Niệm
Phật, Phương Pháp Dễ Tu
Môn Tịnh Độ, đặc biệt với pháp Trì Danh, là đường lối dễ tu,
điều này ai cũng có thể biết. Nhưng "dễ
tu" lại có nhiều nghĩa, việc này vị tất mọi người đã am tường.
Bởi tu các pháp môn khác, nếu từ “Giáo” mà đi vào, thì kinh điển mênh mang, nghĩa lý vô cùng sâu sắc.
Trước tiên người học Phật phải lãnh hội nghĩa căn bản, rồi từ đó lần lượt ngộ
giải những nghĩa sai biệt. Sau đó lại phải dung thông các đạo lý, rút lấy chỗ tinh
hoa, và chọn lựa vạch mở đường lối tu tập để trọn đời noi theo. Sự kiện này nếu
chẳng phí vài mươi năm công phu khổ nhọc, tất không thể hoàn thành.
Nếu từ “Luật” mà đi
vào, thì phải xuất gia, mà giới tướng rộng nhiều, hành giả cần phải rành rẽ về
danh, chủng, tánh, tướng của các loại giới pháp. Lại phải có trí huệ để thông
hiểu thế nào là nghĩa cùng ngữ, để áp dụng các điểm khai giá, trì, phạm tùy
theo xứ sở thời cơ. Cho nên học kinh chưa phải là khó, học luật mà biết quyền
biến khéo léo để không rời luật cũng không bị luật buộc ràng mới là khó. Hiểu
rành xong về luật, lại phải có tinh thần nhẫn nại, có nghị lực chịu kham khổ,
mới đi đến chỗ thành công.
Nếu từ “Thiền” mà đi
vào, như túc huệ chưa gieo, căn khí chẳng hợp, muốn đem cơ yếu kém để mong cầu
pháp cao mầu, tất sự chia ánh sáng truyền đăng cũng tuyệt phần hy vọng. Cho nên
ông Tạ Linh Vận, một danh sĩ học Phật khi xưa đã bảo: "Tu Thiền
để thành Phật phải là hàng huệ nghiệp văn nhơn." Lời
này vẫn không phải sai lầm hoặc quá đáng.
Riêng về pháp “Trì Danh”
của môn Tịnh Độ, khi đã phát lòng tín nguyện, dù căn cơ nào cũng có thể niệm
Phật tu hành. Lại các pháp môn khác duy cậy nhờ tự lực, môn Tịnh Độ đã
dùng hết tự lực, còn được thêm phần tha lực. Sức tha lực tức nguyện
lực tiếp dẫn của Phật A Di Đà vô cùng lớn mạnh, dù người chưa sạch nghiệp hoặc,
cho đến kẻ tạo nghiệp ác quá nặng biết hồi tâm niệm Phật, cũng được đón rước về
Tây Phương. Cổ nhơn đã từng so sánh: "Tu các môn khác khó khăn vất vả như
con kiến bò lên non cao. Niệm Phật vãng sanh mau chóng dễ dàng như đi thuyền
theo nước xuôi gió thuận." Lời này thật rất xác đáng. Hơn nữa, khi
sanh về Cực Lạc rồi, sống trong cảnh đẹp mầu an thuận, thường gần gũi với Phật
Bồ Tát, dù tu pháp môn nào cũng đều mau thành tựu, như lăn khúc gỗ tròn từ trên
non cao xuống, thế vẫn tiến mãi không tạm dừng.
Tóm lược qua các điều trên, sự dễ tu của môn Tịnh Độ gồm có ba
điểm: một là dễ thật hành, hai là dễ vãng sanh, ba là dễ thành Phật. Do sự dễ
dàng đó mà kết quả tu chứng xưa nay về môn Tịnh Độ như ngọc chạm, vàng khua
tiếng vang thảnh thót, sen cười cúc mỉm mấy phẩm tươi thơm. Trong ấy lịch trình
từ phàm phu cho đến khi thành Phật cũng có giai cấp mà cũng không giai cấp. Vì khi được vãng sanh tức đã thoát khỏi
sống chết luân hồi, và niệm Phật tức là thành Phật. Như con tằm, nhộng, và
bướm vẫn không thể chia phân, nói bướm nguyên là tằm, hay tằm là bướm cũng
chẳng xa chi mấy.
