Sự
Trì, Lý Trì
Niệm Phật
có sự Sự
trì và Lý
trì. Theo Ngẫu Ích
đại sư:
"Sự
trì là
tin có cõi
Cực Lạc
và Phật
A Di Đà, mà
chưa đạt
lý tâm
này làm
Phật, tâm
này là
Phật, chỉ
quyết định
cầu sanh, tha thiết
thì niệm
như con nhớ
mẹ không
lúc nào
tạm quên.
Lý
trì là
tin hiểu Phật
A Di Đà ở
Tây Phương,
do tâm ta sẵn
đủ, tâm
ta tạo nên;
đem câu
hồng danh sẵn
đủ và
tạo nên
của tâm
mình làm
cảnh buộc
niệm, chẳng
giây phút
nào xao lãng."
Nói giản
lược, Sự trì
là cách trì
niệm của kẻ
không biết chi về
nghĩa lý, chỉ
tin có cõi Cực
Lạc và Phật
A Di Đà, rồi chí
thành tha thiết niệm
Phật để cầu
tiếp dẫn vãng
sanh. Lý trì là
lối trì niệm
của người cũng
thật hành đồng
như cách Sự
trì ở trên,
nhưng
giải ngộ
cảnh Tịnh
Độ cùng
Phật A Di Đà đều
ở trong chân
tâm, do công
đức thanh tịnh
của chân
tâm hiện
thành.
Như thế,
Sự trì với
Lý trì có
gì sai biệt? - Tất
nhiên là có.
Bởi kẻ tu theo Sự
trì thấy Phật
ở ngoài tâm,
thành ra có tướng
năng sở đối
đãi, chưa được
dung thông. Người
thật hành
theo Lý trì,
do giải ngộ
chân tâm,
nên tuyệt
được tướng
năng sở,
tức niệm
là Phật,
tức niệm
là tâm,
dung hòa cùng
tâm cảnh.
Xin thuật một câu
chuyện:
Ông bạn
xuất gia đồng tu của
bút giả một
đêm nằm mơ,
thấy vị sư áo
vàng đến hỏi:
"Người niệm Phật,
mà Phật là
chi?" - Đáp: "Phật là
tâm". Vị sư
hỏi tiếp: "Ngươi
thử giải thích
thế nào Phật
là tâm cho ta nghe?" Trong giấc
mơ ông bạn
bèn ứng khẩu
đọc:
Mỗi
câu tràng
hạt Phật
là tâm
Phật rõ
là tâm,
uổng chạy
tìm!
Bể Phật
dung hòa tâm
với cảnh
Trời tâm
bình đẳng
Phật cùng
sanh
Bỏ tâm
theo Phật còn
mơ mộng
Chấp Phật
là tâm
chẳng trọn
lành.
Tâm, Phật
nguyên lai đều
giả huyễn
Phật, tâm
đồng diệt
đến viên
thành.
Ông bạn
trên đây
đã hiểu
cách Lý
trì, dung hòa
được câu
niệm Phật
vào tâm
cảnh.
Có một
lối nhận định
sai lầm, mà những
kẻ thiên về
huyền luận tự
cho là hành trì
theo lý, cũng cần
nên biện minh. Nhiều
người trọng lý
khinh sự, thường chấp
nê theo lý luận:
"Tự tánh Di Đà,
duy tâm Tịnh Độ,"
rồi phủ nhận
cõi Cực Lạc
và sự tiếp
dẫn vãng sanh. Những
người này lý
thuyết hóa các
kinh nói về Tịnh
Độ và bảo:
"Di Đà tức là
bản tánh Phật
của mình; cõi
Tịnh Độ là
cảnh tịnh ở
trong tâm, sao lại tìm
bên ngoài?" Đây
là điểm
sai lầm rất
lớn của
thiên lý
luận. Họ
chấp lý bỏ
sự, chuộng tánh
quên tướng, đem
chân đế mà
bác hiện tượng
của tục đế,
chẳng biết rằng
song phương không thể
rời nhau.
