Thử
Xét Qua Những Tâm Nguyện Cầu Vãng Sanh
Nơi Kinh
Vô Lượng Thọ, đức Thích Tôn đã kể lược qua trong mười bốn quốc độ có
bao nhiêu Bồ Tát được sanh về Cực Lạc.
Riêng
cõi Ta Bà này có sáu mươi bảy ức bậc Bất Thối Bồ Tát được vãng sanh, còn số
tiểu hạnh Bồ Tát và những chúng sanh tu tập chút ích công đức được vãng sanh
nhiều không xiết kể!
Ở mười ba quốc độ kia, là cõi nước của các đức Phật như:
Viễn Chiếu Như Lai, Bảo Tạng Như Lai, Vô Lượng Âm Như Lai, Cam Lồ Vị Như Lai,
Long Thắng Như Lai, Thắng Lực Như Lai, Sư Tử Như Lai, Ly Cấu Quang Như Lai, Đức
Thủ Như Lai, Diệu Đức Sơn Như Lai, Nhơn Vương Như Lai, Vô Thượng Hoa Như Lai,
Vô Úy Như Lai; mỗi quốc độ có từ mười ức cho đến vô số Bồ Tát vãng sanh về Cực
Lạc. Đây là chỉ kể những bậc đại Bồ Tát; còn hàng tiểu hạnh Bồ Tát và phàm phu
thì nhiều không thể nói xiết được! Đức Phật lại bảo:
"Đó
là chỉ lược thuật qua trong mười bốn quốc độ. Nếu phải kể tất cả hàng Bồ Tát ở
mười phương thế giới sanh về Cực Lạc, thì dù có nói luôn đêm ngày trong một
kiếp cũng không thể hết!"
Có người hỏi: - Như thế cõi Cực Lạc làm sao dung chứa cho
xiết được?
- Xin
đáp: Theo trong kinh, có đức Phật lấy một cõi đại thiên làm một Phật
độ. Có đức Phật lấy nhiều hằng hà sa cõi đại thiên làm một Phật độ. Như Kinh Pháp Hoa nói, ngài Phú Lâu
Na sau sẽ thành Phật hiệu là Pháp Minh Như Lai; đức Phật này lấy hằng hà sa cõi
đại thiên thế giới làm một Phật độ. Đức Thích Ca Thế Tôn ta làm
giáo chủ một cõi đại thiên gọi là Ta Bà, gồm một ngàn triệu thế giới nhỏ. Ngài
hóa thân thành một ngàn triệu đức Thích Ca ở những thế giới nhỏ ấy, thị hiện từ
lúc giáng sanh cho đến nhập Niết Bàn để thuyết pháp. Thế thì cõi Cực Lạc có thể bao gồm từ ức triệu đến hằng hà sa cõi
đại thiên lo gì không đủ chỗ dung chứa! Lại
nữa, y báo tùy nơi chánh báo mà hiện. Nếu số người vãng sanh đông nhiều bao
nhiêu, tất cảnh giới cũng tùy đó mà hiện rộng rãi bấy nhiêu. Nguyện lực và
phước lực của Phật A Di Đà vô biên, có thể tùy số vãng sanh mà trang nghiêm
tịnh cảnh.
- Lại hỏi: Theo Kinh A Di Đà, mỗi phương trong mười phương thế giới, có hằng hà sa số
chư Phật đều ở nơi quốc độ mình khen nói pháp môn Tịnh Độ, khuyên sanh về Cực
Lạc. Như vậy, có thể đồng thời vô lượng chúng hữu tình đều vãng sanh, Phật A Di
Đà làm sao tiếp dẫn cho xiết?
- Đáp: Như
trên trời chỉ một vầng trăng mà từ nhiều biển, sông, ao, hồ to, cho đến mỗi hạt
sương nhỏ, đều có bóng nguyệt và nhuần thấm ánh trăng. Lại tùy theo địa phương
mình, mỗi người đều trông thấy và tiếp nhận được ánh trăng mát dịu. Lời xưa
nói:
Hoa nở
không phân nhà đói khó.
