Các
Loại Ma
Ba
tiết Nội Cảnh Giới, Ngoại Cảnh Giới, Biện Ma Cảnh vừa viết xong, có một liên
hữu đến thăm thấy bút giả đang duyệt xem lại, liền xin đọc cho nghe. Sau khi
nghe qua, vị này yêu cầu nói rõ thêm về các loại ma để những bạn đồng tu biết
mà phòng ngừa. Thật ra, trong ba tiết trên đã nói khái quát về các cảnh giới,
trong ấy có ma cảnh; nếu hành giả nắm được cương yếu, tự có thể giữ vững tâm và
đối trị với mọi cảnh duyên phá hoại. Nhưng thể theo lời yêu cầu đó, nhân tiện
cũng xin trình bày tổng quát về các loại ma như sau:
"Ma" tiếng
Phạn gọi Ma La, Trung Hoa dịch là Sát, bởi nó hay cướp của công đức, giết hại
mạng sống trí huệ của người tu. "Ma" cũng chỉ cho những duyên phá
hoại làm hành giả thối đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm
điều ác rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài
hữu tình đến Niết Bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho
chúng sanh chịu khổ đọa trong vòng sống chết luân hồi, là Ma sự. Người tu càng
lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Ma tuy
nhiều, nhưng kết yếu chỉ có ba loại là: Phiền Não Ma, Ngoại Ma và Thiên Ma.
Phiền
Não Ma chỉ cho các phiền não tham nhiễm, hờn giận, si, mê, khinh mạn,
nghi ngờ, ác kiến; cho đến các thứ ma: năm ấm, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám
giới. Loại ma này cũng gọi là Nội ma, do lòng mê muội điên đảo sanh ra, nên
phải dùng tâm chân chánh sáng suốt giác ngộ mà giải trừ. Phàm phu tự mình đã có
những nghiệp riêng, lại do công nghiệp sống chung trong khung cảnh, mà người
xung quanh phần nhiều tánh tình hiểm ác, nghiệp chướng lẫy lừng, nên dễ động
sanh phiền não. Có kẻ không chịu đựng nổi sự lôi cuốn của ngũ trần, nên bị sa
ngã. Có người vì nghịch cảnh, khiến cho bi thương sầu não, chí tiến thủ tiêu
tan. Những sự việc này xui khiến người tu nhẹ thì ưu sầu, uất ức sanh đau bịnh;
nặng thì chán nản bỏ đạo, hoặc phẫn chí tự tận; nguy hại hơn nữa, tất đến chỗ
đối với hàng xuất gia, tại gia đều mất hết mỹ cảm, tránh xa chán ghét, sanh
việc khinh rẻ, chê bai, không tin nhân quả, làm điều ác rồi phải đọa tam đồ.
Muốn đối trị thứ ma này, hành giả phải quán xét phiền não là hư
huyễn, xao động, nóng bức, trói buộc, tối tăm, chỉ làm khổ cho người và mình.
Dứt phiền não, ta sẽ trở về chân tâm tự tại giải thoát, mát lặng sáng trong, an
vui mầu nhiệm. Đối với sự mê chấp từ năm ấm cho đến mười tám giới cũng nên quán
như thế. Trong Kinh Pháp Hoa, đức Phật bảo: "Các ngươi chớ nên tham đắm
sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp thô tệ. Nếu mê đắm tham trước, tất bị nó thiêu
đốt." Khi xưa đức Văn Thù hỏi một vị thiên nữ: "Ngươi xem mười tám
giới như thế nào?" Thiên nữ đáp: "Như thấy kiếp lửa đốt thế
gian!" Đây là những lời cảnh giác
để phá trừ loại ma phiền não.
Phiền Não Ma hay Nội Ma, nếu không chế phục được, tất sẽ chiêu
cảm đến Ngoại Ma ở ngoài đến phá. Lời xưa nói: "Trong cửa có tiểu nhơn,
ngoài cửa tiểu nhơn đến. Trong cửa có
quân tử, ngoài cửa quân tử đến." Lại như khi ăn trộm đào ngách muốn
vào nhà, gia chủ hay được tỏ ra bình tĩnh răn trách, tất nó phải sợ hãi bỏ đi.
Nếu chủ nhà kinh sợ, rối rít năn nỉ, đó chính là thái độ khuyên rước trộm vào
nhà vậy.
Ngoại Ma là
những loài quỷ thần, yêu mị bên ngoài. Người tu khi có đôi chút công phu, liền
bị nó đến thử thách phá khuấy. Loài này có thể chia thành ba hạng là: Bố Ma, Ái
Ma và Não Ma.
1. Bố Ma là loài ma
ưa khủng bố làm cho người kinh sợ. Thứ ma này thường hóa hình cọp, sói, rắn,
rít, hoặc các loài thú hung dữ kỳ lạ, hay hình ác quỷ ghê rợn để dọa nhát người
tu. Những hình tướng này biến huyễn vô cùng, hoặc không đầu, nhiều đầu, nhiều
tay, nhiều mắt; hoặc mình người đầu thú, mình thú đầu người, hoặc cầm khí giới,
hoặc phun lửa đỏ. Nếu hành giả kinh hãi, liền bị nó phá làm mất chánh niệm, lắm
khi sanh điên cuồng. Gặp cảnh này, nên nghĩ các tướng đều giả dối, ma chỉ có
thể hủy diệt huyễn thân chớ không thể phá hoại được chân tâm. Suy xét như thế
rồi liền bình tĩnh không sợ chết, an nhiên chuyên tâm niệm Phật hoặc trì chú,
nó sẽ tự rút lui.
2. Ái Ma là loài ma khích
động lòng ái dục cho đến tâm tham nhiễm cảnh ngũ trần. Chúng hóa hình nam, nữ
lõa lồ xinh đẹp; hoặc hình cha mẹ, anh em, kẻ thân mến; cho đến thân Phật, Bồ
Tát tướng tốt trang nghiêm để khuyến dụ. Nếu người thích ăn ngon, chúng hóa sơn
hào, hải vị hương thơm ngào ngạt đem dâng; người ưa bảo vật, chúng hiện hình
thú lạ ngậm châu ngọc đến hiến tặng. Tùy tâm niệm hành giả ưa thích điều chi,
nó liền hiện ra thứ ấy. Chúng có thể dùng ma lực khiến cho người tu được tà
định, tà trí, tài biện thuyết, phép thần thông biết quá khứ, vị lai. Những kẻ
không hiểu cho là đã chứng đạo quả, thảy đều tin phục; song kỳ thật người kia
trong tâm điên đảo, chuyên làm phép quỷ mê hoặc thế gian.
Có một nhà sư Việt Nam tu tại chùa Bàng Long bên Lào, trong khi
Thiền Ðịnh thấy một nhóm mỹ nữ lõa lồ, nắm tay nhau nhảy múa. Sư trấn định tâm
không nổi, liền thành khẩn niệm Phật, tướng ấy mới tan.
