Làm Thế Nào Để Thành Mãn Bồ Đề Tâm ?
Đã phát Bồ Đề tâm, suy tư kỹ đối với
căn cảnh thời nay, phải dùng phương tiện nào cho tâm ấy được thành tựu viên
mãn? - Muốn cho sự tự lợi lợi
tha của nguyện Bồ Đề được toàn vẹn, không chi hơn cầu sanh Tịnh Độ. Đây
là sự kiện thiết yếu thứ ba mà hành giả cần lưu ý.
Một vị cao đức thời xưa, sau khi phát
đại nguyện tu hành, đã thốt ra câu:
Thế gian, xuất thế suy cùng khắp.
Chẳng niệm Di Đà lại niệm ai?
(Thế gian, xuất thế tư
duy biến.
Bất niệm A Di cánh niệm thùy?)
Quả thật, khi xem qua lời này, rồi suy
lường so sánh từ pháp môn đến căn cơ và hoàn cảnh thời nay, có lẽ tu Tịnh Độ là
đường an ổn vẹn toàn nhất.
Có người hỏi: - Đã phát tâm độ sanh,
thì nên trụ ở thế giới Ta Bà, vì nơi đấy có nhiều chúng sanh khổ cần phải tế
độ, tại sao lại cầu sanh về Tây Phương?
- Xin thử hỏi lại: Độ sanh cần có điều
kiện chi để thực hiện? Phải chăng là cần có: phước đức, trí huệ, biện
tài, thần thông, tướng hảo? (Mà trong những phương diện ấy, chúng
ta đã có một phần nào chưa?) Chỉ riêng về điểm phá phiền hoặc để phát sanh trí huệ
cho khỏi bị trần cảnh làm mê, còn là điều không phải dễ! Cổ đức đã bảo:
"Đoạn kiến hoặc khó như ngăn dòng nước bốn mươi dặm!" Như thế, nói
chi đến đoạn tư hoặc, trần sa hoặc và vô minh? Kiến hoặc, nói đơn giản, là
những phiền não thấy chấp về phần thô; tư hoặc là phiền não về phần tế. Từ vô
lượng kiếp đến nay, chúng ta đã huân tập vào tâm thức những ô nhiễm tham sân
si, và không biết bao nhiêu là sự thấy hiểu sai biệt, liệu trong một thời gian
ngắn của đời này, ta có thể tiêu diệt hết nó được chăng? Người tu hiện nay,
phần nhiều phước mỏng huệ cạn, chỉ một câu A Di Đà Phật, niệm còn không dễ
thuần thục, đề cập chi đến sự tự tại độ sanh là việc xa vời?
Cho nên điều cần thiết trước mắt, là
chúng ta nên cầu sanh Tây Phương, trước tế độ mình cho khỏi bị đọa luân hồi,
nương thắng duyên ở cảnh giới ấy mà tinh tấn tu hành. Chờ đến khi được chứng quả, đủ trí
huệ, biện tài, thần thông, tướng hảo, chừng ấy sẽ trở lại Ta Bà độ sanh, mới có
phần tự tại. Tuy nhiên, đối với bổn phận và bi tâm
của người tu, không phải bác bỏ hẳn sự độ sanh trong hiện đời. Nhưng sự lợi
người nơi hiện tại của chúng ta, thật ra chỉ ở trong cảnh tùy sức tùy duyên,
như người rớt xuống dòng mê, vừa tự lội vào bờ, vừa kêu gọi khuyên kẻ khác lội
theo mà thôi.
