Nội
Cảnh Giới
Trên
đường tu không tinh tấn dụng công thì thôi, nếu tinh tấn dụng công, nhứt định
có cảnh giới. Cảnh giới này có trong và ngoài khác nhau. Trước tiên xin nói về
phần trong tức là Nội cảnh giới.
Nội cảnh giới cũng gọi là “tự
tâm cảnh giới”, vì cảnh giới này không phải từ bên ngoài vào, mà chính do
nơi công dụng trong tâm phát hiện. Những người không hiểu rõ lý "muôn pháp
do tâm" cho rằng tất cả cảnh giới đều từ bên ngoài đến, là lối nhận
định sai lầm. Bởi khi hành giả dụng công đến mức tương ưng, dứt tuyệt ngoại
duyên, thì chủng tử của các pháp tiềm tàng trong tạng thức liền phát sanh ra
hiện hạnh. Với người niệm Phật trì chú, thì công năng của Phật hiệu và mật chú
đi sâu vào nội tâm, tất gặp sự phản ứng của hạt giống thiện ác trong tạng thức,
cảnh giới phát hiện rất là phức tạp. Các cảnh ấy thường hiện ra trong giấc mơ,
hoặc ngay khi tỉnh thức đang dụng công niệm Phật. Nhà Phật gọi trạng thái này
là "A
lại da biến tướng."
Trong giấc mơ, nếu do chủng tử ác phát hiện, hành giả hoặc thấy
các loài sâu trong mình bò ra, hoặc thấy nơi thân có loại nhiều chân giống như
bò cạp, rết, mỗi đêm mình gỡ ra năm bảy con; hoặc thấy các loài thú ma quái,
cảnh tượng rất nhiều không tả xiết được! Đại khái người nhiều nghiệp tham
nhiễm, bỏn sẻn, hiểm độc, thường thấy tướng nam nữ, rắn rết, hoặc dị loại sắc
trắng. Người nhiều nghiệp sân hận, thường thường thấy cọp beo, hoặc dị loại sắc
đỏ. Người nhiều nghiệp si mê, thường thấy loài súc vật, sò ốc, hoặc dị loại sắc
đen.
Tuy nhiên, đây chỉ nói với tánh cách ước lược, không phải
tất cả đều nhứt định như thế.
Nếu do chủng tử lành phát hiện, hành giả thấy cây cao hoa lạ,
thắng cảnh tươi tốt trang nghiêm, mành lưới châu ngọc; hoặc thấy mình ăn các
thứ thơm ngon, mặc đồ trân phục, ở cung điện báu, hay nhẹ nhàng bay vượt lên hư
không. Tóm lại, trong tâm của chúng sanh có đủ chủng tử mười pháp giới; chủng
tử lành hiện thì thấy cảnh Phật, Bồ Tát, Nhơn, Thiên; chủng tử ác hiện, thấy
cảnh tam đồ tội khổ. Như người kiếp trước có tu theo ngoại đạo, thường thấy
mình phóng ra luồng điển, hoặc xuất hồn đi dạo chơi, tiếp xúc với các phần âm
nói về chuyện thạnh suy, quốc sự. Hoặc có khi tâm thanh tịnh, trong giấc mơ
thấy rõ việc xảy ra đôi ba ngày sau, hay năm bảy tháng sẽ đến.
Đại khái người đời trước có tu, khi niệm Phật liền thấy
cảnh giới lành. Còn kẻ nghiệp nhiều kém phước đức, khi mới niệm Phật thường
thấy cảnh giới dữ; trì niệm lâu ngày ác tướng mới tiêu tan, lần lượt sẽ thấy
điềm lành tốt.
