Những Huấn Thị Về Bồ Đề Tâm

 

Về Bồ Đề tâm, trong nội điển có thuyết minh rất nhiều, nay chỉ xin trích lục ít đoạn nơi Kinh Hoa Nghiêm để chư vị đồng tu thể nhận:

“Này thiện nam tử! Bậc Bồ Tát phát Tâm Vô Thượng Bồ Đề là: khởi Tâm đại bi cứu độ tất cả chúng sanh. Khởi Tâm cúng dường chư Phật, cứu cánh thừa sự. Khởi Tâm khắp cầu chánh pháp, tất cả không sẻn tiếc. Khởi Tâm thú hướng rộng lớn, cầu Nhứt Thiết Trí. Khởi Tâm đại từ vô lượng, khắp nhiếp tất cả chúng sanh. Khởi Tâm không bỏ rơi các loài hữu tình mặc áo giáp kiên thệ để cầu Bát Nhã Ba La Mật. Khởi Tâm không siểm dối, vì cầu được trí như thật. Khởi Tâm thật hành y như lời nói, để tu đạo Bồ Tát. Khởi Tâm không dối với chư Phật, vì gìn giữ thệ nguyện lớn của tất cả Như Lai. Khởi Tâm nguyện cầu Nhứt Thiết Trí, cùng tận kiếp vị lai giáo hóa chúng sanh không dừng nghỉ. Bồ Tát dùng những công đức Bồ Đề tâm nhiều như số bụi nhỏ của cõi Phật như thế, nên được sanh vào nhà Như Lai.

Này thiện nam tử! Như người học bắn, trước phải tập thế đứng, sau mới học đến cách bắn. Cũng thế, Bồ Tát muốn học đạo Nhứt Thiết Trí của Như Lai, trước phải an trụ nơi Bồ Đề tâm, rồi sau mới tu hành tất cả Phật pháp. Thiện nam tử! Ví như vương tử tuy hãy còn thơ ấu, song tất cả đại thần đều phải kính lễ. Cũng thế, Bồ Tát tuy mới phát Bồ Đề tâm tu Bồ Tát hạnh, song tất cả bậc kỳ cựu hàng Nhị Thừa đều phải kính trọng nể vì. Thiện nam tử! Như thái tử tuy đối với quần thần chưa được tự tại, song đã đủ tướng trạng của vua, các bầy tôi không thể sánh bằng, bởi nhờ chỗ xuất sanh tôn quý. Cũng thế Bồ Tát tuy đối với tất cả nghiệp phiền não chưa được tự tại, song đã đầy đủ tướng trạng Bồ Đề, hàng Nhị Thừa không thể sánh bằng, bởi nhờ chủng tánh đứng vào bậc nhứt. Thiện nam tử! Như người máy bằng gỗ, nếu không có mấu chốt thì các thân phần rời rạc chẳng thể hoạt động. Cũng thế, Bồ Tát nếu thiếu Bồ Đề tâm, thì các hạnh đều phân tán, không thể thành tựu tất cả Phật pháp. Thiện nam tử! Như chất kim cương tất cả vật không thể phá hoại, trái lại có thể phá hoại tất cả vật, song thể tánh của nó vẫn không tổn giảm. Bồ Đề tâm của Bồ Tát cũng thế, khắp ba đời trong vô số kiếp, giáo hóa chúng sanh, tu các khổ hạnh, việc hàng Nhị Thừa không thể làm đều làm được, song kết cuộc vẫn chẳng chán mỏi, giảm hư...”

Phổ Hiền Bồ Tát bảo: - “Thiện nam tử! Bồ Tát vì điều phục giáo hóa tất cả chúng sanh nên phát Bồ Đề tâm. Vì trừ diệt khổ tụ cho tất cả chúng sanh, nên phát Bồ Đề tâm. Vì đem cho tất cả chúng sanh sự an vui đầy đủ, nên phát Bồ Đề tâm. Vì dứt trừ sự ngu tối cho tất cả chúng sanh, nên phát Bồ Đề tâm. Vì đem lại Phật trí cho tất cả chúng sanh, nên phát Bồ Đề tâm. Vì cung kính cúng dường tất cả chư Phật, nên phát Bồ Đề tâm. Vì tùy thuận lời dạy Như Lai khiến chư Phật hoan hỷ, nên phát Bồ Đề tâm. Vì muốn thấy sắc thân tướng hảo của tất cả chư Phật, nên phát Bồ Đề tâm. Vì muốn vào trí huệ rộng lớn của tất cả chư Phật, nên phát Bồ Đề tâm. Vì muốn hiển hiện các đức: lực, vô úy của chư Phật, nên phát Bồ Đề tâm”.

 Như thế, trong Kinh Hoa Nghiêm đức Thế Tôn và chư Bồ Tát đã thuyết minh rộng rãi về công đức của Bồ Đề tâm, trên đây chỉ lược trích một vài yếu điểm. Kinh văn cũng có nói: "Cửa yếu vào đạo, trước phải phát tâm. Việc yếu tu hành, trước nên lập nguyện."

Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập nguyện bền chắc, thì dù trải qua vô lượng kiếp, vẫn y nhiên ở trong nẻo luân hồi; dù có tu hành cũng khó tinh tấn và chỉ luống công khổ nhọc. Do đó nên biết: muốn học Phật đạo, quyết phải phát Bồ Đề tâm không thể trì huỡn. Bởi thế khi xưa Tỉnh Am đại sư đã soạn ra Phát Bồ Đề Tâm Văn để khuyến khích tứ chúng. Trong ấy, Ngài theo các tâm nguyện mà trình bày sự phát tâm thành tám cách: tà, chánh, chân, ngụy, đại, tiểu, thiên, viên. Xin tóm đại lược như sau:

1. Có những người tu không tham cứu tự tâm, chỉ biết theo bên ngoài, hoặc cầu danh lợi, đắm cảnh vui hiện tại, hay mong quả phước tương lai mà phát Tâm Bồ Đề. Phát tâm như thế gọi là TÀ.

2. Như chẳng cầu danh lợi, không tham cảnh vui cùng mong quả phước, chỉ vì thoát vòng sanh tử, lợi mình lợi sanh mà cầu đạo Bồ Đề. Phát tâm như thế gọi là CHÁNH.

3. Mỗi niệm trên vì cầu Phật đạo, dưới vì độ chúng sanh, nhìn đường Bồ Đề dài xa mà không khiếp, thấy loài hữu tình khó độ nhưng chẳng sờn. Tâm bền vững như lên núi quyết đến đảnh, như leo tháp quyết đến chót. Phát tâm như thế gọi là CHÂN (thật).

4. Có tội lỗi không sám hối chừa cải, ngoài dường trong sạch, trong thật nhớp nhơ, trước tinh tấn sau biếng lười. Dù có tâm tốt nhưng còn xen lẫn lợi danh, có pháp lành song bị tội lỗi làm ô nhiễm. Phát tâm mà còn những điều này, gọi là NGỤY (dối).

5. Cõi chúng sanh hết, nguyện mới hết; đạo Bồ Đề thành, nguyện mới thành. Phát tâm như thế gọi là ĐẠI.

6. Xem tam giới như tù ngục, sanh tử như oan gia; chỉ mong mình mau giải thoát, chẳng muốn độ người. Phát tâm theo quan niệm này, gọi là TIỂU.

7. Thấy chúng sanh và Phật đạo ở ngoài tự tánh, rồi nguyện độ nguyện thành, đường công hạnh chẳng quên, sự thấy hiểu không dứt. Phát tâm như thế gọi là THIÊN (lệch).

8. Biết chúng sanh và Phật đạo đều là tự tánh, nên nguyện độ nguyện thành, tu công đức không thấy mình có tu, độ chúng sanh không thấy có chúng sanh được độ. Phát tâm như thế gọi là VIÊN (tròn).

Trong tám cách như trên, Tà, Ngụy, Thiên, Tiểu nên bỏ, Chân, Chánh, Viên, Đại nên theo. Được như thế mới gọi là phát Bồ Đề tâm đúng cách.

 

Trong văn, Tỉnh Am đại sư lại khuyên đại chúng nên nghĩ đến mười nhân duyên để phát tâm. Mười duyên ấy là: vì nghĩ đến ơn Phật, vì công ơn cha mẹ, vì nhớ ơn sư trưởng, vì tưởng ơn tín thí, vì biết ơn chúng sanh, vì lo khổ sanh tử, vì tôn trọng tánh linh, vì sám trừ nghiệp chướng, vì hộ trì chánh pháp, vì cầu sanh Tịnh Độ. Nơi điều cầu Tịnh Độ, Ngài dẫn một lời Kinh A Di Đà và bảo: Kinh Văn nói: “Không thể dùng chút ít căn lành phước đức nhân duyên được sanh về nước kia”. Thế thì biết, phải có nhiều căn lành phước đức mới được vãng sanh Cực Lạc. Nhưng nhiều căn lành không chi hơn phát Bồ Đề tâm, nhiều phước đức không chi hơn trì danh hiệu. Nhiếp tâm niệm Phật giây phút hơn bố thí nhiều năm, chân thật phát Tâm Bồ Đề hơn tu hành nhiều kiếp. Giữ chắc hai nhân duyên này, quyết định được sanh Cực Lạc.


Qua những lời dạy của Phật, Bồ Tát, Tổ Sư ở trên, ta thấy phát Bồ Đề tâm là điều rất quan yếu trên đường hành đạo.



Teachings on the Bodhi Mind

 

The sutras have expounded at length on the Bodhi Mind, as exemplified in the following excerpts from the Avatamsaka Sutra.

In such people arises the Bodhi Mind -- the mind of great compassion, for the salvation of all beings; the mind of great kindness, for unity with all beings; the mind of happiness, to stop the mass misery of all beings; the altruistic mind, to repulse all that is not good; the mind of mercy, to protect from all fears; the unobstructed mind, to get rid of all obstacles; the broad mind, to pervade all universes; the infinite mind, to pervade all spaces; the undefiled mind, to manifest the vision of all buddhas; the purified mind, to penetrate all knowledge of past, present, and future; the mind of knowledge, to remove all obstructive knowledge and enter the ocean of all-knowing knowledge.