Theo Đại Thừa
Khởi Tín Luận,
chân tâm có
hai phần: tánh và
tướng. Phần tánh
gọi là Chân
Như môn, phần
tướng là Sanh Diệt
môn; Chân Như
không rời sanh diệt,
sanh diệt tức là
Chân Như. Bởi
thế Mã Minh Bồ
Tát gọi phần
Chân Như là
Tạng Như Thật
Không, phần sanh diệt
là Tạng Như
Thật Bất Không;
cả hai đồng chung một
thể tánh như
thật. Ví như
mặt biển to rộng,
không thể chỉ
chấp nhận phần
nước mà bỏ
phần sóng bọt;
vì chấp như
thế tức đã
sai lạc với hiện
tượng của biển,
mà cũng chẳng
biết biển là
gì? Cho nên, bỏ
sự tức lý
không thành, bác
tướng thì tánh
không đứng vững.
Rất nhiều kẻ
có chút học
thức thế gian, khi nghiên
cứu các kinh Đại
Thừa nói về
lý Bát Nhã,
bởi không hiểu
thấu đáo, nên
thường mang chứng bịnh
chấp "lý không"
này. Do đó, họ đem
các kinh nói về
sự tướng, như
các kinh Tịnh Độ
hoặc Kinh Địa Tạng,
mà lý thuyết
hóa tất cả.
Họ
cho những kinh thuyết
về sự
tướng này
là phương
tiện để
dẫn dắt
hạng ngu thấp,
những người
tin có Tịnh
Độ hoặc
địa ngục,
đều mê
tín; nhưng
thật ra, chính
họ mới
là kẻ
lạc lầm!
Nhân tiện, xin dẫn
vài đoạn
kinh ra biện minh, để phá
lỗi chấp không
ấy.
Như Bát
Nhã Tâm Kinh nói:
"... Không trí cũng
không đắc, vì
không sở đắc,
nên Bồ Đề
Tát Đỏa y Bát
Nhã Ba La Mật Đa,
tâm không quái
ngại. Chư Phật
ba đời y Bát Nhã
Ba La Mật Đa, nên
đắc quả A Nậu
Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề."
Trước y theo chân đế
nói "không
đắc",
tiếp đó y theo tục
đế lại nói
"đắc".
Thấy "đắc" là
chấp có, thấy
"không đắc" lạc
vào chấp không,
nên
người học
Phật phải
khéo hiểu
ý kinh để đi
vào trung đạo.
Trong Kinh Kim Cang, đức
Phật bảo: "Kẻ
nào dùng sắc
tướng âm thanh thấy
và tìm cầu
ta, là hành theo tà đạo."
Nhưng tiếp đó
Ngài lại bảo:
"Tu Bồ Đề! Ông
đừng nghĩ rằng
Như Lai không dùng
tướng Cụ Túc
đắc quả A Nậu
Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.
Tu Bồ Đề! Nếu
ông suy nghĩ: phát
tâm A Nậu Đa
La Tam Miệu Tam Bồ Đề
là nói các
pháp đoạn
diệt. Đừng nghĩ
như thế! Tại
sao? Vì phát tâm
A Nậu Đa La Tam Miệu
Tam Bồ Đề, đối
với các pháp
không nói tướng
đoạn diệt."
Trước tiên, Phật
dạy đừng theo âm
thanh sắc tướng mà
tìm đạo; nhưng
kế tiếp Ngài
lại nhắc nhở;
cũng như đừng
rời bỏ âm
thanh sắc tướng hoặc
diệt hết các
pháp để phát
tâm cầu đạo.
Như
thế, ta thấy
"đạo" chẳng
phải thuộc
về "sắc",
cũng chẳng
phải thuộc
về "không";
tìm chấp
một bên
đều sai lầm.
Ngài Thanh Nguyên
Duy Tín thiền sư
nói: "Ba mươi năm
trước, khi lão tăng
chưa vào đạo,
thì thấy sông
là sông, núi
là núi. Đến
khi gặp thiện tri thức
chỉ dạy cho đường
lối tu hành, thấy
sông không phải
là sông, núi
không phải là
núi. Ngày
nay ngộ đạo,
vào nơi
tịch tĩnh,
thấy sông
vẫn là
sông, núi
vẫn là
núi."