Về cảnh trong khi thức, nếu hành giả dụng công đến mức thuần
thục, có lúc vọng tình thoạt nhiên tạm ngưng, thân ý tự tại. Có lúc niệm Phật
đến bốn năm giờ, nhưng tự thấy thời gian rất ngắn chừng đôi ba phút. Có lúc
đang trì niệm, các tướng tốt lạ hiện ra. Có lúc trong vô ý, tinh thần bỗng
nhiên được đại khoái lạc. Có lúc trong một động, một tịnh, thấy tất cả tâm và
cảnh đều không. Có lúc trong một phen thấy nghe, liền cảm ngộ lý khổ, không vô
thường, vô ngã, dứt tuyệt tướng ta và người.
Những tướng trạng như thế nhiều không thể tả xiết!
Có một Phật tử đang khi thức ngồi trong đêm tối niệm Phật, thoạt
thấy dưới đất khắp nền nhà mọc lên hai loại hoa đỏ trắng cao tới thành giường,
trên hư không hoa rơi xuống như mưa. Có vị đang khi quì niệm Phật, bỗng thấy trước
bàn Phật hiện ra đóa hoa sen đỏ, từ búp lần lần nở tròn, độ mười lăm phút sau
liền tan biến. Có một Phật tử đang khi niệm Phật, cảnh giới xung quanh bỗng ẩn
mất, trước mắt hiện ra biển nước mênh mang, êm tịnh không sóng gió, trên mặt
biển mọc lên vô số hoa sen nhiều màu đóa nào cũng to lớn; kế đó tướng biển ẩn
mất, hiện ra cảnh núi non cỏ hoa tươi tốt, cổ thụ sum sê, có một ngôi chùa nguy
nga tráng lệ; tiếp theo tướng chùa núi lại ẩn mất, hiện ra cảnh lưới châu, kết
lại rồi đứt, đứt rồi lại kết.
Đại loại có rất nhiều cảnh tướng như thế, do bút giả đã
từng nghe những vị đồng tu trần thuật, nay chỉ kể ra đây ít chuyện để hiển
minh.
Những cảnh tướng như thế, gọi là Nội cảnh giới hay tự tâm cảnh
giới, do một niệm khinh an hiện ra, hoặc do chủng tử lành của công đức niệm
Phật trì chú biến hiện. Những cảnh này thoạt hiện liền mất, hành giả không nên
chấp cho là thật có mà để tâm lưu luyến. Nếu sanh niệm luyến tiếc, nghĩ rằng
cảnh giới ấy sao mà nhẹ nhàng an vui, sao mà trang nghiêm tốt đẹp, rồi mơ tưởng
khó quên, mong cho lần sau lại được thấy nữa, đó là điểm sai lầm rất lớn. Cổ
nhơn đã chỉ trích tâm niệm này là "gãi trước chờ ngứa." Bởi
những cảnh tướng ấy do sự dụng công đắc lực tạm hiện mà thôi, chớ không có
thật. Nên biết khi người tu dụng công đến trình độ nào, tự nhiên cảnh giới ấy
sẽ hiện ra. Ví như người lữ hành mỗi khi đi qua một đoạn đường, tất lại có một
đoạn cảnh vật sai khác hiển lộ. Nếu như kẻ lữ hành chưa đến nhà, mà tham luyến
cảnh bên đường không chịu rời bước, tất có ngại đến cuộc hành trình, và bị bơ
vơ giữa đường chẳng biết chừng nào mới về đến nhà an nghỉ.
Người
tu cũng thế, nếu tham luyến cảnh giới tạm, thì không làm sao chứng được cảnh
giới thật. Thảng như mơ tưởng đến độ cuồng vọng, tất sẽ bị ma phá, làm hư hại
cả một đời tu.
Kinh Kim Cang nói: "Phàm
có những tướng đều là hư vọng; nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức thấy
Như Lai" (Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng; nhược kiến chư tướng
phi tướng, tức kiến Như Lai).