Khi xưa, ở chùa núi Chung Nam tại Trung Hoa, có một vị sư đang
tham thiền, nhân khi trời lạnh bụng đói, động niệm tưởng ăn; bỗng thấy một thiếu
phụ bưng thức ăn đến cúng dường. Thiếu phụ quì sớt đồ ăn vào bát, thỉnh sư nên
dùng liền kẻo nguội lạnh, mất ngon. Sư vì đói muốn thọ dụng ngay, nhưng nghĩ
chưa đến giờ thọ trai, nên nhẫn nại bảo hãy tạm để một bên, chờ đúng giờ rồi sẽ
ăn. Thiếu phụ nghe nói, có vẻ hờn giận bỏ đi. Giây lâu sau đúng ngọ, sư giở bát
ra thấy trong ấy toàn là giòi bò lúc nhúc. Chừng ấy ông mới tỉnh ngộ, biết vừa
động sanh vọng niệm, liền rước lấy cảnh ma; may nhờ có chút định lực mới khỏi
ăn đồ dơ và phạm giới sát.
Lại một vị sư cũng tu Thiền trong non, thấy mình lẻ loi cô
quạnh, nên sanh vọng tưởng muốn được một ít người cùng ở cho vui. Vừa đâu có bà
lão dẫn hai cô gái trẻ đẹp, bảo nhà ở dưới làng chân núi, tìm đến am tranh cầu
xin dạy đạo. Vị tăng ban sơ không nghi ngờ, liền thuyết pháp khai thị. Tới lui
như thế lâu ngày, một hôm bà lão thưa bạch xin cho hai cô gái làm thị giả lo
việc giặt giũ, cơm nước để sư đỡ nhọc. Sư nghe nói thoáng sanh lòng ngờ lạ,
liền nghiêm trách từ chối. Ba người đó có vẻ hờn thẹn bỏ đi. Sư lén theo dõi,
qua một khúc quanh bỗng chợt mất bóng, đến xem thì đã cùng đường, lại không có
nhà cửa chi cả, chỉ thấy ba gốc cổ thụ, một to, hai nhỏ. Ông suy nghĩ biết đây
là yêu tinh cổ thụ làm quái; muốn đem búa chặt đốn hoặc nổi lửa thiêu đốt để
dứt trừ hậu hoạn. Vừa nghĩ đến đó bỗng thấy ba người hiện ra cầu sám hối và xin
tha mạng.
Thế nên biết, tâm yên cảnh lặng, vọng khởi ma sanh, người tu
phải ghi nhớ điều này.
3. Não Ma là loại ma
chuyên phá rối, làm não loạn người tu. Có giống tinh mị mỗi loài đến theo giờ
của nó, đại khái mỗi giờ có ba loài, mười hai giờ thành ba mươi sáu loại tinh
thú. Như giờ Dần đến, tất là loài cọp, beo, gấu; giờ Mẽo đến là loài mèo, thỏ,
cáo; giờ Thìn đến là loài rồng, cá, thuồng luồng... Theo trong Tọa Thiền Chỉ
Quán có thứ quỷ Du Lạp Kiết Chi, Trung Hoa gọi là Đôi Dịch, đầu mặt như cây đàn
tỳ bà, bốn mắt, hai miệng, thường ưa khuấy động phá rối người tu. Chúng chờ khi
người đang tụng niệm, hóa ra loài sâu trùng, hoặc bò lên khắp đầu mặt; hoặc
chun vào miệng, lỗ mũi, mắt, lỗ tai; hoặc chui vào nách, bụng của hành giả mà
cắn, chích. Đôi khi chúng kêu vang vào lỗ tai, làm thành tiếng ồn náo, nhức óc;
hoặc chợt ôm giữ người, quơ tìm thì không đụng thấy. Chúng còn hóa ra cảnh ngũ
trần hoặc thuận, hoặc nghịch, hoặc không thuận nghịch, biến huyễn khôn lường,
làm cho hành giả loạn động chẳng biết đâu mà nhận thức, dễ mất định tâm. Muốn
đối trị với ba mươi sáu loài tinh thú, cứ theo giờ kêu tên của nó mà quở trách;
với ma Đôi Dịch, nên tụng Tam Quy, Ngũ Giới hoặc giới bổn, bởi chúng là thứ quỷ
phạm tội phá giới. Làm như thế chúng liền ẩn mất. Hoặc cách đối trị tổng quát
là nên nhiếp tâm vào chánh định, hay chuyên chí trì chú, niệm Phật, chúng sẽ
biến tan.
Gặp cảnh ma chướng quá nhiều,
người xưa còn có phương pháp là sắm hai mặt gương soi, rồi nhập thất bốn mươi
chín ngày, chuyên tụng chú Đại Bi hoặc chú Chuẩn Đề gia trì vào trong gương. Xong,
treo hai tấm gương trên cao chiếu nghiêng xuống nơi chỗ thường ngồi trì niệm,
một để trước mặt, một ở sau lưng. Nếu loài ma đến liền bị thâu bắt hiện hình
vào gương, chừng ấy hành giả muốn đuổi đi hay hành phạt gì tùy ý. Gương phép
này lâu lâu phải dùng vải sạch lau chùi và gia trì thần chú một lần. Làm như
thế nó chẳng những nhắc nhở cho sự trong sáng của tâm linh, mà còn tăng thêm
phần ứng nghiệm. Đây là cách dùng gương để đối trị nội ma và ngoại ma theo kinh
nghiệm của tiền nhơn.
Để nói rộng thêm, Ngoại Ma còn là những ma về bàng môn ngoại
đạo. Theo chỗ nhận thấy của bút giả cùng nhiều đồng bạn, những vị kiếp trước
hoặc kiếp này đã tu theo ngoại đạo, sau trở lại quy đầu Phật pháp; hoặc những
vị tuy chỉ nương về Tam Bảo, nhưng xưa kia ông bà cha mẹ đều theo bàng môn,
thường hay bị ngoại ma phá rối. Bởi lối tu của ngoại đạo đều không rời phiền
não hữu lậu, còn trong vòng tự cao chấp ngã, tham đắm quyền danh, nên hàng
ngoại đạo hay quy tụ bè phái, không muốn cho người có ít nhiều liên hệ với phe
mình tu theo đạo khác. Bút giả có người bạn xuất gia, tánh nhu hòa hiền hậu,
nhưng khi tu hành bị ngoại ma theo phá mãi. Tiếc vì ông bạn này còn vương hạt
giống ngoại đạo, không chí tâm dùng Phật pháp đối trị với tà pháp. Trong lúc
cùng quẫn vì ma phá, thầy đi nhiều nơi tìm sự cứu độ với các người tu theo
ngoại phái. Kết cuộc thầy lạc hẳn về ngoại đạo, bề ngoài là hình thức tăng già,
nhưng bên trong lại chuyên tu về luyện điển, bác phá sự lễ Phật tụng kinh, cho
là chấp tướng.
