Ba Phần Hành Trì

 

Về pháp nghi Tịnh Độ, nếu kể cho đủ phải có năm phần hay năm môn, cũng gọi là Ngũ Niệm Môn. Đó là: Lễ Bái, Tán Thán, Quán Niệm, Phát Nguyện, và Hồi Hướng. Để cho giản tiện, xin ước kết lại thành ba phần là: Tán Lễ Môn, Trì Niệm Môn, và Phát Nguyện Hồi Hướng Môn.

 

1. Môn Trì Niệm thì hành giả có thể lựa trong mười pháp Trì Danh đã kể, tùy chỗ thích hợp mà tu. Nếu có trì chú hoặc tụng kinh, nên trì tụng trước khi niệm Phật.

2. Về môn Phát Nguyện Hồi Hướng, các liên hữu cũng tùy ý lựa một trong mấy bài nguyện văn ở trước.

3. Riêng về môn Tán Lễ, các sách Tịnh Độ có đưa ra những nghi thức lạy ít hoặc nhiều, tùy theo sở thích của mỗi căn tánh.

 

Theo thứ tự của Tịnh Độ pháp nghi, khởi đầu là môn Tán Lễ. Trước khi lễ bái, hành giả nên xướng đọc lời văn khen ngợi công đức của Phật, xong mới đến phần lạy. Đây gọi là Tán Lễ Môn. Kế đó tiếp tục trì chú hoặc tụng kinh rồi niệm Phật, hoặc chỉ chuyên niệm Phật. Giai đoạn này gọi là Trì Niệm Môn. Và sau rốt khi niệm Phật xong, hành giả quỳ xuống đọc bài nguyện văn hồi hướng, kế lễ ba lạy lui ra. Phần này gọi là Phát Nguyện Hồi Hướng Môn.

Phần lễ bái cũng có thể tùy tiện đổi thay đôi chút. Có vị trước tiên lạy nhiều một lần, sau cùng chỉ lễ ba lạy Tam Tự Quy Y hoặc Tây Phương Tam Thánh. Có vị ngại trước tiên lạy nhiều thân thể nhọc mệt, niệm Phật không được thanh tịnh, nên chỉ lễ ba lạy thông thường, đợi đến sau khi niệm Phật xong mới lạy nhiều cầu gia bị, rồi quì xuống đọc nguyên văn, sau rốt lễ ba lạy kết thúc.

Tịnh Độ pháp nghi có ba bậc: thượng, trung, hạ để thích hợp với các căn cơ. Nơi đây chỉ xin nêu ra môn Tán Lễ của ba bậc, còn hai môn sau hành giả tùy phần mà tăng thêm hoặc tiết giảm theo ba bậc ấy.

Thượng Pháp Nghi: - Nơi môn Tán Lễ về bậc thượng, trước tiên hành giả tùy ý thích tuyên đọc một bài kệ khen ngợi Phật rồi mới đảnh lễ. Kệ văn tán thán có nhiều, xin đưa ra đây một bài để suy lệ, và kế sau đó là phần hành lễ:

 

Quang, thọ khó suy lường
Sáng lặng khắp mười phương!
Thế Tôn Vô Lượng Quang
Cha lành cõi Liên Bang.
Thần lực chẳng tư nghì
Sống lâu A tăng kỳ,
A Di Đà Như Lai
Tiếp-dẫn lên liên đài.
Cực Lạc cõi thuần tịnh
Công đức lạ trang nghiêm
Nơi tất cả quần sanh
Vượt lên ngôi Bất Thối
Mười phương hằng sa Phật
Đều ngợi khen Vô Lượng
Cho nên nay chúng con
Nguyện sanh về An Dưỡng.

 

Nhứt tâm đảnh lễ:

(Bốn chữ này thông dụng cho mỗi đầu câu, mỗi câu một lạy).