Just as someone in water is in no danger from fire, the Bodhisattva who is soaked in the virtue of the aspiration for enlightenment Bodhi Mind is in no danger from the fire of knowledge of individual liberation ...

Just as a diamond, even if cracked, relieves poverty, in the same way the diamond of the Bodhi Mind, even if split, relieves the poverty of the mundane whirl.

Just as a person who takes the elixir of life lives for a long time and does not grow weak, the Bodhisattva who uses the elixir of the Bodhi Mind goes around in the mundane whirl for countless eons without becoming exhausted and without being stained by the ills of the mundane whirl.

We can see that in the Avatamsaka Sutra, the Buddhas and Bodhisattvas explained the virtues of the Bodhi Mind at length. The above are merely a few major excerpts. The sutras also state:

The principal door to the Way is development of the Bodhi Mind. The principal criterion of practice is the making of vows

If we do not develop the broad and lofty Bodhi Mind and do not make firm and strong vows, we will remain as we are now, in the wasteland of Birth and Death for countless eons to come. Even if we were to cultivate during that period, we would find it difficult to persevere and would only waste our efforts. Therefore, we should realize that in following Buddhism, we should definitely develop the Bodhi Mind without delay.

That is why Elder Zen Master Hsing An wrote the essay, "Developing the Bodhi Mind" to encourage the Fourfold Assembly. In it, the Master described eight approaches to developing the Bodhi Mind, depending on sentient beings' vows: "erroneous/correct, true/false, great/small, imperfect/perfect." What follows is a summary of his main points.

 

1) Some individuals cultivate without meditating on the Self-Nature. They just chase after externals or seek fame and profit, clinging to the fortunate circumstances of the present time, or they seek the fruits of future merits and blessings. Such development of the Bodhi Mind is called "erroneous."

2) Not seeking fame, profit, happiness, merit or blessings, but seeking only Buddhahood, to escape Birth and Death for the benefit of oneself and others -- such development of the Bodhi Mind is called "correct."

3) Aiming with each thought to seek Buddhahood "above" and save sentient beings "below," without fearing the long, arduous Bodhi path or being discouraged by sentient beings who are difficult to save, with a mind as firm as the resolve to ascend a mountain to its peak -- such development of the Bodhi Mind is called "true."

4) Not repenting or renouncing our transgressions, appearing pure on the outside while remaining filthy on the inside, formerly full of vigor but now lazy and lax having good intentions intermingled with the desire for fame and profit, practicing good deeds tainted by defilements -- such development of the Bodhi Mind is called "false."

5) Only when the realm of sentient beings has ceased to exist, would one's vows come to an end; only when Buddhahood has been realized, would one's vows be achieved. Such development of the Bodhi Mind is called "great."

6) Viewing the Triple World as a prison and Birth and Death as enemies, hoping only for swift self-salvation and being reluctant to help others -- such development of the Bodhi Mind is called "small."

7) Viewing sentient beings and Buddhahood as outside the Self-Nature while vowing to save sentient beings and achieve Buddhahood; engaging in cultivation while the mind is always discriminating -- such development of the Bodhi Mind is called "imperfect" (biased).

8) Knowing that sentient beings and Buddhahood are the Self-Nature while vowing to save sentient beings and achieve Buddhahood; cultivating virtues without seeing oneself cultivating, saving sentient beings without seeing anyone being saved -- such development of the Bodhi Mind is called "perfect."

Among the eight ways described above, we should not follow the "erroneous," "false," "imperfect," or "small" ways. We should instead follow the "true," "correct," "perfect," and "great" ways. Such cultivation is called developing the Bodhi Mind in a proper way.

 

In his commentary, Zen Master Hsing An also advised the Great Assembly to remember ten causes and conditions when developing the Bodhi Mind. These are: our debt to the Buddhas, our parents, teachers, benefactors and other sentient beings; concern about the sufferings of Birth and Death; respect for our Self-Nature; repentance and elimination of evil karma; upholding the correct Dharma; and seeking rebirth in the Pure Land.

On the subject of rebirth, he stated, quoting the Amitabha Sutra:

You cannot hope to be reborn in the Pure Land with little merit and virtue and few causes and conditions or good roots.

Therefore, you should have numerous merits and virtues as well as good roots to qualify for rebirth in the Pure Land. However, there is no better way to plant numerous good roots than to develop the Bodhi Mind, while the best way to achieve numerous merits and virtues is to recite the name of Amitabha Buddha. A moment of singleminded recitation surpasses years of practicing charity; truly developing the Bodhi Mind surpasses eons of cultivation. Holding firmly to these two causes and conditions assures rebirth in the Pure Land.


Through these teachings of the Buddhas, Bodhisattvas and Patriarchs, we can see that the Bodhi Mind is essential for the practice of the Way. 

Comments

Popular posts from this blog