Lại có một nữ Phật tử, tánh tình rất tốt, song thường lâm cảnh
ngoại ma quấy nhiễu. Một độ nọ, trong lúc đang tu, cô bị ma ngoại đạo vây khổn,
và nghe tiếng nói: "Ông cha mi đều là người tu theo phái Ngũ Hành của
chúng ta, sao mi không trở về gốc cũ, lại đi theo đạo Phật?" Cô kinh hãi
chí tâm niệm Phật, mỗi câu niệm Phật thấy có một làn ánh sáng phát ra che phủ
thân mình, bọn ma không làm chi được. Chúng tức giận bảo: "Mi đừng cậy có
phép Phật mà tự đắc tự kiêu, sẽ có người trưởng thượng của chúng ta đến đây cho
mi biết thủ đoạn!" Nói xong, chúng liền rút lui. Khi ấy cô bỗng nghe tiếng
một vị thiện thần bảo: "Bọn chúng ganh hờn vì cô quy y Tam Bảo, không theo
đạo ông cha mà thờ cúng chúng nó. Ngay bây giờ cả hai tay cô nên kiết ấn Kim
Cang quyền, bấm ngón tay cái vào lóng gốc ngón áp út và nắm chặt lại. Cứ giữ y
như thế rồi thành tâm trì chú hoặc niệm Phật mãi, vì giây lát sẽ có người lớn
của bọn chúng đến đây, dùng phép ngũ lôi đánh và bắt hồn cô. Vây cánh chúng rất
đông, tôi chỉ giúp đỡ phần nào thôi, bởi cô thế không làm sao xua đuổi bọn nó
nổi. Sức của cô cũng chỉ có hạn, sợ e lâu ngày chẳng kham chống trả, tốt hơn
nên vào chùa tu mới tránh khỏi nạn." Cô liền y theo lời dặn, nắm tay lại
kiết ấn và trì chú Đại Bi. Giây lát bỗng nghe tiếng ồn ào đông đảo, rồi có một
làn chớp từ trên đánh xuống nặng nề như búa bổ, nóng rát, rêm nhức cả đầu. Cô
liền buông bỏ tất cả ý niệm, liều mạng chí tâm trì chú, không còn biết cảnh
giới bên ngoài ra sao, giây lâu nghe xung quanh lặng lẽ, thân tâm trở lại trong
trạng thái yên ổn bình thường.
Sau đó, cô nương vào chùa, nhưng vì còn bà thân già hay đau yếu
không ai săn sóc, nên bắt buộc phải về nhà lo phần sanh kế để phụng dưỡng. Một khoảng thời gian cách xa không gặp lại,
bút giả nghe tin cô hay nói chuyện hư huyền, và xướng ra làm bịnh, biết cô
chống không nổi nên đã bị ma ám nhập, chỉ riêng thầm thương xót thở than!
Cho nên những vị trước kia có liên hệ với ngoại phái sau trở về tu Phật, nên
nhìn gương trên mà lưu tâm cẩn thận.
Thiên
Ma là loại ma ở cõi Tha Hóa Tự Tại, thuộc tầng thứ sáu của trời
Lục Dục. Loại ma này có phước báo, hưởng sự vui mầu nhiệm cao tột của ngũ trần,
cho đó là cảnh khoái lạc tuyệt đối, nắm quyền hạn về dục nhiễm, không muốn ai
thoát khỏi phạm vi ấy. Khi hành giả đạt đến mức tu khá cao, tâm quang phát lộ,
ánh sáng chiếu thấu lên cõi trời Tha Hóa làm cho cung điện ma rung động, chúng
liền phát giác và vì sợ e cho có người giải thoát, quyến thuộc mình sẽ bị giảm
bớt đi, nên tìm cách phá hoại. Chúng hiện ra nhiều cảnh, hoặc hăm dọa, hoặc
khuyến dụ, hoặc giúp cho sức tà định, tà trí cùng thần thông cốt để gạt gẫm;
lại thay phiên nhau rình rập không giây phút nào xa rời để chờ cơ hội thuận
tiện. Nếu hành giả có một niệm sơ hở, liền bị chúng ám nhập, xúi giục làm những
điều trái đạo đức, đời tu kể như đã hư tàn. Trong Luận Khởi Tín, Mã Minh Đại Sĩ
từng khuyên dạy:
"Trong khi hành giả tịnh tu, thường bị các thiên ma, ngoại
đạo, hoặc quỷ thần làm não loạn. Chúng hiện các hình tướng ghê rợn để khủng bố,
hoặc tướng nam nữ xinh đẹp mong quyến rũ. Có khi chúng hiện thân Phật, Bồ Tát
hay chư Thiên đủ các tướng tốt trang nghiêm; hoặc nói các môn Đà Ra Ni; hoặc
nói pháp bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ; hoặc nói
các pháp bình đẳng, không, vô tướng, vô nguyện, khen ngợi cảnh không oán không
thân, không nhân không quả, cứu cánh rỗng không vắng lặng, bảo đó là chân Niết
Bàn... Hoặc chúng làm cho hành giả biết đời trước của mình, suốt việc quá khứ
vị lai (túc mạng thông), thấu rõ tâm niệm mọi người (tha tâm thông), cho đến
được biện tài vô ngại. Chúng khiến người tu tham luyến danh lợi thế gian, tánh
tình thất thường, hay giận, hay cười, ưa ngủ, nhiều bịnh, dễ xót thương xúc
cảm, có khi rất tinh tấn, lắm lúc lại trễ nãi biếng lười. Hoặc chúng xui hành
giả sanh tâm nghi ngờ không tin, nhiều lo nghĩ, bỏ pháp tu căn bản trở lại tu
các tạp hạnh, đắm nhiễm những việc triền phược ở thế gian. Hoặc chúng làm cho
hành giả được một ít phần tương tợ như Tam Muội, có thể ở trong định từ một
ngày cho đến bảy ngày, thân tâm an vui không biết đói khát; song đó là do sức
tà chứng của ngoại đạo gia bị, không phải thật Tam Muội. Hoặc lại khiến cho
hành giả ăn uống không chừng độ, khi nhiều khi ít, sắc mặt biến đổi luôn. Khi
gặp những cảnh như trên, người tu phải dùng trí huệ quán sát, gắng giữ chánh
niệm, đừng sanh tâm chấp trước mà lạc vào lưới tà. Phải kiên trì như thế mới xa
lìa được ma chướng."
Kết lại, nếu nói ước lược hơn, chỉ có Nội ma và Ngoại ma;
Thiên ma cũng nhiếp thuộc về loài Ngoại ma. Nhưng sở dĩ lập Thiên ma thành một
loại riêng, là vì muốn cho hành giả lưu ý đến sự phá hoại nguy hiểm tinh vi của
nó. Ngoài Phiền não ma, Ngoại ma, Thiên ma như trên, trong kinh còn có nói Bịnh
ma và Tử ma. Bởi cơn đau bịnh thường làm cho hành giả tiêu giảm công phu, lại
tu chưa đến đâu rồi chết có thể khiến người thối thất đạo quả, nên mới gọi là
"ma". Nhưng Bịnh ma và Tử ma, đại ý chỉ cho sự chướng ngại của bịnh
và chết thuộc thân tứ đại trên đường tu, không có tính cách phá hoại khuấy rối
để giết hại đạo tâm theo nghĩa "ma" chân thật. Vì thế nên đây lược
qua không đề cập đến.
