Muốn
Sớm Thoát Khổ,
Nên
Tu Tịnh Độ
Nhiều vị học Phật, vì ưa chuộng huyền lý cao
siêu, cho môn Niệm Phật là của ông già bà cả, hạng căn cơ thấp kém. Nhưng họ
đâu biết Tịnh Độ là cửa mầu thâm diệu đi sâu vào Phật tánh, là con thuyền chí bảo
để mau thoát khỏi luân hồi. Cho nên có những bậc thượng căn vì chưa nhận thức
Tịnh Độ, mà mãi bị trầm trệ trong nẻo mê tân. Và có kẻ căn tánh chỉ tầm thường,
nhưng do tu Tịnh Độ mà sớm bước lên đường giải thoát. Xin thuật ra đây đôi
chuyện để chư học giả so sánh.
Đời Đường bên Trung Hoa, nơi chùa Hương Sơn
đất Lạc Dương có sư Thích Giám Không. Sư nguyên tục tánh họ Tề, người ở Ngô
Quận. Thuở còn nhỏ ông nghèo khổ, tuy học hành siêng năng nhưng ít ghi nhớ. Lớn
lên, ưa làm thi văn song chỉ tầm thường. Ông hay đi lại vùng Ngô, Sở yết kiến
hàng hầu bá, nhưng không được sự giúp đỡ bao nhiêu. Khi có tiền đầy xâu thì
sanh đau yếu, tiền hết bịnh mới lành.
Đầu niên hiệu Nguyên Hòa, ông dạo chơi xứ Tiền
Đường, gặp năm mất mùa, nghĩ đến chùa Thiên Trúc để cầu thực. Nhưng vừa đi tới
phía tây Cô Sơn Tự, ông đói quá không thể tiến bước nổi, liền lại ngồi bên bờ
suối tuyết, rơi lệ ngâm vài câu bi phẫn. Thoạt có vị Phạn tăng theo dòng suối
đến ngồi nhìn ông mỉm cười hỏi: “Pháp Sư đã nếm đủ hương vị lữ du chưa?” Ông
đáp: “Hương vị lữ du có thể gọi đã nếm đủ, nhưng bỉ nhơn tục danh là Quân
Phòng, đã từng làm pháp sư đâu?” Phạn tăng nói: “Ông không nhớ lúc giảng kinh
Pháp Hoa ở chùa Đông Đức hay sao?”- Đáp: “Tôi từ khi sanh thân đến nay đã bốn
mươi lăm tuổi, hằng bàng hoàng nơi vùng Ngô, Sở, chưa từng để bước đến kinh đô,
đâu lại có chuyện giảng kinh ở miền Lạc Trung như thế?” Phạn tăng bảo: “Chắc
ông bị lửa đói thiêu đốt, nên quên cả việc xưa rồi!” Nói xong, liền lần trong
đãy lấy ra một quả táo lớn ước bằng nắm tay, trao cho và bảo: “Quả táo này sản
xuất ở nước của ta, bậc thượng trí ăn vào biết rõ việc quá khứ vị lai; người hạ
căn cũng có thể nhớ được chuyện kiếp trước”. Ông tiếp lấy quả táo ăn xong, vốc
nước suối uống, thoạt mờ mệt muốn ngủ, liền tựa đầu, gối vào đá mà nằm. Giây
phút tỉnh dậy, nhớ tiền thân làm pháp sư giảng kinh, cùng những bạn đồng tu, rõ
rệt như việc ngày hôm qua, nhân rơi lệ hỏi rằng: “Chấn Hòa Thượng bây giờ ở
đâu?” Phạn tăng đáp: “Công chuyên tinh chưa tới mức, nên chuyển sanh làm vị
tăng ở đất Tây Thục, nay cũng đã dứt được vọng duyên”. Lại hỏi: “Thần thượng
nhơn và Ngộ pháp sư hiện thời ra sao?” Đáp: “Thần thượng nhơn túc duyên trả
chưa xong. Còn Ngộ pháp sư bởi đứng trước tượng đá Chùa Hương Sơn phát nguyện
giỡn: “Nếu kiếp này tu không chứng đạo, thân sau nguyện là bậc quý thần”, nên
hiện đã sanh làm Đại Tướng. Trong năm người bạn vân thủy khi xưa, duy ta được
giải thoát, ba vị kia thì như thế, riêng ngươi còn đói khổ nơi đây!” Ông thương
