Phát
Nguyện Cần Phải Khẩn Thiết
Ngoài
hai bài văn trên, còn có bài văn sau đây mà trong quyển Phật Thất Nghi cho là
xưa nay đã có rất nhiều linh cảm. Có vị đang lúc đọc nguyện văn này, bỗng thấy
các tướng lành; có vị trong giấc mơ thấy Phật A Di Đà phóng quang chiếu soi.
Những sự cảm ứng như thế rất nhiều, không thể thuật ra hết. Đây là bài nguyện
văn ấy:
“Đệ tử chúng con, hiện là phàm
phu, trong vòng sanh tử, tội chướng sâu nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không
nói được. Nay gặp tri thức, được nghe danh hiệu, bản nguyện công đức, của Phật
Di Đà, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh. Nguyện Phật từ bi, xót thương
chẳng bỏ, phóng quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con, chưa biết thân Phật, tướng
tốt quang minh, nguyện Phật thị hiện, cho con được thấy. Lại thấy tướng mầu,
Quán Âm Thế Chí, các chúng Bồ Tát và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ
đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.
Con nguyện lâm chung không
chướng ngại,
A Di Đà đến rước từ xa.
Quán Âm cam lồ rưới nơi đầu
Thế Chí kim đài trao đỡ gót.
Trong một sát na lìa ngũ trược,
Khoảng tay co duỗi đến liên trì.
Khi hoa sen nở thấy Từ Tôn
Nghe tiếng pháp sâu lòng sáng tỏ.
Nghe xong liền ngộ Vô Sanh Nhẫn,
Không rời An Dưỡng lại Ta Bà.
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh
Hay lấy trần lao làm Phật sự,
Con nguyện như thế Phật chứng tri.
Kết cuộc về sau được thành tựu”.
Nếu người dốt chữ, ký ức kém, không thể ghi nhớ dài dòng, nên
khuyên dạy họ học thuộc lòng câu phát nguyện sau đây:
"Ngày... tháng... năm..., đệ tử... nguyện đem công
đức này cầu khi mãn phần được Phật tiếp dẫn về Cực Lạc để trên thành Phật đạo,
dưới độ chúng sanh."
Cầu nguyện vắn tắt kèm theo ngày tháng năm như trên, có tác dụng
gây ý thức mạnh, khiến người niệm Phật lúc nào tâm tư cũng hướng về Cực Lạc,
hằng nhớ đến sự vãng sanh. Chi tiết nhỏ này cũng là một phương tiện làm cho sức
nguyện thêm mạnh mẽ bền chắc.
Phàm khi phát nguyện, phải từ trong thâm tâm khẩn thiết nói ra,
nếu chỉ tùy tiện đọc cho xong, lòng không khẩn thiết, tất hạnh niệm Phật cũng
khó chân thành. Ấn Quang pháp sư đã bảo:
"Thành khẩn là yếu tố để đi đến nhất tâm bất loạn.
Có một phần thành khẩn, tiêu một phần tội nghiệp, sanh một phần phước huệ. Có
mười phần thành khẩn, tiêu mười phần tội nghiệp, sanh mười phần phước
huệ."
Người xưa cũng nói: "Thành tâm sở chí, kim thạch vị khai"; ý nói: sức thành
khẩn hướng đến đâu, có thể chẻ núi, phá vàng đến đó. Sự quyết tâm có năng lực
rất mạnh. Bút giả nhớ trong quyển sách nọ có kể chuyện một vị bác sĩ bên Pháp
tuổi trẻ, góa vợ, buồn lòng đến miền quê du ngoạn để giải khuây. Nhân khi ngụ ở
nhà người thợ rèn, thấy cô gái con gia chủ có sắc đẹp, mới tỏ thật chuyện mình,
xin cưới cô này làm vợ, và được chấp thuận. Nhưng lúc chưa làm lễ cưới, bác sĩ
đã ăn nằm với cô gái, rồi bỏ về đô thị. Người thợ rèn thấy con gái bụng ngày
một lớn, chàng sở khanh tuyệt tích như cánh chim hồng, nghĩ mình nhà nghèo thế
yếu không thể kiện thưa, tức giận quá, mỗi buổi chiều cầm búa đập vào tấm sắt
kêu gọi tên vị bác sĩ đòi đánh bể đầu, để tiết bớt niềm phẫn hận. Nhưng ở đô
thành cứ vào năm giờ chiều, vị bác sĩ nọ bỗng ôm đầu rên la, chữa trị đủ cách
vẫn không khỏi. Sau người bạn của bác sĩ trong lúc về thăm quê, vào buổi chiều
đi ngang nhà thợ rèn nghe tiếng đập sắt và kêu gọi tên bạn mình trách mắng, mới
vào gạn hỏi. Khi hiểu rõ sự việc, suy gẫm ra biết nguyên nhân căn bịnh của bạn
mình. Ông về khuyên vị bác sĩ phải đến xin lỗi và cưới cô gái con người thợ
rèn. Sau khi hôn lễ thành, bịnh vị bác sĩ mới khỏi.
