Từ Tán Tâm Sẽ Đi Đến Định Tâm

 

Miệng niệm Phật, tâm tưởng Phật, hoặc trụ nơi câu niệm Phật, gọi là Định Tâm Niệm Phật. Miệng niệm Phật, tâm không nhớ Phật mà suy nghĩ mông lung việc khác, đó là Tán Tâm Niệm Phật. Tán tâm mà niệm, hiệu lực so với định tâm yếu kém rất nhiều. Vì lẽ ấy, từ xưa đến nay các bậc thiện tri thức đều khuyên người cố gắng định tâm trì niệm, đừng để tán tâm.

Cho nên tán tâm niệm Phật không đủ làm gương mẫu.

 

Tuy nhiên, mỗi tác động bên ngoài đều liên quan đến tiềm thức, tức là thức thứ tám ở bên trong. Nếu tán tâm niệm Phật hoàn toàn không công hiệu, thì sáu chữ hồng danh kia từ đâu phát hiện? Đã có sáu chữ hiện thành, tất phải có hai chuyển lực: một là do chủng tử, từ tiềm thức phát hiện ra ngoài. Hai là sức tác động từ ngoài lại huân tập trở vào bên trong. Cho nên chẳng thể nói tán tâm niệm Phật hoàn toàn không công hiệu, bất quá so với định tâm nó yếu kém hơn nhiều mà thôi. Lối niệm tán tâm từ xưa đến nay không được đề xướng, nhưng hàm ý và công dụng của nó cũng không thể phủ nhận. Vì thế cổ nhơn có lưu một bài kệ rằng:

Di Đà sáu chữ pháp trung vương,
Tạo niệm phân vân chớ ngại màng!
Muôn dặm phù vân che ánh nhật.
Nhơn hoàn khắp xứ ửng dương quang.

 

Bài kệ này suy ra có điều xác đáng. Bởi hạt giống niệm Phật nơi thức thứ tám khi thành thục, tất dẫn phát thức thứ sáu khiến cho sanh khởi tịnh niệm. Rồi từ thức thứ sáu lại cổ động ra năm thức trước để thành hiện hành. Nhưng vì lúc chủng tử niệm Phật trải qua thức thứ sáu, bởi trần nhiễm của chúng sanh sâu dày, nên bị các niệm khác lấn cướp, tuy có lọt khỏi vòng vây song ảnh hưởng còn lại chẳng bao nhiêu. Ví như ánh mặt trời tuy rực rỡ, nhưng vì bị nhiều lớp mây che, nên khi lọt xuống nhân gian, chỉ còn vẻ ửng sáng. Nhưng ánh sáng thừa ấy sở dĩ có, cũng do công năng ảnh hưởng của mặt trời. Biết được lẽ này, người tu Tịnh Độ đừng quá ngại màng đến tạp tưởng phân vân, chỉ liên tiếp niệm hết câu này sang đến câu khác, chánh niệm còn được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Niệm như thế một lúc lâu, tự nhiên ngựa ý sẽ quay về tàu, vượn lòng lần lần vào động. Niệm một lúc lâu nữa, thì chánh niệm hiển lộ rõ ràng, không cần gạn bỏ điều nhiếp, mà tự nhiên thành tựu. Hiểu được lẽ này thì chỉ quý niệm nhiều, đừng ngại tán tâm. Như nước tuy bợn đục, lóng mãi tất sẽ thành trong. Người tuy tạp niệm nhiều, niệm Phật lâu tất sẽ thành chánh niệm. Nên biết cổ đức khi đi đứng nằm ngồi và tất cả hành động đều niệm Phật. Nếu các vị ấy hoàn toàn dùng định tâm mà niệm, thì lúc đi đường tất phải vấp chạm, hoặc khi tả kinh hay làm việc cũng không thể thành công.

Cho nên người xưa cũng có lúc phải phân tâm mà niệm, nhưng vẫn không rời câu niệm Phật, bởi dù có tán tâm vẫn không mất phần ảnh hưởng.

 

Đến đây, xin thuật một câu chuyện. Lúc nọ, có người đến hỏi một thượng tọa: "Thưa thật với thầy, tôi niệm Phật đã hơn mười năm nay mà vọng niệm vẫn còn nhiều, không biết cách chi trừ diệt. Tôi có đi nhiều nơi cầu hỏi phương pháp với những bậc đã tu trước mình. Vị này đưa kinh nghiệm này, vị kia dạy cách khác, có một đại đức lại khuyên tôi nên nín hơi niệm luôn hai mươi mốt câu rồi nuốt một cái. Tôi đã áp dụng qua đủ mọi phương thức, nhưng chỉ định tâm được lúc đầu, rồi sau có lẽ vì lờn quen nên vọng niệm trở lại như cũ. Không biết thầy có phương pháp nào hữu hiệu để dạy tôi chăng?"