 

1. Tận hư không, biến pháp giới, thập phương tam thế, thường trú Tam Bảo.

2. Ta Bà Giáo Chủ, đại từ bi nguyện, thị hóa ngũ trược, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

3. Đông Phương Thế Giới A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật, Đại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật, Diệu Âm Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật.

4. Nam Phương Thế Giới Nhật Nguyệt Đăng Phật, Danh Văn Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tu Di Đăng Phật, Vô Lượng Tinh Tấn Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật.

5. Tây Phương Thế Giới Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Tướng Phật, Vô Lượng Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại Minh Phật, Bảo Tướng Phật, Tịnh Quang Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật.

6. Bắc Phương Thế Giới Diệm Kiên Phật, Tối Thắng Âm Phật, Nan Trở Phật, Nhật Sanh Phật, Võng Minh Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật.

7. Hạ Phương Thế Giới Sư Tử Phật, Danh Văn Phật, Danh Quang Phật, Đạt Mạ Phật, Pháp Tràng Phật, Trì Pháp Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật.

8. Thượng Phương Thế Giới Phạm Âm Phật, Tú Vương Phật, Hương Thượng Phật, Hương Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân Phật, Ta La Thọ Vương Phật, Bảo Hoa Đức Phật, Kiến Nhứt Thiết Nghĩa Phật, Như Tu Di Sơn Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật.

9. Cực Lạc Thế Giới Vô Lượng Quang, Vô Biên Quang, Vô Ngại Quang, Vô Đối Quang A Di Đà Phật.

10. Cực Lạc Thế Giới Diệm Vương Quang, Thanh Tịnh Quang, Hoan Hỷ Quang, Trí Huệ Quang A Di Đà Phật.

11. Cực Lạc Thế Giới Nan Tư Quang, Bất Đoạn Quang, Vô Xứng Quang, Siêu Nhật Nguyệt Quang A Di Đà Phật.

12. Cực Lạc Thế Giới, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, tướng hảo nan luân, đại từ đại bi A Di Đà Phật.

13. Cực Lạc Thế Giới, thọ mạng vô biên, quang minh vô lượng, phổ ứng thập phương, lâm chung tiếp dẫn A Di Đà Phật.

14. Cực Lạc Thế Giới, chánh báo Phật Bồ Tát đẳng sở thuyết diệu pháp, cập y báo thủy điểu thọ hoa đẳng sở diễn pháp âm, nhứt thiết thanh tịnh nghĩa kinh.

15. Phật Thuyết A Di Đà Kinh, Vô Lượng Thọ Kinh, Quán Vô Lượng Thọ Kinh, Xưng Tán Bất Khả Tư Nghì Công Đức Nhứt Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Kinh, cập thập phương tam thế nhứt thiết tôn pháp.

16. Cực Lạc Thế Giới, diệu tướng trang nghiêm, đồng Phật tiếp dẫn, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát.

17. Cực Lạc Thế Giới, Mạn Thù Thất Lỵ Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát, Địa Tạng Vương Bồ Tát, chư Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát Ma Ha Tát.

18. Cực Lạc Thế Giới, A Bệ Bạt Trí, đồng Phật thọ lượng, chư Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.

Trên đây tất cả gồm mười tám lạy, tạm gọi là thượng pháp nghi về Tán Lễ Môn. Thật ra, đó chỉ là giản ước tùy căn cơ hiện thời, môn Tán Lễ về bậc thượng không phải chỉ có như thế. Theo cách lễ bậc thượng, có vị xưng lễ đức A Di Đà 48 lạy, Quán Âm Thế Chí, Thanh Tịnh đại hải chúng, đều 7 lạy. Có vị lạy xưng lễ đức A Di Đà 108 lạy, ba danh hiệu sau đều 21 lạy.

 

Trung Pháp Nghi: - Môn Tán Lễ bậc trung của Tịnh Tông vừa chừng, rất thích hợp với sức khỏe và khả năng của phần đông. Cách thức xưng lễ này, mọi người đều có thể hành trì, xin diễn dịch ra như sau:

 

Từ bi thệ độ khắp quần sanh
Hỷ xả cứu an chúng hữu tình
Tướng tốt trang nghiêm thân rực rỡ
Nay con đảnh lễ chí tâm thành.