Trăng soi đồng sáng khắp non sông.
Phật A Di Đà cũng thế, với chân tâm sáng lặng bao hàm, Ngài có
thể phóng vô lượng ánh quang minh, nhiếp thọ từ bậc đại Bồ Tát đến chúng sanh
nhiều tội ác xưng niệm câu hồng danh, và đồng thời tùy cơ hiện ra số thân như
vi trần tiếp dẫn vô lượng chúng hữu tình khắp mười phương sanh về Cực Lạc.
Như trên, ta thấy chúng sanh sanh về Cực Lạc nhiều không thể kể
xiết, còn hơn vô số điểm giọt mưa. Nhưng xét chung về tâm nguyện cầu sanh của
những vị ấy, ta có thể chia làm ba hạng:
Hạng
thứ nhất, là những phàm phu thấp kém nhưng chân thật, không hiểu công
đức cùng sự trang nghiêm ở Tịnh Độ, chỉ cảm nghĩ đời sống nhiều vất vã khổ
nhọc, cõi Ta Bà đầy chán nản lo phiền, nên nguyện sanh về cõi nước thanh tịnh
an vui.
Hạng
thứ hai, tuy cũng là phàm phu nhưng có trí huệ và chí nguyện lớn, muốn
sanh về Cực Lạc để bảo đảm thoát ly nẻo luân hồi, mau chứng đạo quả, hoàn thành
chí nguyện tự độ độ tha.
Hạng
thứ ba, gồm từ hàng tiểu thánh đã thoát ly vòng sống chết cho đến bậc
Đẳng Giác Bồ Tát, vì muốn mau tiến lên thượng địa, muốn học hỏi diệu pháp thành
Phật, nên phát nguyện vãng sanh.
Như vậy, ta thấy cầu về Tịnh Độ không phải chỉ có hạng người vì
chán cảnh khổ miền ngũ trược, mà cũng có hạng người vì thương xót muốn tế độ
chúng sanh cõi Ta Bà; cho đến những bậc vì trên cầu Phật đạo, dưới độ quần mê ở
khắp mười phương thế giới. Tuy sở nguyện có thấp cao, nhưng khi đã sanh về Cực
Lạc, thì cũng đồng được sự lợi ích như nhau, nghĩa là tất cả đều không thối
chuyển, đạt đến mục đích thành Phật lợi sanh. Cổ đức đã bảo:
"Pháp môn Tịnh Độ rất cao thâm mầu nhiệm, duy có
Phật với Phật mới biết hết được, vì bậc Đẳng Giác còn nguyện vãng sanh, ngôi
Nhất Sanh Bổ Xứ còn phải trụ nơi miền Cực Lạc để học hỏi. Các kinh Đại Thừa
như: Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Đại Bảo Tích v.v... đều khen ngợi Tịnh Độ và đề cập
đến sự vãng sanh."
Pháp môn đã vi diệu đem lại nhiều sự lợi ích như thế, tuy có vô
lượng vô biên chúng hữu tình ở mười phương sanh về Cực Lạc, nhưng đức Thích Tôn
chưa mãn ý, còn muốn cho số tín nguyện vãng sanh càng được nhiều hơn. Cho nên
trong Kinh Vô Lượng Thọ, Ngài đã than thở và khuyến tấn:
Cõi Phật Vô Lượng Thọ
Hàng Thanh Văn, Bồ Tát
Công đức và trí huệ
Không có thể khen nói!
Lại nơi cõi nước kia
Nhiệm mầu cực an vui.
Sự thanh tịnh như thế,
Sao không gắng làm lành
Mà niệm đạo tự nhiên?...
Đều phải siêng tinh tấn
Gắng sức tự mong cầu
Vãng sanh cõi An Lạc.