khóc nói: “Tôi kiếp trước hơn bốn mươi năm, ngày chỉ ăn một bữa, thân duy đắp
một y, việc phế tục quyết dứt căn nguyên, cớ sao còn kém phước để đến nỗi hôm
nay phải ra người đói khổ?” Phạn tăng đáp: “Khi xưa ông ngồi trên pháp tòa hay
nói nhiều việc dị đoan, khiến cho thính chúng sanh lòng nghi hoặc, lại giới
hạnh còn có chỗ kém khuyết, nên phải bị báo ứng như hôm nay”. Nói đoạn, lấy
trong bát ra một chiếc gương hai bề đều trong suốt, bảo rằng: “Việc đã qua ta
không làm sao hơn được, nhưng ông muốn biết số phận sang, hèn, thọ, yểu về
tương lai, cho đến việc đạo pháp hưng, suy, nên nhìn vào sẽ rõ”. Ông tiếp lấy
gương xem hồi lâu rồi giao lại tạ rằng: “Sự báo ứng, lẽ vinh khô, nhờ ơn đức
của Ngài, nay đã biết được”. Phạn tăng cầm gương cất vào bát, nắm tay ông cùng
đi, độ mười bước liền biến mất.
Đêm ấy, ông vào chùa Linh Ẩn xin xuất gia,
hiệu là Giám Không, sau khi thọ giới Cụ Túc liền đi du phương tu hành, sự khổ
tiết, cao hạnh ai cũng khen ngợi. Về sau Giám Không thiền sư gặp ông Liễu Sính
ở chùa Thiên Trúc, tự trần thuật tiền nhân và bảo: “Tôi sống được bảy mươi bảy,
tăng lạp ba mươi hai, nay chỉ còn chín năm nữa là thọ số mãn. Sau khi tôi tịch,
Phật pháp còn được như ngày hôm nay chăng?”. Sính nghe nói lạ, gạn hỏi. Sư
không đáp, chỉ đòi bút viết mấy hàng nơi vách bắc lầu Tàng Kinh như sau: “Hưng
hạt cát, suy cát sông Hằng. Thỏ đã bị lưới, chó vồ săn. Trâu cọp giao tranh
sừng với răng. Ánh hoa đàm vẫn sáng nghìn năm”. Đây là lời tiên tri của Sư. Câu
trước nói về đạo pháp sẽ suy. Câu thứ hai chỉ cho sự phá đạo rất tàn khốc. Câu
thứ ba ghi rõ thời gian hủy pháp ở vào năm Ất Sửu tiếp qua Bính Dần. Câu sau
cùng nói: Tuy nhiên Phật pháp vẫn còn, ánh đạo không bị hủy diệt. Lời sấm trên
ứng vào việc phá Phật pháp của Đường Võ Tông. Ông vua này đã ra lịnh hủy hoại
bốn mươi bảy ngàn ngôi chùa, ép buộc hơn hai mươi vạn bảy ngàn tăng ni hoàn tục.
(Trích Cao Tăng truyện, thiên Cảm Thông, tập 3).
Đời Nguyên bên Trung Hoa, vào năm Canh Ngọ
niên hiệu Chí Thuận ở vùng Triết Tây bị thất mùa liên tiếp. Trong thành Hàng
Châu, dân chúng đói chết nằm ngổn ngang đầy đường. Mỗi buổi sáng, quan phòng
chánh mướn người khiêng tử thi chở đem bỏ xuống hang núi, sau tháp Thái Hòa.
Trong số tử thi có thây một bà lão hơn mười hôm không hôi thúi, ngày nào cũng
tự trồi lên nằm trên các thây chết khác. Chúng lấy làm lạ, giòng giây kéo đem
lên, soát trong người thấy có túi vải đựng ba bức đồ niệm công cứ A Di Đà Phật.
Việc này truyền đến quan Hữu Tư, Ngài cho mua quan quách tẩn liệm và đem ra
thiêu hóa. Khi củi đốt lên, trong khói lửa hiện ra tượng Phật, Bồ Tát, ánh sáng
rực rỡ. Do nhân duyên đó, rất nhiều người phát tâm niệm Phật (Trích Sơn Am Tạp
Lục).
