Hạnh
Tinh Chuyên Cũng Là Điểm Không Thể Thiếu
Như trên đã nói, điểm thiết yếu của môn Niệm Phật là phải phát
nguyện vãng sanh. Nếu nghĩ rằng: "Ta chỉ cầu niệm hồng danh muôn đức của Phật A Di Đà
cho thật nhiều, tự nhiên sẽ có vô lượng công đức; dù không vãng sanh, công đức
ấy cũng chẳng mất." Nghĩ như thế là sai lầm nguy hiểm và
thiếu trí huệ. Bởi có hạnh mà không nguyện thì công đức ấy sẽ biến thành phước
báo ở đời sau. Đời thứ hai đã hưởng si phước tất dễ tạo nghiệp, sang đời thứ ba
nhất định phải bị đọa lạc tam đồ, đó là điều sai lầm, nguy hiểm! Vì thế, ở trên
mới gọi tín nguyện là "Huệ Hạnh".
Đã có đủ Tín Nguyện mà thiếu phần Hạnh, ví như chiếc thuyền có
lái không chèo, cũng không thể vãng sanh. Có kẻ nghe nói: "Chỉ cần
tín nguyện chân thiết, khi lâm chung mười niệm hay một niệm cũng quyết được
sanh Tây Phương", thì liền nghĩ rằng: "Nếu như thế cần chi phải vội gấp, để lúc sắp chết
niệm Phật cũng được!" Ý niệm này cũng sai lầm, bởi vì quá xem
thường hành môn Niệm Phật. Phải biết, điểm quan yếu để vãng sanh, theo trong
kinh văn là:
"Người
ấy khi lâm chung lòng không điên đảo" (Thị nhơn chung thời tâm bất điên
đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ - Kinh Phật Thuyết A Di
Đà).
Như quả lúc lâm chung lòng không điên đảo, thì niệm mười niệm hay
một niệm cũng được vãng sanh. Nhưng ai dám bảo rằng: mình khi lâm chung lòng không điên
đảo? Nếu lúc bình thời không tinh chuyên dụng công, đến khi mạng
chung, bốn đại phân ly, sức nghiệp dồn dập, thân tâm bị sự khổ làm cho kinh
hoàng mê loạn, sợ e một niệm cũng không thể thật hành, huống chi mười niệm? Như
muốn cho khi lâm chung có phần bảo đảm, lúc bình thời hành giả phải tinh chuyên
niệm Phật cho nhiều, và gắng tu tập trình độ "nhứt tâm bất loạn".
Bằng chỉ đợi khi sắp chết mới niệm, trên đạo lý nói ra
thì cố nhiên suốt thông, nhưng lại e trên sự thật chẳng phải là đơn giản. Cho
nên các hành giả niệm Phật phải gắng dụng công, đừng lơ là khinh thường sự hành
trì, mà rước lấy nỗi thất bại.
Intensive Practice is Indispensable
As indicated above, a cardinal element
of Buddha Recitation is the Vow for rebirth in the Pure Land.
Some people may think, "As long as I keep
reciting the sacred name and the myriad virtues of Amitabha Buddha over and
over, I will naturally accumulate countless virtues. Even if I do not achieve
rebirth in the Pure Land, those merits and virtues will not be lost."
Such thoughts are not only erroneous
and dangerous, they show a lack of wisdom. This is because the virtues
accumulated through cultivation without a Vow for rebirth in the Pure Land will
become merits and blessings in the next life. In that next life, while enjoying
these delusive blessings, we are likely to create bad karma; in the
following lifetime we will surely sink and be lost along the three Evil Paths.
Failing to seek rebirth in the Pure Land is therefore a dangerous mistake! For
this reason, Faith and Vows were referred to earlier as "Wisdom Practices."
Still, Faith and Vows without Practice
are like a boat with a rudder but no oars; they cannot result in rebirth in the
Pure Land. Some people, hearing that "only earnest Faith and Vows are
necessary, for at the time of death ten utterances or even one will ensure
rebirth in the Pure Land," may immediately think: "If this is so, there is
no need to hurry -- reciting the Buddha's name on our deathbed is good
enough." Such thinking is also erroneous and trivializes the practice of Buddha
Recitation.
We should be aware that the main condition for rebirth in the
Pure Land, according to the Amitabha Sutra, is that a person on his
deathbed have an undisturbed
mind. If the cultivator truly has no aberrant, topsy-turvy thoughts
at the time of death, then one thought or ten thoughts of Amitabha Buddha will
ensure rebirth in the Pure Land.
However, who among us can be certain
that he will not have disturbed thoughts at the time of death? If we do not
concentrate on recitation in our daily lives, at the time of death the four
constituents of the body (earth, water, wind, fire) will come apart, the power
of karma will intensify, our bodies and minds, gripped by suffering, will be
overwhelmed by fear and dementia -- at that time, even one thought of Amitabha
Buddha will be impossible, let alone ten thoughts!
If we want some assurance at the time
of death, we should practice Buddha Recitation assiduously in our daily lives,
striving for "one-pointedness of
mind." While it is possible in theory to wait for the time of death
to recite the Buddha's name, in practice this is not a simple matter.
Therefore, Pure Land cultivators should strive to practice steadily and should
not be indifferent to or contemptuous of Practice -- lest they fail to achieve
rebirth in the Pure Land.
Comments
Post a Comment