Một vị thiền
sư khác cũng
diễn tả:
Tiếng
gà tức
tiếng quảng
trường thiệt.
Sắc núi
nguyên là
tịnh pháp
thân!
Đây là ý
chỉ: sắc tướng
âm thanh vốn thật
đại đạo, ta nên
đem tâm vô
phân biệt mà
thể nhận, đừng
chấp lấy cũng
đừng bác bỏ
rồi tìm đạo
nơi chỗ không
không. Cho nên câu
"Tự
tánh Di Đà,
duy tâm Tịnh
Độ,"
không phải phủ
nhận cõi Tịnh
Độ và đức
A Di Đà, mà chính
là lối nói:
nhiếp tướng về
tánh, đem dụng
về thể, để
hiển bày lý Đệ
Nhất Nghĩa Không.
Trong Đệ Nhất Nghĩa
Không, Phật còn
chẳng lập, huống
chi là các pháp
khác.
Tiên đức
bảo: "Lý tuy đốn
ngộ, Sự phải
lần lượt tu hành."
Cho nên Thiền Tông
tuy nói là môn
tu trực chỉ, nhưng
khi còn ngồi thiền,
còn nhiếp tâm,
còn tham thoại đầu,
còn nhập định
xuất định, đều
còn ở trong vòng
phương tiện. Và
thật ra cảnh nội
chứng còn bước
những nấc thang từ
thấp đến cao. Chừng
nào đến bậc
vô tu, mới không
còn dùng phương
tiện, mới có
thể nói các
pháp đều không. Nếu
chưa được
như thế,
thì một
pháp nhỏ
như mảy
bụi cũng
đều có
thật; vì
gần lửa
còn thấy
nóng, ở
giữa sương
tuyết còn
thấy lạnh,
một mũi
gai nhỏ đâm
vào thịt
còn biết
đau, đâu
có cái
gì là
không? Cho nên
những kẻ thích
đề xướng cao diệu
"Tự tánh Di Đà,
duy tâm Tịnh Độ,"
rồi bác bỏ
hình thức niệm
Phật cầu vãng
sanh thuộc về "Sự
tu", sẽ lâm vào
cảnh: "Chưa bước
lên bờ đã
vội phá bỏ
chiếc bè," tất
không khỏi bị
chết chìm dưới
nước. Xưa nay những
bậc hiểu sâu
về Lý lại
còn chú trọng
đến Sự, vì
Sự tiêu biểu
cho Lý.
Cổ đức
đã bảo: "Với
môn Tịnh Độ,
duy bậc trí huệ
mới dung thông tánh
tướng hiểu đến
chỗ tận cùng.
Bằng không, thà
chấp tướng tu hành,
càng chấp lại
càng mầu nhiệm!"
Bởi càng chấp
tướng, chí nguyện
cầu sanh lại càng
thiết tha, khi đã sanh về
Tây Phương lo gì
không chứng ngộ được
thật tướng? Vấn
đề sự lý
tánh tướng, nói
ra vẫn không cùng,
nhưng nếu hiểu
được một sẽ
hiểu tất cả.
Mong các
đồng nhơn
khéo suy nghĩ,
để tránh
khỏi sự
sai lạc trên
bước đường
tu.
Viết đến
đây, có một
Phật tử nhân
khi lại thăm chơi,
hỏi: - "Thưa thầy,
con nghe vài vị tu thiền
khá cao, bảo: Cõi
Cực Lạc là
quyền thuyết, là
một ảo tượng
của Phật phương
tiện nói ra, để
cho những kẻ thấp
kém nương vào
đó tin tưởng hâm
mộ, phát lòng
chuyên nhứt niệm
Phật đặng để đi
đến cảnh giới
nhứt tâm. Ví
như người cha có
hai đứa con, một đứa
thông minh biết lo học
không cần phải
nhắc nhở; một
đứa tối tăm
biếng trễ, nên
cha phải dẫn dụ,
bảo nếu cố
gắng siêng học
khi thi đỗ sẽ cho một
chiếc xe đẹp. Chiếc
xe đẹp là một
ảo tượng hay phương
tiện, sự học
giỏi thi đỗ mới
là chân mục
đích hay cứu cánh.