Xem
sự tích trên, ta thấy như ngài Giám Không kiếp trước từng làm giảng chủ; phù
tục đã dứt căn nguyên, tu trì cũng nhiều tinh khổ, nhưng vì chưa chứng quả lại
còn chút tỳ vết, nên phải chuyển thân làm kẻ sĩ đói khát khốn cùng. Kiếp xưa
năm bạn đồng tu, chỉ một mình Phạn tăng được giải thoát.
Ngoài
ngài Giám Không lại còn sự tích cao tăng Viên Quán, do chưa sạch nghiệp, nên
không thoát khỏi bào thai của nàng Vương Thị. Truyện Tỳ Khưu Pháp Vân từng làm
đại pháp sư, nhân vì tham lợi dưỡng, sẻn Phật pháp, nên bị đọa làm thân trâu.
Truyện ngài Hải Ấn cũng thuộc hàng danh tăng, vì thọ người cúng dường, phải
chuyển sanh làm con gái cho nhà thí chủ. Truyện ngài Mạt Sơn lai lịch phi phàm,
nhưng bởi túc nghiệp từ vô lượng kiếp phát hiện, nên luân hồi làm kẻ ngu khờ,
ghét người tu niệm. Truyện ngài Đoạn Nghĩa Nhai tham thiền đã được khai ngộ,
kiếp sau chuyển sanh làm tăng, được người lễ bái cúng dường, tham hưởng phước
mà quên đường giải thoát. Truyện đệ tử của ngài Tuyệt Học Thành Công, thiền
định đã tỏ suốt nguồn tâm, bởi chưa đắc đạo nên thân sau làm ông Sư thông minh,
động tâm xa hoa, kiêu mạn, rồi từ đó không nghiệp ác gì chẳng làm.
Truyện một ni cô tụng kinh Pháp Hoa ba mươi
năm, vì tâm còn chưa dứt niệm sắc thinh, nên kiếp sau đọa làm thân ca kỹ, tiếng
thanh, sắc đẹp, nơi miệng thường bay ra mùi thơm hoa sen. Truyện vị cao tăng
non Nhạn Đãng, bởi chưa chứng đạo, kiếp sau là Tần Cối, do tiền căn đã có công
tu niệm nên thông minh đỗ cao, làm quan đến ngôi cực phẩm, song vì mê quyền
quý, tạo điều gian ác để nhiều kiếp đọa tam đồ.
Xem truyện tích xưa, còn biết bao trường hợp
như thế nữa! Qua các gương trên, ta thấy nếu tự lực tu hành, khi chưa được
nghiệp sạch tình không, lúc tái sanh tất phải mê muội, mười người đã rớt hết
tám chín. Còn như bà lão niệm Phật, tuy dốt đạo lý, chẳng hiểu chút chi về
Tông, về Giáo, nhưng nhờ thành tâm niệm Di Đà mà sau khi chết diễn ra nhiều
điều kỳ lạ, đã chứng minh bà lão vãng sanh về Cực Lạc không còn nghi ngờ. Cho
nên tham thiền, tụng kinh cùng tu các môn khác là những điều quý báu nên làm,
và đáng khuyến khích. Nhưng giữa thời mạt pháp này, cần phải tu thêm môn Niệm
Phật, rồi đem tất cả công đức ấy hồi hướng về Tây Phương, mới bảo đảm khỏi luân
hồi mà đọa. Nếu không lấy Tịnh Độ làm nơi quy hướng, thì công đức tu các môn
khác chỉ gây căn lành phước báo, và nhân duyên đắc độ về sau mà thôi. Như thế,
e cho khi chuyển sanh hôn mê tạo nghiệp phải bị trầm trệ lâu trong cảnh khổ
luân hồi. Mấy ai thông minh như Ngộ Đạt quốc sư, mười kiếp làm cao tăng tu thiền
định, kiếp sau rốt mới mười bốn tuổi đã giảng suốt Kinh Niết Bàn. Nhưng vì một
niệm đam mê trước tòa trầm hương nên bị túc báo ghẻ mặt người, sau trở lại niệm
Phật mới được vãng sanh giải thoát. Những vị ỷ mình cao minh, ngoài miệng nói
suốt lý huyền, chỉ trọng tự lực khinh thường niệm Phật, cũng nên xem gương trên
mà để tâm suy nghĩ.
