Niệm
Phật Với Tứ Đoạt
Môn Niệm Phật vãng sanh là giáo pháp viên đốn Đại Thừa, bởi
người tu lấy sự giác ngộ nơi quả địa làm điểm phát tâm ở nhân địa. Từ một phàm
phu trong tứ sanh lục đạo, nhờ Phật tiếp dẫn mà lên ngôi Bất Thối, đồng hàng
với bậc thượng vị Bồ Tát; nếu chẳng phải chính miệng Phật nói ra, ai có thể tin
được? Bởi muốn vào vị Sơ Trụ lên ngôi Tín Bất Thối người tu các giáo môn khác
phải trải qua một muôn kiếp, mà mỗi đời đều phải liên tục tinh tấn tu hành. Nếu
nói đến Vị Bất Thối, Hạnh Bất Thối, Niệm Bất Thối lại còn xa nữa! Về môn Tịnh
Độ, hành giả đã tin tha lực lại dùng hết tự lực, tất muôn tu muôn người vãng
sanh, siêu thoát luân hồi không còn thối chuyển.
Nếu dùng hạnh Niệm Phật để phát minh tâm địa, ngộ tánh bản lai,
thì tông Tịnh Độ không khác với các tông kia. Còn dùng Niệm Phật để vãng sanh
cõi Phật, thì tông này lại có phần đặc biệt.
Cổ đức bảo:
1. Sanh tất quyết định sanh, về thật không có về: là đoạt cảnh chẳng đoạt
người.
2. Về tất quyết định về, sanh
không thật có sanh: là đoạt người chẳng đoạt cảnh.
3. Về thật chẳng có về, sanh cũng thật không sanh: là cảnh và người đều đoạt.
4. Về tất quyết định về, sanh cũng quyết định sanh: là cảnh và người đều không đoạt.
Trên đây là bốn câu giản trạch và Tứ Đoạt của môn Tịnh Độ. Chữ "đoạt" có nghĩa là: thông
suốt lý thể. Bởi toàn thể pháp giới là nhứt tâm, người và cảnh đều như huyễn,
nếu thấy có người vãng sanh, có cảnh để sanh về, là còn chấp nhơn chấp pháp,
phân biệt kia đây, nên gọi là “không đoạt”, tức không thông suốt lý thể.
Và trái lại, tức là đoạt. Tiên đức nói: "Có niệm
đồng không niệm. Không sanh tức là sanh. Chẳng phiền dời nửa bước. Thân đến
Giác vương thành", tức là ý này.
Người và cảnh đều đoạt, là mức cao tuyệt của hành giả niệm Phật.
Nhưng y theo ba kinh Tịnh Độ và Thiên
Thân Luận (Kinh Phật Thuyết A Di Đà, Vô Lượng Thọ, và Quán Vô Lượng Thọ - Thiên
Thân Luận tức Vãng Sanh Luận hay Vô Lượng Thọ Kinh Luận) thì nên lấy
"người và cảnh đều không đoạt" làm tông, mới hợp với ý nghĩa hai chữ
"vãng sanh". Bởi đức Như Lai biết hàng phàm phu ở cõi ngũ trược,
nhứt là thời mạt pháp này, nghiệp chướng sâu nặng, lập cảnh tướng để cho y theo
đó trụ tâm tu hành, còn khó có kết quả nói chi đến việc lìa tướng ư?
Phàm phu đời mạt pháp trụ tướng mà tu tất hạnh nguyện dễ khẩn
thiết, kết quả vãng sanh cũng dễ đoạt thành. Khi về Tây Phương, chừng ấy lo gì
không được chứng vào thể vô sanh vô tướng? Nếu chưa phải là bậc thượng căn lợi
trí, vội muốn cầu cao, thích lìa tướng tu hành tất tâm không nương vào đâu để
sanh niệm khẩn thiết, nguyện đã không thiết làm sao được vãng sanh. Không vãng
sanh chi khỏi cảnh luân hồi khổ lụy?
Ấy là muốn mau trở thành chậm, muốn cao trái lại thấp, muốn khéo
hóa ra vụng đó! Nhiều kẻ ưa nói huyền lý, thường bác rằng: "Niệm
Phật cầu sanh là chấp tướng ngoài tâm tìm pháp, chẳng rõ các pháp đều duy
tâm." Những người này ý muốn diệu huyền, nhưng kỳ thật lại thành
thiển cận! Bởi họ không rõ Ta Bà đã duy tâm thì Cực Lạc cũng duy tâm, tất cả
đâu ngoài chân tâm mà có? Vậy thì niệm Phật A Di Đà là niệm đức Phật trong tâm
tánh mình, về Cực Lạc tức về nơi cảnh giới của tự tâm, chớ đâu phải ở ngoài? Ta
Bà và Cực Lạc đều không ngoài tâm, thì ở Ta Bà để chịu sự điên đảo luân hồi, bị
ngọn lửa ngũ trược đốt thiêu, sao bằng về Cực Lạc an vui, hưởng cảnh thanh
lương tự tại?
Nên biết đúng tư cách để tôn sùng, duy tâm Tịnh Độ, phải là bậc đã chứng pháp tánh thân, mới có thể tự tại trong mọi hoàn cảnh. Chừng đó dù trụ Ta Bà hay Cực Lạc cũng đều là Tịnh Độ, là duy tâm, là giải thoát cả. Bằng chẳng thế thì dù có nói huyền nói diệu vẫn không khỏi sự hôn mê khi cách ấm, rồi tùy nghiệp luân hồi chịu khổ mà thôi!
