Nên Cầu Tinh Thuần, Đừng Tham Nhiều

 

Có người niệm Phật không thích lần chuỗi, chỉ ước định mỗi thời khóa là bao nhiêu giờ. Niệm như thế được điểm lợi là dễ dưỡng tâm, mỗi câu Phật hiệu đều rành rẽ thâm nhập. Nhưng nếu không phải là người có tâm lực mạnh, chí kiên quyết, thì sẽ lạc vào khuyết điểm; niệm lực trì trệ khó thành tựu, mau sanh chán mỏi, thường nhìn vào đồng hồ để xem coi gần mãn giờ hay chưa?

 

Còn lần chuỗi mà niệm theo định số, thì sức niệm tinh tấn mau thuần thục, ví như người tuy yếu chân nhưng nhờ nương nơi cây gậy, nên dễ tiến lên núi cao.

 

Song nếu không khéo giữ đúng theo điểm căn bản của sự niệm Phật là: "Câu niệm rành rẽ rõ ràng, tâm cùng tiếng dung hòa nhau," tất lại bị khuyết điểm bởi ham mau, ham nhiều mà thành ra niệm dối! Nên biết lúc hành giả khởi niệm, thì mỗi câu Phật hiệu đều đi sâu vào tạng thức. Khi sức dồn chứa huân tập đã nhiều, tức câu niệm Phật từ nơi tạng thức tự phát hiện ra trong khi thức hoặc lúc ngủ. Đây gọi là cảnh giới "không niệm tự niệm." Nếu bình thường niệm rành rẽ thì nó phát hiện rành rẽ, niệm giả dối không rõ ràng, tức câu Phật hiệu hiện ra không rõ ràng. Điểm thất bại của người niệm Phật là tại chỗ đó, nên phải dè dặt ngay từ lúc đầu. Lời tục thường nói: "Đa hư bất như thiểu thật." Nếu vì ham mau ham nhiều để cầu danh là mình niệm mỗi ngày được mấy muôn câu rồi niệm hư dối không rõ ràng, tâm không bắt kịp tiếng, chẳng thà niệm ít mà chắc còn hơn.

 

Bút giả có biết một bà Phật tử tu Tịnh Độ. Bà này có lòng tin Tam Bảo, nhưng tánh còn thích rong chơi. Mỗi khi về tối, con cháu mời lại bàn cùng ăn cơm, bà nói: "Thầy dạy tao phát nguyện mỗi ngày niệm Phật mười chuỗi, nếu tao không giữ đúng lời hứa thì có tội với Tam Bảo. Bây hãy chờ một chút cho tao 'làm đủ số', rồi sẽ dùng cơm." Nói đoạn, bà vội mặc áo tràng, niệm Phật lia lịa gấp như chữa lửa, chỉ mười lăm phút là xong việc. Niệm Phật như thế thì làm sao mà vãng sanh được? Chẳng những một bà này, mà còn nhiều Phật tử khác cũng niệm Phật theo lối "làm cho đủ số" đó.

Vậy nên biết niệm Phật quý ở nơi phát tâm chân thật, câu niệm chắc chắn rõ ràng, gọi là "lão thật niệm Phật" mới mong có kết quả.

 

Vào khoảng cuối đời nhà Thanh bên Trung Hoa, ở Hàng Châu có một bà Phật tử đến am Hiếu Từ hỏi Đạo Nguyên hòa thượng: "Con niệm Phật đã lâu, nhưng chưa thấy có chi tiến bộ, không biết tại sao?" Hòa thượng bảo: "Niệm Phật không khó, mà khó ở giữ cho được bền lâu. Chắc có lẽ bà niệm không được đều và bền nên mới như thế." Bà thưa: "Quả đúng như vậy. Con vì mắc gia duyên bận buộc, nên niệm Phật thường hay gián đoạn không được bền. Từ đây xin gát hết mọi duyên, nguyện giữ đúng như lời thầy dạy."

 

Cách ít lâu sau, bà lại đến hỏi: "Từ khi nghe lời chỉ giáo đến nay, con dẹp hết mọi việc ngoài, mỗi ngày niệm Phật đều đều, sao vẫn chưa thấy có hiệu lực?" Hòa thượng dạy tiếp: "Niệm Phật không khó, khó ở bền lâu. Niệm bền lâu không khó, mà khó ở nơi nhứt tâm. Bên ngoài tuy bà gác hết mọi duyên, nhưng trong tâm còn lo đến việc nhà cửa, ruộng vườn, luyến tưởng đến cháu con quyến thuộc. Ý lo lắng chưa dứt, gốc tình ái vẫn còn, làm sao mà được nhứt tâm thấy Phật?" Bà nghe nói liền than: "Thật quả có như vậy! Con duyên ngoài tuy bỏ, nhưng tâm tưởng vẫn còn vấn vương. Từ đây xin trăm việc không quản đến, để nhứt tâm niệm Phật."

Sau khi lãnh giáo về nhà, con cháu hoặc người ngoài có bày tỏ hỏi han điều chi, bà đều bảo: "Tôi muốn yên tâm, trăm việc xin không quản đến." Do duyên cớ này, mọi người đều gọi là bà lão Bá Bất Quản. Vài năm sau, bà đến am Hiếu Từ lạy ngài Đạo Nguyên thưa: "Nhờ ơn chỉ dạy, nay con niệm được nhứt tâm và đã thấy Phật. Xin đến lễ tạ giã từ hòa thượng, vì con sắp sẽ vãng sanh."

