Những Gương Đắc Thất Về Sự Trợ Niệm
1. Sự tích cư sĩ Lưu Cảnh Liệt
Cư sĩ Lưu Cảnh Liệt, người tỉnh Giang Tây ở Trung Hoa, buổi
thiếu thời có sang lưu học Nhựt Bản. Sau khi quang phục, ông từng làm nghị viên
ở quốc hội và ty trưởng nhiệm chức phương ty. Anh của cư sĩ là Cảnh Hy, vốn
hàng quan thân, từ lâu đã mến chuộng Phật học, nên đối với cửa đạo, cư sĩ cũng
khẳng khái hộ trì. Ông đã làm nhiều điều công đức, như việc trùng tu ngôi Thọ
Lượng cổ sát, xuất tư sản mua chuộc ruộng hương hỏa cho chùa, lại thỉnh Đại
Xuân hòa thượng về trụ trì. Khi Đức Sum pháp sư đề xướng việc đúc pho tượng Quán
Âm Đại Sĩ bằng đồng, cao hai mươi tám thước, cư sĩ cũng bôn tẩu góp quyên cho
đến khi hoàn thành Phật sự.
Năm Dân Quốc 22, Cảnh Liệt nhân tỵ nạn chiến tranh đến Tô Châu,
quy y với Ấn Quang đại sư, được pháp danh là Đức Thành. Từ đó ông giữ lục trai
và chuyên tu tịnh nghiệp. Khi chưa vào đạo, Cảnh Liệt thích đánh cá, lưới chim,
tạo nghiệp sát cũng nhiều. Do nhân ác đó về sau cư sĩ mang chứng ghẻ Đối Khẩu
Sang rất nguy kịch, ngày đêm đau nhức rên la. Trong cảnh khổ, ông phát nguyện
dứt trừ nghiệp ác, chuyên niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm bỗng nghe mùi hương lạ
bay ngào ngạt, bịnh lần lần thuyên giảm.
Đến năm Dân Quốc 25, cư sĩ mới trở lại quê hương. Tuy lòng tin
đã phát, nhưng vì việc đời việc đạo bận rộn quá nhiều, nên về phần thật hành,
ông chưa được chuyên thuần, mỗi ngày chỉ tùy duyên niệm Phật chút ít mà thôi.
Sang năm Dân Quốc 27, do nghiệp sát đời này và đời trước, cư sĩ lại phát sanh
bịnh nặng. Lâu ngày triền miên trong cơn bịnh khổ, ông khó kham nhẫn, liền bảo
con là Lưu Phát Trang xuất tiền gởi Đức Sum pháp sư nhờ cúng dường ngài Ấn
Quang và làm các việc công đức để cầu mau tiêu tội. Pháp sư viết thơ trả lời
khuyên cư sĩ nên trường trai, nhưng dây dưa mãi đến cuối năm ông mới thật hành
được.
Qua năm Dân Quốc 28 bịnh thế của cư sĩ càng thêm nặng. Vợ con
ông đều là đệ tử quy y của ngài Ấn Quang, đã biết sự khẩn yếu lúc lâm chung,
vội thỉnh chư tăng ở chùa Thọ Lượng đến trợ niệm. Ngày mười chín tháng Giêng
năm ấy, cư sĩ biết mình sẽ từ trần, bảo người nhà đem ghế đỡ ra trước sân ngồi
để thay đổi thanh khí. Sau khi gọi anh em dặn dò hậu sự và bảo con là Phát
Trang quì nghe di chúc xong, thần sắc ông bỗng đổi khác. Vợ con thấy thế liền
đỡ vào nhà, đem tượng Di Đà tiếp dẫn đến để trước mặt cư sĩ, rồi cùng chư tăng
lớn tiếng trợ niệm danh hiệu Phật. Đã vài tháng cư sĩ bị bịnh xuội hết một cánh
tay trái, nhưng khi thấy tượng Phật, ông bỗng hoạt động được như thường, hai
tay chắp lại, miệng niệm Phật, mặt lộ vẻ hớn hở vui mừng. Lúc đó, dường như ông
không còn cảm thấy thống khổ, tùy theo mọi người niệm Phật giây lâu, rồi an
lành thoát hóa.
Cư sĩ vãng sanh vào lúc được sáu mươi mốt tuổi. Mấy tháng ông bị
bịnh khổ là do nghiệp sát sanh chuyển thành khinh báo trong hiện tại. Đến khi lâm chung nhờ sức trợ niệm nên hiện
ra điềm tốt, có thể gọi là: các căn vui đẹp, chánh niệm phân minh, xả báo an
lành, như vào thiền định. Như thế sự vãng sanh Tây Phương đã chắc không còn
nghi ngờ nữa. Lúc tang tế đãi khách, cả nhà tuân theo lời ngài Ấn Quang, dùng
toàn đồ chay, ai nấy đều khen ngợi.
Sự
việc cư sĩ được vãng sanh, tuy do căn lành đã thành thục, mà cũng nhờ sức trợ
niệm lúc lâm chung. Vậy đối với điểm khẩn yếu rốt sau, chư liên hữu cần để tâm
chú ý.
2. Sự tích nữ cư sĩ Đức Hoằng
Nữ cư sĩ Đức Hoằng, là vợ của một người họ Lý ở Dương Châu. Nhân
vì chồng có vợ bé mà mình lại không sanh dục, cô khó nỗi yên thân nơi nhà, nên
đến nương ngụ với kế mẫu là nữ cư sĩ Đinh Đức Nguyên. Bà Đức Nguyên cũng thương
cô như con đẻ, đôi bên nương nhau tình thân thiết hai mươi năm như một ngày.
Đức Hoằng cư sĩ trường trai tu tịnh nghiệp, hôm sớm rất chuyên
cần. Cô và kế mẫu vì nghĩ duyên đời phước bạc, quyến thuộc điêu linh, nên nương
tựa nhau cùng làm bạn pháp trên đường đạo. Luận về sự tín hướng và công hạnh tu
trì lúc bình nhựt, thì mỗi mỗi cô đều vượt xa hơn Lưu Cảnh Liệt cư sĩ. Chỉ tiếc
vì túc nghiệp cuốn lôi, nhân duyên khiếm khuyết, nên cô hằng gặp cảnh chướng
nạn không mấy lúc được yên thân.
Năm Dân Quốc 27, nhân thấy miền Vũ Hán sắp chìm trong cuộc
chiến, hai mẹ con liền từ Hương Cảng đến thị xã Hộ tạm lánh nạn. Bấy giờ vì vật
giá lên cao, mướn nhà rất khó, mà ở lâu nơi khách sạn tổn phí nhiều lại càng
bất tiện. Duyên may nhờ Diệu Chân hòa thượng xót thương, mở một gian tịnh thất
nơi chùa Thái Bình để cho mẹ con cô và ba người Phật tử tản cư nữa cùng ở.