Buddha Recitation and the Four Realizations
Reciting the Buddha's name seeking
rebirth in the Pure Land is a "perfect
sudden" method in the Mahayana tradition, because the cultivator takes
Enlightenment in the "effect stage" as his point of departure for
awakening the mind in the "causal stage." If it were not taught by
Buddha Sakyamuni Himself, who would believe that a common mortal of the
"Four Ways of Birth and Six Paths" could reach the stage of
non-retrogression, equal to the higher level Bodhisattvas, thanks to Amitabha
Buddha's power of "welcoming and escorting"? After all,
cultivators following other methods would have to spend ten thousand eons in
diligent, continuous cultivation to obtain such results. With the Pure Land
method, since the cultivator has put his faith in "other-power" in addition to using all his "self-power," every single cultivator will be reborn in the Land of
Ultimate Bliss, escape the cycle of Birth and Death and achieve
non-retrogression.
If we were
to use Buddha Recitation to discover the Mind-Ground and awaken to our Original
Nature, the Pure Land method would be no different from other methods. However,
when we rely on Buddha Recitation to seek rebirth in the Pure Land, this method
has unique characteristics.
Ancient masters have said:
1. Birth in the Pure Land is definitely birth; however, return to the Pure Land is, in truth, no
return. This is True Realization of realms, not of beings.
2. Return is definitely return;
however, birth is, in truth, No-Birth.
This is True Realization of beings, not of realms.
3. Return is, in reality, no return;
birth is also, in truth, no birth. This
is True Realization of both realms and beings.
4. Return is definitely return; birth
is definitely birth. This is not True Realization of realms
and beings.
These four statements explain the Four
True Realizations of Pure Land teachings. True Realization means thorough comprehension of essence,
or noumenon. Since the whole Dharma Realm is only Mind, sentient beings and
realms are illusory. If we conceive that there are sentient beings achieving
rebirth in the Pure Land and that there are realms to go back to, we are still
attached to beings and dharmas and are still making a distinction between here
and there. This is not True Realization, i.e., not a complete understanding of
essence and noumenon. The reverse is called True Realization. The ancients have
summarized the idea in the following stanza:
Recitation is equal to non-recitation,
No-Birth is Birth,
Do not bother to move even half a step,
You have arrived at the Enlightened capital city.
True Realization of beings and realms is
the ultimate goal of Pure Land practitioners. Nevertheless, the doctrine taught
in the Three Pure Land sutras and the Commentary on Rebirth is No. 4 ( "not True Realization of realms and beings"),
which is consonant with seeking rebirth in the Pure Land. This is because
Buddha Sakyamuni knew that common mortals in this world of the Five
Turbidities, especially in this Dharma-Ending Age, would have heavy and deep
karmic obstructions; establishing a realm of marks, enabling them to anchor
their minds and cultivate, would be difficult enough -- not to mention abandoning all marks!
If common human beings of this
Dharma-Ending Age cultivate while grasping at marks (i.e., the Pure Land), their Practice and
Vows will be more earnest and the final result of rebirth in the Pure land
easier to achieve. Once reborn in the Pure Land, why worry about not attaining
the state of No-Birth and No-Mark?
For those who are not of the highest
capacity or endowed with a sharp mind, hastening to achieve lofty goals and
engaging in cultivation without marks leaves the mind with no anchor.
Earnestness and sincerity are then difficult to develop. If their Vows are not
earnest, how can they achieve rebirth in the Pure Land, and without rebirth in
that Land, how can they escape Birth and Death? This is an instance of "haste makes waste," climbing high but
landing low, wanting to be clever and ending up clumsy and awkward!
Many who like to voice lofty
principles frequently reject the Pure Land method in these terms: "To recite the Buddha's name seeking
rebirth in the Pure Land is to grasp at marks, seeking the Dharma outside the
Mind, failing to understand that all dharmas are Mind-Only." These
individuals, seeking the subtle and the lofty, are in reality shallow and
superficial! This is because they do not understand that if the Saha World is
Mind-Only, then the Western Pure Land is also Mind-Only, and nothing can be
found outside the True Mind. Thus, to recite Amitabha Buddha's name is to
recite the Buddha of our own Nature and Mind; to be reborn in the Pure Land is
to return to the realm of our own Mind -- not to an outside realm! Since
neither the Saha World nor the Pure Land is outside the Mind, how can remaining
in the Saha World, enduring samsara, scorched and burned by the fire of the
Five Turbidities, be compared with returning to the tranquil and blissful Pure
Land -- the pure and cool realm of freedom?
We should realize that the ones truly in a position to honor
the Mind-Only Pure Land are those who have attained the Dharma-Nature-Body,
always free and at ease in all circumstances. At that time, whether in the Saha
World or in the Land of Ultimate Bliss, they are in a "pure land," in
the state of Mind-Only -- in the state of liberation. Otherwise, though they
may discourse endlessly on the mystery and loftiness of the Pure Land, they
cannot escape bewilderment and delusion in the "bardo stage," and,
following their karma, revolving in the cycle of Birth and Death!
Comments
Post a Comment