Phương Pháp Đối Trị Sân

 

Trong các phiền não, duy có sân hận tướng trạng rất thô bạo, phá hoại hành giả mạnh mẽ nhứt. Nên người xưa đã bảo:

"Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai."

(Câu này có nghĩa: khi khởi một niệm giận hờn, tức đã mở muôn ngàn cửa chướng ngại. )

Chẳng hạn như lúc đang niệm Phật, ta chợt tưởng đến người ngoài bạc ác khắc nghiệt xấu xa, đối đãi với mình nhiều điều không tốt; hoặc nhớ việc người thân cận phản phúc gây rối làm khổ mình, liền buồn giận bứt rứt, không an. Từ nơi tâm trạng đó, miệng tuy niệm Phật, nhưng lòng phiền muộn, vọng tưởng sôi nổi. Có người bỏ chuỗi thôi niệm, xuống nằm gác tay, suy nghĩ vẩn vơ. Có kẻ lại buồn tức đến quên ăn bỏ ngủ, muốn gặp ngay người đó la hét một hồi, hoặc tìm cách trả thù cho đã giận. Tâm niệm sân hận nó phá hại người tu đến như thế.

 

Muốn đối trị giận hờn, phải khởi lòng từ bi. Kinh Pháp Hoa nói:

"Lấy đại từ bi làm nhà, nhu hòa nhẫn nhục làm áo giáp, tất cả pháp Không làm tòa ngồi."

Phải nghĩ rằng: Ta cùng chúng sanh đồng là phàm phu chìm trong biển khổ sanh tử, tất cả đều do nghiệp phiền não, mà phiền não vốn hư huyễn không có thật. Như một niệm sân hận, trước khi chưa khởi nó từ đâu đến, lúc tan rồi lại đi về đâu? Khi giận hờn ta tự làm khổ cho ta trước, vì đã nổi lửa phiền não thiêu đốt lấy mình, mà cũng không thể cải hóa làm lợi lạc chi cho người. Như thế có phải là si mê vô ích chăng? Lại nên nghĩ: người có hành động xấu làm tổn hại cho ta, kẻ đó vì mê muội đã gây nhân ác tất phải chịu quả khổ. Họ đáng thương hơn là đáng giận, bởi nếu sáng suốt biết rõ lẽ tội phước, tất không khi nào lại dám làm điều ấy. Ta là Phật tử, phải áp dụng giáo lý đức Thế Tôn để tự cởi mở sự ràng buộc oan trái cho mình, vì mục đích tu hành là cầu sự giải thoát an vui, chớ không phải tìm lối khổ. Đối với hành động tàn hại đó, ta phải xót thương tha thứ, nhu hòa nhẫn chịu và xem mọi việc đều hư huyễn không không. Nên nhớ lời cổ nhơn:

"Lửa sân si tam độc, đốt hết rừng công đức. Muốn hành Bồ Tát đạo, giữ thân tâm nhẫn nhục."

 

Từ bi là nước tịnh mát mẻ, rưới tắt lửa phiền não. Nhẫn nhục là áo giáp bền chắc ngăn tất cả mũi tên độc. Pháp không là ánh sáng phá tan khói mù tối tăm.

Biết dùng ba điều này để dứt trừ sân hận, tức đã vào nhà Như Lai, mặc áo Như Lai và ngồi tòa Như Lai vậy.

 

How to Combat and Subdue Anger

 

Among the various afflictions, only anger manifests itself in a very crude manner, destroying the practitioner in a most effective way. Therefore the ancients said:

When we allow an angry thought to arise, we open the door to millions of obstructions.

For example, while reciting the Buddha's name, a practitioner may suddenly think of a wicked, ungrateful, stern and evil person who has treated him cruelly; or, he may remember close relatives who are troublesome and unreliable and have caused him grief. He therefore becomes sad and angry, fidgety and uneasy. In that state of mind, his mouth recites the Buddha's name while his mind is saddened and full of delusive thoughts. Some practitioners drop their rosaries and stop reciting; lying down, they put their arms on their foreheads and let their minds wander aimlessly. Others are so afflicted and saddened that they forget about eating and sleeping in their desire to confront the culprit and shout at him; or they look for ways to take revenge and get even. The angry mind can harm the practitioner to that extent.

To combat and subdue anger and resentment, we must develop a compassionate mind. The Lotus Sutra teaches:

We should take the mind of great compassion as our house, forbearance as our armor, the Truth of Emptiness as our throne.

We should think: we ourselves and all other sentient beings are common mortals drowning in the sea of Birth and Death, all because of karma and afflictions. However, afflictions by their very nature are illusory and unreal. For example, where does an angry thought come from before it arises? Where does it return to when it dissipates? When we are angry and resentful, we are the first to suffer, because we have ignited the fire of afflictions, which will consume us. Anger, moreover, can neither convert nor bring a single benefit to anyone. Is it not then a useless case of delusion?

We should think further: those who have harmed us by their wrongful actions have, through delusion, planted evil seeds; they will necessarily suffer retribution. They should therefore be the objects of pity, not anger. This is because, if they were clear-minded and understood the causes of merit and retribution, they would never dare do such things. We are offspring of the Buddhas and should apply their teachings to dissolve our own afflictions -- because the goal of cultivation is to seek liberation and happiness, not to descend upon the path of suffering. We should feel compassionate and forgiving of injurious actions and practice forbearance, understanding that everything is illusory and void. We should remember the words of the ancient masters:

The fire of the three poisons, greed, anger and delusion, 
Burns up all the forests of virtue; 
Those who would tread the Bodhisattva Path, 
Should be forbearing in mind and body.

Compassion is the pure and refreshing water that can extinguish the fire of afflictions; forbearance is the enduring armor that can block all poisoned arrows; the Dharma of the Void is the light that can completely destroy the somber smoke of delusion.

Knowing these three things and relying on them to rid ourselves of anger and resentment is to have "entered the house of the Buddhas, worn the armor of the Buddhas and sat on the Buddhas' throne."

Comments

Popular posts from this blog