Bởi thế cho nên
Tịnh Độ là
lối tu của hạng
thường dân tối
dốt, còn hạng
trí thức đều
ưa thích về
môn Thiền. Nếu
hiểu được lẽ
này thì người
sáng suốt chỉ
nên nhiếp tâm
tịnh niệm, không
cần phải theo ảo
tượng niệm Phật
làm chi cho lao hơi nhọc
sức. Hãy để
chiếc xe trống không
chạy đi mới
nhẹ nhàng, không
nên chuyên chở
thêm cho nặng! Con nghe như
thế song chưa biết
trả lời làm
sao, mong nhờ Thầy giải
thích."
Bút giả đáp:
- Trong lối điều
trần trên, có
ba chủ điểm:
1.
Cho Cực Lạc
là ảo
tưởng, quyền
thuyết.
2.
Bảo Tịnh
Độ là
lối tu thuộc
hạng thấp
kém thường
dân.
3.
Đưa ra mục
đích trừ
vọng nhứt
tâm, cho rằng
phương tiện
niệm Phật
làm tổn
hơi nhọc
sức như
chiếc xe chở
nặng, không
được nhẹ
nhàng thanh thoát
như lối
tu Thiền.
Về điểm
thứ nhứt, Cực
Lạc không phải
là cảnh ảo
tượng hay quyền thuyết, mà
là thế
giới có
thật như
cõi Ta Bà
này; vì
Phật không khi nào
nói dối, và
có rất nhiều
người niệm Phật
được vãng sanh, hiện
tiền hoặc lúc
lâm chung đã mục
kích cảnh giới
ấy, như trong Vãng
Sanh Truyện và Tịnh
Độ Thánh Hiền
Lục đã có
chép. Trong tập này
nơi đoạn
trước đã dẫn
minh về ba lượng để
giải thích, xem qua sẽ
tự rõ, không
cần phải biện
luận thêm nhiều.
Về điểm
thứ hai, nếu cho rằng
Tịnh Độ không
phải lối tu của
hàng trí thức,
chỉ
sợ e trí
"trí thức"
của những
vị ấy
chưa đủ
sức thấu
hiểu Tịnh
Độ mà thôi.
Như khi xưa Phật
nói Kinh Pháp Hoa, có đến
năm ngàn bậc
Đại Đức Thanh Văn
chứng từ Sơ
Quả đến Tứ
Quả, vì chưa
tin hiểu nổi nên
lui ra khỏi pháp hội.
Những vị ấy
đã vào hàng
Thánh, đâu phải
tầm thường, nhưng
trước diệu lý
quá cao, họ đành
thối bại. Nếu
bảo rằng hàng
trí thức sáng
suốt đều phải
tu Thiền, niệm Phật
để cho hạng dốt
nát tầm thường,
tại sao vị Tổ
thứ mười bốn
bên Thiền Tông
là Long Thọ Bồ
Tát sau khi chứng ngôi
Sơ Hoan Hỷ Địa
rồi, lại niệm
Phật "cầu sanh Cực
Lạc?" Và tại
sao có rất nhiều
bậc thạc đức
bên Thiền Tông,
như các ngài
Vĩnh Minh, Triệt Ngộ,
Liên Trì, sau khi tham thiền
ngộ đạo, lại
chuyển hướng cầu
về Tịnh Độ?
Phải biết Niệm
Phật là pháp
môn cao siêu mầu
nhiệm, gồm nhiếp
ba căn, từ đức
Thích Tôn cho đến
các bậc đại
Bồ Tát như
Văn Thù, Phổ
Hiền, Mã Minh, Long Thọ đều
tuyên dương. Cho nên
khi đức Thích Ca nói
Kinh A Di Đà, hằng hà
sa chư Phật ở
sáu phương đều
hiện tướng lưỡi
rộng dài mà
khen ngợi. Và trong Kinh Hoa Nghiêm,
sau khi đức Phổ Hiền
nói mười đại
nguyện vương rồi,
liền khuyến tấn
các bậc Bồ
Tát ở những
ngôi Thập Tín,
Thập Trụ, Thập
Hạnh, Thập Hướng,
Thập Địa, Đẳng
Giác, đều nên
phát nguyện cầu
sanh về Cực Lạc?
