Sự và Lý

 

"Lý" là lẽ phải, là điều suy luận, là cảnh giải ngộ, thuộc về phần tánh. "Sự" là phương tiện, là công hạnh, là hình thức, thuộc về phần tướng.

Tuy nhiên, đi đến chỗ cùng, Sự tức là Lý, tánh tức là tướng, đồng một thể như thật tròn sáng dung thông. Trên đường tu, Lý và Sự làm trong ngoài cho nhau, phối hợp nhau, giúp đỡ lẫn nhau để thành tựu. Có Lý, việc làm mới có căn cứ, có cương lãnh, có mục tiêu để khởi sanh tác dụng. Có Sự, mới thật hiện được điều suy luận, chứng minh được chỗ lý giải, đi đến mục tiêu, và cuối cùng đoạt lấy kết quả. Lý như đôi mắt để nhìn đường. Sự như đôi chân để tiến bước. Không có mắt, hoặc mắt lờ lạc, tất dễ lầm đường. Không có chân, dù mắt sáng tỏ bao nhiêu, cũng chẳng làm sao đi đến nơi đến chốn. Lại, có Lý không Sự, như người có họa đồ, biết đường lối mà chẳng chịu đi. Có Sự không Lý, như kẻ tuy đi nhưng thiếu người hướng đạo, lộ tuyến mê mờ.

Có Lý có Sự, như đã thông suốt đường lối, lại vừa cất bước hành trình, tất sẽ về nơi bảo sở.

 

Sự và Lý đã nương nhau như thế, nếu thiếu một tất chẳng có hy vọng thành công. Nhưng người tu tuy thiếu phần giải ngộ, song nếu chịu y theo lộ trình của bậc tiên đức đã chỉ dạy mà thật hành, cũng đi đến mục tiêu và sẽ thành công, đồng với cổ nhơn không khác. Kinh luận, sự tích cùng các pho trứ tác của người xưa, hay lời chỉ dạy của bậc thiện tri thức đời nay, chính là lộ trình đích xác, nếu y theo mà thật hành, tất sẽ đạt thành kết quả. Cho nên có Sự mà thiếu phần lý giải chẳng đủ lo ngại. Đáng lo là những kẻ hiểu lý nhưng không thật hành, chỉ ngồi nói suông, dù có đàm huyền luận diệu thao thao, suốt đời vẫn chẳng tiến được nửa bước. Cứ thật mà nói, người thiếu Sự cũng quyết định không có Lý. Tại sao thế? Ví như kẻ đã biết nhà cháy, mà không chịu chạy thoát vẫn mãi ngồi yên, nào khác chi người không biết?

Vì thế, Phật pháp có thể độ hạng ngu dốt chẳng thông một chữ, nhưng không phương độ kẻ thế trí thông biện, thiếu sự hành trì.

 

Thuở xưa, ngài Châu Lợi Bàn Đà ngu tối, đức Phật chỉ đem hai chữ "chổi""quét" bảo cố gắng tham chiếu. Ông tối tăm đến đỗi hễ nhớ chữ này lại quên chữ kia, nhưng nhờ sức kiên trì không giây phút nào xao lãng, nên kết cuộc chứng được quả A La Hán.

Còn Đề Bà Đạt Đa tuy thông minh đĩnh ngộ, thuộc sáu môn pháp tạng, luyện thành năm phép thần thông, nhưng bởi tham danh lợi chẳng thiết thật tu hành, nên kết quả bị đọa địa ngục. Xem đây thì biết dù kẻ suốt thông tam tạng, song chẳng thật hành, tất nghiệp hoặc từ vô thỉ vẫn còn nguyên không giảm được tơ hào, sự tri giải trở thành vô dụng. Sao bằng một bà lão dốt nát nơi nhà bếp, mặt mày lem lọ, nhưng thường chuyên niệm Phật, ngày kia tâm yên không loạn, ngồi ngự đài sen! Cho nên kẻ suốt đời chỉ cầu sự thông hiểu trên danh tướng lý luận, để mong thành một vị bác học về Phật pháp, không thiết thật tu hành; tất phải lâm cảnh kể thức ăn ngon mà mình chịu đói, đếm tiền kẻ khác mình vẫn nghèo nàn, kết cuộc hoàn toàn vô bổ.

