Cách Đoạn Tuyệt Thị Phi

 

Hàng phàm phu vì chưa chứng vào chân tâm bình đẳng, còn ranh giới phân biệt giữa ta và người, nên trong đời sống, sự hơn thua phải quấy khen chê có đến muôn ngàn, không ai tránh khỏi. Dù cho chư Phật Bồ Tát vì lòng đại bi thị hiện giữa cõi trần để độ sanh, cũng phải chịu cảnh thị phi thương ghét. Cổ ngôn có câu:

 

Thùy nhơn bối hậu vô nhơn thuyết.
Na cá nhơn tiền bất thuyết nhơn!

 

Lời này ý nói:

"Không có ai chẳng bị kẻ khác chỉ trích chê bai sau lưng, nhưng ở trước mặt người ta không nói ra mà thôi."

 

Đây là câu thành ngữ xác thật, do sự kinh nghiệm của người xưa.

Những sự thị phi làm cho hành giả, nếu không sáng suốt bình tĩnh, nhiều khi phải xao động sanh phiền não, rất chướng ngại cho đường tu. Cho nên ở đây nêu ra vấn đề này để tìm cách phá giải. Muốn dứt trừ thị phi, phải y theo ba sự kiện:

Điều thứ nhứt: Phải xét sửa lỗi mình, đừng nhìn nói lỗi người. Ví như con trâu đen thấy cò trắng đứng trên mình thì để yên; khi con quạ bay đến đậu lại lấy sừng quơ đuổi; nó không ngờ mình còn đen nhiều hơn con quạ. Phàm phu cũng thế, thích lời khen, ghét tiếng xấu, ưa bươi móc điều dở của người, không dè mình cũng nhiều lỗi lầm, chẳng có chi là tốt đẹp! Cho nên nguyên tắc của người tu là phải tự phản tỉnh xét sửa lấy mình, đừng nên nhìn nói điều dở của người. Xét sửa lỗi mình thì càng ngày càng sáng, nhìn nói lỗi người tất càng gây thêm việc trái oan.

Điều thứ hai: Khi bị sự thị phi khinh báng, nên an nhẫn, đừng tìm cách biện minh. Ví như tờ giấy trắng bị vết mực làm lem, cứ để yên, nó chỉ dơ một chỗ đó rồi lần lần phai nhạt; nếu lấy đồ lau chùi, tất sẽ hoen ố cả toàn diện. Luận Niệm Phật Bảo Vương Tam Muội nói: "Bị oan ức chớ cầu biện minh, nếu biện minh tất oán hận càng sanh." Bởi người đã cố tâm nói xấu, ta biện minh tức là cho kẻ đó nói sai, dĩ nhiên sẽ sanh sự oán thù tranh cãi, mà vô tình lại làm cho quần chúng hay biết, và để ý nghi ngờ mình. Thông thường, người mới tu hay thấy mình phải kẻ khác quấy. Người tu hơi lâu, thấy mình và kẻ khác đều có phải có quấy. Người tu càng lâu, duy chỉ thấy mình quấy. Tại sao thế? - Bởi khi việc khinh báng xảy ra, nếu hiện tại mình không sai quấy tất kiếp trước cũng lỗi lầm, nên đời nay phải chịu quả. Giả sử kiếp trước ta không có biệt nghiệp trực tiếp gây nên lỗi, thì cũng do cộng nghiệp tội ác, mới đồng sanh trong cõi ngũ trược này. "Đã mang lấy nghiệp vào thân. Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa." Lời của cụ Nguyễn Du nói, cũng thầm hợp với lý đạo.

Điều thứ ba: Người tu phải giữ vững lập trường, tin chắc lý nhân quả, đừng xao động vì tiếng hay dở bên ngoài. Kinh Pháp Cú nói: "Ngọn núi cao đứng vững giữa cơn giông tố. Người chân chánh an nhiên giữa tiếng thị phi." Tất cả tiếng khen chê bên ngoài không làm cho ta tốt hoặc xấu, siêu hay đọa, mà tốt xấu siêu đọa đều do nơi ta. Nếu ta gây nhân lành dù người có khinh là xấu xa tội ác, ta vẫn được siêu thăng. Trái lại, ta gây nhân ác, tuy người quý trọng ngợi khen, ta vẫn phải chịu đọa lạc. Do hiểu lẽ này, một thiền sư Việt Nam đã viết ra những lời thi ý tứ rất thanh tân siêu thoát:

 

Thị phi ngôn trục triêu hoa lạc
Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn!
Hoa lạc, vũ tình, sơn tịch tịch
Nhất thanh đề điểu hựu xuân tàn.