Sức tu của người thời nay, phần nhiều bị Phiền Não ma hoặc Ngoại
ma phá hoại, chưa đủ để cho Thiên ma phải ra tay. Loại ma này chỉ đến với những
vị tu cao. Nếu Thiên ma quyết phá, những vị sức tu tầm thường khó có hy vọng
thoát khỏi. Trong Kinh Lăng Nghiêm, vì
thương đường tu nhiều hiểm nạn, đức Phật khuyên các hành giả tham thiền nên
kiêm trì mật chú, để được nhờ thần lực gia hộ, thoát khỏi nạn ma thành tựu
chánh định.
Ấn Quang đại sư đã bảo:
"Mới xem qua, dường như Kinh Lăng Nghiêm khác quan
điểm với Tịnh Độ, nhưng xét nghĩ sâu mới thấy kinh này trong vô hình đã khen
ngợi tuyên dương Tịnh Độ. Tại sao thế? Bởi bậc đã chứng đệ tam thánh quả A Na
Hàm, còn có thể bị ma cảnh làm cho thối đọa; thì sự niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ
càng nổi bật thêm tánh cách trọng yếu, trong ánh sáng nhiếp hộ của đức A Di Đà
không còn nạn ma."
Cho nên xét luận trên đường hành đạo, khi chưa được sanh về Cực
Lạc, thì tu Tịnh Độ cũng có thể bị ma chướng. Song phần nhiều đó là do hành giả
không hiểu giáo lý, chẳng khéo trị tâm, để Nội ma phát khởi khiến chiêu cảm
Ngoại ma đến phá hoại. Nếu giữ được tâm bình tĩnh, thì với oai lực công đức của
câu hồng danh, ngoại ma không làm chi được, và phiền não cũng lần lần tiêu trừ.
Vì thế người tu Tịnh Độ, ma cảnh nếu có cũng là phần ít. Trái lại, người tu
thiền ma cảnh hiện nhiều, bởi chỉ nương vào tự lực. Bậc Thiền Sĩ phải đủ năm
điều kiện sau đây, mới mong đường tu được thành tựu: Một, là giới hạnh tinh
nghiêm; hai, căn tánh lẹ làng suốt sáng; thứ ba, phải hiểu rõ đạo lý, khéo phân
biệt tướng chánh, tà, chân, vọng; bốn, ý chí mạnh mẽ vững bền, và năm, là phải
nương bậc thiện tri thức thông kinh điển, đã có kinh nghiệm tu thiền nhiều năm,
để nhờ sự hướng dẫn. Nếu thiếu năm điều kiện đó tất dễ bị ma nạn. Tiên đức đã
bảo: "Khô mộc đường tiền thác lộ
đa!" Câu này ý nói: trong cơ Thiền có rất nhiều duyên lạc lối.
Vì thế tu thiền muốn được thành tựu, phải là bậc lợi trí thượng
căn. Bậc tôn túc tông Thiền khi xưa, lúc truyền pháp cũng căn dặn: "Phi
bậc thượng thượng căn. Đừng dễ dàng hứa nhận" (Phi thượng thượng căn. Thận
vật khinh hứa). Lời nói này đủ chứng minh cho điều nhận xét trên.
Trong Luận Khởi Tín, sau khi kết hợp tổng quát về tinh yếu của
pháp Đại Thừa, và trình bày xong đường lối tu tập, Mã Minh Bồ Tát lại bảo:
"Cõi Ta Bà phiền não cang cường, chánh tín khó vững, không thường được gặp
Phật nghe pháp, đường tu nhiều hiểm nạn chướng duyên. Nên biết Như Lai có
phương tiện thù thắng, dạy cầu sanh về cõi Tịnh Độ ở tha phương. Như trong Khế
kinh nói: Nếu chuyên tâm niệm Phật A Di Đà đem công đức tu hồi hướng cầu sanh
Tây Phương, thì sẽ được về thế giới Cực Lạc, thường thấy Phật nghe pháp, không
còn thối chuyển. Nếu hành giả y theo đường lối này tu tập, quyết định sẽ được
vào chánh định tụ."
Như trên, ta thấy chuyên tâm
niệm Phật là phương tiện mầu nhiệm để thoát khỏi nạn ma, mau thành tựu chánh
định.
Various Types of Demons
The author had
just finished drafting the previous three sections when he was visited by a
Dharma master who requested him to elaborate on the different types of demons
for the benefit of fellow-cultivators. In the three previous sections he has,
in fact, given a general explanation of the different realms, including those
of demons. If the cultivator has understood the main idea, he can keep his mind
undisturbed and counteract all harmful occurrences. However, to comply with
this request, the author will describe the different types of demons in greater
detail, as follows.
"Demons" are called
"mara" in Sanskrit. In Chinese, the word has the connotation of
"murderer" because demons usually plunder the virtues and murder the
wisdom-life of cultivators. "Demons" also represent the destructive
conditions or influences that cause practitioners to retrogress in their
cultivation. Demons can render cultivators insane, making them lose their right
thought, develop erroneous views, commit evil karma and end up sunk in the
lower realms.
Those
activities which develop virtue and wisdom and lead sentient beings to Nirvana
are called Buddha work. Those activities which destroy good roots, causing
sentient beings to suffer and revolve in the cycle of Birth and Death, are
called demonic actions. The longer a practitioner cultivates, and the higher
his level of attainment, the more he discovers how wicked, cunning and powerful
the demons are. Although there are numerous demons, they can be divided into
three types: demons of afflictions, external demons and celestial demons.
Demons of afflictions
These
demons represent the afflictions of greed, anger, resentment, delusion,
contempt, doubt and wrong views. They also include the demons of the Five
Skandas, the Six Entrances, the Twelve Sense Fields and the Eighteen Elements.
These demons are also called "internal" as they are created by
topsy-turvy, delusive states of mind. Therefore, they must be overcome by the
bright, enlightened mind.
The human
mind is easily moved, developing afflictions not only because of personal karma
but also because of the common karma of living in an environment filled to a
great extent with beings subject to evil karma. Some persons cannot resist the
attractions of the five Dusts and thus fall into evil ways. Others,
encountering adverse conditions, grow sad and mournful and lose their
determination to progress. Such developments, depending on their severity,
render the cultivator despondent, indignant and ill, or worse still, cause him
to abandon the Buddhist Order or even to commit suicide out of despair. More
harmful still, they can lead to loss of respect and good will toward other
cultivators, sometimes even hatred and avoidance of clergy and lay people
alike. Loss of faith in cause and effect, bad karma and finally, descent upon
the three Evil Paths are the end result.
To
counteract these demons, the practitioner should reflect that all afflictions
are illusory, upsetting, suffocating, binding, evil and conducive only to
suffering for both himself and others. To eliminate afflictions is to return to
the True Mind, free and liberated, fresh and tranquil, bright and clear, happy
and at peace, transcendental and wondrous. The cultivator should also meditate
in the same way on all attachments, from the Five Skandas to the Eighteen
Elements. In the Lotus Sutra, Sakyamuni Buddha
said:
You
should not be greedy and attached to gross and vile forms, sound, smell, taste,
touch and dharmas. If you do, they will burn you up.