Nếu cảnh Cực
Lạc là ảo
tượng không phải
thật có, và
môn Tịnh Độ
là tầm thường,
tại sao các vị ấy
lại cầu sanh? Cho nên
Ấn Quang đại sư đã
bảo: "Sự cao siêu
mầu nhiệm của
pháp môn Niệm
Phật, chư Tổ
bảo là chỉ
có Phật với
Phật mới hiểu
biết hết được.
Những kẻ khinh chê
Niệm Phật, không
phải chỉ khinh chê
hạng ông già
bà cả tu Tịnh
Độ đâu, mà
chính là khinh chê
luôn cả chư Phật
và các bậc
Đại Bồ Tát
như Văn Thù,
Phổ Hiền, Mã
Minh, Long Thọ đó!"
Về điểm
thứ ba, xin giải thích
rõ hơn. Chỗ
cứu cánh của
Thiền là Chân
Như Tam Muội. Điểm
cứu cánh của
Tịnh Độ là
Niệm Phật Tam Muội.
Chân Như Tam Muội
như vàng khối,
Niệm Phật Tam Muội
như vòng, xuyến
và các món
trang điểm chạm
trổ xinh đẹp, mà
trong vòng xuyến nguyên
đã có vàng.
Cho nên khi chứng Niệm
Phật Tam Muội, tức
đã bao gồm cả
Chân Như Tam Muội.
Chân Như Tam Muội
chỉ thuần về
mặt trí huệ,
Niệm Phật Tam Muội
đã có trí
huệ còn gồm
thêm phần phước
đức; bởi người
tu Tịnh Độ cũng
lấy nhứt tâm
thanh tịnh làm căn
bản, trên chỗ
nhứt tâm ấy
lại có thêm
công đức niệm
Phật. Nhưng Chân
Như Tam Muội với
Niệm Phật Tam Muội
không phải tu một
đời mà chứng
được, cần phải
liên tục tu trong nhiều
kiếp; nhứt là
chúng sanh thời mạt
pháp này khó
mà hy vọng. Vì thế
Niệm Phật
Tam Muội tuy là
chỗ cứu
cánh của
môn Niệm
Phật, nhưng
chỉ đứng
về hàng
thứ yếu,
mà sự
cầu vãng
sanh Tịnh Độ
trong một đời
để được
Bất Thối
Chuyển, mới
là tông
chỉ chánh
yếu cần
thiết của
tông này.
Do đó pháp môn
Niệm Phật mới
có tên là
tông Tịnh Độ.
Cho nên sở dĩ
các bậc tu Thiền
sau khi ngộ đạo, tự
biết con đường chứng
đạo còn xa, sợ
e kiếp người ngắn
ngủi, khi luân hồi
sang đời khác phải
bị mê lạc,
nên mới chuyển
hướng Niệm Phật
cầu vãng sanh là
thế. Niệm Phật,
lễ Phật dù
rằng nhọc, nhưng
được thêm công
đức phước báo
do công năng tu trì
của hai nghiệp thân
và khẩu. Như
chiếc xe từ Đà
Lạt về Saigon, chạy
xe không tất nhiên
nhẹ nhàng, nhưng
nếu chuyên chở
thêm bông hoa rau cải,
thì đã về đến
Thủ Đô mà
còn được có
thêm phần hàng
hóa. Đem công
năng siêng nhọc
niệm Phật để được
thêm nhiều phước
báo, đó chính
là phần công
và thưởng đương
nhiên theo luật nhân
quả, đâu có
chi phải thiệt thòi?
Song mỏi nhọc nếu
có, chỉ là
lúc mới tu. Khi niệm
Phật thuần thục
đến chỗ vô
tâm, nào có
chi là mỏi nhọc!
Nghi vấn trên
thấy cũng cần
thiết, nên dù
không phải đoạn
quyết nghi, cũng xin ghi tiếp
vào đây. Những
điểm hiểu
lầm chưa thấu
triệt về Tịnh
Độ hãy còn
nhiều, vì
e tâm niệm
phạm lỗi
đấu tranh, nên
đối với
các sự
biện minh tạm
xin ngừng bút.