 

Tạm dịch:


Thị phi tiếng rụng theo hoa sớm
Danh lợi lòng băng với bão đêm!
Mưa tạnh, hoa rơi, non vắng vẻ
Chim kêu xuân lại quá bên thềm.

 

Đừng quan tâm đến danh lợi thị phi, hãy để cho nó rơi theo hoa sớm, lạnh với mưa đêm, rồi tan biến lần lần. Kìa một tiếng chim kêu, một mùa xuân đã qua, sao ta không lo tu tập?

 

How to Do Away with the Judgemental Mind

 

We ordinary people, not having attained the mind of true equanimity, and still making the distinction between ourselves and others, count life's successes and failures, rights and wrongs, praise and blame, in the tens of millions; no one can escape this condition. Even the Buddhas and Bodhisattvas, who in their compassion appear in this world to save sentient beings, must endure criticism, affection and distaste.

The ancients have said:

No one is immune from criticism and blame, 
It is just that people refrain from speaking openly.

This is an accurate observation born out of experience.

If the practitioner is not clear-minded and calm, criticism can sometimes upset him, giving rise to afflictions, and greatly obstructing his cultivation. I therefore raise this question in an attempt to find a cure.

To avoid being judgemental, we should follow three principles.

First principle: We should examine and correct our own mistakes, not watch or discuss the transgressions of others. Take the case of a black buffalo which allows a white heron to perch on his back, but uses his horns to chase away a crow trying to do the same. Little does the buffalo realize that it is much darker than the crow!

Ordinary people, too, are similar, fond of praise, loathing criticism, delighting in exposing other people's mistakes while not realizing that they themselves have many more failings and are nothing to be proud of! For this reason, the main principle followed by practitioners is to reverse the light, observing and correcting themselves, not watching or discussing other people's transgressions. Examining and correcting our own mistakes will develop our wisdom, while watching and discussing the failings of others will certainly create karmic debts and injustice.

 

Second principle: When we are the object of slander or blame, we should remain calm and forbearing and not necessarily seek ways to justify ourselves. For example, if a sheet of white paper is stained by a spot of black ink, left alone it will be smudged in only one place and the spot will gradually fade away. If, on the other hand, we try to erase the blot, the whole sheet can become dirty.

A well-known commentary states:

Being the object of injustice, do not always seek to justify yourself, because to do so will create more rancor .

This is because when someone has set his mind upon speaking ill of another, if the latter tries to justify himself, he is in effect saying that the speaker is wrong. Naturally, this leads to hatred, resentment and conflict, and unintentionally makes the dispute known to everyone around, who then begin to harbor doubts about the very person attempting to justify himself.

In general, those who have just begun to cultivate see themselves in the right and others in the wrong. Those who have cultivated for a while see themselves and others as sometimes right and sometimes wrong. Seasoned cultivators only see themselves as being in the wrong. Why is this so? It is because, if those of us who are the object of slander are not wrong in this life, we may have committed transgressions in a previous life for which we must now endure retribution. Even if we have not created "personal karma" by directly committing a transgression, it must have been due to "common karma" that we were born in this world of the Five Turbidities.

Having created adverse karma, let us not blame Heaven for being near or far.

These words by the well-known Vietnamese poet Nguyễn-Du are indeed quietly consonant with the teaching of the Way.

 

Third principle: The practitioner should be steadfast in his determination, believe firmly in the law of cause and effect, and not be moved by words of praise and blame from outside.

The Dhammapada Sutra teaches:

A high mountain stands immovable in the midst of a raging storm. The upright man is calm and at peace within the swirl of criticism and gossip.

No amount of praise or ridicule from outside can make us good or bad, free from suffering or mired in suffering; everything depends on ourselves. If we create good karma, even though we are despised as evil and full of transgressions, we will still be reborn in the higher realms. On the other hand, if we create bad karma, although we may be honored and praised, we will still be reborn in the lower realms.

A Vietnamese Zen Master once wrote a refreshing stanza along these lines:

Let us not concern ourselves with fame or fortune, right or wrong; Let them drop with the morning flowers, freeze with the midnight rain and gradually fade away. There, a bird's song, springtime has passed. Why not concentrate on practicing the Way?

Comments

Popular posts from this blog