Năm Dân Quốc 28, vào khoảng tháng ba, Đức Hoằng cư sĩ bỗng cảm
chứng thương hàn. Dây dưa qua đến tháng Tư, thuốc thang đều vô hiệu. Bịnh thế
mỗi ngày càng thêm nặng. Lúc ấy trong chùa Phật sự nhiều, phòng xá lại ít, nếu
để chết tại đó thấy có điều bất tiện, nên bất đắc dĩ bà kế mẫu phải đưa cô vào
y viện. Chương trình nơi đây đều theo cách thức Tây Phương, muốn được tự do trợ
niệm trong lúc lâm chung, thật khó toàn vẹn. Đức Hoằng cư sĩ vào y viện được
hai ba ngày, người biết Phật pháp không thể tới lui hộ trợ, nên buổi sáng ngày
mười tám tháng Tư, cô mãn phần một cách hồ đồ trong y viện. Lúc ấy nữ cư sĩ
được năm mươi mốt tuổi.
Như Đức Hoằng cư sĩ xác thực
là người có tín tâm tu trì. Nếu khi lâm chung được sự trợ niệm đúng pháp, tất
điềm lành tướng tốt vãng sanh không ở sau Lưu cư sĩ. Cũng
bởi cơ duyên trở ngại, nên đời này cô không thọ dụng được công hạnh tu niệm lúc
bình thời, chỉ gây nhân đắc độ về sau mà thôi. Việc xảy ra thật đáng tiếc cho cô,
song cũng cho ta thấy sự trợ niệm lúc lâm chung quả là trọng yếu.
3. Sự tích cư sĩ Dương Liên Hàng
Cư sĩ Dương Liên Hàng, người thời Trung Hoa Dân Quốc, quê ở
huyện Dư Diêu tỉnh Triết Giang. Ông nhà nghèo từ nhỏ theo nghề buôn bán, tánh
lịch thiệp quán xuyến hơn người.
Năm Dân Quốc thứ mười một, Liên Hàng được biết người bạn cùng
xóm là Đồng Giác Hàng tu tịnh nghiệp, trong lòng ưa thích hằng qua lại để nghe
lời chỉ giáo. Sau đó, ông thọ quy giới làm hàng Phật tử tu tại gia. Phần văn
học tuy cư sĩ còn yếu kém, song về nghĩa lý kinh Phật, sự giải ngộ lại hơn người.
Tháng chín năm Quý Hợi, các bạn ở Liên Xã ước hẹn cùng nhau thệ nguyện phát
lòng Bồ Đề, Liên Hàng cũng có dự trong cuộc lễ ấy.
Cuối mùa Xuân năm Giáp Tý, vì đau bịnh, cư sĩ lén phá giới sát
sanh, nhân đó lần lần xa cách với các liên hữu. Đến tháng bảy, bịnh ông càng
thêm nặng, bạn đồng tu đến thăm, ai cũng bảo rằng tất sẽ chết. Liên Hàng cũng
xét biết mình khó sống, tự cảnh giác ăn năn việc đã làm. Đầu tháng tám, ông
gượng đau đến trước bàn Phật, hết lòng phát lộ chí thành sám hối, nguyện giữ
lại năm giới, thề không tái phạm. Từ đó cư sĩ buông bỏ muôn duyên, dứt trừ ái
dục, một lòng thầm niệm hồng danh Phật, chờ đến lúc mạng chung. Các liên hữu
biết công phu trì niệm của cư sĩ còn cạn, nên trước khi ông lâm chung sáu ngày,
thỉnh người đến trợ niệm. Mấy hôm rốt sau, những bạn đồng tu cũng tự mình đến
niệm Phật giúp duyên.
Cuộc trợ niệm khởi đầu từ ngày mười hai tháng tám. Qua ngày rằm,
Liên Hàng bỗng tự cảm thấy thần khí thanh nhẹ tươi tỉnh. Đến ngày mười bảy, cư
sĩ bảo trong giấc mơ thấy một vầng ánh sáng như năm sáu ngọn đèn điện chói lòa.
Vào chiều tối, xem thần sắc ông cũng như thường, các liên hữu cho là chưa đến
giờ, tiếp tục niệm Phật tới sang canh hai, rồi sắp sửa muốn ra về. Các vị ấy
không ngờ rằng, lúc đó sự trợ niệm đã đến hồi tinh thuần đắc lực.
Liên Hàng nghe tiếng niệm Phật bỗng ngưng bặt, liền nói:
"Tôi hãy còn chưa đến Tây Phương, mong nhờ chư liên hữu trợ niệm cho suốt
đêm nay." Chúng nghe lời nói có vẻ khác lạ, lại cao tiếng niệm Phật. Không
đầy nửa giờ sau, cư sĩ bỗng cười bảo: "Tôi đã đến Tây Phương. Ôi! Ao thất
bảo to rộng quá! Kìa! Hoa sen thật là đẹp! Ánh quang minh cũng sáng đẹp vô
cùng!" Rồi ông lại dặn đại chúng cao tiếng trợ niệm đừng nghỉ. Từ trước
Liên Hàng vẫn lặng lẽ nằm yên. Đến lúc bây giờ tay và đầu ông đều hoạt động, miệng
liên tiếp nói to: "Ôi! Hoa sen thật tươi xinh! Ao báu thật sáng đẹp!"
Lúc ấy mặt của cư sĩ tươi cười hớn hở, trông như người bất chợt có việc vui
mừng vượt quá hy vọng. Như thế qua một giờ sau, ông trở lại lặng yên không nói,
tay chân cũng không động, chỉ nằm ngửa mắt chăm chú nhìn tượng Phật trước
giường. Kế tiếp đôi tròng lần lần lờ lạc, hơi thở cũng lần yếu mòn. Đến năm giờ
sáng ngày mười tám, cư sĩ mới tắt hơi.
Đêm ấy liên hữu chỉ có bốn người, mà vừa thay phiên nhau lớn
tiếng trợ niệm suốt đêm, vừa thỉnh thoảng lại xen đôi lời sách tấn. Như thế cứ
tiếp tục niệm cho đến sau khi cư sĩ tắt hơi một giờ rưỡi, mới đổi phiên cho
những vị khác vừa đến. Sự trợ niệm vẫn tiếp tục cho tới lúc thân thể kẻ mãn
phần lạnh hẳn, người nhà đều bị ngăn không được khóc thương. Đến mười giờ
trưa, một liên hữu thăm dò thử, thì các nơi khác đều lạnh, duy đảnh đầu còn
nóng như nước sôi.
Trong kinh, có bài kệ nói:
Đảnh Thánh, mắt sanh trời.
