Những
Mối Nghi Thiệp Lý
Ngoài ba điểm nghi phổ thông như trên, còn những mối nghi về
Tịnh Độ quan thiệp tới đạo lý từ cạn đến sâu. Các điều nghi này rất nhiều, nay
chỉ xin nêu ra các chi tiết quan trọng để giải thích, thể theo lối vấn đáp như
sau:
1)
Hỏi: Môn Tịnh Độ là pháp sơ cơ, chỉ để cho kẻ ngu dốt, căn trí
thấp kém hành trì. Những người căn tánh cao phải tu Thiền hay Duy Thức mới hợp
lý. Vả lại bậc trượng phu phải có chí hùng cường tự lập, nên căn cứ nơi sức
mình mà giải thoát; nếu cầu mong tha lực, chẳng tỏ ra hèn yếu lắm ư?
- Đáp: Với lời hỏi
này, trước tiên xin nói về căn cơ, sau sẽ trả lời đến yếu tố tự
lực tha lực.
Pháp môn Tịnh Độ không phải chỉ để cho bậc trung, hạ căn, mà còn
thâu nhiếp cả bậc thượng thượng căn. Bậc trung, hạ căn niệm Phật sẽ dứt được
phiền não nghiệp chướng, phát sanh phước đức trí huệ, lần lần đi đến định cảnh,
tùy công phu thấp cao mà vãng sanh về chín phẩm sen nơi Cực Lạc. Bậc thượng căn
vừa đề khởi câu niệm Phật, liền thâm nhập vào cảnh giới Ðịnh Huệ, đi đứng nằm
ngồi đều ở trong Niệm Phật Tam Muội, khi lâm chung sanh về thượng thượng phẩm ở
Liên Bang. Trong hàng tiên đức đã có vị đi vào cảnh giới này, và trình thuật
với câu:
Niết
khởi sổ châu thằng sách đoạn
Thể hương phạn thục dĩ đa thời
Ý nói:
Nắm lấy chuỗi tràng trần niệm dứt,
Nghiễm nhiên thành Phật đã từ lâu.
Cho nên, câu niệm Phật thâu nhiếp hết ba căn, với người cao nó
thành cao, với người thấp nó thành thấp.
Các bậc đại tri thức trong Phật Giáo thường phê luận: "Pháp môn Niệm Phật gồm nhiếp cả
Thiền, Giáo, Luật, Mật." Tại sao pháp Niệm Phật lại gồm nhiếp cả bốn
môn này? - Sở dĩ có điều ấy, bởi khi niệm Phật dứt trừ cả vọng tưởng chấp
trước, đó là Thiền. Sáu chữ hồng danh bao gồm vô lượng nghĩa mầu, vô lượng
nghĩa đều ẩn một và xuất hiện từ nơi đấy, đó là Giáo. Niệm Phật đến cảnh giới
sâu, ba nghiệp đều trong sạch vắng lặng, đó là Luật. Câu niệm Phật có công năng
như một câu thần chú, hay giải oan, trừ nghiệp, mãn nguyện, hàng ma đó là Mật.
Như Liên Trì đại sư, trong một năm nắng hạn lâu ngày, thay vì niệm chú đảo võ,
Ngài chỉ đi ngoài đồng gõ mõ niệm Phật, đi đến đâu, trời mưa đến đó. Và Viên
Chiếu Bản thiền sư, thay vì tham thiền, Ngài chỉ dùng sáu chữ hồng danh mà được
ngộ tánh bản lai, chứng vào Niệm Phật Tam Muội. Cứ như đây suy nghiệm rộng sâu
thêm, câu niệm Phật cũng gồm thâu cả năm thời tám giáo, nhiếp luôn sáu pháp Ba
La Mật, như Triệt Ngộ đại sư đã trình bày trong thiên Niệm Phật Bách Kệ.
Trong kinh lại nói: "Chí
thành xưng niệm danh hiệu Phật A Di Đà, sẽ được tiêu tội nặng trong tám mươi ức
kiếp sanh tử." Người niệm Phật nếu hằng giữ định tâm, tất sẽ phát huệ
đồng như lối tu của các pháp môn khác. Hơn nữa, trên định tâm mà xưng danh hiệu
Phật A Di Đà, thì sự tiêu nghiệp chướng sanh phước huệ càng cao thắng chóng
mau. Vì thế, Liên Trì đại sư đã khen pháp Niệm Phật là: đại thiền định, đại trí
huệ, đại phước đức, đại thánh hiền. Theo Quán Kinh: người tạo tội ngũ nghịch
thập ác khi lâm chung tướng địa ngục hiện, nếu chí thành xưng danh hiệu Phật A
Di Đà cho đến mười niệm, thì Ngài liền hiện thân tiếp dẫn sanh về Cực Lạc. Từ
một kẻ cực ác, chỉ dùng mười niệm mà được vãng sanh, lên ngay ngôi Bất Thối
Chuyển thật là điều rất hy hữu. Ấn Quang đại sư đã khen: "Pháp Niệm Phật bậc cực cao niệm đến một lòng không loạn, chứng
vào Tam Muội, kẻ cực thấp chỉ dùng mười niệm thành công, là điểm đặc sắc mà
chưa thấy pháp môn nào có."
