Bốn Môn Niệm Phật

 

Niệm Phật không phải chuyên chỉ về miệng niệm, mà dùng tâm để tưởng niệm, cũng là niệm Phật. Cho nên trong môn Niệm Phật ngoài phương pháp Trì Danh, còn có ba pháp khác nhau nữa là: Thật Tướng, Quán TưởngQuán Tượng.

 

1. Thật Tướng Niệm Phật, tức là nhập vào Ðệ Nhất Nghĩa tâm, là niệm tánh Phật bản lai của chính mình. Đây là quán pháp thân thật tướng của Phật, kết quả sẽ chứng được Chân Như Tam Muội. Phương pháp này vẫn thuộc về Thiền, nhưng cảnh giới do tâm Thiền hiển lộ lại là Tịnh Độ, nên cũng nhiếp về Tịnh Độ. Pháp này không gồm thâu bậc trung, hạ căn, và nếu không phải là bậc thượng thượng căn, tất không thể ngộ nhập. Vì thế trong tông Tịnh Độ ít có người đề xướng, mà phần hoằng hóa lại thuộc về các vị bên Thiền Tông. Nhưng theo thiển ý: khi còn đi trên đoạn đường hành trì chưa đạt đến địa vị Viên Giác, thì tất cả pháp môn đều thuộc về phương tiện, niệm Phật cũng là phương tiện mà tham thiền cũng là phương tiện. Theo ba kinh Tịnh Độ, đức Thích Tôn mở phương tiện chỉ bày cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà, khuyên chúng hữu tình nên niệm Phật cầu sanh về thế giới ấy để không còn bị luân hồi, mượn cảnh duyên thắng diệu tiếp tục tu hành mau tiến lên Phật quả. Niệm Phật tinh chuyên cũng tỏ ngộ như bên Thiền Tông, nhưng điểm chánh yếu của môn Niệm Phật là cầu vãng sanh, còn tỏ ngộ được bao nhiêu cũng thuộc về phần thứ yếu.

Cho nên pháp Thật tướng niệm Phật, luận về chỗ cứu cánh, vẫn nhiếp thuộc Tịnh Độ. Nhưng nếu nói đến phương tiện vãng sanh nó vẫn chưa chính thức thuộc về Tịnh Độ, như ý nghĩa ba kinh Tịnh Độ mà đức Thích Tôn đã đề xướng. Có lẽ do điểm này nên chư Tổ bên Tịnh Tông chỉ đề cập để cho rộng thêm về nghĩa lý Tịnh Độ, mà không rộng tuyên hóa để khuyên người tu chăng?

 

2. Quán Tưởng Niệm Phật, là chiếu theo Kinh Quán Vô Lượng Thọ, để quán tưởng y báo chánh báo nơi cõi Cực Lạc. Trong kinh này có dạy mười sáu phép quán, nếu quán hạnh được thuần thục, thì lúc mở mắt hay nhắm mắt hành giả đều thấy cảnh Cực Lạc hiện tiền, tâm thần dạo chơi nơi cõi tịnh, khi mạng chung quyết định sẽ vãng sanh. Công đức của pháp này lớn lao không thể nghĩ bàn, nhưng vì cảnh quán quá vi tế, sâu mầu, nên ít người hành trì được thành tựu. Bởi đại để trong ấy có năm điều khó.

Điều thứ nhứt, nếu căn độn tất khó thành tựu. Điều thứ hai, nếu tâm thô tất khó thành tựu. Điều thứ ba, nếu không biết khéo dùng phương tiện xoay chuyển trong khi tu, tất khó thành tựu. Điều thứ tư, nếu ghi nhận ấn tượng không sâu, tất khó thành tựu. Điều thứ năm, nếu tinh lực yếu kém, tất khó thành tựu. Trong năm điều kiện này, ít có người được đầy đủ, nên phép Quán Tưởng xét lại cũng thuộc về môn khó hành trì.

 

3. Quán Tượng Niệm Phật, là phương thức đem một bức tượng Phật A Di Đà để trước mặt, ghi nhận mọi nét của bức tượng ấy, rồi quán tưởng cho đến khi dù không có tượng, lúc mở mắt nhắm mắt đều thấy hình tượng Phật hiện rõ nơi trước. Phương pháp này cũng khó, vì cần phải có tinh lực mạnh, ký ức sâu, và trí phương tiện khéo. Đã có người áp dụng cách thức này, nhưng vì không khéo dùng phương tiện thay đổi, bị hư hỏa xông lên, mang chứng bịnh nhức đầu khó trị. Nhưng xét lại dùng pháp Quán Tượng để vãng sanh, trong kinh không thấy nói. Đây chỉ là cách thức phụ giúp cho sự trì danh hiệu Phật, để hành giả tâm không tán loạn, dễ được chánh niệm mà thôi. Nếu người tu, với lòng tinh thành, cũng có thể được cảm ứng, tiêu tội nghiệp sanh phước huệ, từ nơi hình tượng giả mà thấy được Phật tướng thật và được vãng sanh.

