Cách
Đối Trị Tổng Quát
Nghiệp THAM, SÂN, SI biểu hiện dưới
nhiều hình thức, không thể tả xiết! Nơi đây chỉ nói tổng quát bốn điều căn bản
để đối trị những nghiệp ấy:
1. Dùng TÂM đối trị:
- Người mê với bậc giác ngộ chỉ có hai điểm sai biệt: tịnh là chư Phật, nhiễm
là chúng sanh. Chư Phật do thuận theo tịnh tâm nên giác ngộ, đủ thần thông trí
huệ; chúng sanh bởi tùy nơi trần nhiễm nên mê hoặc, bị sống chết luân hồi. Tu
Tịnh Độ là đi sâu vào Niệm Phật Tam Muội để giác ngộ bản tâm, chứng lên Phật
quả.
Vậy trong niệm Phật, nếu thấy bất cứ một niệm vọng động
nào khác nổi lên, liền phải trừ ngay và trở về tịnh tâm. Đây là cách dùng tâm
để đối trị.
2. Dùng LÝ đối trị: -
Nếu khi vọng niệm khởi lên, dùng tâm ngăn trừ không nổi, phải chuyển sang giai
đoạn hai là dùng đến quán lý. Chẳng hạn như khi Tâm tham nhiễm nổi
lên, quán lý: bất tịnh, khổ, vô thường, vô ngã. Tâm giận hờn phát
khởi, quán lý: Từ bi hỷ xả, nhẫn nhục nhu hòa, các pháp đều không.
3. Dùng SỰ đối trị: -
Những kẻ nghiệp nặng, dùng lý đối trị không kham, tất phải dùng sự, nghĩa là
dùng đến hình thức. Thí dụ, người tánh dễ sân si, biết rõ nghiệp mình, khi phát
nóng bực sắp muốn tranh cãi, họ liền bỏ đi và uống từ từ một ly nước lạnh để
dằn cơn giận xuống. Hoặc như kẻ nặng nghiệp ái, dùng lý trí ngăn không nổi, họ
lựa cách gần bậc trưởng thượng, làm Phật sự nhiều, hoặc đi xa để lãng quên lần
tâm nhớ thương. Câu: "Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng!" thật ra
chính là "Càng xa xôi mặt, càng thưa thớt lòng!"
Bởi tâm chúng sanh y theo cảnh, cảnh đã vắng tức tâm mất
chỗ nương, lần lần sẽ phai nhạt.
4. Dùng SÁM tụng đối
trị: - Ngoài ba cách trên từ tế đến thô, còn có phương pháp thứ tư là dùng sám
hối trì tụng để đối trị. Sự sám hối, niệm Phật, trì chú hoặc tụng kinh, mà giữ
cho đều đều, có năng lực diệt tội nghiệp sanh phước huệ. Vì thế thuở xưa có
nhiều vị trước khi thọ giới hay sắp làm Phật sự lớn, thường phát nguyện tụng
mấy muôn biến chú Đại Bi, hoặc một tạng Kinh Kim Cang Bát Nhã. Bên Trung Hoa,
các cư sĩ khi hợp lại Niệm Phật Ðường để kiết thất, nếu ai nghiệp nặng niệm
Phật không thanh tịnh, hay quán Phật không được rõ ràng, vị pháp sư chủ thất
thường bảo phải lạy hương sám. Đây là cách đốt một cây hương dài, rồi thành
kính đảnh lễ hồng danh Phật sám hối, cho đến khi nào cây hương tàn mới thôi.
Có vị suốt trong thời kỳ kiết thất bảy ngày hoặc hai mươi
mốt ngày, toàn là lạy hương sám.
Bốn cách trên, hành giả tùy trường hợp mà đối trị tổng quát ba
nghiệp tham sân si. Nếu bền bỉ chí tâm,
thì không việc chi chẳng thành tựu.
General Guidelines for Countering
Afflictions
The karmas of greed, anger and
delusion manifest themselves in many forms, which are impossible to describe
fully. I will discuss, in general, four basic ways to subdue them.
1. Suppressing Afflictions with the Mind
There are
only two points of divergence between the deluded and the enlightened : purity
is Buddhahood, defilement is the state of sentient beings. Because the Buddhas
are in accord with the Pure Mind, they are enlightened, fully endowed with
spiritual powers and wisdom. Because sentient beings are attached to worldly
Dusts, they are deluded and revolve in the cycle of Birth and Death. To
practice Pure Land is to go deep into the Buddha Recitation Samadhi, awakening to
the Original Mind and attaining Buddhahood.