The
Bodhisattva Manjusri once asked a female deity, "How do you see the
Eighteen Elements?" The deity replied, "They are similar to the conic
fire burning up the whole world." These are words of warning, reminding us
to eliminate the demons of afflictions.
If the
demons of afflictions (internal demons) are not subdued, they will attract
"external demons" which wreak havoc. The ancients have said:
If behind
the door there are mean-spirited people, mean-spirited people will arrive at
the door; if behind the door there are virtuous, superior people, noble
superior people will arrive at the door.
Furthermore,
when thieves try to enter a house through the side door, if the owner calmly
scolds them in a loud voice, they will naturally be frightened and leave. If,
on the other hand, he is terrified and panic-stricken, and begs them to desist,
he will unwittingly be inviting them into his house.
External demons
"External
demons" take the form of various spirits, ghosts and deities. Once the
cultivator has reached a certain level of attainment, he will be subject to
demonic disturbances which will put him to the test. External demons may be
divided into three groups.
1. Terrorizing Demons
These are
ghosts that like to frighten and terrorize people. They usually take the form
of tigers, wolves, deadly serpents, poisonous snakes or other ferocious beasts
or hallucinatory, diabolic apparitions to scare the cultivator. Their forms
change ad infinitum. They may have no
head or many heads, many hands, many eyes, or a half-human, half-bestial body.
They may brandish weapons or spit fire. If the practitioner is frightened, he
loses his right thought and often goes insane.
Faced
with these occurrences, we should reflect that all forms and marks are
illusory, and that demons can only destroy the illusory body, not the True
Mind. Meditating this way, we should remain calm and unafraid of death,
peacefully concentrating on Buddha or Mantra Recitation. The demons will then
retreat of their own accord.
2. Demons of Lust and Attachment
These are
a type of demon which excites a range of emotions, from lust to delusive
attachment to the realm of the five Dusts [i.e., this world]. They take the
appearance of alluring, nude men and women or of parents, siblings or close
relatives, as well as of Buddhas and Bodhisattvas with beautiful, adorned
features, in order to entice the practitioner. If he is fond of good food,
these demons bring him succulent, fragrant dishes. If he likes diamonds or
gold, they take the appearance of strange animals holding precious stones in
their mouths as offerings. They cause whatever the practitioner desires to
appear. They can also use their psychic power to lead him into evil samadhi,
evil wisdom and eloquence, giving him the mystic power to know the past and the
future.
Those who
do not understand will mistake these occurrences for evidence that the
practitioner has attained Enlightenment, and thus believe in and trust him. In
reality, however, the cultivator's mind is upside down and he spends all his
time engaging in errant, demonic practices to deceive others.
Once
there was a Vietnamese monk cultivating at a deserted temple in Laos. In one of
his meditation sessions, he saw a group of beautiful, ethereal women, all
naked, holding hands and dancing around. The monk, unable to calm his agitated
mind, immediately recited the Buddha's name in all earnestness. Only then did
this scene disappear.
Another story: Once, in China,
there was a monk seated in meditation. Because he was cold and hungry, the
thought of food arose in his mind. He suddenly saw a woman presenting him with
an offering of food. The woman knelt, put food in his bowl, and respectfully
asked him to eat immediately, before the food grew cold and lost all taste. The
monk, being hungry wanted to eat at once but remembering that it was not yet
noon [the prescribed mealtime for monks and nuns], he patiently told her to put
the bowl aside for the time being. The woman left, appearing angry and upset.
Some time later, at noon, he uncovered the bowl to discover that it was full of
worms, crawling all around. He then understood that his false thought of food
had attracted the demonic apparitions. Thanks to his power of concentration,
however limited, he avoided consuming the dirty food and violating the precept
against killing.
Yet
another story concerns a Zen monk who practiced in a deserted mountain area.
Lonely and isolated, he had a deluded thought, wishing to have some
fellow-cultivators practicing along with him to make life more bearable.
Immediately, an old woman appeared from nowhere, leading two beautiful young
girls by the hand, who, she said, lived in the village down in the valley. They
had come, they claimed, to seek guidance in the Way. The monk, unsuspicious,
immediately gave a Dharma talk to the group. One day, after many such visits
over a period of time, the old woman respectfully requested that the two girls
be allowed to become attendants to the monk and relieve him of his daily
chores. The monk, hearing this, became suspicious. He reprimanded the old woman
severely and refused the offer. The three women left, apparently angry and
ashamed.
The monk,
intrigued, followed them discreetly until they disappeared around a bend in the
road. When he reached the spot, he found it was a dead end with no habitation
or anything else around, except for three very old trees, one big tree and two
smaller ones. He thought it over and realized that he had been
"tested." A fleeting thought occurred to him, that he should cut down
the trees, start a bonfire, and burn them to the ground. At that moment, the
three women reappeared, repentant, begging him to forgive them and spare their
lives.
Therefore,
the cultivator should remember: when the mind is still, all realms are calm;
when delusion arises, demons are born.
3. Nuisance Demons
This type
of demon concentrates on harassing and disturbing the practitioner. There is a
certain species of spirits and ghosts which can be subdivided into many types,
each appearing at a fixed time of the day. In general, each hour has three
types of spirits ... For example, during the period between seven and nine in
the morning, they take the appearance of dragons, fish and serpent-like
creatures.
In his
commentary Samatha and Vipasyana for
Beginners, the
Patriarch Chih-I mentioned a type of demon with a face like a pear-shaped lute,
four eyes and two mouths, which enjoys disturbing cultivators. Waiting for the
individual to begin practice, it takes the form of worms or tiny insects and
crawls all over his head and face, penetrates into his mouth, nose, eyes and
ears, or goes under his armpits or belly to sting him. At other times it shouts
loudly into the practitioner's ears, creating a great disturbance and giving
him a headache; or it suddenly embraces him tightly. If the practitioner
attempts to seize it in return, nothing is there. This type of nuisance demon
also causes scenes of the five Dusts to appear, either favorable or
unfavorable, or neither favorable nor unfavorable. Such transformations are
countless and can cause the practitioner to become agitated. As he does not
know what to make of all this, he loses his concentration. The general way to
subdue these nuisance demons is to "gather" the mind in correct
samadhi, or diligently recite mantras or the Buddha's name -- they will then
all disappear.
Speaking
more broadly, the category of "external demons" also includes demons
belonging to externalist cults and other false or quasi-Buddhist sects.
According to the observations of this author and many of his colleagues,
practitioners who have belonged to cults in this or previous lives but have now
converted to Buddhism, as well as those who are themselves Buddhists but who
come from families formerly active in other faiths and cults, tend to be
bothered by external demons. This is because the cultivation methods of
externalists are within the realm of worldly afflictions and are tainted with
pride, ego attachment, power and fame. Therefore, they stick together and do
not want people connected with them in some way to follow other teachings.
