Mười
Phương Tịnh Độ Và Đâu Suất Tịnh Độ
(
LỜI BÀN:
NẾU CÕI CỰC-LẠC DO “DUY
TÂM” SỞ HIỆN, THÌ PHẢI CÓ ĐỦ CHÁNH BÁO (PHẬT VÀ NHÂN-DÂN
CỦA NGÀI) , Y BÁO ( ĐẤT, NƯỚC, GIÓ, CÂY, CHIM …ĐỀU THUYẾT
PHÁP. CHIM LÀ Y BÁO VÌ DO PHẬT DI-ĐÀ BIẾN HÓA RA ).
NẾU KHÔNG CÓ ĐỦ “Y BÁO VÀ CHÁNH BÁO” MÀ
NÓI TỊNH ĐỘ Ở TRONG TÂM, CỰC-LẠC Ở TẠI ĐÂY, TÂM TỊNH LÀ TỊNH ĐỘ… CẦN GÌ PHẢI
CẦU SANH VỀ TỊNH ĐỘ LÀM GÌ..ĐỀU LÀ CẢNH “NGOAN KHÔNG” , ĐỀU
LÀ “TÂM VỌNG TƯỞNG”, CHỨ KHÔNG PHẢI LÀ “CHƠN
TÂM SỞ HIỆN NHƯ TRONG KINH HOA NGHIÊM, LĂNG NGHIÊM, DUY MA CẬT… ĐÃ NÓI.”
XIN ĐẶT Ở ĐÂY MỘT
NGHI VẤN? MONG ĐỢI CÁC BẬC THIỆN-TRI-THỨC KHAI THỊ CHO RÕ.
CHÁNH BÁO : “Xá-Lợi-Phất! Ðức
Phật đó và nhân-dân của Ngài sống lâu vô-lượng
vô-biên a-tăng-kỳ kiếp, nên hiệu là A-Di-Ðà.”
Y BÁO: “Xá-Lợi-Phất! Trong cõi nước của đức Phật
đó, gió nhẹ thổi động các hàng cây báu và
động mành lưới báu, làm vang ra tiếng vi diệu, thí như trăm nghìn thứ nhạc đồng
một lúc hòa chung. Người nào nghe tiếng đó tự-nhiên đều sanh
lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.”
Phật Thuyết Kinh A-Di-Ðà
)
Trong mười phương quốc độ, có vô số cõi Phật mầu đẹp tinh sạch
trang nghiêm, chẳng hạn như thế giới Tịnh Lưu Ly trong Kinh Dược Sư, thế giới Chúng
Hương và Diệu Hỷ trong Kinh Duy Ma Cật. Nhưng tại sao ta không niệm danh hiệu
chư Phật để cầu sanh về các Tịnh Độ ở mười phương, lại chỉ phát nguyện sanh về
Cực Lạc? - Trong ấy có ba nguyên do:
1. Do sự giới thiệu khuyên dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bảo nên cầu sanh về cõi Cực Lạc. Theo
lời cổ đức, thì ngoài sự kiện cõi Cực Lạc có nhiều duyên nhiệm mầu thích hợp
cho việc nhiếp hóa căn cơ ở các cõi Uế Độ, đức Bổn Sư không muốn thuyết minh
nhiều về những Tịnh Độ khác, sợ e chúng sanh khởi niệm so sánh phân vân, tâm
không qui nhứt. Do việc đủ duyên nhiệm mầu để nhiếp hóa, mà không những riêng ở
tại cõi Ta Bà, các chúng sanh ở vô số thế giới trong mười phương đều cầu về Cực
Lạc.
2. Do đức A Di Đà Thế Tôn
có 48 lời thệ rộng lớn trang nghiêm cõi Tịnh Độ, nguyện tiếp dẫn từ bậc Bồ
Tát, cho đến hàng phàm phu nhiều tội ác.