Có những tướng" không phải "những tướng có" thuộc
về pháp hữu vi sanh diệt, bởi các tướng ấy chẳng tự bảo rằng mình có hay không,
thật hay giả, chỉ do kẻ chưa ngộ đạo lý động niệm phân biệt, chấp cho là có,
không, thật, giả, nên mới thành ra hư vọng. Đến như bậc tham thiền khi nhập
định thấy định cảnh mênh mang rỗng không trong suốt, tự tại an nhàn, rồi sanh
niệm ưa thích; hay khi tỏ ngộ được một đạo lý cao siêu, rồi vui mừng chấp giữ
lấy, cũng đều thuộc về "có tướng." Và đã "có tướng" tức là
có hư vọng. "Thấy các tướng" là thấy những tướng: lành, dữ, đẹp, xấu,
dơ, sạch, có, không, Phật, chúng sanh, cho đến cảnh năm ấm, sáu trần v.v…
"Chẳng phải tướng", nghĩa là thấy mà đừng chấp trước cũng đừng phủ
nhận, cứ để cho nó tự nhiên. Tại sao không nên phủ nhận? - Bởi các tướng tuy hư
huyễn, nhưng cũng chẳng phải là không; ví như bóng trăng đáy nước tuy không
phải thật có, nhưng chẳng phải không có tướng hư huyễn của bóng trăng.
Cho
nên trong khi tu, nếu thấy các tướng hiện, đừng lưu ý cứ tiếp tục dụng công; ví
như người lữ hành tuy thấy cảnh bên đường, nhưng vẫn tiến bước để mau về đến
nhà. "Tức thấy Như Lai" là thấy bản tánh Phật, thấy được đạo vậy.
Kết
yếu lại, từ các tướng đã kể trên cho đến Sự nhứt tâm, Lý nhứt tâm, đều là Nội
cảnh giới. Cảnh giới này có hai phương diện là: tương tợ và phần chứng. Cảnh
tương tợ là tạm thấy rồi biến mất. Cảnh phần chứng là một khi được tất được
vĩnh viễn, vì đã chứng ngộ được một phần Chân Như. Không luận Nội cảnh hay
Ngoại cảnh, phàm tương tợ đều không phải Chân cảnh giới, mà gọi Thấu Tiêu Tức,
nghĩa là thông thấu được một phần tin tức của chân tâm. Người thật phát lòng
cầu giải thoát, chớ nên đem tướng Thấu Tiêu Tức nhận làm Chân cảnh giới. "Thấu Tiêu Tức" ví như cảnh
trời âm u râm tối, hốt nhiên có trận gió thổi làm mây đen tạm phân khai, hé ra
một chút ánh thái dương, kế đó mây đen lại che khuất. Lại như người xưa cọ cây
lấy lửa, trước khi lửa bật lên, tất có tướng khói phát hiện. "Chân cảnh giới" ví như ánh thái
dương sáng suốt giữa trời trong tạnh và như cọ cây đã lấy được lửa. Tuy nhiên,
cũng đừng xem thường Thấu Tiêu Tức, vì được tướng này, mới chứng minh xác thật
có Chân cảnh giới. Nên từ mức đó gia công tinh tấn, thì Chân cảnh giới cũng
không xa.
Internal Realms
If we are not diligent and do not exert
efforts along the path of cultivation, nothing usually happens; however, if we
are diligent and exert a great deal of effort, we will definitely witness
different realms. They either come from within the mind or are caused by
outside sources. I will speak first about the realms originating from the mind,
called internal realms.
Internal
realms are also called "realms of
the Self-Mind" because they do not come from outside, but develop from
the mind. Those who do not clearly understand the truth that "the ten
thousand dharmas are created by the mind," think that all realms come from
the outside. This is wrong. When the practitioner reaches the stage of mind and
realms, completely severing external conditions, the seeds of latent dharmas in
the Alaya consciousness suddenly manifest themselves. For the Buddha Recitation
or mantra-chanting practitioner, the power of the Buddha's name or the mantra
penetrates deep into the mind, eliciting a reaction from the wholesome or evil
seeds in the Alaya consciousness. The realms that result are very complex and
usually appear in dreams, or even when the practitioner is awake and striving
to recite the Buddha's name. In Buddhism, this condition is called "changing manifestations of the Alaya
consciousness.