Về vấn đề tự lực tha lực, nếu
như hiểu môn Tịnh Độ chỉ hoàn toàn nương nơi tha lực là lầm. Người niệm Phật
phải đem hết tự lực dứt trừ phiền não, trì niệm cho đến cảnh giới tâm mình, và
tâm Phật tương ứng. Từ cảnh giới đó, hiện thời hành giả được Phật phóng quang
thầm nhiếp thọ, khi mạng chung sẽ được tiếp dẫn vãng sanh. Sự tiếp dẫn mới là
yếu tố chánh của tha lực, vì thế giới Cực Lạc cách xa cõi Ta Bà này đến mười
muôn ức Phật độ, còn không phải sức thần thông đạo lực tầm thường có thể đến
được, huống nữa là phàm phu! Vì thế cần phải nhờ tha lực tức thần lực của Phật
hoặc chư thánh tiếp dẫn. Ví như một học sinh, tự mình biết gắng hết sức chuyên
học, dĩ nhiên là điều đáng quý. Nếu trên sự chuyên học ấy, lại được vị giáo sư
giỏi kèm theo chỉ dạy, tất mức học vấn càng cao thâm, kết quả thi đỗ sẽ là phần
bảo đảm. Trên tự lực của hành giả, thêm
tha lực của Phật gia bị tiếp dẫn cũng lại như thế. Vậy sự kiện chính mình đã
gắng hết sức để tu, lại cầu thêm tha lực cho được kết quả mau chóng, có phải là
một điều hèn yếu lỗi lầm chăng?
Sự cao diệu của môn Tịnh Độ, chính các bậc đại Bồ Tát như
Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ; các vị Tổ Sư như Vĩnh Minh, Trí Giả,
Triệt Ngộ, Liên Trì, cho đến nhiều đấng tôn túc ở các tông, đều khuyến nguyện
vãng sanh. Chê Niệm Phật là thấp kém chỉ để cho bậc hạ căn tu hành tức là chê
chư Bồ Tát, Tổ Sư và các vị cao đức đã nói trên. Bảo niệm Phật là hèn yếu, chỉ
nương nơi tha lực, tức là chưa hiểu biết chi về môn Tịnh Độ.
2)
Hỏi: Cổ thi có câu:
“Thân
khinh luyện đắc đồng tiên hạc
Cực Lạc hoành hoành nhứt trực phi”.
Ý nói:
Luyện thân nhẹ được đồng tiên hạc,
Cực Lạc bay ngang thẳng trở về!
Thế thì ta cứ tham thiền, chờ khi chứng được thần thông,
chừng ấy có thể đi về Cực Lạc, hoặc tùy ý sang các cõi Tịnh Độ khác. Như vậy,
hà tất phải khăng khăng niệm Phật cầu về Cực Lạc làm chi?
- Đáp: Hai
câu thi trên, ý nói cảnh giới cảm thông từ hành giả dung hòa với thần lực nhiếp
thọ của Phật, chớ không phải chỉ cho cảnh giới thần thông. Xin tuần tự giải
thích hai điều ấy, trước tiên hãy nói về cảnh giới thần thông.
Theo trong kinh, đạo nhãn và thần thông của bậc Sơ Quả Tu Đà
Hoàn thuộc phạm vi một tiểu thế giới, gồm bốn cõi ác thú, bốn đại châu, một núi
Tu Di, một nhật nguyệt, sáu cõi trời Dục, và một cõi Sơ Thiền. Đạo nhãn và thần
thông của bậc nhị quả Tư Đà Hàm ở trong chu vi một tiểu thiên thế giới; bậc A
Na Hàm, một trung thiên thế giới; bậc A
La Hán, một đại thiên thế giới. Bậc Sơ Địa Bồ Tát, đạo nhãn thấy được một
trăm cõi Phật cùng trăm đức Phật, chứng một trăm Tam Muội; thần lực có thể
phóng ánh sáng và làm rung động một trăm cõi Phật, đi sang khắp một trăm Phật
độ. Đạo nhãn và thần thông của bậc Nhị Địa Bồ Tát ở trong chu vi một ngàn cõi
Phật; bậc Tam Địa Bồ Tát, một trăm ngàn cõi Phật. Cứ như thế lần lượt tăng gấp bội lên mãi cho đến bậc đệ Thập Địa Bồ Tát
thuộc ngôi Pháp Vân, thần thông đạo lực, bao hàm vô biên quốc độ.
Từ thế giới Ta Bà này sang Cực Lạc cách mười muôn ức Phật độ. Số
ức của Ấn Độ thời xưa có ba bậc, mà mức trung bình là một triệu bây giờ. Như
thế, nếu lấy mười muôn nhân cho một triệu (100.000 x 1.000.000) thì Ta Bà cách
Cực Lạc đến một trăm ngàn triệu Phật độ. Lại về Phật độ, tức phạm vi ứng thân
giáo hóa của một vị Phật, có đức Phật lấy một đại thiên thế giới gồm một ngàn
triệu thái dương hệ làm một Phật độ; có đức Phật lấy hai, ba hoặc trăm, ngàn,
muôn, ức cõi đại thiên làm một Phật độ; có đức Phật lấy từ một hằng hà sa cho
đến nhiều hằng hà sa cõi đại thiên làm một Phật độ. Ấy là chưa kể những khoảng
trống xa cách từ Phật độ này đến Phật độ kia.