3. Do vì chúng sanh ở cõi này có nhân duyên lớn với Phật A Di Đà
và Bồ Tát Quán Thế Âm ở cõi Cực Lạc. Điều minh chứng là khi các Phật tử gặp
nhau đều chào mừng bằng câu A Di Đà Phật
và lúc bị tai nạn thường niệm danh hiệu
đức Quán Thế Âm.
Bởi
những lẽ trên, mà cõi Cực Lạc có những điểm ưu thắng để cầu sanh hơn các Tịnh
Độ ở mười phương.
- Về Đâu Suất Tịnh Độ, Phương Luân cư sĩ, một vị uyên bác về
Phật học đã trình bày ý kiến của ông như sau:
Tại thế giới này, về phương trên có cung trời Đâu Suất nội viện,
do đức Di Lặc Bồ Tát làm chủ. Nơi ấy cũng tốt đẹp trang nghiêm, đức Di Lặc hằng
thuyết pháp, chư thượng thiện câu hội tu hành, nên gọi là Đâu Suất Tịnh Độ.
Trong Kinh Di Lặc Thượng Sanh và Hạ Sanh, đức Thích Tôn cũng giới thiệu quốc độ
ấy rất tinh tường và khuyên nên cầu sanh. Sở dĩ có sự giới thiệu đó, bởi bản ý
đức Thích Tôn muốn cho hành giả trước theo Di Lặc Bồ Tát học tập, tương lai lại
theo ngài hạ sanh mà được đắc quả trong ba hội Long Hoa. Điều này chính do đức
Bổn Sư khuyến tán, nhân đó người tu Phật cũng có nhiều vị cầu về Đâu Suất Tịnh
Độ. Hơn nữa, Di Lặc Bồ Tát từng nói luận Du Già Sư Địa, Ngài là thỉ tổ của tông
Duy Thức. Thế nên người tu về Duy Thức Tông phần nhiều đều có tâm nguyện cầu
sanh Đâu Suất, cho chỗ tu hành tiến đến mức cao thâm.
Đối với việc này, người cầu sanh Cực Lạc chỉ có tán thán
đức Thích Tôn lòng từ bi vô lượng, khéo mở nhiều phương tiện độ sanh. Lại cũng
tán dương những vị cầu về Đâu Suất tâm háo học không chán mỏi, ý nguyện trở
xuống cõi trược để hóa độ rất tinh thành. Nhưng Đâu Suất nội viện chưa là cảnh
tối thắng, và chẳng phải chỗ thành đạt chắc chắn cho những kẻ căn cơ trung, hạ.
Bởi trong ấy có ba sự kiện:
1. Đâu Suất nội viện về y
báo chẳng trang nghiêm rộng lớn nhiệm mầu bằng Cực Lạc. Về chánh báo lại
cũng kém hơn, vì ở Tây Phương hiện có đức Phật A Di Đà đang thuyết pháp, vô
lượng bậc Nhứt Sanh Bổ Xứ Bồ Tát giúp thêm phần khuyến tấn dắt dìu. Vả lại ở
Cực Lạc dân chúng thọ mạng vô biên, là chỗ nương về tốt đẹp an ổn nhứt.
2. Đức Di Lặc không có
bản nguyện tiếp dẫn như Phật A Di Đà sanh về Đâu Suất hoàn toàn nhờ tự lực,
sợ e khi lâm chung bịnh khổ hôn mê, không nắm vững kết quả.
3. Đâu Suất nội viện rất
khó vãng sanh. Như khi xưa Huyền Giác đại sư giới hạnh trang nghiêm, tham
thiền ngộ đạo, thông suốt tam tạng đến chỗ sâu mầu. Khi lâm chung Ngài hội hàng
đệ tử lại, làm kệ phó chúc xong, bỗng ngửa mặt lên hư không nói: "Lạ này,
ta đã phát nguyện sanh về Đâu Suất nội viện, sao nay lại làm vị thiên chủ ở cung
trời Dạ Ma?" Đệ tử thưa hỏi, Ngài bảo: "Chẳng phải việc các ngươi
hiểu được." Giây lát lại nói: "Trên trời tân khách thật đông
nhiều!" Nói xong liền tịch.