To escape suffering,
follow the Pure Land method
Some Buddhist followers, preferring mysterious and
transcendental doctrines, at times misunderstand the Pure Land method. Little
do they realize that Pure Land is the wonderful gateway to the depth of our
Buddha Nature, that it is the "guaranteed boat" to escape Birth and
Death. Even persons of the highest capacity sometimes do not understand Pure
Land and therefore, continually tread the path of delusion. On the other hand,
there are instances of ordinary people with merely average capacities who,
through the Pure Land method, have begun to step swiftly towards emancipation.
I will cite a few examples here for your consideration.
In T'ang Dynasty China, in a temple called Fragrant
Mountain in the district of Loyang, there was a Buddhist monk named Mirror of
Emptiness.
He came from a destitute family, and, though diligent
in his studies, was a mediocre student in his youth. As an adult, he used to
compose poems, few of which are quoted or remembered. He would travel
throughout central China seeking support from local leaders, without much
result. As soon as he would accumulate some savings he would fall ill,
exhausting all his funds by the time he recovered.
Once, he travelled to a neighboring district, which at
that time was struck by famine. He was thinking of reaching the Temple of the
Western Land to eat and regain strength, but on the way, felt too hungry to go
further. He decided to rest by a snow-covered spring, reciting verses of
self-pity and despondency.
Suddenly, an Indian monk appeared and sat down beside
him. Smiling, he asked, "Elder Master, have you already exhausted the
sweet dew of distant travel?" He answered, "I have indeed exhausted
the nectar of travel; however, my name is ... and I have never been a
high-ranking Buddhist master." The Indian monk replied, "Have you
forgotten the time you were preaching the Lotus Sutra
at the Temple of ... ?" -- Answer: "For the
last forty-five years, since I was born, I have always been in this vicinity. I
have never set foot in the capital and therefore cannot have preached at the
temple you mentioned." The Indian monk answered, "Perhaps you are
starving and have forgotten all about the past." Thereupon, he took an
apple as big as a fist from his bag and gave it to the famished poet, saying,
"This apple comes from my country. Those of high capacities who eat it can
see the past and future clearly. Those of limited capacities can also remember
events of their past lifetimes."
The poet gratefully accepted the apple, ate it, and
proceeded to drink the spring water. Feeling suddenly drowsy, he rested his
head on the rocks and began to to doze off. In an instant, he awakened and
remembered his past life as a high-ranking Buddhist monk, preaching the Dharma
along with fellow monks, as clearly as though everything had happened the
previous day.
He wept and asked, "Where is the Great Abbot Chan
these days?" The Indian monk replied, "He did not cultivate deeply
enough. He has been reborn a monk in Western Szechuan." The starving poet
asked further, "What has become of the great masters Shen and Wu?"
"Master Shen is still alive. Master Wu once joked in front of the rock
monument at the Fragrant Mountain Temple, 'If I cannot attain Enlightenment in
this life, may I be reborn as a high-ranking official in the next one.' As a
result, he has now become a top general. Of the five monks who were close in
the past, only I have managed to escape Birth and Death. The three others are
as described ... and you, the fourth and last one, are still plagued by hunger
in this place."
The starving poet shed a tear of self-pity and said:
"In my previous life, for forty long years I took only one meal a day and
wore only one robe, determined to rid myself of all mundane preoccupations. Why
is it that I have fallen so low as to go hungry today?"
The Indian monk replied: "In the past, when you
occupied the Dharma seat, you used to preach many superstitions, causing the
audience to doubt the Dharma. In addition, you were not entirely faultless in
keeping the precepts, resulting in today's retribution."
Having finished, the Indian monk took a mirror from
his bowl, with flawless reflection on both sides, and said "I cannot undo
what happened in the past. However, If you want to know your future destiny,
whether you will be rich or poor, have a long or short life, even the future
ups and downs of the Dharma, just have a look in the mirror and all will be
clear." The poet took the mirror and gazed into it for a long time.