Như
thế ta thấy từ Ta Bà đến Cực Lạc, chẳng những bậc A La Hán, mà với thần thông
của các vị hạ địa Bồ Tát cũng khó nỗi tìm sang. Cho
nên khi xưa ngài Mục Kiền Liên tuy hiện thân ở ngôi A La Hán, song kỳ thật là
bậc Bồ Tát thị hiện làm Thanh Văn để tu Bồ Tát hạnh, nghe Phật nói Kinh A Di
Đà, có lúc đã dùng sức thần thông của mình tìm sang Cực Lạc. Nhưng Ngài tìm mãi
không thấy, sau cùng lạc đến thế giới của Phật Tu Di Tướng. Núi Tu Di cao tám
muôn bốn ngàn do tuần, mỗi do tuần trung bình là sáu mươi dặm, Phật Tu Di Tướng
và dân chúng ở cõi ấy, thân hình đều to lớn như núi Tu Di. Khi ngài Mục Kiền
Liên đến cõi này, thấy Phật đang thuyết pháp cho đại chúng nghe, liền đi vòng
quanh trên miệng bát của một vị tăng. Vị tăng ấy bạch với Phật rằng: “Có một
con trùng nhỏ giống hình người bò trên miệng bát của mình”. Phật Tu Di Tướng
bảo: "Không phải thế đâu, đó chính là vị Thanh Văn đệ tử thần thông bậc
nhất của Phật Thích Ca Mâu Ni ở thế giới Ta Bà, tên gọi là Mục Kiền Liên."
Ngài Mục Kiền Liên nghe nói thế, liền hiện thân lớn bằng núi Tu Di, đồng với
thân lượng chúng sanh ở cõi ấy, bạch với Phật nguyên nhân mình đi lạc đến thế
giới này, và kính xin Phật dùng thần lực đưa trở lại quốc độ Ta Bà. Như thế, ta
thấy nếu căn cứ nơi thần lực thì thần thông không rộng lớn, chẳng thể đi về Cực
Lạc.
Ở thời mạt pháp này, người tham thiền ngộ đạo còn khó có, nói
chi chứng đến Sơ Quả Tu Đà Hoàn! Khi chưa chứng quả tất phải bị luân hồi, sự
khỏi sa đọa còn không bảo đảm, bàn đến việc mỗi đời tiếp tục tiến tu trải qua
vô lượng vô số kiếp, chờ chứng được ngôi vị thượng địa Bồ Tát để có thể sang
Cực Lạc, phải chăng là một điều hư tưởng viễn vông? Dù có đủ thần thông sang
Cực Lạc, mà muốn ở cõi đó, phải quy kính xưng niệm danh hiệu đức A Di Đà, mới
được lưu trụ. Ví như nhà giàu kia có một vườn hoa tươi đẹp, sức ta có thể vượt
tường đi vào, nhưng thật ra muốn vào đó thưởng ngoạn, còn phải thưa hỏi chủ
nhơn. Bởi thế, khi xưa ngài Duy Ma Cật
dùng thần thông đem những tòa ngồi nghiêm đẹp cao bốn muôn hai ngàn do tuần ở
cõi nước Phật Tu Di Đăng Vương về nơi tịnh thất, chỉ riêng các bậc đại Bồ Tát
đã từng lễ kính cúng dường mười phương chư Phật mới lên ngồi được. Ngoài ra
những vị tân phát ý Bồ Tát cho đến hàng Thanh Văn đại đệ tử, tuy có thần thông
dư sức vượt cao hơn bốn muôn hai ngàn do tuần, song không thể lên ngồi. Ngài Duy Ma Cật
biết những tòa sư tử này do công đức phước báo của Tu Di Đăng Vương Như Lai,
liền bảo với các vị ấy xưng danh hiệu quy kính đức Phật kia, sau đó mới lên
ngồi được. Thế nên biết, muốn về cõi Cực Lạc phương Tây, sự xưng niệm đức Phật
A Di Đà, là một điều tất yếu.
Cảnh giới tự tâm cảm thông với thần lực nhiếp thọ của Phật là
thế nào? Kinh nói: "Phật A Di Đà
thường phóng quang nhiếp thọ tất cả chúng sanh niệm Phật ở mười phương không bỏ
sót." Cho nên khi ta niệm Phật, liền được nguyện lực quang minh của
Phật âm thầm nhiếp thọ. Lúc hành giả nhứt tâm niệm Phật, thì nghiệp lực chìm
lắng, tâm lực lộ bày, ánh sáng của tự tâm giao tiếp với quang minh của Phật,
nên hiện tiền có thể thấy cảnh Tây Phương, hoặc thần linh dạo chơi miền Tịnh
Độ. Sức tâm nguyện thanh tịnh hướng về Tây Phương của hành giả gọi là tự tâm
lực, hay tự lực; sức phóng quang nhiếp thọ để dẫn độ của Phật A Di Đà gọi là
Phật nhiếp thọ lực, hay tha lực. Nhờ hai năng lực ấy nên tuy chưa được thần
thông rộng lớn mà hành giả niệm Phật có thể sanh về Tây Phương.
Khi lâm chung, người niệm Phật tùy theo công đức của
mình, hoặc thấy Phật đến tiếp dẫn, hoặc thấy Bồ Tát hay Thánh chúng đến tiếp
dẫn. Có vị tuy không thấy chi cả, nhưng do nguyện lực của mình và sức quang
minh hướng dẫn của Phật, nên cũng được vãng sanh. Sự quan trọng của tha lực là
như thế.