A case in
point is a friend of the author, a Buddhist monk of gentle and peaceful
disposition, who was continuously disturbed by externalist demons during his
cultivation. Unfortunately, because of his "externalist" past seeds,
he did not apply the Dharma wholeheartedly, but went instead from place to
place, seeking help from externalists. In the end, he strayed completely from
Buddhism. While taking the outside appearance of a Buddhist monk, he spent all
his time "balancing energy currents" while denigrating such practices
as bowing to the Buddhas and reciting sutras as attachments to forms. Thus,
those who were once affiliated with externalist faiths and later returned to
the Dharma, should reflect on this example and be cautious.
Celestial Demons
This
refers to the type of demon that resides in the Sixth Heaven, also called the
Heaven of Free Enjoyment of Others' Emanations. This type of demon possesses
merits and blessings and enjoys the highest heavenly bliss in the Realm of
Desire [of which our world is but a small part]. They then mistake such
happiness and bliss as ultimate, and do not wish anyone to escape their
influence.
When a
practitioner has attained a fairly high level of cultivation, his mind-light
develops and shines up to the realm of the Sixth Heaven. It is then discovered
by the celestial demons, who seek ways to sabotage his cultivation. Such action
can take many forms, threatening or cajoling, or even helping the practitioner
attain false samadhi, "wisdom" and spiritual power, with the aim of
ultimately deceiving him. These demons take turns watching the practitioner
constantly and without interruption, waiting for the opportune moment. If the
practitioner has a delusive thought, they pounce on him or steer him toward
things contrary to the Way. The practitioner's entire lifetime of cultivation
is then over, for all practical purposes.
In
his Awakening of the Faith Treatise, the Patriarch
Asvaghosha admonished:
There may
be some disciples whose root of merit is not yet mature, whose control of mind
is weak and whose power of application is limited -- and yet who are sincere in
their purpose to seek enlightenment -- these for a time may be beset and
bewildered by maras and evil influences who are seeking to break down their
good purpose.
Such
disciples, seeing seductive sights, attractive girls, strong young men, must
constantly remind themselves that all such tempting and alluring things are
mind-made, and, if they do this, their tempting power will disappear and they
will no longer be annoyed. Or, if they have visions of heavenly gods and
Bodhisattvas and Buddhas surrounded by celestial glories, they should remind
themselves that these, too, are mind-made and unreal. Or, if they should be
uplifted and excited by listening to mysterious Dharanis, to lectures upon the
paramitas, to elucidations of the great principles of the Mahayana, they must
remind themselves that these also are emptiness and mind-made, that in their
essence they are Nirvana itself. Or, if they should have intimations within
that they have attained transcendental powers, recalling past lives, or
fore-seeing future lives, or, reading others' thoughts, or freedom to visit
other Buddha-lands, or great powers of eloquence, all of [these] may tempt them
to become covetous for worldly power and riches and fame. Or, they may be
tempted by extremes of emotion, at times angry, at other times joyous, or at
times very kind-hearted and compassionate, at other times the very opposite, or
at times alert and purposeful, at other times indolent and stupid, at times
full of faith and zealous in their practice, at other times engrossed in other
affairs and negligent.
All of will
keep them vacillating, at times experiencing a kind of fictitious samadhi, such
as the heretics boast of, but not the true samadhi. Or later, when they are
quite advanced become absorbed in trances for a day, or two, or even seven, not
partaking of any food but upheld by inward food of their spirit, being admired
by their friends and feeling very comfortable and proud and complacent, and
then later becoming very erratic, sometimes eating little, sometimes greedily,
and the expression of their face constantly changing.
Because
of all such strange manifestations and developments in the course of their
practices, disciples should be on their guard to keep the mind under constant
control. They should neither grasp after nor become attached to the passing and
unsubstantial things of the senses or concepts and moods of the mind. If they
do this they will be able to keep far away from the hindrances of karma.
In summary and as
a further generalization, there are only two types of demon, internal and
external. Celestial demons are within the category of external demons; however,
I have described them separately to alert the practitioner to the dangerous,
subtle havoc they can cause. In addition to the demons of afflictions, external
demons and celestial demons described above, Buddhist sutras also mention
"disease demons" and the "demon of death." A bout of
disease will usually wither the practitioner's efforts, while death in the
midst of cultivation can make him retrogress. Thus, disease and death are
called demons. In general, they represent obstacles to the Way that affect the
physical body, but they cannot harm and destroy the Bodhi Mind in the true
sense of the word "demon." For this reason, they are only mentioned
in passing, but not elaborated upon here.
Considering
the level of cultivation of today's practitioners, they generally face
harassment only from demons of afflictions or external demons. Such cultivators
are not advanced enough to arouse opposition from celestial demons. However,
should the latter set their minds to destroying someone, that person has little
hope of escaping harm, unless his cultivation is exemplary.
In the Surangama Sutra, Buddha Sakyamuni, out of compassion for cultivators
faced with many dangers along the Way, advised those who practiced meditation
to recite mantras at the same time. This would enable them to rely on the power
of the Buddhas to escape harm from demons and achieve correct samadhi.
The
Patriarch Yin Kuang once said:
At first glance,
it would appear that the Surangama Sutra has a different viewpoint
from Pure Land. However, upon closer scrutiny, that Sutra, in its essence,
actually praised and commended the Pure Land School. Why is this so? It is
because, if even those who have attained the third level of sagehood can suffer
retrogression caused by demons, we can see the crucial importance of Buddha
Recitation and rebirth in the Pure Land: in the "gathering" and
helping
light of the Lord
Amitabha Buddha, there is no more danger of demons.
While
treading the Way but not yet reborn in the Pure Land, the practitioner of
Buddha Recitation may also encounter demonic obstacles. However, in most cases,
this is because he does not understand the Dharma and is not skillful at
reining in his mind -- letting internal demons spring up, which, in turn,
attract external demons. If he can keep his mind empty and still and recite the
Buddha's name, external demons will be powerless and afflictions will gradually
disappear. Thus, for the Pure Land practitioner, even if demonic obstacles do
appear, they are few in number.
Zen
practitioners, on the other hand, face many demonic occurrences because they
rely only on their own strength and self-power. A Zen follower should fulfill
the following five conditions to be successful: first, he should keep the
precepts strictly; secondly, his nature and roots should be "quick"
and enlightened; thirdly, he should have a clear understanding of the Dharma,
skillfully distinguishing the correct from the deviant, the true from the
false; fourthly, he should be firm and stable in his determination; and
fifthly, he should be guided by a good advisor, who has a thorough
understanding of the sutras and many years experience in meditation. If the
practitioner does not meet these five conditions, he is very easily subject to
harm from demons.
The
ancients have said that "in Zen practice, there are many opportunities to
go astray." Therefore, to be successful in meditation, it is necessary to
possess superior capacities and intelligence. High-level Zen Masters of the
past, in transmitting the Dharma to their disciples, would repeatedly warn
them:
Be
careful not to accept as a disciple anyone who does not have the deepest good
roots and the highest capacities.
These
words should serve as proof enough of the above observation.
In
the Awakening of the Faith
Treatise after
summarizing the essential points of Mahayana doctrine and explaining the path
of cultivation, the Patriarch Asvaghosha added:
Next, suppose there is a man who learns this
teaching for the first time and wishes to seek the correct faith but lacks
courage and strength. Because he lives in this world of suffering, he fears
that he will not always be able to meet the Buddhas and honor them personally,
and that faith being difficult to perfect, he will be inclined to fall back.
