BỐ-TÁT THỨ BẢY
NGÀY 12-4-2025 DƯƠNG LỊCH (15/3) ÂM LỊCH
THÁNG THIẾU
THÁNG ĐỦ
- Rằm tháng 3: Phần mùa Xuân bốn tháng làm một mùa, ba tháng đã qua, thiếu một đêm, thừa lại một đêm còn một tháng.
- Chư Đại-chúng ! Nay là ngày thứ 15 có trăng, làm phép Bố-Tát tụng Bồ-Tát giới. Đại chúng nên nhất tâm nghe kỹ.
BỐ-TÁT CHỦ NHẬT
NGÀY 27-4-2025 DƯƠNG LỊCH (30/3) ÂM LỊCH
THÁNG THIẾU
THÁNG ĐỦ
- 30 tháng 3: Phần mùa Xuân bốn tháng làm một mùa, ba tháng rưỡi đã qua, thiếu một đêm, thừa lại một đêm còn nửa tháng.
- Chư Đại-chúng ! Nay là ngày thứ 30 không trăng, làm phép Bố-Tát tụng Bồ-Tát giới. Đại chúng nên nhất tâm nghe kỹ.
THỨ HAI | THỨ BA | THỨ TƯ | THỨ NĂM | THỨ SÁU | THỨ BẢY | CHỦ NHẬT |
---|---|---|---|---|---|---|
1 4/3 | ● 2 5 | 3 6 | 4 7 | ● 5 8 | ● 6 9 | |
● 7 10 | ● 8 11 | 9 12 | ● 10 13 | ● 11 14 | ● 12 15 | 13 16 |
● 14 17 | 15 18 | 16 19 | ● 17 20 | ● 18 21 | ● 19 22 | ● 20 23 |
21 24 | ● 22 25 | ● 23 26 | ● 24 27 | 25 28 | ● 26 29 | 27 30 |
● 28 1/4 | 29 2 | ● 30 3 |
ẨN TU NGẪU VỊNH
BÀI SỐ 29
Ẩn tu gió mát tỏa gương nga
Tĩnh-thất cài then tụng Pháp-Hoa
Bừng sáng THÂN TÂM hoà ánh NGUYỆT
Tầm Dương bổng dứt hận TỲ-BÀ !
NHƯ Ý : Người Kỹ-Nữ Khải đàn tỳ bà trong đêm khuya, ngồi thuyền đưa khách ở bến Tầm Dương là cảnh thương tâm của một kiếp tài hoa lưu lạc, có thể mượn đây để ví dụ cho sự KHỔ luân hồi chìm nổi của chúng sanh, khi hành giả phiền vọng TẠM lắng yên, thân TÂM và cảnh GIỚI dung hòa trong ánh sáng giác ngộ, tất sự an vui được thể hiện đây là giai đoạn, THẤY bờ giải thoát DỨT hận Tỳ-bà.
BÀI SỐ 51
Ẩn tu ngẫm diệu đạo Liên trì
Căn tiểu thừa nghi chẳng lạ gì ?
Thượng đức năm ngàn Linh Thứu hội
Thành quân bại Bắc rút lui đi.
NHƯ Ý: Pháp Đại-thừa gọi là Giới ngoại Đại pháp, tức là pháp rộng lớn Nhiệm Mầu ngoài Phạm vi Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới, như cõi Cực-Lạc thuộc môn Tịnh-Độ, ở cách xa ngoài ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI TA BÀ, mười muôn ức Phật độ, chỉ có bậc đăng địa Bồ-Tát mới thấy biết mà tin nhận.
Đạo-nhãn của bậc A-la-hán thuộc Tiểu-thừa chỉ thấy biết cảnh sự trong vòng cõi tam thiên, nên có vị tuy đã chứng đệ Tứ-quả vẫn không công nhận cõi Cực Lạc.
Khi xưa Đức THẾ TÔN nói kinh Pháp Hoa trong hội Linh Sơn, 5.000 Thượng Đức Thanh-văn đã chứng từ Sơ-quả đến Tứ-quả, cho là mình đã đi đến mức cuối cùng, ngoài ngôi vị A-la-hán không còn chi cao hơn nữa, không tin lời Phật, nên lặng lẽ rút lui ra khỏi Pháp Hội, thế thì biết tin được pháp Đại thừa và môn Tịnh độ Duy chỉ có 2 hạng:
1) Bậc Pháp-thân Đại sĩ chứng nghiệm pháp sâu mầu,
thấy biết mười phương cõi.
2) Hàng phàm phu tuy chưa Đắc quả, song đã gieo Chủng Tử Đại Thừa và Tịnh Độ trong nhiều kiếp.
Vài mươi năm trước, chính Bút giả nghe một vị thượng tọa bảo: Kinh Hoa Nghiêm và Di Đà do mấy vị tổ bên Tàu viết ra, chứ không phải của Phật nói, rất lấy làm ngạc nhiên, nhưng hiện tại nhờ duyệt lãm nhiều kinh luận đã nhận xét kỹ càng, thì không còn lạ nữa.