Buddha Recitation -- Essence and
Practice
There are
two aspects to Buddha Recitation -- essence and practice. According to Elder
Master Ou-I:
"Buddha Recitation-practice" means believing
that there is a Western Pure Land and a Lord Buddha named Amitabha, but not yet
realizing that "this Mind makes Buddha, this
Mind is Buddha." It consists of resolutely seeking rebirth in the Pure
Land and reciting as earnestly as a lost child longing for his mother, never
forgetting her for a single moment.
"Buddha Recitation-essence," on the other hand,
means believing and understanding that Lord Amitabha Buddha of the West
inherently exists in full within our mind, is created by our mind, and making
this sacred name -- inherently existing in full within our mind and created by
our mind -- the focus of our recitation, without a moment of neglect."
In other
words, "Buddha
Recitation-practice" is the method of those who do not understand
anything about meaning or essence, who just believe that there is a Land of
Ultimate Bliss and a Buddha named Amitabha, and who fervently and earnestly
recite the Buddha's name seeking rebirth there.
"Buddha Recitation-essence" is the method of
those who practice in an identical manner, but who also deeply realize that the
Pure Land and Lord Amitabha Buddha are all in the True Mind, manifested by the
pure virtues of the True Mind.
This
being so, is there a difference between Buddha Recitation-practice and Buddha
Recitation-essence? Of course there is. Those who follow Buddha
Recitation-practice see Amitabha Buddha as outside the
Mind; therefore, opposing marks of subject-object still exist.
Thus, such practice is not yet all-encompassing and complete. Those who practice Buddha
Recitation-essence thoroughly understand the True Mind and therefore sever all
marks of subject-object -- to recite is Buddha, to recite is Mind, reconciling
Mind and Realm.
Let me
relate an anecdote. One night, a Master who is a friend of this author dreamed
that a yellow-robed monk came to ask him, "You practice Buddha Recitation,
but what is Buddha?" Answer "Buddha
is Mind." The monk continued, "How about explaining to me what you
mean by Buddha is Mind?" In his dream, the author's friend improvised the
following stanzas:
Each utterance of the Buddha's name
following the rosary is Mind,
Buddha is clearly Mind, why waste time searching for Him?
The Buddha's sea of wisdom reconciles Mind and Realm!
Mind and Buddha are born equal.
To abandon Mind and follow the Buddha is to
be still in a dream,
To be attached to the Buddha as Mind is not yet perfect comprehension;
Mind and Buddha are both originally illusory and dreamlike,
To transcend both Buddha and Mind is to arrive at the perfect City of Lights.
The Master understood the essence of Buddha
Recitation, reconciling the Buddha's name with the realm of the Mind.
There is
one erroneous idea, prevalent among those who lean toward the subtle and the
mysterious, which requires clarification. Many of them, emphasizing theory over
practice, tend to be attached to the concept of "Amitabha as the Self-Nature, Pure Land as Mind-Only,"
and reject the existence of the Western Pure Land or rebirth there. These
individuals explain the sutra teachings on Pure Land from the viewpoint of
principle or essence, saying "Amitabha is our Buddha Nature, the Pure Land
is the pure realm of the Mind, why seek it on the outside?" This is the
great mistake of those who emphasize mundane, conventional reasoning.
They
cling to theory while neglecting practice, prefer essence to marks, and rely on
Ultimate Truth to reject the manifestations of mundane truth -- failing to
realize that the two are inseparable.
According
to the Treatise on the Awakening of the Faith, the
True Mind has two aspects: essence and marks. The aspect of essence is called
the Door of True Thusness, the aspect of marks is the Door of Birth and Death.
True Thusness is inseparable from Birth and Death; Birth and Death are True Thusness. This is why the Patriarch
Asvaghosha called True Thusness the "truth-like
Emptiness treasury" and Birth and Death the "truth-like Non-Emptiness treasury." True Thusness and
Birth and death have the same truth-like nature.
