Ý Nghĩa Của Bồ Đề Tâm
Đem công đức niệm Phật để cầu phước lợi nhỏ
nhen ở thế gian, tất không hợp với bản hoài của Phật, cho nên hành giả phải vì
sự thoát ly khỏi vòng sống chết luân hồi mà niệm Phật. Nhưng nếu vì giải thoát
riêng cho mình mà tu niệm, cũng chỉ hợp với bản hoài của Phật một ít phần mà
thôi. Vậy bản hoài của Phật, cứu cánh là như thế nào?
-
Bản hoài đích thật của đức Thế Tôn, là muốn cho tất cả chúng sanh đều thoát
vòng sanh tử, đều được giác ngộ như Ngài. Cho nên người niệm Phật cần phải phát
Bồ Đề tâm.
Bồ
Đề nghĩa là Giác. Trong ấy có ba bậc: Thanh Văn Bồ Đề, Duyên Giác
Bồ Đề, và Phật Bồ Đề. Đây là chỉ cho quả giác ngộ của hàng Thanh Văn, quả giác
ngộ của hàng Duyên Giác và quả giác ngộ của Phật. Người niệm Phật phát Bồ Đề
tâm, chính là phát tâm cầu quả giác ngộ của Phật; quả vị ấy cùng tột không chi
hơn, siêu cả hàng Thanh Văn, Duyên Giác, nên gọi là Vô Thượng Bồ Đề.
Tâm
này gồm hai chủng tử chính, là từ bi và trí huệ, hay phát xuất công năng độ
thoát mình và tất cả chúng sanh.
Xác nhận lại, Bồ Đề tâm nói ở đây, chính là Vô
Thượng Bồ Đề tâm tức là chỉ cho Phật Bồ Đề, chớ không phải Thanh Văn hoặc Duyên
Giác Bồ Đề tâm.
Kinh
Đại Nhật nói:
"Bồ Đề tâm làm nhân,
đại bi làm căn bản,
phương tiện làm cứu cánh."
Ví như người đi xa, trước tiên phải nhận định
mục tiêu sẽ đến, phải ý thức chủ đích cuộc hành trình bởi lý do nào, và sau
cùng dùng phương tiện hoặc xe, thuyền, hay phi cơ mà khởi tiến. Người tu cũng
thế, trước tiên phải lấy quả Vô Thượng Bồ Đề làm mục tiêu cứu cánh; lấy lòng
đại bi lợi mình lợi sanh làm chủ đích thật hành; và kế đó là tùy sở thích căn
cơ lựa chọn các pháp môn hoặc Thiền, hoặc Tịnh, hoặc Mật làm phương tiện tu
tập. Phương tiện với nghĩa rộng hơn, còn là trí huệ quyền biến tùy cơ nghi, áp
dụng tất cả hạnh thuận nghịch trong khi hành đạo Bồ Tát.
Cho
nên Bồ Đề tâm là mục tiêu cần phải nhận định của hành giả, trước khi khởi công
hạnh huân tu.
Vì thế, chương trước đã đề cập sự thiết yếu
của môn Niệm Phật cùng chủ đích cầu thoát sanh tử của môn này, chương tiếp đây
lại cần ghi nhận Bồ Đề tâm là tiêu điểm cuối cùng phải đi đến. Đức Thế Tôn thuở
xưa khi thuyết về Tứ Đế, đáng lẽ trước tiên phải nói Tập Đế là nguyên do, nhưng
Ngài lại sắp Khổ Đế lên hàng đầu, là muốn trình bày quả khổ cho chúng sanh dễ
nhận thấy để sanh lòng lưu ý kinh sợ, rồi sau mới tìm xét đến nguyên ủy cội
nguồn.
Cũng
thế, nơi đây bút giả tuân theo ý kiến tiên đức, trước tiên nêu môn Niệm Phật
cầu giải thoát làm vấn đề cấp thiết, rồi sau mới luận đến Bồ Đề tâm.
Kinh Hoa Nghiêm bảo: "Nếu
quên mất tâm Bồ Đề mà tu các pháp lành, đó là nghiệp ma."