3)
Hỏi: Tu Tịnh Độ cần phải chứng Niệm Phật Tam Muội, hoặc ít nữa
đi đến cảnh giới nhứt tâm bất loạn, mới được vãng sanh. Như thế người hạ căn
chưa chắc đã thực hành nổi. Vậy thì kẻ thấp kém ngu tối làm sao được sanh về
Cực Lạc? Nếu kẻ hạ căn ngu tối không vãng sanh được, sao lại gọi pháp môn Niệm
Phật thâu nhiếp cả ba căn?
- Đáp: Thật
ra với căn cơ thời nay, cảnh giới nhứt tâm bất loạn trong lúc hiện tiền, còn
không có mấy người đi đến, huống chi là Niệm Phật Tam Muội! Nhưng, theo Kinh
Quán Vô Lượng Thọ, kẻ tạo tội ngũ nghịch thập ác khi lâm chung tướng địa ngục
hiện, chí tâm xưng danh hiệu Phật A Di Đà từ một cho đến mười niệm, liền được
Phật hiện đến tiếp dẫn vãng sanh. Thế thì sự nhứt tâm được vãng sanh, là chỉ
cho khi lâm chung chớ không phải lúc hiện tiền. Nếu lúc bình thời niệm Phật được nhứt tâm, nhưng sau đó lại chuyển
hướng tu theo pháp môn khác không cầu vãng sanh, thì làm sao được về Cực Lạc?
Mà muốn được nhứt tâm khi lâm chung, thì lúc bình thời
phải tập câu niệm Phật cho thuần thục. Do bình thời thường niệm Phật, dù chưa
được nhứt tâm, nhưng chủng tử niệm Phật dồn chứa đã nhiều, lúc sắp chết, hành
giả khởi niệm Phật nó liền phát hiện mạnh mẽ nên được nhứt tâm. Kẻ hạ căn niệm
Phật được vãng sanh, thường ở trong tình trạng ấy.
4)
Hỏi: Niệm Phật cốt để ngăn trừ vọng tâm, chặn đứng phiền não,
đi đến chỗ vô niệm. Đã như thế thì cứ để tâm thanh tịnh, lần lần sẽ tiến vào
cảnh giới vô niệm, cần gì phải niệm Phật cho nhọc sức lao hơi?
- Đáp: Điểm
cứu cánh của pháp Niệm Phật là Niệm Phật Tam Muội, chứng toàn thể bản tánh Di
Đà, tức cảnh giới Thường Tịch Quang Tịnh Độ. Nhưng mục đích chánh yếu và cấp
thiết của tông Tịnh Độ, là cầu vãng sanh để bảo đảm không còn luân hồi mê đọa,
mượn hoàn cảnh ưu thắng ở cõi Cực Lạc tu hành, cho mau tiến lên Phật quả. Vì lẽ
ấy nên hành giả của môn Tịnh Độ cần phải xưng niệm danh hiệu đức A Di Đà. Chủ
đích của môn Tịnh Độ là như thế, không cấp thiết ở chỗ cầu cảnh giới vô niệm,
mau chứng ngộ tánh bản lai như bên Thiền Tông.
Tuy nhiên, khi thật hành chủ đích này, hành giả phải niệm Phật
cho được nhứt tâm, nên dù không cầu vô niệm mà cảnh vô niệm vẫn tự hiện bày.
Hơn nữa, nhờ công đức niệm Phật giúp sức cho mau tiêu nghiệp, nên cảnh giới ấy
lại càng chóng hiển lộ. Ở đây chúng ta thấy mở thêm một tia sáng: muốn mau được
vô niệm, được sớm ngộ tánh bản lai, lại cần phải niệm Phật.
Đi sâu thêm, nếu là người căn tánh Đại Thừa, tất phải hiểu niệm
Phật là để thành Phật. Như chỉ hiểu niệm
Phật cốt để ngăn trừ vọng tưởng, tức đã lạc vào Ngũ Đình Tâm Quán của Tiểu
Thừa. Tại sao niệm Phật là để thành Phật? - Bởi khi vừa đề khởi câu niệm
Phật, thì quá khứ, hiện tại, vị lai đều mất, tuy có tướng mà lìa tướng, tức sắc
là không, hữu niệm đồng vô niệm, đi ngay vào cảnh giới bản giác ly niệm của Như
Lai, đương thể là Phật chớ còn chi nữa? Nếu cho rằng có niệm là còn trệ nơi hữu
vi thì khi đức Thế Tôn hiện các tướng hữu vi như ăn cơm, khoác y, đàm luận,
thuyết pháp đi đứng nằm ngồi, đều trệ nơi hữu vi và không phải là Như Lai sao?
Lại nếu cho rằng còn niệm Phật chưa phải là vô niệm, thì chư tôn đức bên Thiền
Tông khi tham thoại đầu, giảng luận, hoặc có lúc tụng kinh, lễ bái, sám hối,
kinh hành đều thuộc về hữu tướng, không phải là Thiền ư?
Nên biết đạo lý của vô vi là "làm tất cả việc hữu vi
mà không thấy có tướng làm", vô niệm cũng thế; chớ không phải tuyệt cả
hành động, ngôn ngữ là vô vi vô niệm đâu! Bởi chẳng rõ lý này nên nhiều kẻ chấp
không cho rằng: Niệm Phật như chiếc xe chạy đi thêm chở nặng, hoặc như trong
vàng còn lẫn chì, trong cơm lẫn cát, không được nhẹ nhàng thuần nhứt, thật đã
sai lầm!