Người tim, ngạ quỷ bụng.
Bàng sanh ra đầu gối.
Địa ngục lòng bàn chân.
Khi người chết các nơi khác đều lạnh, duy đảnh đầu nóng sau rốt,
là kẻ ấy đã sanh về cõi Thánh, cõi Phật; mắt nóng sau rốt là sanh lên cõi trời;
chỗ tim ngực nóng sau rốt là sanh lại cõi người. Còn nếu ở bụng thì kẻ đó sanh
về cõi ngạ quỷ, ở đầu gối đầu thai vào loài bàng sanh; ở lòng bàn chân, tất đọa
xuống địa ngục. Thần thức thoát ly từ nơi nào, thì chỗ đó nóng sau cùng. Cư sĩ
đảnh đầu nóng sau rốt, chứng tỏ ông đã vãng sanh về Cực Lạc vậy.
Như
Liên Hàng cư sĩ, giới phẩm không tròn, công hạnh tu trì lại còn non kém. Nhưng
không được vãng sanh, xét ra toàn nhờ sức trợ niệm của các bạn đồng tu. Xem
đây, ta thấy sự trợ niệm rất thiết yếu cho hành giả lúc lâm chung. Bấy giờ nhằm
ngày 18 tháng bảy, năm Dân Quốc thứ 13 (1924), cư sĩ được ba mươi tuổi.
Lời
Sau Cùng
Người xưa bảo: "Trứ
thơ nghi tại vãn niên." Đây là ý nói: Viết sách nên đợi lúc tuổi già, vì
tuổi càng lớn càng đầy đủ hiểu biết kinh nghiệm, quyển sách viết ra giá trị mới
có thể được thành toàn. Bút giả chưa phải tuổi già muộn, chỗ kinh nghiệm cùng
sự hiểu biết tất còn nhiều thiếu sót, song vì cấp thiết trong sự lợi tha, lại
chẳng biết vô thường sẽ đến ngày nào, nên gắng gượng xin đem chút ngu thành
hiến dâng hàng thức giả. Đây tuy nói là trứ tác song hầu hết phần lớn đều rút
lời trong kinh Phật, ý kiến của chư cổ đức cùng các bậc thiện tri thức mà góp
thành. Nên thiết tưởng cũng có thể đem lại lợi ích phần nào cho bạn đọc.
Khi xưa Sở Thạch đại sư có hai câu thơ:
Nhơn sanh bá tuế thất tuần hy.
Vãng sự hồi quan tận giác phi!
Lời
này thốt ra trong lúc Ngài đã thất tuần, ý than: kiếp người tuy nói trăm năm,
nhưng sống được bảy mươi tuổi cũng rất ít có, và tuổi đã bảy mươi như Ngài khi
quay nhìn việc cũ, thấy mình đều lỗi lầm. Một bậc cao tăng mà còn tự phê kiểm dường
ấy, thì hạng người phàm thường sự lầm lỗi biết là bao nhiêu? Cho nên khi bút
giả nghĩ mình tội chướng còn dẫy đầy, tự độ chưa xong mà mạo muội nói đến
chuyện khuyên nhắc người, đôi lúc cũng hổ thẹn bàng hoàng ngập ngừng không muốn
viết. Nhưng nghĩ lại danh từ khuyến hóa thật ra mình chẳng dám đương, nhưng lấy
tánh cách người trong biển khổ gắng kêu nhắc đồng bạn cùng vượt qua biển khổ,
để mong cho mình nhờ chút ảnh hưởng đó tiêu bớt phần nào tội chướng nên mới
không ngần ngại.
Nhớ lại thuở đời nhà Minh bên Trung Hoa, ông La Điện có soạn bài
thi "Tỉnh thế" như sau:
Vội vội vàng vàng khổ nhọc
cầu,
Mưa mưa nắng nắng trải xuân thu.
Hôm hôm sớm sớm lo sinh kế,
Lãng lãng quên quên thấy bạch đầu.
Thị thị phi phi không kết liễu,
Phiền phiền não não những bi ưu.
Rành rành rõ rõ một đường đạo,
Vạn vạn ngàn ngàn chẳng chịu tu!
Lời
văn trên tuy thô sơ, dường như không có đạo lý chi sâu sắc, nhưng đã đem tất cả
hành vi và chướng nghiệp trong đời sống của kiếp người mô tả ra rất rõ ràng. Ai
có thể tránh khỏi khuôn khổ của bài thi trên đây, và cố gắng tu hành, mới gọi
là người đi trên đường giải thoát.
Ông La Điện sở dĩ có lời than trên đây, bởi thấy biển tục dễ
chìm, đường tu khó bước. Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật dạy:
Nhơn sanh có hai mươi việc khó:
- Nghèo khổ, bố thí là khó
- Giàu sang, học đạo là khó
- Xả thân, quyết chết là khó
- Xem được kinh Phật là khó
- Nhịn sắc lìa dục là khó
- Sanh gặp đời Phật là khó
- Thấy tốt không cầu là khó
- Bị nhục chẳng giận là khó
- Có thế không ỷ là khó
- Gặp việc vô tâm là khó
- Học rộng nghiên tầm nhiều là khó
- Trừ bỏ ngã mạn là khó
- Không khinh kẻ chưa học là khó
- Tâm hành bình đẳng là khó
- Chẳng nói việc thị phi là khó
- Được gặp thiện tri thức là khó
- Thấy tánh học đạo là khó
- Tùy duyên độ người là khó
- Thấy cảnh không động là khó
- Khéo biết dùng phương tiện là khó.
Trong hai mươi điều trên, nơi đây chỉ xin nói lược qua ít chi
tiết. Như nghèo khổ bố thí là khó,
bởi nghèo khổ dù muốn bố thí, nhưng ngặt vì có lòng mà thiếu sức, nếu gắng
gượng bố thí tất ảnh hưởng đến sự sống của mình, nên mới thành khó. Hoặc như giàu sang học đạo khó, bởi giàu sang
tuy có sức bố thí, song lại bị cảnh dục lạc lôi cuốn, khó buông bỏ thân tâm để
tu hành.
Sanh gặp đời Phật là khó, như Luận Trí Độ nói: Ở thành Xá Vệ gồm
chín ức dân mà chỉ có ba ức người được gặp thấy Phật, ba ức người tuy nghe danh
tin tưởng nhưng không thấy gặp, và ba ức người hoàn toàn không được nghe biết
cũng không được thấy. Đức Phật ở tại xứ này giáo hóa trước sau hai mươi lăm
năm, mà còn có ba ức người không thấy gặp nghe biết, thì những kẻ sanh nhằm đời
Phật nhưng ở cách xa, hoặc sanh trước hay sau khi Phật ra đời, tất cơ duyên gặp
Phật hoặc nghe Phật pháp là điều không phải dễ. Nhưng tuy không gặp Phật mà y theo Phật pháp tu hành, thì cũng như gặp
Phật.