Vị thượng tọa đáp: "Điểm thất bại đó do ông không bền lòng, mà cứ thay đổi đường lối. Nên biết phàm phu chúng ta từ vô lượng kiếp đến nay gây tạo nghiệp nhiễm vọng quá nhiều đâu thể nhứt thời mà thanh tịnh được! Chỗ cốt yếu là phải dụng tâm cho bền lâu. Tôi xin đưa ra đây hai thí dụ: Ví như một bình nước hôi nhơ dẫy đầy, ông đem nước thơm sạch đổ vào. Vì nước dơ đã đầy, nước sạch tất phải dội ra ngoài, song ít nhứt nó cũng lưu lại trong bình một vài giọt. Nếu ông cứ bền tâm đổ vào mãi, ngày kia bình nước hôi sẽ hóa ra nước sạch thơm. Lại ví như ông đau bịnh dạ dày, uống thuốc chi cũng đều ói mửa ra. Ông cứ bền lòng dùng ngay thuốc trị bịnh dạ dày mà uống, đừng thay đổi thuốc chi khác. Mỗi phen uống tuy có bị ói mửa, nhưng chất thuốc cũng lưu lại ít nhiều, lần lần bệnh của ông sẽ dứt. Bệnh phiền não vọng tưởng của chúng sanh cũng thế, dùng thuốc niệm Phật điều trị tự nhiên là thích đáng, nếu thay đổi mãi làm sao thành công? Như có người dùng phèn lóng nước, nó chưa kịp trong, lại nóng nảy vội quậy lên đổ muối vào, đổ muối chưa kịp trong, lại quậy lên đổ vôi bột vào. Cứ thay đổi mãi như thế, làm sao nước trong cho được? Thế nên vấn đề dứt vọng niệm, không phải do nơi thay đổi nhiều phương pháp, mà ở nơi lựa một phương pháp thích hợp rồi thật hành cho bền lâu là thành tựu." Vị ấy nghe xong gật đầu cho là hữu lý.

 

Như đã nói, muốn được định tâm, điểm căn bản là phải dụng công cho bền lâu. Tuy nhiên nếu sợ niệm lực tán loạn, cần có phương tiện để tâm dễ yên tịnh, thì nên áp dụng pháp Thập Niệm Ký Số đã trình bày ở trước. Phép này do dùng hết tâm lực ghi nhớ từ một đến mười câu, nên dễ vào tịnh định. Nếu tâm còn rối loạn và không thể dùng phép Thập Niệm Ký Số, thì trong mỗi câu niệm chỉ cần chú tâm ghi giữ cho chắc một chữ "A". Khi chữ A còn thì mấy chữ khác đều còn, nếu mê mờ để cho nó mất, tất năm chữ kia cũng mất. Lại chữ A  cũng chính là chữ căn bản, và là mẹ của tất cả chữ. Chú tâm vừa niệm vừa ghi chắc chữ A, lâu lâu tự nhiên tâm và cảnh đều tiêu tan dung hợp thành một khối, lượng rộng lớn dường hư không, Phật và mình cũng đều mất.

 

Lúc bấy giờ đương nhiên chữ A cũng không còn. Nhưng lúc trước nó mất là do bởi tâm xao động rối loạn, lúc này nó không còn chính thuộc về trạng thái dung hóa của thường định. Đây là hiện tượng tâm cảnh đều không, điểm sơ khởi để đi vào Niệm Phật Tam Muội.

 

From Scattered Mind to Settled Mind

 

When the mouth recites Amitabha Buddha's name while the mind is focused on the Buddha or rests on His name, it is called "Settled Mind Buddha Recitation." When the mouth recites the Buddha's name but the mind is not on Amitabha Buddha and is lost in errant thought, it is called "Scattered Mind Buddha Recitation." The effectiveness of "Scattered Mind" is very much weaker than "Settled Mind" Buddha Recitation. For this reason, since ancient times, good spiritual advisors have all exhorted us to recite with a settled mind, and not let our thoughts wander.

Therefore, Buddha Recitation with a scattered mind cannot be held up as an example to be emulated.

 

However, all external activities must reverberate in the Alaya consciousness. If reciting with a scattered mind were entirely ineffective, where would the sacred name of Amitabha come from? The very existence of the sacred name results from two conditions: first, the existing seeds arising from the Alaya consciousness; second, the power of outside action reflecting back inward. Therefore, we cannot say that "Scattered Mind Buddha Recitation" is entirely without effect, albeit its effectiveness is much more limited than recitation with a settled mind. Thus, while reciting the Buddha's name with a scattered mind has never been advocated, its significance and effectiveness cannot be rejected either. For this reason, the ancients have handed down the following gatha:

The sacred name of Amitabha Buddha is the supreme method, 
Why bother and fret over scattered thoughts! 
Though clouds thousands of miles thick hide the sun's brightness, 
All the world still benefits from its "amber" light.