Dreaming scenes
If the
events or scenes result from evil seeds, the practitioner, in his dreams, may
see various species of worms crawling out of his body, or witness himself, night
after night, removing from his body six or seven loathesome creatures with many
limbs, such as scorpions or centipedes. Or else, he may see various species of
wild animals and/or spirits or ghosts. Such realms are innumerable and cannot
all be described!
In
general, individuals greatly afflicted with greed, who are miserly and wicked,
usually see marks of men and women, snakes and serpents and odd species
with white features and forms. Those harboring a great deal of anger and
resentment usually see tigers and leopards or strange species with red forms
and features. Those who are heavily deluded usually see domestic animals,
clams, oysters, snails or different species with black forms and features.
The above, however, is merely indicative; it
does not mean that everything will be exactly as described.
If the
scenes in his dreams come from good, wholesome seeds, the practitioner sees
tall trees and exotic flowers, beautiful scenery, brightly adorned with nets of
pearls. Or else, he sees himself eating succulent, fragrant food, wearing
ethereal garments, dwelling in palaces of diamonds and other precious
substances, or flying high in open space.
Thus, in
summary, all the seeds of the ten Dharma Realms are found in the minds of
sentient beings. If wholesome seeds manifest themselves, practitioners view the
realms of Buddhas, Bodhisattvas, human and celestial beings; if evil karma is
manifested, they witness scenes from the wretched three Evil Paths. If the
cultivator has followed externalist ways in lives past, he usually sees his
body emitting electric waves, or his soul leaving the body to roam, meeting
demons, ghosts and the like, to discuss politics and the rise and fall of
countries and empires. On the other hand, when the practitioner's mind is
pure, he will know in his dreams about events that will occur three or four
days, or seven or eight months, hence. In general, those who have cultivated in
previous lives will immediately see auspicious realms when reciting the
Buddha's name.
Those with heavy karma, lacking merit and
virtue, will usually see evil realms when they begin Buddha Recitation. In
time, these evil omens will disappear and gradually be replaced with auspicious
omens.
Waking scenes
If the
practitioner's efforts have reached a high enough level, there are times during
his waking hours when all deluded feelings suddenly cease for a while, body and
mind being at ease and free. At other times, the practitioner may recite for
four or five hours but feel that the time was very short, perhaps two or three
minutes. Or else, at times during recitation, wholesome omens will appear. At
other times, unconsciously, his mind experiences great contentment and bliss.
Sometimes, he realizes for a split second that mind and realm are both empty.
At other times, just by hearing or seeing something once, he becomes awakened
to the truth of suffering, emptiness, impermanence and No-Self, completely
severing the marks of self and others. These occurrences are too numerous to be
fully described!
A layman
was once reciting the Buddha's name while seated in the dark. Suddenly, he saw
two types of flowers, red ones and white ones, springing up all over the floor,
reaching as high as the edge of his bed; meanwhile, other flowers were dropping
like rain from the sky. Another layman, while kneeling down to recite the
Buddha's name, suddenly saw a red lotus flower appear before the altar, its bud
gradually opening up and disappearing after a few minutes.
There was
yet another layman who, during recitation, would suddenly see everything around
him disappear. In front of his eyes would appear the scene of an immense ocean,
calm and still, with no wind or waves whatsoever; countless huge, multicolored
lotus blossoms would spring up on the ocean surface. Afterward, the ocean scene
would disappear, to be replaced by scenes of mountains, with verdant herbs and
flowers, luxuriant century-old trees, and, by and by, a temple complex,
sumptuous and magnificent. Then the temple and mountains would disappear, to be
replaced by scenes of jewelled nets coming together then drawing apart, drawing
apart then coming together again.
There are, in general, many such scenes,
which the author has heard fellow-cultivators describe and which he has
recounted here as examples.
