Nói
Chung Về Nghiệp Si
Người tu khi với sự lý của mọi vấn đề không thể hiểu minh bạch,
rồi từ đó dẫn sanh tất cả điều mê hoặc, khiến cho tâm niệm chẳng yên, đó là lúc
nghiệp si nổi lên. Chẳng hạn như trong khi đang tu, thoạt nhớ có kẻ nói phải
niệm chừng nào nhứt tâm bất loạn mới được vãng sanh, nay xét mình khó nỗi đến
trình độ ấy, công hành đạo e luống uổng, rồi sanh ý phân vân, đó là hiện tướng
của nghiệp si.
Si mê là
nguồn gốc của tất cả phiền não. Tham, Sân do “Si” mà Mạn, Nghi, Ác Kiến cũng đều do “Si”. Như
khi khởi niệm: Sự hành đạo siêng nhọc của ta, chưa chắc người xuất gia đã bằng;
đó là Ngã Mạn phiền não. Lúc niệm Phật, bỗng sanh ý nghĩ: Cõi Cực Lạc trang
nghiêm dường ấy, mình nghiệp dày phước mỏng, biết có được vãng sanh hay chăng?
Đó là Nghi phiền não. Ác kiến là sự thấy hiểu cố chấp xấu ác, gồm năm điều Thân
kiến, Biên kiến, Tà kiến, Kiến Thủ kiến, và Giới Thủ kiến.
Như đang tu hành, chợt nghĩ: thể chất mình vẫn yếu, hôm nay lại
nghe mỏi nhọc, nếu niệm Phật thêm lâu nữa sợ e phải đau; đó là Thân kiến.
Hoặc nghĩ: Chết rồi như đèn tắt, nếu có đời trước sao mình không
nhớ? Tốt hơn là nên tu tiên để được sống lâu không chết. Đây là Ðoạn kiến và Thường kiến trong
Biên kiến.
Hoặc suy tưởng tại sao có người làm lành lại mạng yểu, chết một
cách dữ dằn; kẻ làm nhiều điều ác lại sống lâu, chết rất tốt đẹp yên ổn? Vậy
thì tu hành đâu có ích lợi chi! Đây là lối chấp Tà kiến, không thấu suốt lý nhân quả ba đời.
Có kẻ lại nghĩ: trước kia mình tu theo cách luyện điển của giáo
phái khác, mới ít tháng liền có sự biến đổi; nay sao niệm Phật đã lâu mà không
thấy chuyển động gì? Đây là Kiến Thủ
kiến, tức là chấp lấy sự nhận thức sai lầm của mình. Hoặc lại suy nghĩ: Bên
đạo khác họ sát sanh vẫn cầu được về Thiên Đường; mình cũng cầu sanh Cực Lạc,
vậy cần chi phải giữ giới sát? Đây là Giới
Thủ kiến, tức sự chấp hiểu lầm lạc về giới pháp.
Hình thức của nghiệp si rất nhiều; nhưng người tu Tịnh Độ cần
nhứt là phải y theo kinh Phật, và đặt trọn vẹn đức tin vào đó. Đối với đạo lý
sâu xa, điều nào không biết thì nên tìm hỏi nơi bậc thiện tri thức. Nghiệp si
dễ khiến cho người lạc mất chủ hướng khi bị các thuyết khác đả phá, mà môn Tịnh
Độ lại là pháp thâm diệu khó tin hiểu. Theo kinh luận, người niệm Phật nên y
theo ba lượng để củng cố lòng tin.
1. Lý Trí Lượng: là
sự suy lường tìm hiểu của lý trí. Chẳng hạn như suy nghĩ: Các thế giới đều do
tâm tạo, đã có cõi người thuộc phân nửa nghiệp thiện ác, tất có tam đồ thuộc
nhiều nghiệp dữ, và các cõi trời thuộc nhiều nghiệp lành. Như thế tất cũng có
cõi Cực Lạc do nguyện lực thuần thiện của Phật, và công đức lành của chư Bồ Tát
cùng những bậc thượng thiện nhơn.
2. Thánh Ngôn Lượng:
là giá trị lời nói của Phật, Bồ Tát trong các kinh luận. Đức Thế Tôn đã dùng
tịnh nhãn thấy rõ y báo, chánh báo cõi Cực Lạc, và diễn tả cảnh giới ấy trong
các kinh Tịnh Độ. Các bậc đại Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền đều ngợi khen cõi
Cực Lạc và khuyên nên cầu vãng sanh. Người Phật tử nếu không lấy lời của Phật, Bồ Tát làm mực
thước, thử hỏi còn phải tin ai hơn?
3. Hiện Chứng Lượng:
là lối tìm hiểu do sự thấy biết hoặc chứng nghiệm hiện thật, để khởi lòng tin.
Trong Tịnh Độ Thánh Hiền Lục đã chứng minh rất nhiều vị niệm Phật được vãng
sanh, và ở Việt Nam ta cũng có nhiều Phật tử tu Tịnh Độ được về Cực Lạc. Chẳng
những thế, mà hiện tiền khi tịnh niệm các vị ấy cũng thấy cảnh Tịnh Độ hiện
bày. Nếu không có cõi Cực Lạc, và không có Phật A Di Đà tiếp dẫn, thì làm sao
những vị ấy thấy rõ và được kết quả vãng sanh?