Take the
great ocean as an example. We cannot accept sea water but not waves. If we were
to do so, we would be wrong about the manifestations of the ocean and fail to
understand truly what the ocean is. Therefore, when we abandon phenomena,
noumenon cannot stand by itself; when we reject marks, essence cannot remain
stable.
A great
many individuals, educated in mundane ways, become afflicted with the disease
of grasping at the "Truth of Emptiness" when they study Mahayana
sutras, particularly those that expound the Prajna Paramita truth, which they
do not fully understand. Thus, they explain sutras which elucidate phenomena
and marks, such as the Pure Land Sutras or the Earth
Store Bodhisattva Sutra, from the viewpoint of noumenon and
principle. They mistake these "marks" sutras as expedients to guide
those of limited capacities. However, in
truth, they are the mistaken ones! In this connection, I will quote a few
passages from the sutras, to destroy this attachment to Emptiness.
As stated
in the Heart Sutra:
There is
no wisdom, and there is no attainment whatsoever. Because there is nothing to
be attained, a Bodhisattva relying on Prajnaparamita has no obstruction in his
mind. Because there is no obstruction he has no fear, and he passes far beyond
all confused imaginations and reaches ultimate Nirvana. The Buddhas in the
past, present and future, also, by relying on the Prajnaparamita,
"have" attained Supreme Enlightenment.
At first,
Buddha Sakyamuni, in accord with Ultimate Truth, said "there is no
attainment whatsoever." Then, in accord with conventional truth, He said
"the Buddhas in the past, present and future have attained Supreme
Enlightenment." Seeing "attainment"
is attachment to existence. Seeing "non-attainment"
is to err in the direction of attachment to emptiness. Therefore, cultivators should thoroughly understand the deep meaning
behind the sutras and enter the Middle Way.
In
the Diamond
Sutra, Sakyamuni
Buddha stated:
Who sees Me by form,
Who seeks Me in sound,
Perverted are his footsteps upon the Way;
For he cannot perceive the Tathagata.
However,
the Lord Buddha then continued:
Subhuti,
do not think the opposite either that when the Tathagata attained Supreme
Enlightenment it was not by means of his possession of the thirty-two marks of
physical excellence. Do not think that. Should you think that, then when you
begin the practice of seeking to attain supreme enlightenment you would think
that all systems of phenomena and all conceptions about phenomena are to be cut
off and rejected. Do not think that. And why? Because when a disciple practices seeking to attain supreme
enlightenment, he should neither grasp after such arbitrary conceptions of
phenomena nor reject them.
First,
Buddha Sakyamuni taught that we should not follow sounds, forms and marks in
seeking the Way. After that, he reminded us that at the same time, we should
not abandon sounds, forms and marks, nor should we destroy all dharmas. Thus,
we can see that the Way belongs neither to "forms" nor to
"emptiness." Clinging to either aspect is misguided. A
famous Zen monk once said:
Thirty
years ago, when this old monk had not yet entered the Order, he perceived
rivers as rivers and mountains as mountains. After meeting good spiritual
advisors who taught him how to cultivate, he saw rivers as not-rivers and
mountains as not-mountains. Now that he
has seen the Way and reached the state of still emptiness, he realizes that
rivers have always been rivers and mountains have always been mountains.
A Zen
poet, Su Tung P'o, expressed the same idea:
The sound of the stream is the Buddhas' vast
long tongue,
The shape of the mountain is intrinsically the pure Dharma body.
The
meaning of the poem is that forms, marks and sounds are intrinsically the Great
Way. We should understand them with a non-discriminating mind, neither clinging
to them nor rejecting them to seek Enlightenment in the realm of hollow
emptiness. Therefore, the phrase, "Self-Nature Amitabha, Mind-Only Pure
Land" is not a denial of the Pure Land or Amitabha Buddha, but is rather
an expression that gathers marks toward essence, brings "function"
toward nature, to manifest the ultimate truth of the Void. In this ultimate truth, even Buddhas do not exist, let alone other
dharmas.
The
ancients have said:
Although theory can be understood in a
flash, practice should be carried out step by step.