Nếu không theo lời Phật dạy, dù ở gần Phật, vẫn là cách xa. Như
khi xưa Đề Bà Đạt Đa là em họ của Phật, Tỳ Khưu Thiện Tinh làm thị giả cho Phật
hai mươi năm, vì không giữ đúng theo đường đạo, nên kết cuộc đều bị đọa địa
ngục. Và bà lão ở phía Ðông thành Xá Vệ, sanh đồng năm tháng ngày giờ với Phật,
nhưng vì vô duyên nên không muốn thấy gặp Phật. Cho nên được thấy Phật nghe
pháp, y theo lời dạy phụng hành, phải là người có nhiều căn lành phước đức nhân
duyên. Nay Như Lai đã nhập diệt, các bậc thiện tri thức thay thế Phật ra hoằng
dương đạo pháp, nếu thân cận nghe theo lời khuyên dạy tu hành, tất cũng được
giải thoát. Nhưng kẻ căn lành sơ bạc, gặp thiện tri thức cũng khó. Dù có duyên
được thấy mặt nghe pháp, song nếu không hiểu nghĩa lý, hoặc chấp hình thức bên
ngoài mà chẳng chịu tin theo, thì cũng đều vô ích.
Theo Kinh Phạm Võng
và Hoa Nghiêm, muốn tìm cầu
thiện tri thức, đừng câu nệ theo hình thức bên ngoài; như chớ chấp kẻ đó trẻ
tuổi, nghèo nàn, địa vị thấp, hoặc dòng dõi hạ tiện, tướng mạo xấu xa, các căn
chẳng đủ, mà chỉ cầu người thông hiểu Phật pháp, có thể làm lợi ích cho mình.
Lại đối với bậc thiện tri thức chớ nên tìm cầu sự lỗi lầm, bởi vị đó có khi vì
mật hạnh tu hành, vì phương tiện hóa độ, hoặc đạo lực tuy cao song tập khí còn
chưa dứt, nên mới có hành động như vậy. Nếu chấp nê hình thức, tìm cầu lỗi lầm,
tất không được lợi ích trên đường đạo.
Khi Phật còn tại thế, ngài Ca Lưu Đà Di có thói quen miệng nhơi
qua, nhơi lại như trâu; Tỳ Khưu Ni Liên Hoa Sắc tánh ưa soi gương trang điểm;
một vị Tỳ Khưu thích leo lên cây nhảy chuyền; một vị Tỳ Khưu khác nói với ai,
ưa lên giọng xưng mi tao lớn lối. Nhưng sự thật bốn vị này đều đã chứng quả A
La Hán cả. Bởi kiếp trước một vị làm thân trâu, một vị là kỹ nữ, một vị làm
thân khỉ, một vị là dòng quý tộc Bà La Môn, nhiều đời ở trong hoàn cảnh đó, đến
nay tuy đắc quả, song tập quán dư thừa hãy còn.
Lại như đức Lục Tổ vì
thấy người học Phật thời ấy ưa chấp nói theo kinh văn, không nhận ngay Phật
tánh, nên mới thị hiện làm kẻ dốt, không biết chữ. Ngọc Lam thiền sư vì muốn tránh duyên để tu hành, nên mới giả làm
người điên cuồng, quần áo lôi thôi, ăn nói không chừng độ. Hư Vân hòa thượng vì thấy người thời mạt pháp, phần nhiều thân xuất
gia, mà tâm không xuất gia nên tuy đã ngộ đạo mà thường để râu tóc, mật ý chỉ
cho "đạo" không phải ở nơi đầu tròn áo vuông. Nhưng đương thời của
các vị ấy, cũng có nhiều kẻ chê bai chỉ trích đức Lục Tổ là dốt nát, ngài Ngọc
Lam là điên khùng, Hư Vân thượng nhơn là người phạm quy luật Thiền môn. Cho nên nhìn
tìm bậc thiện tri thức khó là như thế. Mấy điều này người học Phật cũng nên
hiểu, để bớt sự cố chấp và tránh lỗi khinh báng Tăng, Ni. Còn các việc khó kia,
có thể suy ra để hiểu.
Tuy nhiên, khó và dễ là pháp đối đãi, trong khó có dễ, trong dễ
có khó. Nếu nhận hiểu và quyết tâm thì
các việc khó chẳng phải không thể làm được. Như thuở đời Phật Tỳ Bà Thi, có
hai vợ chồng ông Kế La Di, nghèo đến đỗi mặc chung một chiếc khố, khi chồng đi
làm vợ phải lõa thể đóng cửa ở nhà, vợ thay phiên đi làm thì chồng cũng y như
vậy. Nhưng khi nghe chư tăng đi khuyến hóa, bảo bố thí sẽ có phước tránh cảnh
nghèo khổ, hai vợ chồng bàn luận nhau đem chiếc khố duy nhứt ấy trao qua cửa sổ
bố thí, đành cam cùng chịu lõa thể đóng cửa nằm chết trong nhà. Do sự quyết tâm
làm lành đó, khiến cho vị quốc vương hay được, đem y phục tiền của giúp đỡ. Từ
đó về sau, mỗi đời sanh ra, hai vợ chồng đều có y phục tùy thân, và sau cùng
đều chứng đạo quả. Cho nên tuy nghèo khổ, bố thí là khó, nhưng nếu hiểu cái
nhân nghèo nàn do bởi không bố thí, rồi quyết tâm cam chịu thiếu kém khổ cực
đem của riêng để tu phước, tất việc bố thí cũng có thể làm.
Lại như vua Thuận Trị
nhà Thanh, lên ngôi hồi sáu tuổi, hai mươi bốn tuổi từ bỏ vương vị, theo Ngọc
Lâm quốc sư đầu Phật xuất gia. Làm một vị hoàng đế giàu sang tột bực, ở lầu
rồng, gác phượng ăn hải vị, sơn hào, phi tần có cả hàng ngàn trang tuyệt sắc
giai nhơn, quyền lực nắm cả thần dân trong một nước, sự phú quý còn chi hơn?
Nhưng nếu nhận rõ sự phước lạc thế gian vô thường như mộng huyễn, cảnh chân như
thường tịch mới thật là vui, thì tuy nói giàu sang học đạo là khó, song đã
quyết tâm tất cũng có thể thật hành.