He should
know that the Tathagathas have an excellent expedient means by which they can
protect his faith: that is, through the strength of wholehearted
meditation-recitation on the Buddha [Amitabha], he will in fulfillment of his
wishes be able to be born in the Buddha-land beyond, to see the Buddha always,
and to be forever separated from the evil states of existence.
It is as the
sutra says: "If a man meditates wholly on Amitabha Buddha in the world of
the Western Paradise and wishes to be born in that world, directing all the
goodness he has cultivated toward that goal, then he will be born there."
Because he will see the Buddha at all times, he will never fall back ..., he
will be able to be born there in the end because he abides in the correct
samadhi.
As explained above, diligent Buddha
Recitation is a wonderful expedient to escape demonic dangers and swiftly
attain correct samadhi.
BÀI SỐ 98
Ẩn tu phương tiện mượn thi ngâm
Thức ngộ mình người khởi đạo tâm
Đâu nghỉ hoa đào ra động bích
Mà mong Lưu Nguyễn ghé vào thăm?
NHƯ Ý : Nếu Hoa-đào có rơi nhẹ trôi theo vòng suối ra ngoài ĐỘNG BÍCH, đó cũng là một sự Ngẫu-nhiên, không phải do ý Chư-tiên mượn nó để dời chân LƯU NGUYỄN , cũng như thế Bút-giả không có ý mượn những lời Thi trong đây để Thả cánh Hoa-đào, mà chỉ muốn ngõ riêng với một ít vì Thông Cảm, Hữu Duyên.
Bởi Mình đã có DUYÊN để đáng tỏ BÀY công bố.
7
Niệm Phật
Phải Khắc Kỳ Cầu Chứng Nghiệm
Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.
Trời niệm tâm
Núi kiên quyết
Vọng tình xin cách tuyệt!
Dần-dà khó thể nhập Liên-Bang
Khi nao thật được nhàn?
Thân như bọt
Bể thương tang
Chìm nổi kiếp mênh mang!
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.
ĐẲNG-GIÁC
Như-lai ngược dòng trở lại, vị Bồ-tát đó thuận dòng đi tới, giác-ngộ vào chỗ giao-tiếp với nhau; gọi là Đẳng-giác.
[
ĐẲNG-GIÁC là sự giác ngộ đồng với CHƯ PHẬT. 12 CHỦNG LOẠI CHÚNG-SANH thì hướng tới QỦA PHẬT, còn CHƯ PHẬT thì hướng tới chúng sanh để HỘ NIỆM, làm cho chúng sanh PHÁT BỒ ĐỀ TÂM, tu hành được sự giác ngộ như PHẬT; thì gọi là ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT.
]
A-nan, từ tâm Càn-huệ đến Đẳng-giác rồi, giác đó mới bắt-đầu được Sơ-càn-huệ-địa trong tâm Kim-Cang.
]
“Càn-Huệ-Địa” nghĩa là “ tình dục khô cạn (Càn), chỉ thuần còn Trí-huệ (Huệ).” ĐÂY LÀ “ĐỊA-VỊ” TU CHỨNG ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI TU-THIỀN (Địa).
Từ Càn-huệ địa đến Đẳng-giác rồi, vì còn chấp mình LÀ ĐẲNG-GIÁC BỒ-TÁT, NÊN CÒN CÓ VI-TẾ SANH-TƯỚNG VÔ-MINH, phải dùng “TÂM KIM-CANG” để phá trừ tất cả sở đắc, như là SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA trong TÂM KIM-CANG, THẬP TÍN trong TÂM KIM-CANG…ĐẲNG-GIÁC trong TÂM KIM-CANG. CHO NÊN, GỌI LÀ SƠ-CÀN-HUỆ-ĐỊA TRONG TÂM KIM-CANG.
]
DIỆU-GIÁC
Như vậy lớp-lớp tu đơn, tu kép 12 vị mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.
[
Tu Đơn, tu kép 12 vị :
1) CÀN HUỆ ĐỊA
2) THẬP TÍN
3) THẬP TRỤ
4) THẬP HẠNH
5) THẬP HỒI HƯỚNG
6) NOÃN
7) ĐẢNH
8) NHẪN
9) THẾ ĐỆ NHỨT
10) THẬP ĐỊA
11) ĐẲNG-GIÁC
12) TÂM KIM CANG
( dùng TÂM KIM CANG phá trừ từng phần VÔ-MINH cho đến VI-TẾ VÔ-MINH mới cùng tột Diệu-giác, thành đạo Vô-thượng.)
]
Các thứ địa ấy, đều lấy trí Kim-cang quán-sát mười thứ ví-dụ như-huyễn sâu-xa, trong Xa-ma-tha, dùng phép Tỳ-bà-xá-na của các đức Như-lai mà thanh-tịnh tu-chứng, lần-lượt đi sâu vào.
[
1. Quán NGƯỜI như huyễn
2. Quán ÁNH NẮNG (DƯƠNG DIỆM) như huyễn
3. Quán TRĂNG DƯỚI NƯỚC như huyễn
4. Quán HOA ĐỐM TRONG HƯ KHÔNG như huyễn
5. Quán TIẾNG VANG TRONG HANG ĐỘNG như huyễn
6. Quán THÀNH CÀN THÁT BÀ ( LÀM BẰNG HƠI SƯƠNG TRONG BIỂN) như huyễn
7. Quán MỘNG như huyễn
8. Quán BÓNG như huyễn
9. Quán TƯỢNG TRONG GƯƠNG như huyễn
10. Quán ẢO HÓA như huyễn.
]
A-nan, như thế, đều dùng ba tiệm-thứ tăng-tiến, nên khéo thành-tựu 55 vị trong đường Bồ-đề chân-thật. Làm cái quán như vậy, gọi là chính-quán; nếu quán cách khác, gọi là tà-quán".
1) Không ăn NGŨ VỊ TÂN
2) PHẢI NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT
3) PHẢI NGĂN CHẶN VỌNG KHỞI CỦA HIỆN NGHIỆP PHÁT SANH
1. Thập tín [10]
2. Thập trụ [10]
3. Thập hạnh [10]
4. Thập hồi hướng [10]
5. Tứ gia hạnh [4]
6. Thập địa [10]
7. Đẳng giác [1]
Sức tu của người thời nay, phần nhiều bị Phiền Não ma hoặc Ngoại ma phá hoại, chưa đủ để cho Thiên ma phải ra tay. Loại ma này chỉ đến với những vị tu cao. Nếu Thiên ma quyết phá, những vị sức tu tầm thường khó có hy vọng thoát khỏi.
Trong Kinh Lăng Nghiêm, vì thương đường tu nhiều hiểm nạn, đức Phật khuyên các hành giả tham thiền nên kiêm trì mật chú, để được nhờ thần lực gia hộ, thoát khỏi nạn ma thành tựu chánh định.