Ấy
tâm lực có sức mạnh vô hình như thế. Nếu ý thức câu chuyện trên mà chí tâm phát
nguyện niệm Phật, lo gì không được sự cảm thông! Tóm lại, tín nguyện là huệ
hạnh, niệm Phật là hành hạnh; huệ hạnh như đôi mắt, hành hạnh như đôi chân.
Chân và mắt phải nương nhau, nguyện cùng hạnh đều khẩn thiết, như thế mới đi
đến được Tây Phương Cực Lạc thế giới.
Vows Should be Made in Earnest
In addition to
the above composition, there is another text, which is considered quite
effective. It has been reported that when reciting it, some cultivators see
auspicious marks while others, in their dreams, view Amitabha Buddha emitting
illuminating rays. Such responses are too numerous to be recounted here.
Excerpts from the composition follow below:
I vow that at the moment of death, there
will be no obstacles,
The Lord Amitabha Buddha will welcome me from afar,
Avalokitesvara will shower sweet dew upon my head,
Mahasthamaprapta will bring a lotus blossom for my feet.
In a split second, I will leave the turbid world,
Reaching the Pure Land in the time it takes to extend my arms;
When the lotus blossom opens, I will see Amitabha Buddha, the
Compassionate,
Hearing the profound Dharma, I will be enlightened and reach Tolerance of
No-Birth.
I will then return to the Saha World, without leaving the Pure Land,
Through all kinds of expedients, I will benefit sentient beings,
Always taking earthly toil as Buddha-work.
This is my Vow, please accept it and help me fulfill it in the future.
If the
cultivator is of limited capacity or failing memory and is unable to recall
long involved sentences, he should simply memorize the following short form of
the Vow for rebirth in the Pure Land:
On .... (date), this
disciple, (name) ... vows that through the virtues just accumulated, he will,
at the time of death, be welcomed and guided by Amitabha Buddha to the Land of
Ultimate Bliss, so that he may achieve Buddhahood and save sentient beings.
This
short Vow, accompanied by its exact date, has the effect of strongly focussing
the practitioner's mind at all times on the Pure Land and on rebirth there.
This small detail is an expedient that renders the Vow that much more powerful
and firm.
When
making the Vow for rebirth in the Pure Land, we should do so from the depth of
our earnest mind. If we merely recite pro forma at our convenience, without
earnestness, our practice of Buddha Recitation will not be true and sincere.
Elder Master Yin Kuang has said:
Deep
sincerity is a major element that leads to one-pointedness of mind. One part of
deep sincerity destroys one part of bad karma and yields one part of merit and
wisdom. Ten parts of deep sincerity destroy ten parts of bad karma and yield
ten parts of merit and wisdom.
The ancients have
also said:
The power of deep sincerity focussed in any
direction can explode mountains and melt gold in that direction.
Determination has great power indeed!
This
author remembers the story of a French physician. Young and widowed, he
travelled to the countryside to allay his sorrow. One day, when he was staying
at a blacksmith's house, he was touched by the beauty of his host's daughter.
He told her about his widowhood and, seeking her hand in marriage, obtained the
consent of her parents. However, before the wedding could take place, he began
to co-habit with her. Shortly thereafter, he left for the city. Seeing his
daughter pregnant and growing heavier and heavier by the day, with the culprit
no more in sight than the wings of a redbird in flight, the blacksmith
reflected on the fact that he was too poor and isolated to sue successfully. He
therefore tried to relieve his anger and frustration by striking his hammer
against its iron stand each evening, while shouting the name of the physician,
wishing to blow his head apart. Unbeknownst to him, in the faraway city, each
evening at five o'clock, the physician would grab his head and scream in pain.
He tried every known remedy without success.
Some time
afterward, a friend of the doctor, on a visit to the countryside, happened to
pass the blacksmith's shop one evening and overheard the striking hammer and
the swearing. He went in to inquire and having understood the whole story,
deduced the cause of his friend's predicament. Upon returning to the city, he
urged the physician to make amends by marrying the blacksmith's daughter. As
might be expected, after the wedding, the physician's strange symptoms
disappeared.
Thus, we
can see the unseen power of the mind. If we realize the significance of the
above story and sincerely vow to recite Amitabha Buddha's name, why worry about
failing to get a response?
In short, Faith
and Vows are "wisdom practice," while Buddha Recitation is
"action practice." "Wisdom practice" is like the two eyes,
"action practice" is like the two feet. Feet and eyes should
complement one another, Vows and Practice must be in earnest. Only then can we
achieve rebirth in the Land of Ultimate Bliss.
BÀI SỐ 98
Ẩn tu phương tiện mượn thi ngâm
Thức ngộ mình người khởi đạo tâm
Đâu nghỉ hoa đào ra động bích
Mà mong Lưu Nguyễn ghé vào thăm?