Nhưng niệm mà không niệm là cảnh giới của bậc thượng
thượng căn; nơi đây chỉ khái luận qua để giải mối nghi chấp. Riêng bậc trung,
hạ căn gắng niệm Phật cho thuần thục cũng đã quý lắm rồi!
5)
Hỏi: Thể của các pháp là không, xưa nay vẫn vô sanh và bình
đẳng vắng lặng. Khi tâm ta thanh tịnh, dù ở Uế Độ cũng thanh tịnh; trái lại như
không thanh tịnh, tuy ở Tịnh Độ vẫn phiền não rộn ràng. Nếu đã có sanh tất phải
có diệt hay có sanh là có tử. Thế thì bỏ Ta Bà cầu sanh về Cực Lạc, chẳng là
trái đạo lý ư?
- Đáp: Vấn
đề này có hai nghĩa. Xin thể theo lời của Trí Giả đại sư trong Thập Nghi Luận
và phụ thêm đôi chút ý kiến để giải thích, phân làm tổng đáp cùng biệt đáp.
Về phần tổng đáp, nếu cho rằng cầu về Tịnh Độ là bỏ đây tìm kia,
không hợp với lý Chân Như bình đẳng. Thế thì trụ Ta Bà không cầu sanh Cực Lạc,
há không bị lỗi bỏ kia chấp đây sao? Còn như bảo: "Tôi không cầu kia cũng không chấp đây", lại cũng mắc vào lỗi
đoạn diệt. Cho nên kinh Kim Cang Bát Nhã nói: "Tu Bồ Đề! Ông đừng nghĩ
rằng: Nói phát tâm vô thượng Bồ Đề là đoạn diệt hết tướng của các pháp. Tại sao
thế? Vì phát tâm vô thượng Bồ Đề, đối với các pháp không nói tướng đoạn
diệt."
Về phần biệt đáp, xin giải thích về lý vô sanh và tâm tịnh.
Vô Sanh cũng chính là lý “bất
sanh bất diệt”. Bất sanh là các pháp do nhân duyên giả hợp mà sanh, không
tự thể, nên không thật có tướng sanh. Vì nó hư huyễn, không phải thật từ đâu
sanh hiện, nên gọi là “bất sanh”.
Bất diệt là khi các pháp hoại diệt, cũng không tự tánh, không bảo rằng mình
hoại diệt. Vì nó không thật có chỗ trở về, dứt mất, nên gọi là “bất diệt”.
Cho nên lý vô sanh hay bất sanh diệt, không phải
"ngoài các pháp sanh diệt mà có."
Vì thế chẳng phải không cầu sanh Tịnh Độ mà gọi là vô sanh, hoặc
sanh về Cực Lạc, là có tử diệt, trái với lý vô sanh đâu! Đó là luận về lý,
riêng về sự thì người sanh Tịnh Độ tất lên ngôi Bất Thối, sống lâu vô lượng vô
biên a tăng kỳ kiếp. Trong thời gian ấy tiến tu đã dư chứng quả Vô Sanh. Như
thế đâu còn vấn đề: có sanh có diệt, hoặc có sanh có tử mà phòng ngại!
Lý tâm tịnh cũng thế, dùng tâm thanh tịnh ở Ta Bà hành đạo, cùng
trụ tâm thanh tịnh ở Cực Lạc để tu tiến, nào có ngại gì? Kinh Duy Ma nói:
"Tuy biết các cõi Phật, cùng với hữu tình không, mà thường tu Tịnh Độ, để
giáo hóa quần sanh." Cho nên người trí tuy siêng cần niệm Phật cầu sanh
Tịnh Độ, mà không chấp có tướng sanh, vì nó không thật có; tuy biết rõ các pháp
xưa nay hằng thanh tịnh vắng lặng, mà không ngại gì cầu sanh Tây Phương, mượn
thắng duyên tu tiến để giáo hóa loài hữu tình. Đây mới là chân vô sanh, và cũng
thật là nghĩa tâm tịnh tùy chỗ thanh tịnh. Trái lại, kẻ kém hiểu biết bị tướng
sanh ràng buộc, nghe nói sanh liền nghĩ là thật có sanh, có tử diệt; nghe nói
vô sanh lại chấp không sanh về đâu cả.
Họ đâu
biết sanh chính là vô sanh, vô sanh há ngại gì sanh; và tâm tịnh lại có ngại gì
cầu về Cực Lạc ư? Vì không hiểu lẽ ấy, họ sanh lòng tranh chấp thị phi, khinh
chê người cầu sanh Tịnh Độ, thật lầm lạc xiết bao!
Doctrinal Doubts about Pure Land
Apart
from the three common doubts discussed above, there are a number of doubts of a
doctrinal nature, ranging from the shallow to the deep. I will indicate the
important details in question and answer form.
Question I:
The Pure Land
method is not for those of high capacities, who should follow the Zen
or Mind-Only school. Moreover, people should have strong wills, be
independent and rely on their own strength to become emancipated. Is it not a
sign of weakness to depend on the other-power of Amitabha Buddha?
Answer:
I will
answer this question by referring first to the capacities of sentient beings
and then to the issue of self-power vs. other-power.
1. Pure Land
embraces people of all capacities -- whether limited, moderate or high.