Tất lên chỗ siêu tuyệt
Vượt ngang năm nẻo ác
Ác đạo tự nhiên đóng
Thăng đạo không cùng tận.
Dễ sanh mà không người!
Cõi kia không cảnh nghịch
Tự nhiên thuận tiến lên.
Sao không xả việc đời
Siêng tu cầu đạo đức?
Để được kiếp sống lâu
Thọ, vui không cùng cực...
Lại cũng trong Kinh Vô Lượng Thọ, để tỏ sự trân quý tuyệt vời
của môn Tịnh Độ, đức Thế Tôn đã nói:
"Giả
sử có cơn lửa lớn cháy phừng đầy khắp cả tam thiên đại thiên thế giới, vì cầu
nghe kinh pháp này phải vượt ngang qua nơi ấy, cũng nên vui vẻ tin ưa mà cầu,
để được thọ trì đọc tụng, như lời dạy mà tu hành. Tại sao thế? Bởi vì có rất
nhiều bậc Bồ Tát muốn nghe kinh này mà không được nghe. Nếu có chúng sanh nào
được nghe và tín thọ kinh này, tất sẽ không thối chuyển nơi đạo Vô
Thượng."
Kinh pháp đã quý báu có nhiều lợi ích như thế, nên đức Thế Tôn
từng căn dặn sau khi Ngài diệt độ, không nên sanh lòng nghi hoặc đối với pháp
này. Nhưng tiếc thay, có những kẻ học Phật chưa thấu đáo đã không tin, lại đem
kinh này giải thích theo lối chấp lý bỏ sự, thành ra xuyên tạc hủy báng, thật
đáng thương buồn! Các bậc tôn túc khi xưa đã nói:
"Đối với môn Tịnh Độ, duy có hai hạng người được lợi
ích. Một là hạng tối dốt nhưng chân thật chỉ nghe lời dạy liền một bề tin nhận
mà hành trì theo. Hai là hạng trí huệ sâu có căn lành về Tịnh Độ, thông suốt
tánh tướng, hiểu rõ công đức niệm Phật, nên quyết lòng tín phụng. Còn hạng trí
thức thông thường, hiểu cho thâm đáo thì không hiểu thấu, mà tin như kẻ tối dốt
họ lại không thể tin. Vì thế hạng này khó được sự lợi ích."
Nhưng, mọi sự đều có nhân duyên. Chỉ mong cho những vị được
phước phận với môn này, sau khi nghe lời dẫn giải trên, càng củng cố thêm lòng
tín nguyện.
A Brief Examination of the Vow for
Rebirth
In the Longer Amitabha Sutra, Buddha Sakyamuni succinctly listed the number of
Bodhisattvas in various realms or lands including our Saha World who would be
reborn in the Pure Land of Amitabha Buddha:
Then
Bodhisattva Maitreya asked the Buddha, "World-Honored One, how many
nonregressing Bodhisattvas in this Buddha-land will be born in the Land of
Utmost Bliss?"
The Buddha told Maitreya, "In this
Buddha-land, seven billion two hundred million Bodhisattvas, who have planted
good roots in incalculable hundreds of thousands of billions of myriads of
Buddha-lands and have become nonregressing, will be born in. The Bodhlsattvas
who will be born in that Buddha-land because of fewer roots of virtue are
countless ...
"Ajita, if I
enumerate the names of the Bodhisattvas in other lands who have been, are
being, and will be born in the Land of Ultimate Bliss to make offerings to, pay
homage to, and worship Amitabha Buddha, I will not be able to finish doing so
even if I spend an entire kalpa."
As seen
above, countless sentient beings will be reborn in the Pure Land, their numbers
exceeding even the innumerable raindrops. However, they can be divided into
three categories, according to the nature of their Vows.
The First category, comprises ordinary beings who are of
limited capacities but true and sincere. They may not understand what
constitutes the virtues or adornments of Buddha lands; nevertheless, realizing
that life is full of hardship and suffering, and that the Saha World abounds in
worries and troubles, they vow to be reborn in a pure and happy land.