NHƯ Ý : Nếu Hoa-đào có rơi nhẹ trôi theo vòng suối ra ngoài ĐỘNG BÍCH, đó cũng là một sự Ngẫu-nhiên, không phải do ý Chư-tiên mượn nó để dời chân LƯU NGUYỄN , cũng như thế Bút-giả không có ý mượn những lời Thi trong đây để Thả cánh Hoa-đào, mà chỉ muốn ngõ riêng với một ít vì Thông Cảm, Hữu Duyên.
Bởi Mình đã có DUYÊN để đáng tỏ BÀY công bố.
Thứ Tư
Niệm Phật Phải Quyết Định Nguyện Vãng Sanh
Sân lan trời ngả bóng chiều,
Cảm thân phù-thế ít nhiều ngẩn ngơ!
Tranh đời dệt mộng vẩn-vơ
Say đua danh lợi, mê mờ sắc thanh.
Cánh bèo sóng vỗ bập bềnh,
Tại ai hay cũng gây nên bởi mình?
Bể trần là mấy phù sinh,
Thị phi thương ghét trong tình quẩn quanh
Mà trông chiếc lá lìa cành,
Dinh hư cõi tạm trong vành đó thôi!
Mà trông ngọn nước chảy trôi!
Mênh-mang sáu nẻo biết rồi về đâu?
Kiếp người nào có bao lâu
Nắng mưa thôi cũng dãi dầu cỏ hoa!
Lầu sương nhạt ánh trăng tà
Hoàng lương một giấc tỉnh ra ngỡ ngàng!
Chi bằng về cõi Liên Bang,
Sen khoe sắc ngọc, gió đàn pháp âm.
Trời giải-thoát, cảnh thậm thâm
An vui muôn kiếp tuyệt lầm lỗi xưa
Chỉ câu niệm Phật đừng thưa,
Chỉ bền tin nguyện tam thừa bước lên.
Đài vàng sẵn đã ghi tên
Cơ duyên sẵn đợi một nền đạo tâm.
Kinh Văn Khuyên Phát Nguyện
Về động lực hướng dẫn của chữ Nguyện, phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm có nói:
"Người này khi sắp mạng chung, trong khoảng sát na rốt sau, tất cả các căn thảy đều tan hoại, tất cả quyến thuộc thảy đều lìa bỏ, tất cả oai thế thảy đều lui mất. Duy có nguyện vương này chẳng rời bỏ nhau, trong tất cả thời, nó đều dẫn dắt ở trước. Và trong khoảng một sát na, kẻ ấy liền được vãng sanh về thế giới Cực Lạc."
Bởi thấy rõ công dụng cần yếu của sự phát nguyện, nên trong Kinh A Di Đà, đức Thích Tôn cứ mãi nhắc đi nhắc lại điểm ấy, qua các đoạn văn như sau:
"Lại nữa, Xá Lợi Phất! Chúng sanh về cõi nước Cực Lạc đều là hàng A Bệ Bạt Trí. Trong ấy có nhiều bậc Nhất Sanh Bổ Xứ, số lượng rất đông, không thể dùng toán số tính biết được, chỉ có thể lấy số không lường không ngằn a tăng kỳ để nói mà thôi. Xá Lợi Phất! Chúng sanh nghe rồi, phải nên phát nguyện cầu sanh về cõi kia. Bởi tại sao? Vì được cùng các bậc thượng thiện nhơn như thế đồng họp một chỗ.
... Xá Lợi Phất! Ta thấy sự lợi ích đó, nên nói lời này. Nếu có chúng sanh nào nghe lời nói đây, phải nên phát nguyện cầu sanh về quốc độ ấy.
... Xá Lợi Phất! Nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽ phát nguyện, muốn sanh về nước Phật A Di Đà, những người đó hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, đều được không thối chuyển nơi quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề ở cõi nước kia. Cho nên Xá Lợi Phất! Các thiện nam tử, thiện nữ nhơn nếu có lòng tin, phải nên phát nguyện cầu sanh về quốc độ ấy."
Như trên, ta thấy đức Thích Tôn mãi nhắc đi nhắc lại hai chữ "PHÁT NGUYỆN" lời ý đều khẩn thiết. Cho đến phần kết cuộc của kinh văn, Ngài cũng vẫn đôi ba phen bảo phải phát nguyện cầu sanh. Tại sao thế? Vì nếu về cõi Cực Lạc, sẽ được ở cảnh giới vô cùng mầu đẹp trang nghiêm, được thân kim cương đủ ba mươi hai tướng tốt, dứt hẳn nỗi khổ sanh già bịnh chết; được gần gũi Phật, chư đại Bồ Tát và hội họp với các bậc thượng thiện nhơn; được thần thông Tam Muội, không còn thối chuyển nơi quả vô thượng Bồ Đề. Bởi trí huệ của Phật nhìn thấy rất nhiều sự lợi ích như thế, Ngài mới vận lòng từ bi vì cứu độ loài hữu tình mà khuyên phát nguyện vãng sanh.
Lòng bi mẫn của đức Thích Ca Thế Tôn, thật là vô lượng.
Comments
Post a Comment