Sentient beings of limited and moderate capacities who recite the Buddha's name
can rid themselves of afflictions and karmic obstacles and develop merit,
virtue and wisdom, leading in time to the state of samadhi. They will then be reborn
within the nine "lotus grades" of the Land of Ultimate Bliss, the
exact grade depending on the amount of effort they exert in cultivation.
Those of
high capacities, on the other hand, enter deeply into the state of samadhi and
wisdom as soon as they begin uttering the Buddha's name. Whether walking,
standing, lying down or sitting, they are always in the "Buddha Recitation
Samadhi." After death they will be reborn in the highest lotus grade. Some
of the sages of old who entered this realm described it in the following terms:
Holding the rosary, I am rid of worldly
thoughts,
Suddenly, I already became a Buddha a long time ago.
Thus,
Pure Land embraces people of all levels. For those of high capacities it is a
sublime method; for those of limited capacities it turns into a simple method.
High-ranking
masters of the Buddhist canon often commented:
The
Buddha Recitation method encompasses the Zen, Sutra Studies, Discipline and
Esoteric Schools.
Why is it
that Buddha Recitation encompasses all four schools? It is because when
reciting the Buddha's name, we rid ourselves of all deluded thoughts and
attachments, which is Zen . The sacred words
"Amitabha Buddha" contain innumerable sublime meanings, hidden in and
springing forth from those words, which is the Sutra Studies School. Reciting the
Buddha's name at the deepest level stills and purifies the three karmas (of
mind, speech and body), which is the Discipline School. The words "Amitabha Buddha" have the
same effect as a mantra, eliminating grievances and wrongs, severing evil
karma, granting wishes and subduing demons. This is the Esoteric School.
For
example, during a year of long, severe drought, the Great Master Lien Ch'ih,
instead of reciting the "rain mantra," just walked around the countryside
hitting his gong while reciting the Buddha's name. It was reported that
wherever he went, the rain would begin to fall. There is also the case of the
Elder Zen Master Yuan Chao Pen, who, rather than practice meditation, would
just recite the sacred words "Amitabha Buddha." In the process, he
became enlightened to the Original Nature and attained the Buddha Recitation
Samadhi. Extrapolating from the above, the words "Amitabha Buddha"
include the Five Periods and the Eight Teachings [i.e., all the teachings of
Buddha Sakyamuni] and encompass all the paramitas.
The Meditation Sutra further teaches:
A single
wholehearted recitation of Buddha Amitabha's name will obliterate all the heavy
karma committed in of Birth and Death.
If Pure
Land followers can concentrate their minds, they are bound to develop wisdom,
as with other methods. In addition, since they recite the Buddha's name while
in concentration, their evil karma and obstructions will easily be dissolved,
and they will attain a high degree of merit and wisdom much sooner. For this
reason, Elder Master Lien Ch'ih lauded the Buddha Recitation method as
"great samadhi" "great wisdom," "areas merit and
virtue," and "great emancipation."
According
to the Meditation Sutra, if anyone who has
committed the "Five Grave Offenses" or "Ten Evil Deeds"
sees evil omens appear as he is on the verge of death, he need only recite the
Buddha's name one to ten times with all his heart, and Buddha Amitabha will
descend to welcome and escort him to the Pure Land. For an extremely sinful
person to be saved and reach the stage of non-retrogression with just a few
recitations of Buddha Amitabha's name is quite an accomplishment. The Patriarch
Yin Kuang has these words of praise:
Persons
of the highest capacities can attain samadhi if they practice Buddha Recitation
with an undisturbed mind. Those of the lowest capacities will still succeed
with only ten utterances [as they may be reborn in the Pure Land and ultimately
achieve samadhi and Buddhahood]. This is an outstanding feature not found in
any other method.
2. As far as the
question of "self-power" vs. "other power" is concerned, it is wrong to
understand the Pure Land method as exclusive reliance on Buddha Amitabha's
power. The Pure Land practitioner should use all his own power to rid himself
of afflictions, while reciting to the point where his mind and the Mind of
Amitabha Buddha are in unison. At that moment, in this very life, the Buddha will
emit rays to silently gather him in and at his death, he will be welcomed and
guided back to the Pure Land. The "welcoming and escorting" feature
is really the principal manifestation of the "other-power."
As an
analogy, for a student to exert his own efforts to the utmost is, of course, a
laudable thing. If, in addition, he has the benefit of an excellent teacher who
follows his progress and assists him, his level of achievement will be higher,
resulting in assured success in his final examinations.
Adding
other-power to self-power is similar. Therefore, how can it be considered weak
or mistaken to exert all of our own efforts to cultivate and then seek
additional help to achieve rapid success?
The great and lofty Pure Land method is
lauded by such great Bodhisattvas and Patriarchs as Manjusri, Samantabhadra,
Asvaghosha, Nagarjuna as well as eminent Masters of various schools and
traditions. To belittle Buddha Recitation is to belittle these very
Bodhisattvas, Patriarchs and high-ranking Masters. To claim that Buddha
Recitation is low-level, relying only on other-power, is to lack a real
understanding of the Pure Land method.
Question II:
In the words of
an ancient poem,
Cultivating to
the point where the body is as light as a fairy crane,
We return to the Pure Land in a horizontal line.
Therefore, we
should keep practicing meditation until such time as we develop spiritual
powers. At that point, we can return to the Land of Ultimate Bliss or go to
other pure lands at will. Where then is the need to continuously
recite the Buddha's name seeking rebirth in His Land. of Ultimate Bliss?