 

Upon reflection, the above verse is quite accurate. This is because once the seeds of Buddha Recitation ripen in the Alaya consciousness, they trigger the sixth consciousness, leading to the development of pure thought and pure action. However, when the seeds of Buddha Recitation pass through the sixth consciousness, deep-seated defiled thoughts encroach upon them. Although these seeds ultimately manage to escape, their power has been greatly weakened. They are like the rays of the sun, which, although radiant, are hidden by many layers of clouds and are seen in the world only as "amber" light. This residual light, however, comes from the sun.

Realizing this, the Pure Land practitioner need not be unduly worried or concerned about sundry thoughts. He should continuously recite, content with whatever number of utterances he manages to produce with right thought. As he recites in such a manner over an extended period of time, the horse-like mind will return to the stable the monkey-like mind will gradually return to the den. With further recitation, right thought will emerge clearly without any special effort on the practitioner's part. Thus, we should emphasize the continuity of recitation, without worrying whether it is done with a settled mind or not. Like muddy water which, with constant decanting, becomes clear and pure, a person afflicted with many sundry thoughts, through extended recitation, can convert them into right thought. We should know that ancient masters would always recite the Buddha's name, whether walking or standing, asleep or awake or working. If they constantly recited with a settled mind, they would trip and stumble while walking and could not succeed in drafting commentaries or performing other tasks.

Therefore, at times they recited with a scattered mind, but they never stopped reciting because even though their minds were scattered, not all benefits were lost.

 

At this juncture, I would like to recount a story. Once there was a layman who came to inquire of a monk: "I have to confess to you, Master, that I have been reciting the Buddha's name for over ten years, but I still have innumerable deluded thoughts; I do not know how to get rid of them. I have sought guidance in many places, with many teachers. One master would tell me about this technique, another would teach me a different one. There was even a junior monk who advised me to recite the Buddha's name twenty-one times without breathing and then to swallow all the saliva at once. I have tried all available techniques, but only succeed in reining in my mind at the beginning. Afterward, perhaps because I get used to the technique, deluded thoughts reappear as before. I wonder if you have any effective method to teach me?"

The Elder Master replied: "You have failed because you were not persevering, and constantly switched methods. You should know that ordinary people like us have created immeasurable deluded karma, from time immemorial. How can we be pure after a short period of practice?

The main thing is for us to persevere over an extended period of time.

 

"Let me cite a few examples. Suppose you pour clean, fragrant water into a container filled with dirty and foul liquids. The container being already full, the clean water will, naturally, spill out, except for a few drops sticking to the container. If you persevere and continue to pour clean water in, one day the dirty container will turn into a clean one, filled with pure water.

"Similarly, suppose you have a severe stomach ailment that makes you throw up whatever medicine you ingest, but you persist in taking the prescribed medicine. Each time you take it, even though you may vomit, some of the ingredients will be absorbed, gradually curing you of the ailment. The afflictions of sentient beings are the same. It is fitting and proper to treat them with the medicine of Buddha Recitation, but if we constantly change techniques and methods, how can we expect to achieve results?

"Again, suppose someone is purifying water with alum, but, out of impatience, before the chemical has time to react, starts pouring in salt and then powdered lime. If he continually changes in this manner, how can the water ever become clear?

"Therefore, to rid ourselves of deluded thoughts, we should not keep changing from one method to another, but should select an appropriate method and practice it with perseverance until results are achieved."

 

The practitioner, hearing these explanations, nodded in agreement.

As indicated earlier, the key to a settled mind is to practice with perseverance. However, if we dread scattered thoughts and need an expedient to calm the mind, we should use the Decimal Recording method explained earlier. With this method, we use all of our mind-power to record and remember from one to ten utterances, which easily leads to pure concentration.

If the mind is still unsettled and we cannot use the Decimal Recording method, we should, with each utterance, concentrate firmly on the letter "A" in Amitabha Buddha. When the letter "A" is present, all the other letters are also present. If, because of delusion and forgetfulness, the letter "A" is lost, all the other letters are also lost. Moreover, the letter "A" is the key and fundamental letter of the Sanskrit alphabet and is therefore considered the mother of all other letters. Through concentration on reciting the Buddha's name while simultaneously holding fast to the letter "A," in time, mind and environment both dissolve and amalgamate into one bloc, as great as space itself. Buddha Amitabha and the practitioner will then both disappear.

 

At that time, naturally, the letter "A" will have ceased to exist as well. However, it was lost earlier because the mind was unsettled and scattered, while it no longer exists now precisely because of the harmonious state of "perpetual concentration." This is the manifestation of emptiness of Mind and environment -- the entry point into the Buddha Recitation Samadhi.

Comments

Popular posts from this blog