Ngoài ra, nghèo khổ quá tu hành vẫn thật khó, nhưng nếu có chí
cũng chẳng phải không làm được. Như thuở Phật Thích Ca còn ở đời, có một bà lão rất nghèo
khổ, ở mướn cho người từ hồi mười ba tuổi, đến tám mươi tuổi cũng còn vất vả,
ban ngày làm việc không ngơi nghỉ, đêm nào cũng phải giã gạo đến canh hai, gà
gáy sáng đã thức dậy quây quần bên cối xay bột. Hoàn cảnh cực nhọc không rảnh
rỗi như thế, muốn tu hành là một sự vạn nan. Nhưng nhờ tôn giả Ca Chiên Diên khuyến hóa, nên
mỗi buổi tối sau khi giã gạo xong, bà tắm rửa thay đổi y phục, ngồi tu niệm đến
quá nửa đêm mới đi nghỉ. Nhờ sự quyết tâm cố gắng đó, mà sau khi chết bà được sanh
lên làm vị thiên tử ở cung trời Dạ Ma.
Kính thưa quý vị! Thân
người khó được, pháp Phật khó nghe. Nay quý vị đã được thân người, và có
duyên xem đến quyển này, tức là đã gặp được pháp môn thành Phật mầu nhiệm. Dù
gặp phải hoàn cảnh khó khăn, xin quý vị nhận rõ duyên đời khổ mộng, quyết chí
tu hành, để hoa sen báu bên trời tây được nở thêm những hàng thượng thiện.
Ngày Phật Đản 2515
THÍCH THIỀN-TÂM
kính phụng
Success and Failure in Supportive
Recitation
1. Story of LCL
The
layman LCL was a legislator and an official early in life. As he had affinities
with Buddhism, he contributed to such good works as restoring a local temple,
donating land to it and inviting an Elder Master to head it. He was also
diligent in raising funds to build a statue of the Bodhisattva Avalokitesvara,
which was about one hundred feet high.
In 1933
he took refuge with the Triple Jewel under the Patriarch Yin Kuang. He resolved
to be a vegetarian six days a month and took up the practice of Buddha
Recitation. In the years that followed, however, because of his heavy schedule,
his practice, while sincere, was irregular.
In 1938,
he fell gravely ill. As time went by and his condition did not improve, he made
large donations to worthwhile activities, in the hope of expunging some of his
bad karma. He also became a full time vegetarian. The following year, as his
illness took a turn for the worse, his wife and sons, realizing the importance
of the last moments, hurriedly invited monks from the local temple to recite
the Buddha's name at his bedside.
On the
19th of January of that year, LCL, sensing that his end was near, asked to be
taken out to the courtyard to breathe fresh air. After speaking to his brothers
and sisters, he requested his son to kneel down to hear his will. As he was
speaking, LCL's countenance suddenly changed. Seeing this, his wife and son
helped him back into the house and placed a statue of a standing Amitabha
Buddha before him. They then began to recite aloud, together with the
monks. For several months, LCL's left arm had been paralyzed, but when he saw
the statue, he managed to regain the use of his arm. With palms joined, he
began to recite the Buddha's name, his face radiant and beaming with joy. At
that moment, he seemed to have forgotten all pain and suffering, as he recited
along with the others for a while, before dying peacefully, at the age of
sixty-one.
The
layman LCL had practiced Buddha Recitation sincerely during the last part of
his life. At his deathbed, thanks to supportive recitation, a number of
auspicious signs appeared. These
included stable faculties, right thought and a peaceful death, as though in
samadhi. We can therefore deduce that he certainly achieved rebirth in the
Pure Land.
While the
layman's rebirth was due to his maturing good roots, it was also helped by the
supportive recitation he received when on his deathbed. Thus, Pure Land
practitioners should recognize the particular importance and urgency of
supportive recitation just before death.
2. Story of DH
The
laywoman DH was the wife of a certain man in the city of Yangchow. As she could
not bear children, her husband took a concubine, which made it difficult for
her to remain in the conjugal home. Therefore, she went to live with her
stepmother, another lay Buddhist, who loved her as her own daughter. They
supported and relied on one another, and two years passed as though they were
but one day.
The
laywoman DH was a vegetarian who earnestly practiced Buddha Recitation day and
night. She and her stepmother realized that they had scant merits and few good
conditions in this life, and no one else to rely on in case of need, as their
relatives were dead or far away. They therefore wholeheartedly helped one
another, as Dharma friends along the Way. From the point of view of faith and
daily cultivation, DH far surpassed LCL of our previous story. Unfortunately,
however, because of heavy residual karma and unfavorable conditions, she always
met with adverse circumstances and her mind was never at peace.
In 1938,
sensing that a major upheaval was impending, mother and daughter immediately
left Hong Kong, where they had been staying, to seek refuge back on the
mainland. At that time, the cost of living was skyrocketing. Renting a place to
live was difficult, while staying in hotels for any length of time was both
costly and inconvenient. Fortunately, a local abbot took pity on the women and
set aside a small area of his temple for them and three other refugees.
Around
March of the following year, DH suddenly contracted typhoid fever. The illness
lasted for over a month, with no signs of recovery. At that time, the temple
was very busy and space was at a premium. If she were to die there, it would
cause a great deal of inconvenience. Therefore, with great reluctance, her
stepmother decided to bring her to the local hospital.
The
hospital followed Western medical practice, making it difficult to engage in
supportive recitation freely and in an appropriate manner. On the 18th of
August, after two or three days in the hospital, with no one practicing
supportive recitation at her bedside and in a confused state of mind, the
laywoman DH died. She was fifty-one years of age at the time.
We can see that the laywoman DH was truly a
woman of faith, who had practiced in earnest. If, at the time of death, she had
had the benefit of adequate supportive recitation, auspicious signs of rebirth
in the Pure Land should have appeared, no fewer than in the case of LCL. Such was not,
unfortunately, the case. Because of adverse circumstances, she died in a coma,
unattended by Dharma friends. She probably did not achieve rebirth in the Pure
Land, but merely managed to sow the seeds of Enlightenment for future lives. What happened to her was
regrettable, but demonstrates that supportive recitation at the time of death
is truly of crucial importance.
3. Story of DLH
The
layman DLH was from a poor merchant family Well-mannered and courteous, he had
a good grasp of worldly affairs. In 1922, following the example of a friend, he
took refuge with the Triple Jewel, and along with others, vowed to develop the
Bodhi Mind, to rescue himself and others.
A few
years later, because of a serious illness, he abandoned vegetarianism and began
to drift away from his Buddhist friends. In July of that year, his illness grew
more severe, and everyone feared the worst. Realizing that his end was near,
DLH sincerely repented his past transgressions, let go of everything and
concentrated all his time and effort on Buddha Recitation. Fellow cultivators,
fearing that his practice was still shallow, were continuously at his bedside.
Supportive
recitation itself began on the 12th of July. Three days later, the layman DLH
suddenly experienced a surge of strength, feeling fresh and well. On the 17th,
he told everyone that in a dream, he had seen an aura of light as bright as
five or six electric bulbs. That evening, his complexion appeared to be normal.