Luận rộng thêm, dù chứng đến quả Vô
Sanh, tuy muốn tu cho sáu độ được hoàn mãn cần phải ở nơi cõi ác trược nhưng
thật ra cũng không thể xa lìa Tịnh Độ. Tại sao thế? - Như trong kinh nói, bậc
Sơ Địa Bồ Tát còn không thể biết chỗ giở chân lên, để chân xuống của hàng Nhị
Địa, huống chi là biết được cảnh giới của Như Lai? Vì lẽ ấy, nên trong hải hội
Hoa Nghiêm, sau khi giảng thuyết mười đại nguyện vương, đức Phổ Hiền liền dùng
lời kệ khuyến tấn chư Bồ Tát khắp trong năm mươi mốt ngôi vị là: Thập Tín, Thập
Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác cầu sanh về Cực Lạc. Bởi
nơi Tịnh Độ Phật thường hiện thân, muốn vào cảnh giới thâm mật của Như Lai, Bồ
Tát phải năng gần gũi Phật. Cho
nên những bậc đăng địa Bồ Tát đều phải một mặt phân thân ở các Uế Độ lập bồi
công hạnh, mặt khác lại hiện thân nơi các Tịnh Độ gần gũi học hỏi chư Phật để
cầu bước tiến tu. Sự vãng sanh Tịnh Độ rất cần cho từ
hạnh bạt địa phàm phu đến bậc Đẳng Giác Bồ Tát là như thế.
Cứ như ba sự kiện trên, nẻo luân hồi
có nhiều chướng nạn, nếu chưa chứng quả Vô Sanh, khi chuyển thế dễ bị hôn mê sa
đọa. Cho nên muốn bảo đảm tâm đại Bồ Đề không bị thối thất và để thành mãn
nguyện này, chẳng những hàng phàm phu như chúng ta, vì gấp giải quyết vấn đề
sanh tử luân hồi trước mắt, cần phải cầu vãng sanh. Mà đến hàng siêu địa Bồ Tát,
nếu muốn vào cảnh giới thâm mật của Như Lai cùng hoàn mãn đại nguyện ấy, cũng
không thể xa lìa Tịnh Độ.
How to Perfect the Bodhi Mind
Having developed
the Bodhi Mind and considering our own capacities and circumstances, what
expedients should we adopt to perfect that Mind? If we want both the self-centered and the altruistic
aspects of the Bodhi Vow to be complete, there is no better way than to seek
rebirth in the Pure Land. This is the third cardinal point that the practitioner should keep in
mind.
A high-ranking
monk of old, having expressed his determination to cultivate, penned the
following verses:
I have pondered this world, and the world
beyond,
Whose name would one recite if not Amitabha's?
Truthfully, after
reading these verses, pondering, and comparing Dharma methods, people's
capacities and the current environment, this author is convinced that Pure Land
is the safest and most complete path.
Some may say that
having awakened the Bodhi Mind, we should remain in the Saha World, because in
this world there are many sentient beings in need of help. Why seek rebirth in
the Pure Land?
Let me reverse the
question: What are the conditions that would allow us to save sentient beings? They are, of course, merit, virtue, wisdom, eloquence,
spiritual power and auspicious features and bearing. (Do we have these qualities
to any degree?) Particularly, severing afflictions and delusions and developing
wisdom, so that we are not led astray by mundane things, is no easy matter! The
ancients have said, "Severing Delusions of Views is as difficult as
preventing water from running down a mountain forty miles high." If it is
so difficult to rid ourselves of Delusions of Views, how much more difficult it
is to sever Delusions of Thought, Delusions of "Dust and Sand," and
ignorance.
Delusions of
Views, simply put, are the afflictions connected with seeing and grasping at
the coarse level. Delusions of Thought are afflictions at the subtle level. For
countless eons, the infectious filth of greed, anger and delusion, as well as
countless other erroneous views, have been instilled in our mind-consciousness.
Can we really manage, in the short span of this life, to do away with them all?
Today's cultivators, in general, have few blessings and shallow wisdom. Just
reciting the words "Amitabha Buddha" in an accomplished manner is
difficult enough. Why even mention such distant goals as saving sentient beings
at will?
For this reason,
the immediate necessity is to seek rebirth in the Western Pure Land, first
rescuing ourselves from the cycle of Birth and Death and then relying upon the
auspicious environment of that Land to practice vigorously. We should wait
until we have achieved Enlightenment and developed wisdom, eloquence, spiritual
powers and auspicious features before returning to the Saha World to rescue
sentient beings. Only then will we have some freedom of action.
Nevertheless,
considering the responsibility and the compassionate mind of the cultivator, we
should not completely reject all attempts to save sentient beings in our
current life. In truth, however, our present altruistic attempts can only be
within the framework of "according to one's means and conditions."