 

Chí tâm đảnh lễ:

(câu này thông cả 12 câu dưới đều xướng ở đầu câu, mỗi câu một lạy).

 

1. Hoằng Dương Tịnh Lạc Độ, Thích Ca Văn Như Lai, ngàn trăm ức hóa thân, khắp pháp giới chư Phật.

2. Thường Tịch Quang Tịnh Độ A Di Đà Như Lai, pháp thân mầu thanh tịnh, khắp pháp giới chư Phật.

3. Thật Báo Trang Nghiêm Độ, A Di Đà Như Lai, thân tướng hải vi trần, khắp pháp giới chư Phật.

4. Phương Tiện Thánh Cư Độ, A Di Đà Như Lai, thân trang nghiêm giải thoát, khắp pháp giới chư Phật.

5. Cõi Cực Lạc Phương Tây, A Di Đà Như Lai, thân căn giới Đại Thừa, khắp pháp giới chư Phật.

6. Cõi Cực Lạc Phương Tây, A Di Đà Như Lai, thân hóa đến mười phương, khắp pháp giới chư Phật.

7. Cõi Cực Lạc Phương Tây, giáo hạnh lý ba kinh, cực y chánh tuyên dương, khắp pháp giới tôn pháp.

8. Cõi Cực Lạc Phương Tây, Quán Thế Âm Bồ Tát, thân tử kim muôn ức, khắp pháp giới Bồ Tát.

9. Cõi Cực Lạc Phương Tây, Đại Thế Chí Bồ Tát, thân trí sáng vô biên, khắp pháp giới Bồ Tát.

10. Cõi Cực Lạc Phương Tây, Văn Thù Đại Bồ Tát, thân thị hiện trí mầu, khắp pháp giới Bồ Tát.

11. Cõi Cực Lạc Phương Tây, Phổ Hiền Đại Bồ Tát, thân hạnh nguyện sát trần, khắp pháp giới Bồ Tát.

12. Cõi Cực Lạc Phương Tây, Thanh Tịnh đại hải chúng, thân phước trí trang nghiêm, khắp pháp giới thánh chúng.

 

Hạ Pháp Nghi: - Phép Tán Lễ bậc hạ, chỉ lễ A Di Đà ba lạy, Quán Âm, Thế Chí, Thanh Tịnh hải chúng, mỗi hồng danh đều một lạy. Đây là nghi thức để cho những vị sức yếu và người bận nhiều công việc. Ngoài ra có vị căn tánh tối không thể ghi nhớ nhiều, chỉ thành tâm lễ ba lạy lúc khởi đầu và ba lạy trước khi lui ra cũng được. Về môn phát nguyện, những người này chỉ đọc câu nguyện vắn tắt gồm ngày, tháng, năm, như chương trước đã nói.

 

 

The Three Parts of the Pure Land Ceremony

 

The actual Pure Land ceremony consists of three parts:

1) praise giving; 
2) recitation proper; 
3) Vows and dedication of merit.

 

The "praise giving" ceremony recommended for the majority of today's practitioners consists of bowing three times to Amitabha Buddha and once each to the Bodhisattva Avalokitesvara, the Bodhisattva Mahasthamaprapta and the Ocean-Wide Assembly, at the beginning and end of each session. This is the ideal practice for those very busy with everyday, mundane work or the aged and those in failing health. Alternatively, practitioners of limited capacities can just earnestly make three bows at the beginning and three more bows at the very end of the session, before retiring.

 

With respect to "recitation proper," the practitioner can select, according to his inclinations and preferences, one of the ten variants of Oral Recitation described in section 30. If he is also reciting mantras and sutras, he should do so before the Buddha Recitation part.

For "Vows and dedications," the short form of the Vow described in section 25 (with date and name of the practitioner) is recommended.

Comments

Popular posts from this blog