His fellow cultivators continued their recitation until the wee hours and were
preparing to leave, when DLH suddenly said, "I have not yet reached the
Pure Land. Please continue reciting all day."
The group
gladly complied, and recitation went on, with DLH mostly remaining silent. He
was smiling calmly, his face radiant, as though he had received some news that
was good beyond expectation. This continued for some time, until he became
still and immobile, his gaze fixed on the standing Amitabha statue facing him.
His eyes then began to cloud over and his breathing subsided. He passed away at
five o'clock that morning.
The
cultivators took turns reciting, interspersing recitation with words of
encouragement and exhortation, until his body was completely cold. His next of
kin had been warned not to weep or wail. At ten a.m., one of the practitioners touched
DLH's body and discovered that it was cold all over except for the crown, which
was as hot as boiling water.
The
sutras contain a stanza:
The crown stands for sainthood, the eyes rebirth in a celestial realm,
The heart indicates the human realm, the belly stands for the ghostly,
The knees are tantamount to animality, the soles of the feet stand for the hells.
When the
cultivator's body is completely cold except for the crown, that person has been
reborn in the realm of the saints, or of the Buddhas. When his eyes are the
last to remain warm, he has been reborn in the celestial realms; warmth in the
area of the heart means rebirth among human beings. If the abdominal area
retains warmth after the body has grown cold, he has been reborn among hungry
ghosts. The knees represent rebirth among animals, while the soles of the feet
indicate the hellish realms. Thus, the last warm spot represents the place
where the consciousness of the deceased escaped the mortal body.
The fact that
DLH's crown was the last warm spot shows that he achieved rebirth in the Pure
Land -- his very goal in the last years of his life.
The layman DLH
was not above violating the precepts. His cultivation was shallow and wanting
as well. His rebirth in the Pure Land, therefore, was largely due to the
supportive recitation of his fellow cultivators. Here again, we can see the
importance of supportive recitation at the time of death. That time was the
18th of July 1924 -- and DLH was thirty years old!
Epilogue
The
ancients had a saying:
We should wait
until old age before writing books, because by then we will have fuller
knowledge and experience, and the books will be more accomplished.
This
author has not yet reached old age and his experience and knowledge must
therefore have deficiencies. Nevertheless, because of his urgent desire to be
of benefit to others, and not knowing when the ghost of impermanence may
strike, he has reluctantly taken the liberty to offer the reader some
preliminary thoughts. Although this book is meant to be an original manuscript,
most of the ideas contained therein are taken from Buddhist sutras and
commentaries. Thus, the author believes that it could still bring some benefit
to the reader.
In his
seventies, an Elder Master once remarked sadly:
Although the
human life span is supposed to be one hundred years, seventy is already a ripe
old age. However, when I look back and examine my past actions, I discover that
they were all fraught with mistakes.
If even
an Elder Master of high repute judged himself thus, how many more mistakes must
common mortals like ourselves commit? Therefore, at times this author feels
ashamed and perplexed, reluctant to write anything, as he realizes that he is
still full of transgressions, unable to save himself, let alone counsel others.
However, he has decided otherwise, just as a fellow traveler in the sea of
Birth and Death may remind others to escape from it along with him. Hopefully,
he can gather some merit through such action, and lighten his own heavy karma
somewhat.
In this
connection, he recalls a certain poem, composed in a bygone era:
Hurriedly,
painstakingly, we hope and seek,
Spending spring and autumn in the rain and sun;
Day in and day out we attend to our livelihood,
Forgetting that our hair has taken on the color of snow.
We should sever thoughts of right and wrong,
Afflictions and sorrows, as well;
The Way is so clear and distinct,
Why do so many refuse to cultivate?
These
lines, while deceptively simple and seemingly lacking in depth, clearly
describe the various activities and karmic obstructions of the human condition.
Only those who stand outside the framework of this poem, and strive to
cultivate, can be said to be treading the path of liberation.
The
author of the poem wrote these sad words as he realized how easy it is to drown
in the ocean of suffering and how difficult to tread the path of liberation. In
the Sutra in Forty-two Sections, Buddha Sakyamuni said:
People
encounter twenty kinds of difficulties:
It is difficult to give when one is
poor.
It is difficult to study the Way when one has power and wealth.
It is difficult to abandon life and face the certainty of death.
It is difficult to encounter the Buddhist sutras.
It is difficult to be born at the time of a Buddha.
It is difficult to resist lust and desire.
It is difficult to see good things and not seek them.
It is difficult to be insulted and not become angry.
It is difficult to have power and not abuse it.
It is difficult to come in contact with things and have no [attachment to] them.
It is difficult to be greatly learned [in the Dharma].
It is difficult to get rid of self-satisfaction [pride and conceit].
It is difficult not to slight those who have not yet studied [the Dharma].
It is difficult to practice equanimity of mind.
It is difficult not to gossip.
It is difficult to meet a good knowing advisor.
It is difficult to see one's own Nature and study the Way.
It is difficult to [save sentient beings with means appropriate to their situation].
It is difficult to see a state and not be moved by it.
It is difficult to have a good understanding of skill-in-means [and apply it well].
I shall
merely cite a few instances of these twenty difficulties. For example, it is
difficult to practice charity when we are poor and destitute because, under
such conditions, even if we have the will, we lack the means. To force
ourselves to practice charity must entail sacrifices. Likewise, it is difficult
to study the Dharma when we are wealthy and eminent, because under such
favorable circumstances, we may have the means, but we are pulled away by
opportunities for enjoyment and self-gratification.
The
difficulty of being born during the lifetime of a Buddha is elaborated in
the Perfection of Wisdom Treatise: in
the town of Sravasti, India, out of a total population of nine hundred
thousand, only one-third had actually seen and met Buddha Sakyamuni, another
one-third had heard His name and believed in Him but had not actually seen or
met Him, while the remaining one-third had not seen, heard or even learned of
His existence. Sakyamuni Buddha taught in Sravasti for some twenty-five years,
yet a full one-third of the town's population were completely unaware of His
existence. Is it any wonder, then, that those who were born during Sakyamuni
Buddha's time but did not reside in Sravasti, or those who happened to be born
before or after His time, would find it difficult to learn of Him or hear the
Dharma?
However,
even though we may not be able to meet Sakyamuni Buddha, cultivating according
to the Dharma is tantamount to meeting Him. On the other hand, if we do not
follow His teaching, even while near Him, we are still far away. Thus,
Devadatta, Buddha Sakyamuni's very own cousin, as well as the Bhikshu
Sunaksatra who attended Him personally for twenty years, both descended into
the hells because they strayed from the Path. There is also the case of an old
woman in the eastern quarter of Sravasti who was born at exactly the same
moment as Buddha Sakyamuni, yet, because she lacked causes and conditions,
wished neither to see nor to meet Him. Thus, not everyone can see the Buddhas
and listen to the Dharma. Extensive good roots, merits, virtues and favorable
conditions are required. Although Buddha Sakyamuni has now entered Nirvana,
good spiritual advisors are taking turns preaching the Way in His stead. If we
draw near to them and practice according to their teachings, we can still
achieve liberation.