This is not unlike the case of someone who, having fallen into the river of
delusion, tries his best to reach the shore, all the while shouting to others,
exhorting them to do likewise.
To speak more
broadly, even if we have attained the stage of Non-Birth and must reside in the
evil worlds in order to perfect the "paramitas," in reality we cannot
be away from the various pure lands. Why is this so? As stated in the
sutras, even Bodhisattvas of the First Stage cannot know the "comings and
goings" of Bodhisattvas of the Second Stage, much less the realms of the
Buddhas! For this reason, in the Avatamsaka Sutra, after preaching the
Ten Great Vows, the Bodhisattva Samantabhadra immediately admonished the
Bodhisattvas at all fifty-two levels to seek rebirth in the Western Pure Land.
This is because Amitabha Buddha is always teaching in that Land, and
Bodhisattvas wishing to enter the lofty, esoteric realm of the Tathagatas
should remain close to and study with Him.
Thus, even the highest level Bodhisattvas
should spiritually divide themselves -- on the one hand remaining in the
various defiled worlds to accumulate good deeds and on the other, being present
in the various pure lands to be close to and cultivate with the Buddhas. Rebirth in the Pure Land of
Amitabha Buddha is, therefore, important for sentient beings -- from the lowest
beings to the highest level Bodhisattvas.
BÀI SỐ 98
Ẩn tu phương tiện mượn thi ngâm
Thức ngộ mình người khởi đạo tâm
Đâu nghỉ hoa đào ra động bích
Mà mong Lưu Nguyễn ghé vào thăm?
NHƯ Ý : Nếu Hoa-đào có rơi nhẹ trôi theo vòng suối ra ngoài ĐỘNG BÍCH, đó cũng là một sự Ngẫu-nhiên, không phải do ý Chư-tiên mượn nó để dời chân LƯU NGUYỄN , cũng như thế Bút-giả không có ý mượn những lời Thi trong đây để Thả cánh Hoa-đào, mà chỉ muốn ngõ riêng với một ít vì Thông Cảm, Hữu Duyên.
Bởi Mình đã có DUYÊN để đáng tỏ BÀY công bố.
Niệm Phật Thập Yếu
II
Niệm Phật Phải Phát Bồ Đề Tâm
Ba cõi không an dường hỏa-trạch
Đâu miền chân-lạc khỏi tang thương?
Người vô thường,
Cảnh vô thường!
Khuyên gọi cùng nhau tỉnh mộng
Quay về bể giác thanh lương.
Khởi lòng bi trí
Nguyện độ mười phương.
Ba tăng-kỳ kiếp tu muôn hạnh.
Bền lòng không thối chuyển
Cầu ngôi vị Pháp-Vương!
Phải Diệt Niệm Buồn Chán
Người hoài bão tâm thương đời, hay kẻ có lòng lo đạo, trên đường chí nguyện thường thường phải trải qua ba giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhứt là tâm nhiệt thành sốt sắng.
Giai đoạn thứ hai là niệm buồn rầu chán nản.
Giai đoạn thứ ba là lòng BI TRÍ tùy cơ.
Nhưng thông thường, những vị hữu tâm ấy hay bỏ cuộc và tiêu tán chí niệm ở đoạn hai, ít ai đi đến đoạn ba. Vượt đoạn hai để đi đến đoạn ba là người có tâm bi trí rộng lớn, như con thần long khi bay lên mây xanh, lúc ẩn nơi lòng biển cả. Nhà Nho gọi điều này là:
"Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng."
Đây là ý nói:
"Bậc chân nho, đời hữu đạo thì đem đạo lưu hành, đời vô đạo lại lui về ở ẩn."
Như đức Khổng Tử khi đem đạo thánh hiền truyền hóa, các vua thời Đông Châu không ai chấp nhận, Ngài lui về viết sách dạy học trò, chí thương lo cứu đời không khi nào bị thối giảm.
Kẻ chưa thấu hiểu thời tiết cơ duyên, chưa suốt được đạo lý này, thường hay chán buồn bi phẫn!
Comments
Post a Comment