Returning it, he said, "Thanks to your compassionate help, I now know
causes and retribution, honor and disgrace."
The Indian monk put the mirror back in his bowl, took
the poet by the hand, and started to walk away. After about ten steps, he
disappeared.
That same night, the poet entered the Order at the
Temple of the Divine Seal, and was given the Dharma name "Mirror of
Emptiness." After receiving the complete precepts of a Bhikshu, he
travelled throughout the country practicing the Way, his high conduct and
ascetic practices being praised by all.
Later on, Zen Master Mirror of Emptiness once met with
a certain layman from the Temple of the Western Land. Telling the latter about
his past, he said: "I am now 77 years old, my Dharma age is 32. I have
only nine more years to live. After my death, who knows if the Dharma will
still exist as it is now?" The layman, puzzled, tried to inquire further.
The Master did not reply. He just requested a pen and began scribbling some
lines on the north wall of the tower which housed the Tripitaka. The words
represented the prophecy of Zen Master Mirror of Emptiness, the gist of which
is as follows:
The Dharma will experience a decline. There will be
ruthless persecution of Buddhism, the period of persecution beginning in the
840's. However, the Dharma will survive; the light of the Dharma will not be
extinguished.
This prophecy is consonant with the destruction of
Buddhism under the Chinese Emperor T'ang Wu Tsung, who ordered the razing of
some 47,000 temples and forcibly returned hundreds of thousands of monks and
nuns to the laity.
Around the year 1330, there was a long period of
famine in China. In the town of Hangchou, the bodies of those who had died of
starvation could be found everywhere, cluttering the streets. Every morning,
corpses were dumped in a mountain cave behind the Pagoda of Great Harmony.
Among the dead was the body of an old woman, which did
not decompose for ten days. Each day, her body would somehow rise above the
others and lie on top of them all. Surprised at the sight, the people lowered a
rope and dragged her body up. They found a small pocket on her robe containing
three sheets of paper, decorated with a picture of Amitabha Buddha, and
recording the number of her daily recitations. This became known to the local
magistrate, who ordered that her body be placed in a coffin and cremated. As
flames engulfed the coffin, people reported seeing images of Buddhas and
Bodhisattvas emitting brilliant rays. Thanks to this event, many people began
to take up Buddha Recitation.
In addition
to Zen Master Mirror of Emptiness, we may also read
1) the life
story of a great Elder Master whose rebirth as a buffalo was due to his greed
for money and his stinginess with the Dharma,
2) the story
of a Master of high repute who, because he improperly accepted offerings, was
reborn as a daughter in the household of his disciple,
3) the story
of a monk who led an illustrious life but, because of the reappearance of evil
karma accumulated from time immemorial, had to undergo rebirth as a person
lacking intelligence and resentful of cultivators,
4) the story
of a well-known Master who, having seen the Way through meditation, was reborn
as a monk praised and respected by all, but then, swayed by his blessings, forgot
all about the path of liberation,
5) the story
of the disciple of a great master who became enlightened to the source of the
Mind, but who, because he had not yet attained the Way, was reborn as a
brilliant monk. He could not, however, control thoughts of power and arrogance,
and from then on, there was no evil karma he did not commit.
There is also the story of a nun who had recited the Lotus Sutra for thirty years, but because she had not rid
herself of attachment to form and sound, was reborn as a beautiful courtesan
with a most alluring voice and lotus fragrance emanating form her mouth.
We can read of many such instances in books and
commentaries. The lesson we can derive is that if we rely only on our own
strength to cultivate without having extinguished evil karma and severed greed,
anger and delusion, we are bound to be deluded upon rebirth. Out of ten
cultivators, as many as eight or nine will fail. On the other hand, take the
case of the old woman mentioned earlier, who merely practiced Buddha
Recitation, ignorant though she was on questions of doctrine and knowing
nothing about this school or that teaching. Because she earnestly recited
Amitabha's name, many extraordinary events occurred after her death, pointing
to her rebirth in the Pure Land.
Thus, the Dharma doors of Zen, Sutra Recitation and
other methods are all praiseworthy schools to be encouraged. however, in this
Dharma-Ending Age, we should practice Buddha Recitation in addition, dedicating
all merits to rebirth in the Pure Land, to ensure escape from the cycle of
Birth and Death. If we do not take the Pure Land as our goal, the virtues
gained from practicing other methods can only provide good roots, merits and
blessings, and serve as causes and conditions of liberation in the future.