VÔ NHẤT Thích Thiền-Tâm
TỤNG 8 NGÀY |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
1 NGÀY TỤNG
KINH
7 NGÀY TỤNG
KINH
DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Ðời Diêu Tần Ngài Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập vưng chiếu dịch
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh
MỤC LỤC
1. PHẨM “TỰA”
2. PHẨM “PHƯƠNG TIỆN”
3. PHẨM “THÍ DỤ”
4. PHẨM ‘TÍN GIẢI’
5. PHẨM “DƯỢC-THẢO-DỤ”
6. PHẨM “THỌ KÝ”
7. PHẨM “HÓA THÀNH DỤ”
8. PHẨM “NGŨ-BÁ ĐỆ-TỬ THỌ KÝ”
9. PHẨM ‘THỌ-HỌC VÔ- HỌC NHƠN-KÝ’
10. PHẨM “PHÁP SƯ”
11. PHẨM “HIỆN BẢO THÁP”
III.- PHẦN NGỘ PHẬT-TRI-KIẾN
12. PHẨM “ĐỀ-BÀ-ĐẠT-ĐA”
13. PHẨM “TRÌ”
14. PHẨM “AN LẠC HẠNH”
15. PHẨM “TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT”
16. PHẨM “NHƯ LAI THỌ LƯỢNG”
17. PHẨM “PHÂN BIỆT CÔNG ĐỨC”
18. PHẨM “TÙY-HỶ CÔNG-ĐỨC”
19. PHẨM “PHÁP-SƯ CÔNG-ĐỨC”
20. PHẨM “THƯỜNG-BẤT-KHINH BỒ-TÁT”
21. PHẨM “NHƯ-LAI THẦN-LỰC”
22. PHẨM “CHÚC LỤY”
23. PHẨM “DƯỢC-VƯƠNG BỔ-TÁT BỒN-SỰ”
24. PHẨM “DIỆU-ÂM BỔ-TÁT”
25. PHẨM “QUÁN-THẾ-ÂM BỒ-TÁT PHỔ-MÔN”
26. PHẨM “ĐÀ-LA-NI”
27. PHẨM “DIỆU-TRANG-NGHIÊM-VƯƠNG BỒN-SỰ”
28. PHẨM “PHỒ-HIỀN BỔ-TÁT KHUYẾN-PHÁT”
Lúc Phật nói kinh này, Phổ-Hiền v.v... các vị Bồ-tát, Xá-Lợi-Phất v.v... các vị Thanh-Văn và hàng Trời, Rồng, nhân, phi-nhân v.v... tất cả đại-chúng đều rất vui thụ-trì lời Phật làm lễ mà đi.
KINH
DIỆU PHÁP LIÊN HOA
CHUNG
81 NGÀY TỤNG
ÐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
Có một độ, bút giả vừa tụng xong bộ kinh Hoa Nghiêm, tâm niệm bỗng vắng lặng quên hết điều kiến giải, hồn nhiên viết ra bài kệ sau:
Vi trần phẫu xuất đại thiên kinh
Nghĩ giải thiên kinh không dịch hình!
Vô lượng nghĩa tâm toàn thể lộ
Lưu oanh hựu chuyển tịch thường thinh.
VÔ NHẤT Thích Thiền-Tâm
ẨN TU NGẪU VỊNH
BÀI SỐ 36
Ẩn tu thôi mặc dở hay đời
Chỉ ước lâm chung dự biết thời
Nương nguyện Phổ-Hiền sanh Cực-Lạc
Rồi dong thuyền độ khắp nơi nơi.
NHƯ Ý : Người Á đông, nhất là những người ở nước có Triết lý Tam-giáo, THÍCH ĐẠO NHO, khi đã chìm nổi nhiều với cuộc đời, thường có ý hướng về sự THOÁT tục; để tiêu biểu cho việc đó, XIN tạm dịch hai câu của Cao-Bá-Quát như sau : Việc thế nổi chìm xin chớ hỏi, trong xa khói sóng có ĐÀO NGUYÊN. Nguyên tác, “Thế sự thăng trầm Quân mạc vấn, Yên ba thâm Xứ Hữu Ngư châu.”
Cũng có vị khi đã ở trong cửa ĐẠO, nhưng xét thấy chúng sanh nghiệp NẶNG, mình lại CHƯA đủ khả năng tế độ; như CHÍNH mình còn bị trói KHÔNG thể mở trói cho người; Nên đành phải để sự XUẤT trần trước rồi mới NHẬP trần sau, đó là tâm sự của bà Công-chúa em gái vua Nhật-tôn: “Lên bờ cứu khổ mong quay lại, biển ái trong xa nước đục lờ.” Mấy câu này nói lên ý tưởng trên đây.
Comments
Post a Comment