The Second category is composed of individuals who,
although ordinary beings, possess great aspirations and a certain degree of
wisdom. They seek rebirth in the Pure Land to ensure escape from
transmigration, swift attainment of Buddhahood and Fulfillment of their Vows to
rescue themselves and others.
The Third category ranges
from the lesser saints who have escaped Birth and Death to the greatest
Bodhisattvas those at the Equal Enlightenment stage. They vow to be reborn in
the Pure Land in order to progress swiftly to the ultimate "Bodhisattva
ground" and study the wonderful Dharma leading to Buddhahood.
Thus, we
can see that seeking rebirth in the Pure Land is not limited to those weary of
the sufferings in the realm of the Five Turbidities (first category). It also includes those who
compassionately wish to save sentient beings in the Saha World (second category). Rebirth in the Pure
Land is also for the sages and
Bodhlsattvas who
look "upward" to the goal of Buddhahood and "downward" to
the salvation of deluded sentient beings throughout the worlds of the ten
directions (third
category).
Whether their Vows and aspirations are low or high, once they are reborn in the
Pure Land, all derive the same benefits; none will ever retrogress and all will
ultimately achieve Buddhahood and help sentient beings.
An
ancient master once said:
The Pure Land method is extremely lofty,
profound and wonderful; only the Buddhas can really fathom its depth. This is
why even those great Bodhisattvas who have reached the level of Equal
Enlightenment still vow to be reborn there. Even "One-life
Bodhisattvas" must remain there to study and practice. Such Mahayana texts
as the Avatamsaka Sutra, the Lotus Sutra, the Maharatnakuta Sutra, etc. all extol the Pure Land and discuss rebirth there.
Furthermore,
to demonstrate the supreme value of the Pure Land method, Buddha Sakyamuni
stated in the Longer Amitabha Sutra:
Ajita, if
Bodhisattva-Mahasattvas wish to cause numerous sentient beings to be rapidly
and securely established in nonregression from supreme Enlightenment, and wish
to see the magnificent adornments of that superb Buddha land and to embrace its
perfect merits, then they should strive vigorously to learn this Dharma-door.
They should not back away or become pretentious in seeking the Dharma, even if
they have to go through a raging fire that fills a whole billion-world
universe. They should read, recite, accept, retain, and copy this sutra, and
make use of every moment to explain it to others and persuade them to listen to
it without worry or annoyance. Even if they are thrown into a fire for doing
so, they should entertain no doubt or regret. Why? Countless billions of
Bodhisattvas seek, esteem, learn, and obey this subtle teaching. Therefore, all
of you should seek this teaching too.
Given the
value and beneficial nature-of the Pure Land method, Buddha Sakyamuni
repeatedly warned His followers against developing doubts about Pure Land
teachings after His demise. Alas, however, a number of Buddhists who are not
thoroughly conversant with the Dharma find it difficult to believe Him.
Attempting to explain this Sutra, they become unduly attached to noumenon and
ignore phenomena, thus misrepresenting the Dharma. What a pity!
An
ancient master once said:
Only two types of
people can benefit from the Pure Land method. First are those completely
ignorant and deluded but truthful and sincere individuals who, upon hearing the
teaching, wholeheartedly believe, accept and begin to practice it. Second are
those persons with deep wisdom and good roots in the Pure Land method who
clearly understand noumenon and phenomena and the virtues achieved through
Buddha Recitation and who therefore resolve to believe and practice it. On the
other hand, those with ordinary intelligence can neither understand profoundly,
nor do they have the simple belief of the completely deluded. Therefore, it is
difficult for them to receive benefits.
However, everything stems from causes and
conditions. I only hope that reading these explanations will help those with
affinities for the Pure Land method to strengthen their Faith and Vows.
Comments
Post a Comment