Lại sau khi Phật diệt độ chín trăm năm, ở xứ Thiên Trúc có ba vị
Bồ Tát huynh đệ với nhau là Vô Trước,
Thế Thân và Sư Tử Giác, tu môn Nhật Quang Định, đồng phát nguyện sanh Đâu Suất
nội viện. Ba người cùng ước hẹn, ai sanh lên trước phải xuống báo tin cho hay.
Sau Sư Tử Giác mãn phần trước, trải qua ba năm tuyệt vô âm tín. Kế đó ngài Thế
Thân viên tịch rồi cũng bặt tin luôn. Hai năm sau vào một buổi chiều tối, ngài
Vô Trước đang ngồi giảng kinh, bỗng thấy giữa hư không ánh sáng chói lòa, một
vị thiên tử áo mão trang nghiêm hiện xuống, tự xưng mình là Thế Thân, bảo đã
được sanh lên Đâu Suất nội viện. Ngài Vô Trước hỏi: "Tại sao đến bây giờ
mới cho hay?" Thế Thân đáp: "Em vừa sanh lên, được đức Di Lặc xoa
đảnh thuyết pháp, nghe pháp xong đi nhiễu ba vòng rồi xuống đây liền. Bởi thời
gian tại Đâu Suất một ngày đêm, ở dưới này đến bốn trăm năm, nên thành ra làm
cho anh nhọc lòng chờ đợi." Vô Trước lại hỏi: "Còn Sư Tử Giác ở
đâu?" - Đáp: "Trong khi em đi
nhiễu, nhìn ra thấy Sư Tử Giác lạc vào ngoại viện, đang say mê theo thiên
nhạc."
Như
ngài Huyền Giác là bậc cao tăng,
ngài Sư Tử Giác là hàng Bồ Tát, mà
một vị chỉ lên đến cung trời thứ ba, một vị tuy lên được cung trời thứ tư, nhưng lại lạc vào ngoại viện, bị cảnh ngũ
dục thắng diệu làm mê. Những bậc cao minh như thế mà còn không đạt được kết
quả sanh về Đâu Suất Tịnh Độ, thì kẻ căn cơ dung thường, tất chưa dễ chiếm phần
hy vọng. Nhớ lại khi xưa Bạch Lạc Thiên từng đề thi rằng:
Có người đi biển lại thần châu
Nói thấy cung viên hải đảo mầu
Thật đẹp, tiên đồng tay trỏ bảo:
Sẽ chờ Bạch Lạc bước lên lầu.
Đã mến Không môn, chẳng học tiên
Chuyện ni e cũng việc hư truyền
Bồng Lai chẳng phải nơi ta ở
Về chỉ về cung Đâu Suất Thiên.
Bạch
Lạc Thiên trước học tiên cầu về Bồng Lai, sau lại bỏ tiên học Phật cầu về Đâu
Suất. Đến lúc tuổi già, ông lại niệm Phật cầu sanh về Cực Lạc. Đây có thể gọi
là càng suy gẫm lựa chọn, càng đi đến chỗ tinh vi vậy.
The Pure Lands of the Ten Directions and the Tushita Heaven
In the realm of the ten directions,
there are innumerable beautifully and purely adorned Buddha lands, such as the
Pure Lapis Lazuli Land mentioned in the Medicine Buddha Sutra, or the Land of Many Fragrances and
Sublime Joy found in the Vimalakirti
Sutra. This being so, why should we restrict ourselves to seeking
rebirth in the Western Pure Land? There are basically three reasons, namely:
1. Because of the teachings of Sakyamuni Buddha, who exhorted us to
seek rebirth in the Land of Ultimate Bliss. Buddha Sakyamuni did not wish to
expound at length on the other pure lands, lest sentient beings develop a mind
of discrimination, become undecided and have no focal point for their
aspirations. Moreover, thanks to the ideal conditions for teaching and transformation
in the Western Pure Land, not only do sentient beings from the Saha World seek
rebirth there, but sentient beings in countless other worlds do so as well.