This being the case, we should fear the prospect of
being deluded during rebirth, and mired for a long time in the wasteland of
Birth and Death. How many of us have as much intelligence as the Great Master
Wu Ta? He was a high-ranking Zen monk for ten lifetimes; in his last lifetime,
before attaining Enlightenment, he was able to lecture in depth on the Great
Nirvana Sutra when barely fourteen. However, because of one delusive thought of
pride, his past karma reappeared as a sore, in the form of a human face, on his
lap. He was finally saved and reborn in the Pure Land through Buddha
Recitation. Those who would rely solely on their own wisdom, discoursing on
lofty and profound principles, respecting only self-power and belittling Buddha
Recitation, should pay heed to this example and reflect upon it.
BÀI SỐ 98
Ẩn tu phương tiện mượn thi ngâm
Thức ngộ mình người khởi đạo tâm
Đâu nghỉ hoa đào ra động bích
Mà mong Lưu Nguyễn ghé vào thăm?
NHƯ Ý : Nếu Hoa-đào có rơi nhẹ trôi theo vòng suối ra ngoài ĐỘNG BÍCH, đó cũng là một sự Ngẫu-nhiên, không phải do ý Chư-tiên mượn nó để dời chân LƯU NGUYỄN , cũng như thế Bút-giả không có ý mượn những lời Thi trong đây để Thả cánh Hoa-đào, mà chỉ muốn ngõ riêng với một ít vì Thông Cảm, Hữu Duyên.
Bởi Mình đã có DUYÊN để đáng tỏ BÀY công bố.
Niệm Phật Thập Yếu
I
Niệm Phật Phải Vì Thoát Sanh Tử
Nhìn gẫm đường trần đầy khổ nhọc
Lòng tưởng Tây Phương cõi Thiên-Trúc
Đầu non trăng sáng tiếng chuông ngân
Canh khuya cầm quyển Lăng-Nghiêm đọc.
Quán Về Sự Khổ Luân Hồi
Chúng sanh hết kiếp này sang kiếp khác sống chết luân hồi, xuống lên trong sáu cõi. Đó là: cõi trời, cõi người, cõi A Tu La, cõi bàng sanh, cõi ngạ quỷ, và cõi địa ngục.
Bát khổ tuy các loài khác cũng có ít nhiều, nhưng nó là trọng tâm của nỗi khổ ở cõi NGƯỜI.
Cõi TRỜI tuy vui vẻ hơn nhơn gian, nhưng cũng còn tướng ngũ suy và những điều bất như ý.
Cõi A-TU-LA bị sự khổ về gây gổ, tranh đua.
Cõi BÀNG-SANH như loài trâu, bò, lừa, ngựa bị sự khổ chở kéo nặng nề. Loài dê, lợn, vịt, gà, thì bị sự khổ về banh da xẻ thịt. Các loài khác chịu sự khổ về ngu tối; nhơ nhớp ăn nuốt lẫn nhau.
Ở cõi NGẠ-QUỶ chúng sanh thân thể hôi hám xấu xa, bụng lớn như cái trống, cuống họng nhỏ như cây kim, miệng phực ra lửa chịu đói khát trong ngàn muôn kiếp.
Còn cõi ĐỊA-NGỤC thì vạt dầu, cột lửa, hầm băng giá, non gươm đao, sự thống khổ không thể tả xiết.
Bốn cõi rốt sau này, trong kinh gọi là Tứ Ác Thú. Từ cõi A Tu La, theo chiều xuống, nỗi khổ ở mỗi cõi cứ tuần tự gấp bội hơn lên. Trong sáu cõi, chúng sanh sống chết xoay vần hết nơi này đến nơi kia, như bánh xe chuyển lăn không đầu mối. Đại khái sanh lên cõi trời cõi người thì khó và ít, đọa xuống Tứ Ác Thú rất dễ và nhiều. Người xưa đã than:
“Lục đạo xoay vần không mối hở.
Vô thường xô đến vạn duyên buông!”
Comments
Post a Comment