Even in
Zen, which is said to be a "direct method," as long as we have to sit
in meditation, or gather our mind, or meditate on a koan or enter and exit
samadhi, we are still within the sphere of expedients. Moreover, in the
metaphysical realm, there are many levels of attainment. Not until we have
reached the stage of non-cultivation can we dispense with expedients and really
proclaim that all dharmas are empty. If we have not reached that stage,
even a small thing like a mote of dust is real; we still feel warm near a fire
or cold in the midst of frost and we still feel pain when a small thorn pricks
our body -- how, then, can we say that all dharmas are non-existent and void?
Therefore,
those who like to advance lofty and wonderful propositions, such as
"Amitabha is the Self-Nature, the Pure Land is Mind Only," and go on
to reject the actual practice of Buddha Recitation will find themselves in the
predicament of "destroying the boat before stepping ashore." There is
no way such persons can avoid drowning. On the contrary, since ancient times,
those who have thoroughly understood essence have always paid particular
attention to practice -- because practice symbolizes essence.
The
ancients have said:
Only those endowed with wisdom can reconcile
the essence and marks of Buddha Recitation and truly understand it in an
exhaustive manner. Otherwise, we had better grasp at marks in our cultivation;
the more we do so, the more effective our practice will be.
This is
because the more we cling to forms, the more earnest is our determination to
achieve rebirth in the Pure Land. Once reborn there, we will surely be awakened
to the True Mark. The subject of phenomena and noumenon, essence and marks can
be discussed ad infinitum .
However, if we can understand it, we understand everything. I sincerely hope
that fellow cultivators will skillfully reflect on this question to avoid being
misled while treading the Way.
When the
author had reached this point in the manuscript, a visiting lay Buddhist asked,
"I have heard a number of fairly accomplished Zen Masters say, 'The intelligent
should just concentrate their minds and have pure thoughts, without wasting
their time and effort to follow the illusion of Buddha Recitation. Let us leave
the vehicle empty so that it can run light, not weigh it down with excess
baggage!' I have heard such reasoning but do not know how to reply. I wish you
could elucidate the matter."
Answer: The aim of Zen is
True Thusness Samadhi. The goal of Pure Land is the Buddha Recitation Samadhi.
True Thusness Samadhi is like gold bullion, while Buddha Recitation Samadhi is
similar to gold necklaces, bracelets, and other pieces of jewelry. All contain
the basic metal gold. Therefore, when we have attained Buddha Recitation
Samadhi, we have attained True Thusness Samadhi as well. True Thusness Samadhi
centers on wisdom; Buddha Recitation Samadhi encompasses not only wisdom but
merit and virtue as well. This is because the Pure Land practitioner not only
bases himself on pure one-pointedness of mind, he receives the virtues derived
from reciting the Buddha's name in addition. However, neither True Thusness
Samadhi nor Buddha Recitation Samadhi can be attained in one lifetime; they are
the results of many eons of continuous practice. This is particularly true in
this Dharma-Ending Age.
Thus,
while Buddha Recitation Samadhi is the aim of the Pure Land method, it is not
the primary one. The principal and essential goal is to achieve rebirth in the
Pure Land within one lifetime so as to reach the stage of
non-retrogression. This is what sets Pure Land apart
from other schools and gives it its name.
This is
precisely why many Zen Masters, having awakened to the Way but realizing that
Supreme Enlightenment is still far away, change direction and adopt Buddha
Recitation seeking rebirth in the Pure Land. Although painstaking, reciting the
Buddha's name and bowing to images of the Buddhas bring additional merits and
virtues, a result of the cultivation of the two karmas of body and speech.
Take the example of a truck returning to the capital from the mountain town of ĐÀ LẠT. If, after discharging its cargo, the truck returns empty, it will, of course, be lighter. However, if it can load up with vegetables and other produce, the truck will not only be back in the capital, its owners will, in addition, have a cargo of produce. Earning additional merits and blessings through the diligent and painstaking efforts of Buddha Recitation is a natural cause and effect occurrence -- where is the loss? However, any hardship, if it does occur, will only be felt in the beginning stages of Buddha Recitation.
When recitation has become second nature,
reaching the level of No-Mind, all hardship will have vanished!
Comments
Post a Comment