Buddha Recitation, an Easy-to-Practice Method
Everyone can appreciate why Pure Land,
particularly Oral Recitation, is an easy method. However, the word "easy" has many meanings,
with which not everyone may be familiar.
This is because when practicing other
methods, for example, Sutra Studies,
we encounter an immense number of sutras and commentaries, infinitely profound
in meaning. In the first instance, the practitioner should fully understand the
basic teaching and, from there, penetrate the different shades of meaning.
After that, he should reconcile all meanings, extracting their kernel and
essence, to discover and choose the method of cultivation that he will follow
all his life. All this cannot be done unless he is willing to spend several
dozen years of hard work.
Should he decide to seek liberation
through the Discipline method, the
practitioner must join the Order and become thoroughly conversant with all
aspects of the different bodies of precepts. He should also possess the wisdom
to distinguish meaning from words and apply the precepts in a flexible manner,
according to the environment, the times and the occasion. Thus, to study the
sutras is not necessarily difficult, but to study the precepts to the point of
knowing how to adapt them skillfully, neither breaking nor being rigidly bound
by them, is truly difficult. Once having understood the precepts, the
practitioner must exercise patience and fortitude and endure discomfort and
suffering in order to achieve success.
If he decides to enter the Way
through Zen, he should have
previously sown the seeds of wisdom and have suitably high innate capacities.
Otherwise, he has no hope of attaining this lofty Dharma and participating in
the "transmission of the lamp" (the enlightenment experience). Therefore,
a famous Buddhist scholar once said:
Keynes
became Practicing Zen to achieve Buddhahood is the domain of scholars endowed
with wisdom.
This observation is certainly not
incorrect or exaggerated.
With Oral Recitation, once the practitioner has developed the mind of
Faith and Vows, he can recite the Buddha's name and engage in cultivation
regardless of whether his capacities are high, moderate or limited. Moreover,
while other methods depend on self-power alone, the Pure Land Dharma Door first
relies to the utmost on self-power and then adds the element of
"other-power." Other-power is precisely the infinitely great and
powerful Vow of Amitabha Buddha "to welcome and escort." As long as a
practitioner sincerely repents and recites the Buddha's name with
one-pointedness of mind, even though he is not yet free of delusions and is
still afflicted with heavy evil karma, he, too, will be welcomed to the Pure
Land.
The ancients used to say, by way of
comparison:
Practicing other methods is as
difficult and laborious as an ant climbing a high mountain; reciting the
Buddha's name seeking rebirth in the Pure Land is as swift and easy as a boat
sailing downstream, in the direction of the blowing wind.
This observation is very appropriate indeed. Moreover, once
reborn there, living in an auspicious and peaceful environment, always in the
company of Buddha Amitabha and the Bodhisattvas, the practitioner will swiftly
achieve success in whatever Dharma method he chooses. He is like a log rolling
down a high mountain, which just keeps going and never stops, even for a
moment.
In summary, Buddha Recitation is easy
for three reasons: easy practice,
easy achievement of rebirth in the Pure Land, easy attainment of
Buddhahood. Therefore, the results achieved through Buddha
Recitation from time immemorial can be compared to the clear and limpid sound
of precious stones striking against genuine gold, or the sight of "smiling
lotus blossoms with their fresh and fragrant grades of rebirth."
Within these levels and grades, the
path from sentient being to Buddhahood contains many ranks, yet is also without
rank. This is because, once reborn in
the Pure Land, the practitioner has transcended Birth and Death -- and to
recite the Buddha's name is to become Buddha. This is like the silkworm,
the chrysalis and the butterfly, which are inseparable; there is very little
difference between saying that a butterfly is originally a worm or that the
worm is the butterfly.
Comments
Post a Comment