Nevertheless,
those who possess only scant and shallow roots must find it difficult to meet
good spiritual advisors. Even when they do so and hear the Dharma, if they do
not understand its meaning, or merely grasp at appearances and forms, refusing
to follow it, no benefit can possibly result.
According to the Brahma Net and Avatamsaka Sutras, we
should ignore appearances and external forms when seeking a good spiritual
advisor. For example, we should disregard such traits as youth, poverty, low
status or lack of education, unattractive appearance or incomplete features,
but should simply seek someone conversant with the Dharma, who can be of
benefit to us. Nor should we find fault with good spiritual advisors for acting
in certain ways, as it may be due to a number of reasons, such as pursuing a
hidden cultivation practice or following an expedient teaching. Or else, they
may act the way they do because while their achievements may be high, their
residual bad habits have not been extinguished. If we grasp at forms and look
for faults, we will forfeit benefits on the path of cultivation.
Thus,
when Buddha Sakyamuni was still alive, the Bhikshu Kalodayin was in the habit
of moving his jaws like a buffalo; a certain Bhikshuni used to look at herself
in the mirror and adorn herself; another Bhikshu liked to climb trees and jump
from one branch to another; still another always addressed others in a loud
voice, with condescending terms and appellations. In truth, however, all four
had reached the stage of Arhatship. It is just that one of them was a buffalo
in a previous life, another was a courtesan, another was a monkey, and still
another belonged to the Brahman class. They were accustomed to these
circumstances throughout many lifetimes, so that even when they had attained
the fruits of Arhatship, their residual habits still lingered.
We also
have the example of the Sixth Patriarch of Zen. Realizing that the cultivators
of his day were attached to a literal reading of the sutras and did not
immediately recognize their Buddha Nature, he took the form of an ignorant and
illiterate person selling wood in the marketplace. Or else, take the case of a
famous Zen Master who, wishing to avoid external conditions and concentrate on
his cultivation, took the expedient appearance of a ragged lunatic, raving and
ranting. As a result, both distinguished Masters were criticized during their
lifetimes. The Sixth Patriarch was faulted for ignorance, while the Zen monk
was called insane and berserk. Therefore, finding a good spiritual advisor is a
difficult task indeed! Students of the Dharma should realize this, to decrease
the habits of attachment and grasping -- thus avoiding the mistake of maligning
monks and nuns.
As for other kinds
of difficulties, fellow cultivators can draw inferences from the above
discussion and understand for themselves.
Nevertheless,
the words "difficult" and "easy" belong to the realm of
opposing dharmas; in difficulty there is simplicity, in simplicity there is
difficulty. If we truly understand and are determined, difficult things are not
necessarily impossible to accomplish.
During
the lifetime of a certain transhistorical Buddha, for example, there was a
couple so destitute that husband and wife had but one robe between them. When
the husband would leave their shack to seek work, his wife had to shut the door
and stay home, nude, and vice versa. However, upon hearing wandering monks
teach that charity would extinguish the sufferings of poverty and want, husband
and wife discussed the matter between themselves. They decided to donate their
only piece of cloth by passing it through the window, determined to remain in
the shack, completely nude, resigned to death. This resolute good action came
to the attention of the local ruler, who then showered them with garments and
riches. From that time on, through each succeeding lifetime, they never again
were in want for the necessities of life, and ultimately attained complete
liberation.
Thus, although it may be difficult to
practice charity when we are destitute ourselves, we should understand that the
cause of such poverty and want is our own past stinginess. If we are determined
to endure deprivation and suffering, charity is something that can still be
accomplished.
There is
also the case of a well-known Chinese Emperor of the Ch'ing Dynasty, who
acceded to the throne when barely six years old and abdicated at the age of
twenty-four to become a Buddhist monk. To occupy the exalted position of
Emperor, first in power and wealth throughout the entire realm, dwelling in
magnificent palaces, surrounded with luxury beyond imagination, attended by a
harem with many thousands of the most beautiful women in the land, his power
extending over one and all -- how could such wealth and honor be surpassed?
Yet, if we understand the dreamlike, evanescent nature of worldly blessings and
pleasures and the true joy of the realm of everlasting True Thusness -- and if
we are resolute and determined -- practicing the Dharma in such extraordinary
circumstances, however difficult, is a realizable undertaking. Likewise,
although cultivation under conditions of extreme poverty and deprivation may be
difficult, if we are resolute, it is not something that cannot be done.
An
example that comes readily to mind occurred during the lifetime of Buddha
Sakyamuni. There was a destitute old woman who had been working as a maid since
the age of thirteen, and was still toiling at the age of eighty. She worked
without rest all day long, pounding rice until past midnight, waking up again
at the crow of the cock to busy herself with mortar and pestle. Cultivating
under such trying conditions, with not a single moment of leisure was
difficult, to say the least! However, thanks to the teaching of the Elder
Mahakatyayana, a senior disciple of the Buddha, each night, when she had
finished pounding rice, she would wash up, change her clothing, cultivate well
into the night and transfer the merit to all sentient beings before retiring. As
a result of her determination and effort, she was reborn as a deity in the Yama
Heaven.
Dear fellow
cultivators!
It is difficult to be reborn as a human
being, while the Dharma is difficult to encounter. Today you have a human body
and the opportunity to read this commentary. Thus, you have already met with a
wonderful method to achieve Buddhahood. Even if you should face difficult
circumstances, I urge you to recognize the sufferings of this dreamlike,
evanescent world and to cultivate resolutely -- so that the precious lotus
blossoms of the Pure Land may give birth to many more beings of the highest virtue!
I vow that when my life approaches its end,
All
obstructions will be swept away;
I
will see Amitabha Buddha,
And
be born in his Land of Ultimate Bliss.
When reborn in the Western Land,
I
will perfect and completely fulfill
Without
exception these Great Vows,
To
delight and benefit all beings.
The
Vows of Samantabhadra
BÀI SỐ 98
Ẩn tu phương tiện mượn thi ngâm
Thức ngộ mình người khởi đạo tâm
Đâu nghỉ hoa đào ra động bích
Mà mong Lưu Nguyễn ghé vào thăm?