2. Because Amitabha Buddha has adorned
the Western Pure Land with forty-eight
lofty Vows. These Vows [particularly the eighteenth Vow of "welcoming
and escorting"] embrace all sentient beings, from Bodhisattvas to common
beings full of evil transgressions.
3. Because sentient beings in the Saha
World have great affinities with Amitabha Buddha and the Bodhisattva
Avalokitesvara. As proof, when Buddhists meet, they usually greet each other
with the words "Amitabha
Buddha" and when faced with accidents or disasters, they usually
recite the sacred name of Avalokitesvara.
For these reasons, it is more advantageous to seek rebirth in
the Land of Ultimate Bliss than in the other pure lands of the ten directions,
particularly the Tushita Heaven (the realm of Maitreya, the Buddha of the
future).
Among the reasons cited are, first, that it is difficult to
be reborn in the Tushita Heaven, as the Bodhisattva Maitreya does not have the
"welcoming and escorting" Vow of Amitabha Buddha; sentient beings
must rely solely on their own self-power to achieve rebirth there. Second, and more important, the
Tushita Heaven is still part of the World of Desire (of which the Saha World is
an infinitesimal part), not outside of it as is the Western Pure Land. Thus,
sentient beings in the Tushita Heaven remain subject to retrogression. The
difficulty of achieving rebirth in the Tushita Heaven is illustrated by the
following anecdote.
Some nine hundred years after
Sakyamuni's demise, there were three Indian Patriarchs who cultivated together,
Asanga, Vasubandhu, and Simhabhadra.
These three all had the same
determination in being born in Tushita Heaven and in desiring to see Maitreya.
They vowed that if one were to die first, and obtain a look (at Maitreya), he
would return and inform the others. Simhabhadra died, but once he had gone he
did not return. Later, when Vasabhandhu was nearing his death, Asanga said to
him, "If you see Maitreya, come and tell me." Vasabhandhu died, but
returned only after a period of three years. Asanga asked him, "Why did it
take you such a long time to return?" Vasabhandhu said that he had arrived
there (in Tushita Heaven), had heard the bodhisattva Maitreya preach but one
sermon, had circumambulated him ... and had come back immediately; but days are
long there (in Tushita), and here (on earth) three years had already elapsed;
Asanga again asked, "Where is Simhabhadra now?" Vasabhandhu replied
that because Simhabhadra had received such heavenly pleasures, he was enjoying
the five desires, and so ... from that time to the present he has never seen
Maitreya!
If even a Patriarch like Simhabhadra
finds it so difficult to achieve rebirth in the inner court of Maitreya, common
people with ordinary capacities have little hope indeed. This author
recalls a stanza by the eminent T'ang dynasty poet Po Chu-I. He was a Taoist
early in life, but converted to Buddhism in his later years.
Preferring the Dharma of Emptiness, I have left the
Immortal Way,
As I fear it, too, has been corrupted during transmission;
The Immortal Island is not my abode,
I long only to return to the Tushita Heaven!
The poet-mystic early in life aspired for immortality; later
on, he began to practice Buddhism, seeking rebirth in the Tushita Heaven ... In
his later years, however, he took up Buddha Recitation, vowing to be reborn in
the Pure Land. This shows that the more an intelligent person ponders and
chooses, the more he reaches toward the profound and subtle!
BÀI SỐ 98
Ẩn tu phương tiện mượn thi ngâm
Thức ngộ mình người khởi đạo tâm
Đâu nghỉ hoa đào ra động bích
Mà mong Lưu Nguyễn ghé vào thăm?
NHƯ Ý : Nếu Hoa-đào có rơi nhẹ trôi theo vòng suối ra ngoài ĐỘNG BÍCH, đó cũng là một sự Ngẫu-nhiên, không phải do ý Chư-tiên mượn nó để dời chân LƯU NGUYỄN , cũng như thế Bút-giả không có ý mượn những lời Thi trong đây để Thả cánh Hoa-đào, mà chỉ muốn ngõ riêng với một ít vì Thông Cảm, Hữu Duyên.