Visionary
scenes such as the above, called "internal realms" or "realms of
the Self-Mind," have their origin in a thought of peace and stillness, or
are caused by wholesome seeds generated by Buddha or Mantra Recitation. They
appear suddenly and are lost immediately. The practitioner should not be
attached to them, thinking that they are real, nor should he remember them
fondly. It is a very great mistake to develop nostalgia for them, thinking how
ethereal, calm and peaceful, beautiful and well-adorned they were, then
day-dream about them, unable to forget them, longing for their reappearance.
The ancients have criticized such thoughts as "scratching in advance and
waiting for the itch." This is because these scenes have their origin in
diligent exertion and appear temporarily. They have no true existence. We
should realize that when the practitioner exerts a certain level of effort, the
scenes and features particular to that level will appear naturally.
Take the
example of a traveller who views different scenery as he passes along various
stretches of the road. If he has not reached home, yet develops such an
attachment and fondness for a particular scene along the road that he refuses
to proceed, his travel will be impeded. He will then be helplessly lost in the
midst of his journey, not knowing when he will finally return home to rest. The practitioner is like that traveller; if
he becomes attached to and fond of temporary realms and scenes he will never
attain the true realms. Were he to dream of them to the point of insanity, he
would be destroyed by demons and waste an entire lifetime of practice!
The Diamond Sutra states:
Everything in
this world that has marks is illusory; to see marks as not marks is to see the
Tathagata.
"Everything that has marks" refers here to
compounded, conditioned dharmas. Those marks cannot be said either to exist or
not to exist, or to be true or false. Delusions arise precisely because
unenlightened sentient beings discriminate, become attached and think that
these marks exist or do not exist, are real or are false. Even the fondness
which some Zen practitioners develop for samadhi (upon entering concentration
and experiencing this immense, empty, still, transparent, peaceful and free
realm) falls into the category of "having marks." The same is true
when these practitioners, once awakened to a certain lofty, transcendental
principle, joyfully grasp at it. Once there are marks, there is delusion.
"To
see marks" means to see such marks as auspicious/evil, good/bad,
dirty/clean, existent/ non-existent, Buddha/sentient beings, even the realms of
the Five Skandas or the Six Dusts, etc.
"As not marks" means seeing but
neither becoming attached to nor rejecting them -- just letting everything be.
Why should we not reject them? It is because marks, while illusory, are not non-existent. This is not unlike the
reflection of the moon in the water. Although the reflected moon is not real,
this does not mean that there is no illusory mark of moonlight. Therefore, if
we see marks appear while we are cultivating, we should disregard them and
redouble our efforts, just like the traveller, who views varied scenery en
route but must push forward to reach home quickly.
"To see the Tathagata" is to see the
original Buddha Nature, to see the Way.
In summary, all states of mind, from those
described above to the state of one-pointedness of mind, belong to the category
of "internal realms." These realms have two aspects:
"attainment-like" and "partial attainment."
"Attainment-like" realms appear temporarily and disappear
immediately. "Partial attainment" realms are those that once achieved,
we have forever, because we have actually attained a part of True Thusness.
Regardless of whether it is internal or external, if it is
"attainment-like" it is not a True Realm; it is merely a full
understanding of some of the manifestations of the True Mind.
Practitioners who truly seek liberation
should not confuse these aspects, taking attainment-like marks for the True
Realm. Attainment-like marks are like a dark, leaden sky which suddenly clears,
thanks to the winds which temporarily push away the dark clouds, letting a few
rays of sunlight through before the sky becomes overcast again. They also
resemble the "mark" of smoke just before the fire, that people used
to get when they rubbed two pieces of wood together.
The True Realm can be likened to the bright
sunlight in a clear and calm sky. It is like rubbing pieces of wood together
and already having fire. However, we should not underestimate attainment-like
marks, as they demonstrate the genuine existence of the True Realm. If, from
that level, we diligently redouble our efforts, the True Realm is not that far
away after all.
Comments
Post a Comment