Answer:
The
meaning of the above verse is that the realm of the practitioner's Self-Mind
accords with the "gathering in" power of Amitabha Buddha. It does not
refer to the realm of mystical power. I will discuss these subjects, beginning
with mystical powers.
The
sutras relate an instance where even the great Arhat Maudgalyayana had
difficulty finding the Pure Land through his own strength. For ordinary people
in the Dharma-Ending Age to seek the higher stages of Bodhisattvahood is sheer delusion. Therefore, seeking the help
of Amitabha Buddha is an essential factor for rebirth in the Pure Land.
What is
meant by the realm of the Self-Mind harmonizing with the "gathering
in" power of Amitabha Buddha? The sutras state:
Amitabha Buddha constantly emits rays of
light, gathering in all sentient beings in the ten directions who practice
Buddha Recitation, without exception.
For this
reason, when reciting the Buddha's name, the practitioner is immediately
"gathered in," silently, by the Vow-power of Amitabha Buddha. As he
singlemindedly recites, his bad karma is "sunk and deposited," his
pure mind is revealed, and the light of his mind interacts with the light of
Amitabha Buddha. This makes it possible for him to see the Pure Land, or the
deities strolling there, before his very eyes.
The power
of the cultivator's pure vows directed toward the Pure Land is called
"self-power;" the power to emit light and to escort the cultivator
back to the Pure Land is called the Buddhas' power or "other-power."
Thanks to these two powers, the Pure Land cultivator, although not yet
possessing extensive mystical powers, can still be reborn in the Pure Land. At
the time of death, depending on his virtues, he will see Amitabha Buddha, the
great Bodhisattvas, or members of the Pure Land Assembly reaching out to him,
to welcome and escort him. Some cultivators, while not witnessing anything,
also achieve rebirth in the Pure Land thanks to the power of their vows and the
power of Buddha Amitabha's guiding light. Therein lies the importance of
"other-power."
Question III:
When practicing
Pure Land, we need to attain the Buddha Recitation Samadhi, or at least reach
the stage of one-pointedness of mind, in order to achieve rebirth in the
Western Land. Those of limited capacities are not necessarily able to practice
at such a level. Therefore, how can these sentient beings be reborn in the Land
of Ultimate Bliss? And, if such persons cannot achieve rebirth there, how can
Buddha Recitation be said to "gather in" all types of people?
Answer:
In truth,
the capacities of people being what they are these days, even one-pointedness
of mind is extremely difficult to achieve, not to mention the state of Buddha
Recitation Samadhi! However, according
to the Meditation Sutra, if anyone who has committed the "Five Grave
Offenses" or "Ten Evil Deeds" sees evil omens appear as he is on
the verge of death, he need only recite the Buddha's name one to ten times with
all his heart and Buddha Amitabha will descend to welcome him and guide him
back to the Pure Land. Thus, one-pointedness of mind resulting in rebirth in
the Pure Land refers to the time of death, not the present time.
However,
in order to achieve such a state of mind at the time of death, the cultivator
should practice Buddha Recitation in daily life to the point where it becomes
second nature. As he constantly recites the Buddha's name in daily life, even
though one-pointedness of mind is not yet achieved, the seeds of Buddha
Recitation are accumulated and stored away in great quantities. On his
deathbed, the practitioner who begins to recite "activates" those
seeds immediately and with great force, resulting in one-pointedness of mind.
Those of limited capacities who achieve rebirth in the Pure Land through Buddha
Recitation usually fall into this category.
Question IV:
The purpose of
Buddha Recitation is to sever the mind of delusion, put an end to afflictions
and reach the state of No-Thought. This being the case, we need only keep the
mind pure, and we will progress gradually toward the realm of No-Thought. Where
is the need to expend time and effort in Buddha Recitation?
Answer:
The aim
of the Pure Land method is the Buddha Recitation Samadhi, achieving, in
totality, our Self-Nature Amitabha -- the realm of the "Ever-Silent
Illuminating Pure Land." However, the most urgent and immediate aim is
rebirth in the Pure Land. This ensures an end to transmigration, and then,
through the excellent environment of the Land of Bliss, progress in cultivation
and swift attainment of Buddhahood. For this reason, Pure Land cultivators
should recite the name of Amitabha Buddha. This is the principal approach of
Pure Land; it does not consist of rapidly reaching the realm of No-Thought and
becoming enlightened to our Original Nature, as in Zen.
However, while working toward that goal, the
practitioner should recite until he reaches the state of one-pointedness of
mind. Thus, although he does not seek the realm of "No-Thought," that
realm will nevertheless appear naturally. Moreover, it will appear that much
sooner, thanks to the virtues accumulated through Buddha Recitation, which help
to erase bad karma swiftly. Here we can see a new ray of light, a new vista: to
achieve "No-Thought" swiftly, to become enlightened to the Original
Nature speedily, we should recite the Buddha's name all the more.
Probing
deeper, if we have the roots and the temperament of Mahayana followers, we
should understand that the ultimate goal of Buddha Recitation is to achieve Buddhahood. If
we understand that goal to be merely the elimination of deluded thoughts, we
have already strayed into the "Five Meditations to calm the mind"
approach of the Theravada tradition.