Therefore, if any
deluded, agitated thought develops during Buddha Recitation, it should be
severed immediately, allowing us to return to the state of the Pure Mind. This
is the method of counteracting afflictions with the mind.
2. Suppressing Afflictions with Noumenon
When
deluded thoughts arise which cannot be suppressed with the mind, we should move
to the second stage and "visualize principles." For example, whenever
the affliction of
greed
develops, we should visualize the principles of impurity, suffering,
impermanence, No-Self. Whenever the affliction of anger arises, we should visualize the principles of
compassion, forgiveness and emptiness of all dharmas.
3. Suppressing Afflictions with Phenomena
Persons
with heavy karma who cannot suppress their afflictions by visualizing
principles alone, should use "phenomena," that is, external forms.
For
example, individuals who are prone to anger and delusion and are aware of their
shortcomings, should, when they are on the verge of bursting into a quarrel,
immediately leave the scene and slowly sip a glass of cold water. Those heavily
afflicted with the karma of lust-attachment who cannot suppress their
afflictions through "visualization of principle," should arrange to
be near virtuous Elders and concentrate on Buddhist activities or distant
travel, to overcome lust and memories gradually. The saying "absence makes
the heart grow fonder," should really read "out of sight, out of
mind." This is because sentient beings' minds closely parallel their
surroundings and environment.
If the
surroundings disappear, the mind loses its anchor, and, gradually, all memories
fade away.
4. Suppressing Afflictions with Repentance and Recitation
In
addition to the above three methods, which range from the subtle to the gross,
there is also a fourth: repentance and the recitation of sutras, mantras and
the Buddha's name. If performed regularly, repentance and recitation eradicate
bad karma and generate merit and wisdom.
For this
reason, many cultivators in times past, before receiving the precepts of
embarking upon some great Dharma work such as building a temple or translating
a sutra, would vow to recite the Great Compassion Mantra tens of thousand of
times, or to recite the entire Larger Prajna Paramita Sutra,
the longest sutra in the Buddhist canon.
In the
past, during lay retreats, if a practitioner had heavy karmic obstructions and
could not recite the Buddha's name with a pure mind or clearly visualize
Amitabha Buddha, the presiding Dharma Master would usually advise him to follow
the practice of "bowing repentance with incense." This method
consists of lighting a long incense stick and respectfully bowing in repentance
while uttering the Buddha's name, until the stick is burnt out.
There are cases
of individuals with heavy karma who would spend the entire seven or
twenty-one-day retreat doing nothing but "bowing with incense."
Depending
on circumstances, the practitioner can use any of these four methods to
counteract the karma of greed, anger and delusion in a general way.
If these methods are practiced patiently and
in earnest, there is nothing that cannot be accomplished.
BÀI SỐ 98
Ẩn tu phương tiện mượn thi ngâm
Thức ngộ mình người khởi đạo tâm
Đâu nghỉ hoa đào ra động bích
Mà mong Lưu Nguyễn ghé vào thăm?
NHƯ Ý : Nếu Hoa-đào có rơi nhẹ trôi theo vòng suối ra ngoài ĐỘNG BÍCH, đó cũng là một sự Ngẫu-nhiên, không phải do ý Chư-tiên mượn nó để dời chân LƯU NGUYỄN , cũng như thế Bút-giả không có ý mượn những lời Thi trong đây để Thả cánh Hoa-đào, mà chỉ muốn ngõ riêng với một ít vì Thông Cảm, Hữu Duyên.
Bởi Mình đã có DUYÊN để đáng tỏ BÀY công bố.
6. Niệm Phật Phải Ðoạn Tuyệt Phiền Não
Thanh sắc tài danh thế-lợi trêu
Bể trần chìm nổi kiếp vô-liêu!
Giai-nhân kiệt-sĩ chừ đâu vắng?
Dấu sử nghìn thu để hận nhiều!
Hươu Tần tranh đuổi khắp giang-san
Cỏ xót, mây thương, cuộc thảm tàn!
Lầu Hán vui trăng ai đó mấy?
Hơn thua thù hận thuở nào tan?
May gặp Như-Lai ánh huệ-không
Nước dương quyết rửa sạch mê lòng!
Đã lên non pháp quên tìm báu
Lần lựa đi về tiếc uổng công!