 

Bà Bá Bất Quản trên đây, do lãnh ngộ hai nguyên tắc: bền lâunhứt tâm mà được kết quả giải thoát.

 

Cho nên người niệm Phật muốn đi đến mức tinh thuần, phải xem từ nhà cửa, ruộng vườn đến thân tình quyến thuộc như cảnh duyên giả tạm, hợp rồi lại tan. Nếu có lòng thương quyến thuộc, trước tiên phải làm sao cho mình được vãng sanh giải thoát, rồi sau sẽ độ người thân, mới là tình thương chân thật. Cho nên muốn niệm Phật, suy ra chẳng những trăm việc không quản, mà ngàn việc, muôn việc đều không quản đến mới được.

 

 

Recitation Should be Pure and Unmixed -- the Number of Utterances is Secondary

 

Certain practitioners do not like to finger the rosary as they recite the Buddha's name; they just decide in advance the duration of each recitation session. This method has the advantage of "sustaining" the mind, each utterance clearly registering in the Alaya consciousness. However, if the practitioner lacks strong power of mind and determined will, he will be prone to languid, dilatory recitation (making it difficult to achieve results), boredom, fatigue and frequent glances at the clock. On the other hand, fingering the rosary and reciting the predetermined number of utterances reinforces the power of diligent recitation, just as a weak person leaning on a cane can climb mountains. However, if the practitioner does not follow the cardinal principle of Buddha Recitation (i.e., to recite distinctly and deliberately, with mind and recitation in unison) he will fall into the error of reciting too much too fast, thus becoming sloppy.

 

We should know that as soon as the practitioner begins to recite, each utterance penetrates deeply into his Alaya consciousness. As the utterances accumulate, the Buddha's name will eventually emerge, whether he is awake or asleep. This is called the "state of non-recitation being recitation." If the cultivator recites clearly and distinctly in daily life, the utterances emerging from the Alaya consciousness will be clear and distinct; if he recites perfunctorily in an unclear manner, the utterances will not be clear.

 

Cultivation usually fails in this particular area and therefore, practitioners should be cautious from the very beginning. If reciting many utterances swiftly is motivated by the desire for fame and the reputation as someone who recites tens of thousands of times a day, we will be better off reciting less and concentrating on the quality of the recitation.

 

This author knows of a laywoman who practices Buddha Recitation regularly. She has great faith in the Triple Jewel; however, she likes to socialize a lot. Every evening, when she returns home and is invited to the dinner table, she says, "I have promised my master to recite ten full rosaries every day. If I do not keep my promise, I will commit a transgression against the Triple Jewel. Please wait while I fulfill my promise, and then we will sit down to dinner." So saying, she hastily dons her Dharma robe, recites the Buddha's name at top speed, as though she were trying to put out a fire, and is done in about fifteen minutes. How can such recitation lead to rebirth in the Pure Land? Like this laywoman, many practitioners recite the Buddha's name in such a manner "to fulfill the required number." We should know that there are two areas crucial to Buddha Recitation: a true, earnest mind and clear, distinct recitation. Only in this way can we hope to achieve results.

Another anecdote concerns a laywoman who once approached a well-known Elder Master and asked: "I have recited the Buddha's name for some time now, but have not seen any sign of progress. Can you explain to me why this is so?" The abbot said, "Reciting the Buddha's name is not difficult; the difficulty lies in perseverance. Perhaps you have not recited regularly and in a persevering manner." The laywoman replied, "You are entirely right. I am usually interrupted in my recitation and have not been persevering, because of family obligations. From now on, I will put aside all distractions and vow to keep reciting exactly as taught."

Some time later, she returned and asked, "Since receiving your instructions last time, I have put aside all external distractions and recited the Buddha's name regularly, every day. Why is it that I still do not see any results?" The abbot replied, "Reciting the Buddha's name is not difficult; the difficulty lies in perseverance. Persevering is not difficult; the difficulty lies in being singleminded. Although, on the surface, you may have put all distractions aside, in your mind you still worry about possessions and property and are still attached to children and family. You have neither discarded worry nor eliminated the root of love-attachment. How can you achieve one-pointedness of mind and see Amitabha Buddha?" Hearing this, the woman sighed aloud "That is so true, Master! Although I have seemingly abandoned all distractions, my mind is still preoccupied with them. From now on, I vow to disregard everything and recite the Buddha's name singlemindedly."

Thereupon she went home and, from that time on, each time her children or anyone else sought her advice or confided in her, she would invariably reply, "I want peace of mind, and do not wish to be bothered by anything." For this reason, everyone referred to her as "the woman who is above all worry and care." A few years later, she went to bow to the abbot at his temple, saying, "Thanks to your advice and teaching, I have now achieved one-pointedness of mind and seen Amitabha Buddha. I have come to pay my respects and take leave of you, Abbot, because I will soon be reborn in the Pure  Land "

 

The laywoman in our story achieved liberation because she was enlightened to two principles: perseverance and singlemindedness. Thus, to be successful, the Pure Land practitioner should consider everything, from personal possessions and property to family and friends, to be illusory and phantom-like, coming together temporarily and then disintegrating. If we care about family and friends, we should ensure our own rebirth and liberation and then rescue them. This is true affection! Therefore, to recite the Buddha's name effectively, we should not only ignore one hundred distractions, we should discard all distractions, be they one thousand or tens of thousands!

Comments

Popular posts from this blog