Ấn Quang đại sư đã bảo: "Mới xem qua, dường như Kinh Lăng Nghiêm khác quan điểm với Tịnh Độ, nhưng xét nghĩ sâu mới thấy kinh này trong vô hình đã khen ngợi tuyên dương Tịnh Độ. Tại sao thế? Bởi bậc đã chứng đệ tam thánh quả A Na Hàm, còn có thể bị ma cảnh làm cho thối đọa; thì sự niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ càng nổi bật thêm tánh cách trọng yếu, trong ánh sáng nhiếp hộ của đức A Di Đà không còn nạn ma."
Dưới trăng suy cạn khoảng đêm tàn
Chỉ nương Vô-Lượng-Quang.
The Mantra: Bwo two mwo jye syi two ye.
The True words: Nan. Shang jye li. Sa wa he.
The verse:
The joys of the heavens surpass those of humankind.
Between the vow for heavenly birth and its fulfillment lie many difficulties.
But only maintain this Red Lotus Hand,
And you’ll be reborn there in a finger-snap, without waiting around.
Kinh nói rằng: “Nếu muốn được sanh lên các cung trời, nên cầu nơi Tay cầm
Hoa-Sen-Hồng.”
Chơn-ngôn rằng: Án-- thương yết lệ, tát-phạ hạ.
Chư thiên khoái lạc thắng nhơn gian
Phát nguyện vãng sanh đa trở nan
Đản tự thủ trì hồng liên hoa
Đàn chỉ vãng sanh phi đẳng gián.
[
Khoái lạc Cõi TRỜI hơn nhơn gian,
Muốn được sanh về thật gian nan.
“HỒNG LIÊN HOA THỦ” thường trì niệm,
Khoảng tay co duỗi được sanh về.
]
Được thân “NGƯỜI” thì rất khó và ít, còn đọa xuống “TỨ ÁC THÚ” thì rất dễ và nhiều, như được thân NGƯỜI mà gặp “PHẬT RA ĐỜI” còn khó gấp muôn phần. Gặp “PHẬT RA ĐỜI ĐÃ KHÓ”, như gặp được “HỒNG LIÊN HOA THỦ” để tu trì còn khó gấp vô lượng phần.
Bởi vì sao? Vì nếu “Qúy-vị” thường trì niệm “HỒNG LIÊN HOA THỦ”, thì khi xả báo thân, trong khoảng khảy móng tay, liền được sanh làm TRỜI, NGƯỜI.
Kinh Lăng Nghiêm nói: “Như Tỷ-khưu Vô Văn , đã đạt được Tứ thiền, vọng ngôn cho rằng mình đã chứng Thánh. Khi phước báo ở cõi trời hết, tướng suy xuất hiện, nên phỉ báng rằng chứng quả A La Hán còn phải chịu sanh tử. Ông liền đọa vào địa ngục A-tỳ.”
Lại nữa, sanh lên CÁC CÕI TRỜI vô cùng khoái lạc rất khó tu hành, lại rất dẽ lạc đường như sanh về “BỐN CÕI KHÔNG” thuộc cõi trời “VÔ SẮC GIỚI”.
Kệ tụng:
Khoát đạt không, bát nhân quả,
Mảng mảng đãng đãng chiêu ương họa.
Khí hữu trước không bệnh diệc nhiên,
Hoàn như tỵ nịch nhi đầu hỏa.
(Chứng Ðạo Ca)
Kính lạy đời quá khứ,
Chánh Pháp Minh Như Lai.
Chính là đời hiện nay,
Quán Thế Âm Bồ Tát,
Bậc thành công đức diệu,
Đủ lòng đại từ bi,
Nơi trong một thân tâm
Hiện ra ngàn tay mắt
Soi thấy khắp pháp giới
Hộ trì các chúng sanh
Khiến phát lòng đạo sâu
Dạy trì chú Viên Mãn
Cho xa lìa đường ác (TỨ ÁC THÚ)
Được sanh trước Như Lai
Những tội nặng vô gián
Cùng bịnh ác lâm thân,
Khó nỗi cứu vớt được
Cũng đều khiến tiêu trừ
Các tam muội, biện tài
Sự mong cầu hiện tại
Đều cho được thành tựu
Quyết định chẳng nghi sai
Khiến mau được ba thừa
Và sớm lên quả Phật
Sức oai thần công đức
Khen ngợi chẳng hay cùng!
Cho nên con một lòng
Quy mạng và đảnh lễ
VÔ NGẠI ĐẠI-BI TÂM ÐÀ-RA-NI
“BÁT-NHÃN TÂM-KINH” nói rằng :
Quán-tự-tại Bồ-tát “QUÁN THẤY”...
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức;
( không có ngũ-uẩn)
vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp;
( không có 12 nhập)
vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới;
(không có 18 giới)
vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận;
(không có 12 nhân duyên)
vô khổ, tập, diệt, đạo;
(không có 4 đế)
vô trí diệc vô đắc.
(không có TRÍ của Bồ-tát do tu Lục-độ, cũng không có ĐẮC qủa Phật)
Lại nói, Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
(Ba đời “Chư Phật” y “VÔ SỞ ĐẮC”, mà đắc “PHẬT QỦA”)
Còn nói, Bát-nhã là Đại-thần, là đại minh, là vô-thượng, là vô đẳng đẳng chú... như lại phải nhờ thần-chú “Yết-đế Yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha.”, để tiêu trừ vô-minh vi tế của “A-LẠI-DA THỨC” (sở tri chướng), mà thành tựu “ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ” hay “NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ”, TỨC THÀNH PHẬT.
Tóm lại, “QUÁN-TỰ-TẠI BỒ-TÁT” y “VÔ SỞ ĐẮC”, mà đắc “PHẬT QỦA”
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức;
Lại nói, Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.
Còn nói, Bát-nhã là Đại-thần, là đại minh, là vô-thượng, là vô đẳng đẳng chú... như lại phải nhờ thần-chú “Yết-đế Yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát bà ha.”, để tiêu trừ vô-minh vi tế của “A-LẠI-DA THỨC” (sở tri chướng), mà thành tựu “ĐẠI VIÊN CẢNH TRÍ” hay “NHẤT THIẾT CHỦNG TRÍ”, TỨC THÀNH PHẬT.
Ma-ha Bát-nhã Ba la-mật-đa.
(3 lần)
Năm Thứ Mười Ba niên hiệu Đại Nghiệp, Đức Tứ Tổ Đạo Tín dẫn đồ chúng đến Cát Châu thì gặp bọn cướp vây thành bảy tuần (bảy mươi ngày) chẳng lui tan, mọi người đều sợ hãi.
Tổ thương xót, dạy bày niệm “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa.” Khi ấy, bọn cướp nhìn lên trên thành như có thần binh, bèn bảo nhau: “Trong thành ắt có dị nhân, không thể đánh được”. Bèn lần lần bỏ đi.
( KINH THỦ LĂNG NGHIÊM TÔNG THÔNG)
MA-HA BÁT-NHÃ BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH
Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thụ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thụ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh, diệc vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí, diệc vô đắc.
Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-bàn. Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la-tam-miệu tam bồ-đề.
Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết:
Yết-đế yết-đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề tát ba ha.
Ma-ha Bát-nhã Ba la-mật-đa.
(3 lần)
Comments
Post a Comment