NHƯ Ý : Nếu Hoa-đào có rơi nhẹ trôi theo vòng suối ra ngoài ĐỘNG BÍCH, đó cũng là một sự Ngẫu-nhiên, không phải do ý Chư-tiên mượn nó để dời chân LƯU NGUYỄN , cũng như thế Bút-giả không có ý mượn những lời Thi trong đây để Thả cánh Hoa-đào, mà chỉ muốn ngõ riêng với một ít vì Thông Cảm, Hữu Duyên.
Bởi Mình đã có DUYÊN để đáng tỏ BÀY công bố.
Niệm Phật Thập Yếu
X
Niệm Phật
Phải Dự Bị Lúc Lâm Chung
Từ Chiếu đại sư nói: "Người tu Tịnh Độ khi LÂM CHUNG thường có ba điều nghi, bốn cửa ải, hay làm chướng ngại cho sự vãng sanh, phải dự bị suy nghĩ trước để phá trừ BA ĐIỀU NGHI là:
1- Nghi mình túc nghiệp sâu nặng, thời gian công phu tu hành ít, e không được vãng sanh.
2- Nghi mình bản nguyện chưa trả xong, tham sân si chưa dứt, e không được vãng sanh.
3- Nghi mình niệm Phật, Phật không đến rước, e không được vãng sanh.
BỐN CỦA ẢI là:
1- Hoặc nhân bị bịnh khổ mà trở lại hủy báng Phật không linh.
2- Hoặc nhân tham sống mà giết vật mạng cúng tế.
3- Hoặc nhân uống thuốc mà dùng rượu cùng chất máu tanh hôi.
4- Hoặc nhân ái luyến mà tự ràng buộc với gia đình.
Đại sư nêu ra thuyết Tam Nghi Tứ Quan ở trên, bậc trí huệ có thể suy nghĩ tìm phương pháp giải quyết.
Thọ dữ thiên tề bất giảm tăng
Toại tâm như ý thông biến hóa
Ngũ sắc tường vân túc hạ đăng.
BÀI KỆ THỨ 4
Một câu A Di Đà
Phương tiện cực mầu lạ
Nhiếp khắp hết căn cơ
Rẽ thông vào Bát nhã.
(Nhứt cú Di Đà
Danh dị phương tiện
Phổ nhiếp quần cơ
Bàng thông nhất tuyến.)
LƯỢC GIẢI
Ấn Quang Đại sư nói: “Tu các môn khác phải nhiều đời mới thoát luân hồi, và theo như Khởi Tín Luận thì phải trải qua một muôn đại kiếp tu hành liên tục mới vượt lên ngôi Bất thối chuyển. Ví như quan chức phải từ phẩm bậc nhỏ lần lượt thăng đến ngôi Tể tướng.
Riêng môn Niệm Phật là phương tiệm mầu lạ để mau thành Phật một đời được đới nghiệp vãng sanh thoát khỏi luân hồi, một kiếp đã bước lên ngôi Bất thối chuyển. Ví như Thái tử khi mới sanh ra, đã tôn qúi vượt hẳn quần thần”.
Môn Niệm Phật lại nhiếp tất cả căn cơ, dưới từ loài qủy súc, hạng ngu tốt dốt nát tật nguyền, trên đến bậc Đẳng giác Bồ Tát như Văn Thù Phổ Hiền cũng có lời nguyện cầu sanh Tịnh độ.
Chữ “Nhất tuyến” đây là chỉ cho môn thiền Trực chỉ, tức đường lối thẳng vào Bát nhã chân tâm. Ngài Triệt Ngộ dùng từ ngữ này, bởi ngài là một “đại thiền sư”.
Lại “Nhất tuyến” cũng hàm chỉ cho đường lối đặc sắc nhiệm mầu của môn Tịnh Độ.
TRƯƠNG THỦ ƯỚC
Cư sĩ Trương Thủ Ước, người đời Minh, ở huyện Tú Thủy, tỉnh Triết Giang. Ông nhà nghèo mà ưa bố thí, hằng dùng trăm ngàn phương tiện khuyên gọi các vị đạo tâm rộng làm việc lợi ích.
Lúc lớn tuổi, ông tạ tuyệt duyên đời, bữa cháo bữa rau, mỗi ngày thường chuyên niệm Phật. Cư sĩ thường phỏng theo ngài Hàn Sơn, làm ba trăm bài thi, khuyến tấn mọi người quy hướng về Tịnh độ. Xin lược trích mấy bài như sau:
Cao cả nguyện Di Đà
Rộng mầu môn Niệm Phật.
Muôn kiếp khổ luân hồi
Đời nay mới tường tất.
Nên sanh tưởng khó gặp
Dè chớ mê lạc mất.
Niệm niệm cầu vãng sanh
Tâm tâm quý chuyên nhất.
Hôm qua đến nhà Phật
Niệm niệm lòng sâu thiết!
Ngày nay ở nhà lửa
Tâm phiền rối bận việc
Nếu chẳng vững đạo căn
Khó khỏi chìm mê kiếp
Cho nên bậc hiền xưa
Ở non tu tịnh nghiệp.
Cõi tạm gởi huyễn thản
Tùy duyên mọi việc tất
Không vương nửa điểm trần
Chỉ niệm một câu Phật
Tánh mềm dịu tợ bông
Nguyện cứng bền như sắt
Nếu theo việc vẩn vơ
Đáy nước tìm trăng thật.
Thượng phẩm thấy Phật sớm
Hạ phẩm thấy Phật chầy.
Sớm chầy tuy sai khác
Duyên trần đã thoát ly.
Tham thiền ngại chấp tướng
Niệm Phật quý dứt nghi
Xác thật có Tịnh độ
Xác thật có Liên trì!
Bảy chục xưa nay ít
Trước mắt chẳng nhiều ngày!
Phải mau cầu giải thoát
Tìm gởi chất liên thai.
Ngang trái cho ngang trái
Vạy ngay mặc vạy ngay.
Đâu rảnh đối kẻ xấu
Phân biệt phải cùng sai.
Vợ Thủ ước là Đào thị, từ khi về nhà chồng, mỗi ngày cũng tụng kinh niệm Phật. Khi ông đến non Phổ Đà lễ Quán Âm đại sĩ, Đào thị bảo hai con rằng: “Mẹ bình nhựt tu trì đã tỏ ngộ tông chỉ :
“Tâm nầy làm Phật,
Tâm nầy tức Phật”.
Ngày nay, Ta Bà duyên mãn, mẹ sắp về cảnh Tịnh độ an vui!” Nói xong, ngồi niệm Phật mà hóa. Hôm sau Thủ Ước về đến nhà thì việc tẩn liệm đã xong. Bỗng trên nắp hòm của Đào thị mọc lên năm cánh sen màu xanh. Mọi người đều khen ngợi kinh lạ.
Về sau, Thủ Ước cùng được thoại ứng khi lâm chung.
Comments
Post a Comment