Vượt hết non cao vực thẳm rồi
Bên đường bỗng thấy sắc hoa tươi
Mới hay siêu đọa do mình cả
Mà cõi mười phương cũng huyễn thôi.
Cách Đối Trị Tổng Quát
Nghiệp THAM, SÂN, SI biểu hiện dưới nhiều hình thức, không thể tả xiết! Nơi đây chỉ nói tổng quát bốn điều căn bản để đối trị những nghiệp ấy:
1. Dùng TÂM đối trị: - Người mê với bậc giác ngộ chỉ có hai điểm sai biệt: tịnh là chư Phật, nhiễm là chúng sanh. Chư Phật do thuận theo tịnh tâm nên giác ngộ, đủ thần thông trí huệ; chúng sanh bởi tùy nơi trần nhiễm nên mê hoặc, bị sống chết luân hồi. Tu Tịnh Độ là đi sâu vào Niệm Phật Tam Muội để giác ngộ bản tâm, chứng lên Phật quả.
Vậy trong niệm Phật, nếu thấy bất cứ một niệm vọng động nào khác nổi lên, liền phải trừ ngay và trở về tịnh tâm. Đây là cách dùng tâm để đối trị.
2. Dùng LÝ đối trị: - Nếu khi vọng niệm khởi lên, dùng tâm ngăn trừ không nổi, phải chuyển sang giai đoạn hai là dùng đến quán lý. Chẳng hạn như khi Tâm tham nhiễm nổi lên, quán lý: bất tịnh, khổ, vô thường, vô ngã. Tâm giận hờn phát khởi, quán lý: Từ bi hỷ xả, nhẫn nhục nhu hòa, các pháp đều không.
3. Dùng SỰ đối trị: - Những kẻ nghiệp nặng, dùng lý đối trị không kham, tất phải dùng sự, nghĩa là dùng đến hình thức. Thí dụ, người tánh dễ sân si, biết rõ nghiệp mình, khi phát nóng bực sắp muốn tranh cãi, họ liền bỏ đi và uống từ từ một ly nước lạnh để dằn cơn giận xuống. Hoặc như kẻ nặng nghiệp ái, dùng lý trí ngăn không nổi, họ lựa cách gần bậc trưởng thượng, làm Phật sự nhiều, hoặc đi xa để lãng quên lần tâm nhớ thương. Câu: "Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng!" thật ra chính là "Càng xa xôi mặt, càng thưa thớt lòng!"
Bởi tâm chúng sanh y theo cảnh, cảnh đã vắng tức tâm mất chỗ nương, lần lần sẽ phai nhạt.
4. Dùng SÁM tụng đối trị: - Ngoài ba cách trên từ tế đến thô, còn có phương pháp thứ tư là dùng sám hối trì tụng để đối trị. Sự sám hối, niệm Phật, trì chú hoặc tụng kinh, mà giữ cho đều đều, có năng lực diệt tội nghiệp sanh phước huệ. Vì thế thuở xưa có nhiều vị trước khi thọ giới hay sắp làm Phật sự lớn, thường phát nguyện tụng mấy muôn biến chú Đại Bi, hoặc một tạng Kinh Kim Cang Bát Nhã. Bên Trung Hoa, các cư sĩ khi hợp lại Niệm Phật Ðường để kiết thất, nếu ai nghiệp nặng niệm Phật không thanh tịnh, hay quán Phật không được rõ ràng, vị pháp sư chủ thất thường bảo phải lạy hương sám. Đây là cách đốt một cây hương dài, rồi thành kính đảnh lễ hồng danh Phật sám hối, cho đến khi nào cây hương tàn mới thôi.
Có vị suốt trong thời kỳ kiết thất bảy ngày hoặc hai mươi mốt ngày, toàn là lạy hương sám.
Bốn cách trên, hành giả tùy trường hợp mà đối trị tổng quát ba nghiệp tham sân si. Nếu bền bỉ chí tâm, thì không việc chi chẳng thành tựu.
Nếu là bậc chân tu
Không thấy lỗi của đời.
Nếu như thấy lỗi người
Mình chê, là kém dở!
Người quấy, ta đừng quấy
Ta chê, tự có lỗi.
Muốn phá tan phiền não
Hãy trừ tâm thị phi
Thương ghét chẳng để lòng
Nằm thẳng đôi chân nghỉ!
(Pháp Bảo Đàn Kinh, Vô Tướng kệ)
Comments
Post a Comment