sanh
Nhờ lượng từ bi thương nhiếp thọ!
Nay con khắp vì, bốn ân ba
cõi, pháp giới chúng sanh, cầu đạo Bồ Đề, Nhất Thừa của Phật; chuyên tâm trì
niệm, hồng danh muôn đức, Phật A Di Đà, nguyện sanh Tịnh Độ. Lại bởi chúng con,
nghiệp nặng phước khinh, chướng sâu huệ cạn, nhiễm tâm dễ động, tịnh đức khó
thành, nay đối Từ Tôn, kính gieo năm vóc, bày tỏ một lòng, chí thành sám hối.
Con và chúng sanh, khoáng kiếp đến nay, mê bản tịnh tâm, buông tham sân si,
nhiễm dơ ba nghiệp, vô lượng vô biên, tội cấu đã gây, vô lượng vô biên, nghiệp
oan đã kết, nguyện đều tiêu diệt. Nguyện từ hôm nay, lập thệ nguyện sâu, xa lìa
pháp ác, thề không còn tạo, siêng tu đạo thánh, thề chẳng biếng lui, thề thành
chánh giác, thề độ chúng sanh. Xin đức Từ Tôn, dùng nguyện từ bi, chứng biết
lòng con, thương xót đến con, gia bị cho con. Nguyện khi thiền quán, hoặc lúc
mộng mơ, được thấy thân vàng, A Di Đà Phật, được chơi cõi tịnh, của đấng Đạo
Sư, được nhờ Từ Tôn, cam lộ rưới đầu, quang minh chiếu thể, tay xoa đảnh con,
áo đắp thân con, khiến cho chúng con, chướng cũ tự trừ, căn lành thêm lớn, mau
tiêu phiền não, chóng phá vô minh, viên giác tâm mầu, sáng bừng mở rộng, tịch
quang cảnh thật, thường được hiện tiền. Đến lúc lâm chung, biết ngày giờ trước,
thân không tất cả, bịnh khổ ách nạn, tâm dứt tất cả, tham luyến mê hoặc, các
căn vui đẹp, chánh niệm phân minh, xả báo an lành, như vào thiền định. Phật A
Di Đà, Quán Âm Thế Chí, cùng chư Hiền Thánh, ánh lành tiếp dẫn, tay báu dắt
dìu, lầu các, tràng phan, nhạc trời hương lạ, Tây Phương cảnh Phật, bày hiện rõ
ràng. Khiến cho chúng sanh, kẻ thấy người nghe, mừng vui khen cảm, phát Bồ Đề
tâm. Bấy giờ thân con, ngồi đài Kim Cang, bay theo sau Phật, khoảng khảy ngón
tay, sanh vào sen báu, nơi ao Thất Bảo, ở cõi Tây Phương. Rồi khi hoa nở, thấy
Phật Bồ Tát, nghe tiếng pháp mầu, chứng Vô Sanh Nhẫn, giây phút lại đi, thừa sự
chư Phật, nhờ ân thọ ký. Được thọ ký xong, ba thân bốn trí, năm nhãn sáu thông,
vô lượng trăm ngàn, môn Đà Ra Ni, tất cả công đức, thảy đều thành tựu. Từ đó về
sau, không rời An Dưỡng, trở lại Ta Bà, phân thân vô số, khắp cả mười phương,
dùng sức thần thông, tự tại khó nghĩ, và các phương tiện, độ thoát chúng sanh,
đều khiến lìa nhiễm, chứng được tịnh tâm, đồng sanh Tây Phương, lên ngôi Bất
Thối.
Nguyện lớn như vậy, thế giới
không tận, chúng sanh không tận, nghiệp và phiền não, thảy đều không tận, đại
nguyện của con, cũng không cùng tận. Nay con lễ Phật, phát nguyện tu trì, xin
đem công đức, hồi thí hữu tình, bốn ân khắp báo, ba cõi đều nhờ, pháp giới
chúng sanh, đồng thành chủng trí.
Bài
văn phát nguyện của Từ Vân sám chủ:
Một lòng quy mạng, thế giới
Cực Lạc, Phật A Di Đà. Xin đem ánh tịnh soi chiếu thân con, dùng nguyện từ bi,
mà nhiếp thọ con. Nay con chánh niệm, xưng hiệu Như Lai, vì đạo Bồ Đề, cầu sanh
Tịnh Độ. Xưa Phật lập thệ: 'Nếu chúng sanh nào, muốn về nước ta, hết lòng tin
ưa, xưng danh hiệu ta, cho đến mười niệm, như không được sanh, ta không thành
Phật.' Nay con nguyện nương, nhân duyên niệm Phật, được vào biển thệ của đức
Như Lai, nhờ sức Thế Tôn, tiêu trừ các tội, thêm lớn căn lành. Con nguyện lâm
chung, biết ngày giờ trước, thân không bịnh khổ, tâm không tham luyến, ý không
điên đảo, như vào thiền định. Phật cùng Thánh chúng, tay bưng đài vàng, đến
tiếp dẫn con. Trong khoảng sát na, con về Cực Lạc, hoa nở thấy Phật, được nghe
Phật Thừa, tỏ thông Phật huệ, độ khắp chúng sanh, mãn Bồ Đề nguyện.
Xin đem công đức trì tụng này
Hồi hướng bốn ân và ba cõi
Nguyện khắp pháp giới các chúng sanh
Đều sanh Cực Lạc thành Phật đạo.
The Vow for Rebirth in the Pure Land
In each Buddha
Recitation session, after the recitation itself, the practitioner immediately
pays respect to Amitabha Buddha, seeking His guidance. He then kneels down and
recites verses of repentance, Vows and dedication of merit. This last part is
very important, because it is the time when he concentrates his mind to direct
merits and virtues toward the desired goal. This is similar to a boat which
moves by human strength or engine power but whose direction is determined by
the person at the rudder. The Vow for rebirth is the part of Pure Land
cultivation in which the practitioner uses his mind to steer the boat of Buddha
Recitation toward the Western Pure Land.
However, many
cultivators, missing this point, recite compositions which exhort cultivation
rather than repentance and Vows. I am referring to the compositions beginning
with such lines as "the thatched hut is a place of peace to nurture our
Self-Nature ..." or " the universe of dust is spinning out of
control; this ephemeral life comes together and dissolves itself hundreds of
times ..." Such recitation is not in line with Pure Land practice.
As far as the
form of the Vow for rebirth is concerned, some cultivators prefer long
compositions through which they can develop an earnest mind. Others prefer a
shorter version that includes the desire to achieve rebirth in the Pure Land.
These ideas are succinctly expressed in the "Prayer to Amitabha
Buddha," as follows:
Of Buddhas in all places and at all times,
Amitabha Buddha is the foremost. He delivers sentient beings of all nine grades.
His glory and power are unlimited. We now are taking complete refuge in him,
and repent our physical, oral and mental sins. If there is any blessing or good
action, we sincerely apply it as parinamana. May we, as fellow Amidists, enjoy
miraculous manifestations from time to time. At the end of our lives, the scene
of the Western Paradise will manifest clearly in front of our eyes. What we see
and hear will contribute to our good progress toward rebirth in Paradise. We
shall see the Buddha and end further births and deaths, just like Buddhas who
deliver all beings. May boundless afflictions be severed. May
countless approaches be practiced. We vow that we wish to deliver all sentient
beings and that all may achieve Buddhahood. Even if the Void is finite, our
wish, however, is infinite ...
Comments
Post a Comment