Lời này xét ra rất đúng. Ví như người cất bước
khởi hành mà chẳng biết mình sẽ đến đâu, và đi với mục đích gì, thì cuộc hành
trình chẳng thành quanh quẩn, mỏi mệt, cùng vô ích lắm ư? Người tu cũng thế,
nếu dụng công khổ nhọc mà quên sót mục tiêu cầu thành Phật để lợi mình lợi
sanh, thì bao nhiêu hạnh lành chỉ đem đến kết quả hưởng phước nhơn thiên, chung
cuộc vẫn bị chìm mê quanh quẩn trong nẻo luân hồi, chịu vô biên nỗi khổ. Như
vậy chẳng là nghiệp ma còn là gì?
Thế
thì phát lòng Vô Thượng Bồ Đề để lợi ích mình và chúng sanh, phải ghi nhận là
điểm phát tâm rất cần yếu.
Meaning of the Bodhi Mind
Exchanging the virtues of Buddha Recitation for the petty merits and
blessings of this world is certainly not consonant with the intentions of the
Buddhas. Therefore, practitioners should recite the name of Amitabha Buddha for
the purpose of escaping the cycle of Birth and Death. However, if we were to
practice Buddha Recitation for the sake of our own salvation alone, we would
only fulfill a small part of the Buddhas' intentions.
What, then, is the ultimate intention of the Buddhas?
-The ultimate intention of
the Buddhas is for all sentient beings to escape the cycle of Birth and Death
and to become enlightened, as they are. Thus, those who recite Amitabha
Buddha's name should develop the Bodhi Mind.
The word "Bodhi"
means "enlightened." There are three main stages of Enlightenment:
the Enlightenment of the Sravakas; the Enlightenment of the Pratyeka Buddhas;
the Enlightenment of the Buddhas. What Pure Land practitioners who develop the
Bodhi Mind are seeking is precisely the Enlightenment of the Buddhas. This
stage of Buddhahood is the highest, transcending those of the Sravakas and Pratyeka
Buddhas, and is therefore called Supreme Enlightenment or Supreme Bodhi.
This Supreme Bodhi Mind
contains two principal seeds, Compassion and Wisdom, from which emanates the
great undertaking of rescuing oneself and all other sentient beings.
To reiterate, the Bodhi Mind I am referring to here is the supreme,
perfect Bodhi Mind of the Buddhas, not the Bodhi Mind of the Sravakas or
Pratyeka Buddhas.
The
Mahavairocana Sutra says:
“The Bodhi Mind is
the cause
Great Compassion is the root
Skillful means are the ultimate”.
For example, if a person is to travel far, he
should first determine the goal of the trip, then understand its purpose, and
lastly, choose such expedient means of locomotion as automobiles, ships, or
planes to set out on his journey. It is the same for the cultivator. He should
first take Supreme Enlightenment as his ultimate goal, and the compassionate
mind which benefits himself and others as the purpose of his cultivation, and
then, depending on his preferences and capacities, choose a method, Zen, Pure
Land or Esotericism, as an expedient for practice. Expedients, or skillful
means, refer, in a broader sense, to flexible wisdom adapted to circumstances
-- the application of all actions and practices, whether favorable or
unfavorable, to the practice of the Bodhisattva Way.
For this reason, the Bodhi
Mind is the goal that the cultivator should clearly understand before he sets
out to practice.
Thus, while the previous chapter dealt with the importance of the Pure
Land method and its immediate purpose of escaping Birth and Death, this chapter
goes into the Supreme Bodhi Mind as the ultimate goal of the cultivator.
When Buddha Sakyamuni preached the Four Noble Truths, we might expect
that he would have explained the "cause" of suffering first. Instead,
He began with the Truth of Suffering, precisely because he wanted to expose
sentient beings to the concept of universal suffering. Upon realizing this
truth, they would become concerned and look for the cause and source of
suffering.
Likewise, this author,
following the intent of the Great Sage, first brought up the Pure Land method
of escaping Birth and Death as a most urgent matter, and will proceed next to discuss
the Bodhi Mind.
The Avatamsaka Sutra states:
“To neglect the
Bodhi Mind when practicing good deeds is the action of demons”.
This teaching is very true indeed. For example, if someone begins
walking without knowing the destination or goal of his journey, isn't his trip
bound to be circuitous, tiring and useless? It is the same for the cultivator.
If he expends a great deal of effort but forgets the goal of attaining
Buddhahood to benefit himself and others, all his efforts will merely bring
merits in the human and celestial realms. In the end he will still be deluded
and revolve in the cycle of Birth and Death, undergoing immense suffering. If
this is not the action of demons, what, then, is it?
For this reason, developing
the supreme Bodhi Mind to benefit oneself and others should be recognized as a
crucial step.
Comments
Post a Comment