Nhà Phật đã ví những vị ấy như người điếc khảy đàn cho đại chúng nghe; kẻ quảy gánh đi khắp nơi rao bán đủ thứ thuốc hay, song quên hẳn chính mình đang mang nhiều chứng bịnh.

 

Bậc có chí học Phật, nên lưu ý đến điểm này.

 

Phenomena and Principle

 

"Principle" is truth, reason, the realm of understanding and Awakening and belongs to the sphere of "essence."

"Phenomena" are expedients, practices, deeds, "form," and fall under the heading of "marks."

 

However, at the ultimate level, phenomena are noumenon, essence is mark, and both belong to the same truth-like state, all-illuminating, all-pervading. In cultivation, noumenon and phenomena are the two sides of a coin, interacting with one another and helping one another. With noumenon, we have a basis, a direction, a goal to develop into action. With phenomena, we are able to actualize what we think, demonstrate our understanding, reach our goal and, ultimately, achieve results.

 

Noumenon is like the eyes that watch the road. Phenomena are like the feet that set out to walk. Without eyes, or with glassy, dim eyes, it is easy to get lost. Without feet, however sharp our eyes, there is no way to reach our destination. To "have" noumenon but not phenomena is like having a map and knowing the way, but refusing to proceed. To "have" phenomena but not noumenon is like setting out on a journey with neither a guide nor a clear itinerary. To have both noumenon and phenomena is not only to know the way perfectly but also to proceed to walk. We cannot fail to reach the City of Lights.

Noumenon and phenomena, essence and marks are thus interdependent. If one factor is missing, success is illusory. However, even though the practitioner may not have experienced Awakening, if he follows the itinerary taught by the sages and cultivates, he, too, can reach the goal and succeed. Sutras, commentaries, biographies, as well as the writings of ancient masters and advice from today's good spiritual advisors -- these constitute the itinerary. If we follow these teachings and put them into practice, we will surely achieve results. Therefore, practice without theory is not necessarily a cause for alarm. Of more concern are those who understand theory but fail to put it into practice. Verbalizing incessantly, they discourse without end about the mysterious and the wonderful, but they do not progress one step during their entire lives.

In truth, however, those who lack practice are not really in possession of theory either. Why is this so? As an analogy, if a person knows his house is on fire, yet remains inside without trying to escape, is he any different from someone who is not aware of the fire? Therefore, the Dharma can help those who are of limited capacity and understanding, but cannot save those who possess mundane intelligence and eloquence but are lacking in practice.

 

It once happened that a particularly dull-witted disciple of the Buddha named Suddipanthaka was taught only two words, "broom" and "sweep," and was asked to meditate on them. He was so stupid that when he remembered one of the words, he would immediately forget the other. However, thanks to his power of perseverance, never neglecting his cultivation even for a single moment, he ultimately became an Arhat. On the other hand, although Devadatta was more intelligent than most, fully conversant with the Dharma and possessing the five spiritual powers, he ultimately descended to the hells because of his greed for fame and fortune and his lack of true cultivation.

Thus, we can see that even though we may be versed in the Tripitaka, without actual practice, our knowledge and understanding are useless. This is because our karmic obstacles from time immemorial are still intact, not reduced in the slightest. How, then, can we hope to compare with an old, dull-witted kitchen helper, her face covered with soot, who diligently practices Buddha Recitation? One day she will reach one-pointedness of mind and be at peace, ending up seated on a lotus blossom!

Therefore, individuals who spend their entire lives seeking understanding based on reasoning grounded in forms and marks -- hoping to become Buddhist scholars while not truly cultivating -- are surely in the same position as those who can list succulent dishes but must endure hunger pangs, or those who count other people's money while remaining poor and destitute themselves. Buddha Sakyamuni compared those persons to deaf musicians playing violins for the multitude or merchants peddling all kinds of wonderful drugs while forgetting that they themselves are afflicted with many diseases.

Those who are determined to study the Dharma should pay heed to this point.

Comments

Popular posts from this blog