Why is it
that the goal of Buddha Recitation is to become a Buddha? It is because as soon
as we begin reciting, the past, present and future have lost their
distinctions, marks exist but they have been left behind, form is emptiness,
thought is the same as No-Thought, the realm of the Original Nature "apart
from thought" of the Tathagata has been penetrated. This state is
Buddhahood. What else could it be?
If we
were to think that to recite is to remain attached to the
"conditioned", then, when Buddha Sakyamuni displayed such concrete
marks as eating a meal, donning a robe, conversing, preaching the Dharma,
walking, standing, lying down, or sitting up, was He not attached to the
conditioned and therefore not a Tathagata?
Moreover,
if we were to think that reciting the Buddha's name is not yet No-Thought,
then, when high-ranking Zen masters are meditating on a koan, preaching the
Dharma, or, at times, reciting sutras, genuflecting, seeking repentance, or
circumambulating, are they therefore not practicing Zen?
We should
know that the essence of the "unconditioned" is to "practice all
conditioned dharmas without seeing the mark of practice." The same is true
of No-Thought. It does not mean that entirely eliminating all actions and words
is the unconditioned, the No-Thought! Because they fail to understand this
truth, some persons who are attached to the teaching of Emptiness think: Buddha
Recitation is like a moving vehicle carrying an added heavy load, impure gold
with traces of lead, rice mixed with sand, not light, pure and unmixed. How
wrong can they be!
However,
reciting to the point of "not reciting," is the sphere of those of
the highest capacities. I merely raise the issue to reply to a point of doubt.
As far as most of us are concerned, making the effort to recite the Buddha's
name in an accomplished manner is already a very worthwhile thing!
Question V:
The nature of all
dharmas is "emptiness," from time immemorial, ever non-arising,
equal, serene and still. When the mind is pure, though we may be living in an
impure world, the mind is just as pure. On the other hand, if the mind is not
pure, even if we are living in a "pure land," it will be full of
afflictions and disturbances. If there is "arising," there is
"extinction;" where there is birth, there is death. Thus, is it not
contrary to the Dharma to leave the Saha World and seek rebirth in the Pure
Land?
Answer:
This
question can be answered on two levels. I will follow the explanations of the
T'ien T'ai Patriarch Chih I in his treatise Ten Doubts about the Pure Land and add a few
explanatory comments of my own, from the two viewpoints of generality and
specificity.
On the
level of generality, if we consider that
seeking rebirth in the Pure Land means "leaving here and going
there," which is inconsistent with the principle of Equal True Thusness,
then what about remaining in the Saha World and not seeking rebirth in the Pure
Land? Is that not also making the mistake of "leaving there and grasping
here"? Now, if we say that "I neither seek to go there nor am I
attached to here," we are also caught in the error of nihilism. For this
reason, the Diamond Sutra states:
Subhuti,
do not think that to develop the Bodhi Mind is to annihilate all the marks of
the dharmas. Why is this so? It is because developing the Bodhi Mind with
respect to phenomena is not the same as nihilism.
On the
level of specificity, I will now explain
the truth of No-Birth and the Pure Mind.
"No-Birth" is precisely the
truth of No-Birth No-Death. No-Birth means that dharmas are born of illusory
combinations of causes and conditions, with no Self-Nature and thus, no true
mark of birth. Because they are illusory, they are not really born nor do they
appear from anywhere. Therefore, they are said to have No-Birth.
"No-Death" means that when
dharmas disintegrate, there is no Self-Nature remaining. Since they have no
true place of return, no place of extinction, they are said to be
"undying." The truth of No-Birth, or neither Birth nor Death, cannot
exist outside of conditioned dharmas. Thus, No-Birth does not mean not seeking
rebirth in the Pure Land, or that being reborn in the Pure Land is to be
subject to death and extinction This is
from the viewpoint of principle or noumenon.
On the
level of phenomena, those who are reborn in the Pure Land have reached the
stage of non-retrogression, with a life extending over innumerable eons. During
that period, they will have ample opportunity to progress toward the fruit of
No-Birth. Thus, the issue is moot: there is no arising, no extinction, no Birth
and no Death to worry about!
The
principle of the Pure Mind is similar. Practicing with a Pure Mind in the Saha
World, and "anchoring" the Pure Mind in the Pure Land to progress in
cultivation are not contradictory. The Vimalakirti Sutra states:
Although he knows that Buddha lands
Are void like living beings
He goes on practicing the Pure Land
To teach and convert men.
Therefore,
the wise, while diligently reciting the Buddha's name seeking rebirth in the
Pure Land, do not grasp at the mark of Birth, because that mark does not really
exist. Although they are clearly aware that dharmas from time immemorial are
ever pure, empty and still, they do not hesitate to seek rebirth in the Pure Land.
This is because they rely on the supremely auspicious environment there to
progress in their cultivation and to teach and enlighten others. This is true
No-Birth and also the true meaning of a Pure Mind in accord with a pure
environment.
On the other hand,
those who lack knowledge and true understanding are caught up in the mark of
Birth. Hearing of Birth, they immediately think that it really exists, along
with death and extinction. Hearing of No-Birth, they immediately become
attached to the notion that there is no rebirth anywhere. Little do they
realize that Birth is really No-Birth, No-Birth is not incompatible with Birth.
With a Pure Mind, where is the worry about seeking rebirth in the Pure Land?
Not understanding this truth, they develop a contentious and discriminatory
Mind, belittling those who seek rebirth in the Pure Land. How mistaken and lost
can they be?
Comments
Post a Comment