 

4. Trì Danh Niệm Phật, là phương pháp niệm ra tiếng hay niệm thầm bốn chữ hoặc sáu chữ hồng danh "Nam Mô A Di Đà Phật." Trì bốn chữ "A Di Đà Phật" được điểm lợi dễ nhiếp tâm; trì đủ sáu chữ được điểm lợi dễ phát khởi sự kính thành cơ cảm. Phương pháp này trong kinh Phật Thuyết A Di Đà, đức Thích Tôn đã đề xướng, hiện đang được thông dụng nhứt.

Xét qua bốn phương pháp niệm Phật, pháp Thật Tướng và Quán Tượng trong ba kinh Tịnh Độ không thấy nói, chỉ có Kinh Niệm Phật Tam Muội, quyển Phổ Hiền Quán Hạnh Ký và một vài kinh luận khác đề cập đến mà thôi. Nhưng cả hai cũng chỉ là phương tiện thứ yếu, để nói rộng thêm về giáo nghĩa niệm Phật, không phải đường lối chánh thức của môn Tịnh Độ mà chư Tổ bên Liên Tông hằng tuyên dương. Pháp Thật Tướng duy có tác dụng suy diễn sâu rộng về ý nghĩa niệm Phật, lại quá cao thâm, không trùm khắp ba căn, đi lạc về bên Thiền. Pháp Quán Tượng chỉ là cách thức phụ trợ, lại cũng không dễ thật hành. Đối với người tu Tịnh Độ, hai môn ấy không được thích nghi. Phương pháp Quán Tưởng tuy do Phật tuyên dương, công đức vô lượng nhưng chỉ để dành cho bậc thượng căn, người thời mạt pháp ít ai hành trì được.

Kết yếu, duy môn Trì Danh Niệm Phật đã gồm khắp ba căn, lại đắc hiệu mau lẹ, ai cũng có thể thật hành. Trì Danh nếu tinh thành sẽ có cảm cách, hiện tiền thấy ngay chánh báo y báo cõi Cực Lạc, tỏ ngộ bản tâm, đời nay dù chưa chứng thật tướng, sau khi vãng sanh cũng quyết được chứng. Vì thế Ấn Quang đại sư, vị Tổ thứ mười ba của Liên Tông, đã khen:

 

Chỉ duy trì danh mà chứng Thật Tướng,
Không cần quán tưởng cũng thấy Tây Phương!

 

Cổ đức cũng phê luận: "Môn Tịnh Độ là con đường tắt để chứng đạo trong các pháp môn, mà pháp Trì Danh lại là con đường tắt trong môn Tịnh Độ." Hiện nay phương pháp này là đường lối thông hành nhứt trong môn Niệm Phật.

 


Four Methods of Buddha Recitation

 

Buddha Recitation does not consist of oral recitation alone, but also includes contemplation and meditation. Therefore, within the Pure Land School, there are, in addition to Oral Recitation, three other methods, namely: Real Mark, Contemplation by Thought and Contemplation of an Image.

 

1. Real Mark Buddha Recitation

This entails penetrating the Mind's foremost meaning -- reciting our own original Buddha Nature. It is to contemplate the Real Mark Dharma Body of the Buddhas, resulting in attainment of True Thusness Samadhi.

This method is really a Zen practice; however, since the realm revealed by the meditational mind is the Pure Land, it also qualifies as a Pure Land practice. This method is not for those of limited or moderate capacities -- if the practitioner is not of the highest capacity, he cannot "become enlightened and enter" into it. For this reason, few Pure Land teachers promote it and the proponents of the method are found chiefly within the Zen tradition.

Incidentally, I would venture to say here that while we are still treading the path of Practice, not having reached the stage of Perfect Enlightenment, all Dharma methods are expedients; Buddha Recitation is an expedient and so is Zen. According to the Three Pure Land sutras, Buddha Sakyamuni provided the expedient teaching of the Western Pure Land, and urged sentient beings to recite Amitabha Buddha's name seeking rebirth there. With this method, they can escape Birth and Death, avail themselves of that wonderful, lofty realm to pursue cultivation, and swiftly attain Buddhahood. Diligent Buddha Recitation also leads to Awakening, as in Zen; however, the principal goal of the Pure Land School is rebirth in the Land of Ultimate Bliss, while the degree of Awakening achieved is a secondary consideration.