Trên đây là ba lượng mà hành giả Tịnh Độ phải y cứ để giữ vững
lòng tin. Lại theo Ấn Quang pháp sư,
người niệm Phật không nên đem sự tu Tịnh Độ thỉnh giáo các vị thiện tri thức
bên Thiền Tông. Bởi lối đáp của những vị ấy đều đi về bổn phận, tức là nói về
lý tánh, mà Tịnh Độ thì thuộc về tướng tông. Vì chỗ chủ trương khác nhau như
thế, nếu kẻ sơ học chưa dung thông tánh tướng, e không được lợi ích chi, mà còn
tăng thêm lòng nghi ngại phân vân bất nhứt.
General Outline of the Karma of
Delusion
When the
practitioner cannot thoroughly grasp the noumenal and phenomenal aspects of
various events, all kinds of errors and misunderstandings arise, agitating his
mind and thought. This is the beginning of the karma of delusion. For example,
in the middle of a recitation session, he suddenly remembers that one should
recite with one-pointedness of mind to achieve rebirth in the Pure Land.
Realizing that he cannot easily reach that level and may be wasting his
efforts, he grows perplexed. This is a manifestation of the karma of delusion.
Delusion is the source of all afflictions. Greed and anger stem from
delusion, as do pride, doubts and wrong views. For example, when
we have such thoughts as: "I have few equals in hard and assiduous
cultivation, even among the ranks of monks and nuns" -- this is the
affliction of pride and self-love. If, on the other hand, we develop such
thoughts as: "the Land of Ultimate Bliss is so well-adorned, while I have
heavy karma and few merits; how do I know I will achieve rebirth there?"
-- this is the affliction of doubt.
Wrong
views consist of seeing and understanding in a wicked and grasping manner. They
include five types: Wrong Views of the Body, One-Sided Views, Wrong Views Not
Consistent with the Dharma, Wrong Views Caused by Attachment to one's own
Erroneous Understandings and Wrong Views of the Precepts.
For
example, during cultivation a thought suddenly arises: "my health has
always been poor, and today I feel tired, worn out; if I continue to recite the
Buddha's name, I may fall ill." This is an example of a Wrong View of the
Body.
Or else,
we think: "death is like a candle which has been extinguished; if there
was a previous life, how come I cannot remember it? It is better for me to
follow Taoism, to prolong my life and avoid death." This is an instance of
a One-Sided View.
Or else,
we wonder why someone who had performed only good deeds had a short life and
met a violent death, while others who had committed numerous transgressions
lived long lives and died peacefully; thus, cultivation brings no benefit
whatsoever! These are instances of Wrong Views Not Consistent with the Dharma,
and failure to understand that the law of cause and effect spans many
lifetimes.
Or else,
someone might think, "I used to follow the externalist practice of
circulating energy currents, and was achieving results in barely a few months.
How is it that I have been reciting the Buddha's name for a long time, but have
not yet seen any change?" This is an instance of Attachment to one's own
Erroneous Understandings.
Or else,
we may think: "In other religions, people who hurt and kill other sentient
beings can still be reborn in paradise; therefore, in seeking rebirth in the
Pure Land, there is no need to keep the precept against killing." This is
an instance of a Wrong View of the Precepts.
The karma
of delusion takes numerous forms. The Pure Land practitioner should, first and
foremost, follow the sutras and put his entire faith in them. If he fails to
understand certain passages, he should seek out good spiritual advisors for an
explanation. Delusion can easily lead the practitioner astray when he is
challenged by other teachings and ideologies. This is a particularly important
point, as the Pure Land method is profound and lofty, difficult to understand
and believe in.
According
to the sutras and commentaries, the Pure Land practitioner should follow three
guidelines to consolidate his faith.
1. The
Guideline of Reason
This is
the reasoning and understanding of human logic. For example, we may reflect:
All realms are created from the mind. If there is a world such as ours, where good
karma and bad karma are about equal, there must exist other worlds such as the
three Evil Paths, with a preponderance of evil karma, as well as celestial
realms, where good karma prevails. It therefore stands to reason that the
Western Pure Land exists, as a result of the pure, good Vows of Amitabha Buddha
as well as the virtues of the Bodhisattvas and other morally superior beings.
2. The
Guideline of the Teachings of the Sages
These are
the words of the Buddhas and Bodhisattvas in sutras and commentaries. Buddha
Sakyamuni, with his pure vision, clearly saw the auspicious environment and
superior beings of the Western Pure Land and described them in the Pure Land
sutras. The great Bodhisattvas, such as Manjusri and Samantabhadra, all
extolled the Land of Ultimate Bliss and enjoined sentient beings to seek
rebirth there. If Buddhists are not guided by the words of the Buddhas and
Bodhisattvas, whom then should they believe?
3. The
Guideline of Actual Seeing and Understanding
This is a
method of reasoning based on actual occurrences, verifiable through our eyes
and understanding. The commentary, Biographies of Pure Land Sages
and Saints, has amply documented the stories of individuals
who have achieved rebirth in the Land of Ultimate Bliss through Buddha Recitation ... Moreover, those who have practiced Buddha Recitation with a pure mind have
been known to witness scenes of the Pure Land during their current lifetimes.
I have
described above three guidelines that Pure Land practitioners should follow to
consolidate their faith. Moreover, according to Elder Master Yin Kuang, Pure Land followers should not seek guidance on
Pure Land matters from Zen Masters. This is because the answers of Zen Masters
are all directed towards principle and essence, while the Pure Land approach is
based on phenomena and marks. This being the case, and considering the
different areas of emphasis, beginning Pure Land practitioners who do not yet
fully understand essence and marks, noumenon and phenomena, will not only fail
to benefit from the answers of Zen Masters, they may develop even greater
doubts, perplexity and inconsistent views.
Comments
Post a Comment