Thus, the goal of Real Mark Buddha Recitation falls within Pure Land teachings. However, from the standpoint of an expedient leading to rebirth in the Land of Ultimate Bliss, it does not truly qualify as a Pure Land method within the meaning of the Three Pure Land sutras taught by Buddha Sakyamuni. This is, perhaps, the reason why Pure Land Patriarchs merely referred to it to broaden the meaning of Buddha Recitation, but did not expound it widely.

 

2. Contemplation by Thought Recitation

This entails meditation on the features of Buddha Amitabha and His Land of Ultimate Bliss, in accordance with the Meditation Sutra. (The Sutra teaches a total of sixteen contemplations.) If this practice is perfected, the cultivator will always visualize the Pure Land before him. Whether his eyes are open or closed, his mind and thoughts are always coursing through the Pure Land. At the time of death, he is assured of rebirth there.

The virtues obtained through this method are immense and beyond imagination, but since the object of meditation is too profound and subtle, few practitioners can achieve it. This is because, in general, the method presents five difficulties:

 

a)    with dull capacities, one cannot easily succeed;

b)    with a crude mind, one cannot easily succeed;

c)    without knowing how to use expedients skillfully and flexibly during actual practice, one cannot easily succeed;

d)    without the ability to remember images clearly, one cannot easily succeed;

e)    with low energy, one cannot easily succeed.

 

Very few can avoid all five pitfalls. Thus, upon reflection, this method also belongs to the category of difficult Dharma doors.

 

3. Contemplation of an Image Recitation

In this method, the practitioner faces a statue of Amitabha Buddha and impresses all the features of that statue in his memory -- contemplating to the point where, even in the absence of a statue, and whether his eyes are open or closed, he clearly sees the image of Amitabha Buddha.

This method is also difficult, because it requires a great deal of energy, a faithful memory and skillful use of expedients. There are cases of individuals who have practiced it in an inflexible way and have developed headaches difficult to cure. Moreover, upon examination, this method of seeking rebirth in the Pure Land is not mentioned in the sutras. It is merely a technique to assist in the practice of Buddha Recitation, so that the practitioner can harness his mind and achieve right thought. Still, if we practice this method in a pure, devoted frame of mind, we can obtain a response, eradicate our bad karma, develop virtue and wisdom, and, through an "illusory" statue of Amitabha Buddha, awaken to His True Marks and achieve rebirth in the Pure Land.

 

4. Oral Recitation

In this method, the practitioner recites, aloud or silently, either "Nam Mo Amitabha Buddha” or "Amitabha Buddha." The short form (Amitabha Buddha) has the advantage of easily focusing the cultivator's mind, while the longer version facilitates development of a truly earnest, respectful mind conducive to a response.

This method, taught by Sakyamuni Buddha in the Shorter Amitabha Sutra, is the dominant form of Pure Land practice at the present time.

A brief examination of the four methods of Buddha Recitation shows that the Real Mark [No. 1] and Contemplation of an Image [No. 3] methods are not mentioned in the Three Pure Land sutras. They are referred to only in the Buddha Recitation Samadhi Sutra and a few other sutras or commentaries. Both of these methods are secondary expedients to expand on the true meaning of Buddha Recitation; they are not recognized methods traditionally taught by Pure Land Patriarchs.

The Real Mark method has the unique advantage of teaching the profound and exalted meaning of Buddha Recitation. However, it is too lofty to embrace people of all capacities and "strays" in the direction of Zen. The Contemplation of an Image method is merely a subsidiary technique and is not easy to practice. These two methods, therefore, are not recommended for Pure Land practitioners. Likewise, the Contemplation by Thought method [No. 2], although expounded by Buddha Sakyamuni and leading to immense virtue, is reserved for those of high capacities. In the present Dharma-Ending Age, few can practice it.

In conclusion, only Oral Recitation [No. 4] embraces people of all capacities, leads to swift results and is easy enough for anyone to practice. Oral Recitation, practiced earnestly and correctly, will bring a response; in this very life, we can immediately see the features of Amitabha Buddha and the adornments of the Western Pure Land and awaken to the Original Mind. Even if we cannot attain True Mark in this life, we will certainly attain it after rebirth in the Pure Land. For this reason, the Thirteenth Pure Land Patriarch, Master Yin Kuang, wrote the following words of praise:

Exclusively reciting the Name will bring attainment of True Mark, 
Without contemplation we will still see the Land of Ultimate Bliss.

 

Ancient masters have also commented:

Among Dharma methods, Pure Land is the short cut for attaining the Way. 
Within Pure Land, Oral Recitation is the short cut.

Nowadays, this method is the most popular form of Buddha Recitation.

Comments

Popular posts from this blog