Bởi Mình đã có DUYÊN để đáng tỏ BÀY công bố.
8. Niệm Phật
Phải Bền Lâu Không Gián Ðoạn
Nắng lại mưa qua
Chìm nổi vui buồn
Phù-thế thương lưu lạc !
Nhớ thuở còn thơ
Cổ-thụ bên nhà
Cùng trẻ nô đùa hát.
Rồi hỏi Hoàng-Mai
Tìm lối Liên-Hoa
Tóc xanh vừa điểm bạc.
Một nén tâm-hương
Một chí Tây-Phương
Chờ lắng bên trời nghe tiếng nhạc !
Thân người dễ mất
Pháp Phật khó nghe
Tinh-tấn khuyên lên đường giải-thoát.
Niệm không phải khó
Khó tại bền lâu
Khẩn nguyện cùng sanh về Cực-Lạc.
Bền lâu không khó
Khó ở nhứt tâm
Sẽ thấy hoa sen lầu các !
Vào khoảng cuối đời nhà Thanh bên Trung Hoa, ở Hàng Châu có một bà Phật tử đến am Hiếu Từ hỏi Đạo Nguyên hòa thượng:
"Con niệm Phật đã lâu, nhưng chưa thấy có chi tiến bộ, không biết tại sao?"
Hòa thượng bảo:
"Niệm Phật không khó, mà khó ở giữ cho được bền lâu. Chắc có lẽ bà niệm không được đều và bền nên mới như thế."
Bà thưa:
"Quả đúng như vậy. Con vì mắc gia duyên bận buộc, nên niệm Phật thường hay gián đoạn không được bền. Từ đây xin gát hết mọi duyên, nguyện giữ đúng như lời thầy dạy."
Cách ít lâu sau, bà lại đến hỏi:
"Từ khi nghe lời chỉ giáo đến nay, con dẹp hết mọi việc ngoài, mỗi ngày niệm Phật đều đều, sao vẫn chưa thấy có hiệu lực?"
Hòa thượng dạy tiếp:
"Niệm Phật không khó, khó ở bền lâu. Niệm bền lâu không khó, mà khó ở nơi nhứt tâm. Bên ngoài tuy bà gác hết mọi duyên, nhưng trong tâm còn lo đến việc nhà cửa, ruộng vườn, luyến tưởng đến cháu con quyến thuộc. Ý lo lắng chưa dứt, gốc tình ái vẫn còn, làm sao mà được nhứt tâm thấy Phật?"
Bà nghe nói liền than:
"Thật quả có như vậy! Con duyên ngoài tuy bỏ, nhưng tâm tưởng vẫn còn vấn vương. Từ đây xin trăm việc không quản đến, để nhứt tâm niệm Phật."
Sau khi lãnh giáo về nhà, con cháu hoặc người ngoài có bày tỏ hỏi han điều chi, bà đều bảo:
"Tôi muốn yên tâm, trăm việc xin không quản đến."
Do duyên cớ này, mọi người đều gọi là bà lão Bá Bất Quản. Vài năm sau, bà đến am Hiếu Từ lạy ngài Đạo Nguyên thưa:
"Nhờ ơn chỉ dạy, nay con niệm được nhứt tâm và đã thấy Phật. Xin đến lễ tạ giã từ hòa thượng, vì con sắp sẽ vãng sanh."
Bà Bá Bất Quản trên đây, do lãnh ngộ hai nguyên tắc: BỀN LÂU và NHỨT TÂM mà được kết quả giải thoát.
Cho nên người niệm Phật muốn đi đến mức tinh thuần, phải xem từ nhà cửa, ruộng vườn đến thân tình quyến thuộc như cảnh duyên giả tạm, hợp rồi lại tan. Nếu có lòng thương quyến thuộc, trước tiên phải làm sao cho mình được vãng sanh giải thoát, rồi sau sẽ độ người thân, mới là tình thương chân thật. Cho nên muốn niệm Phật, suy ra chẳng những trăm việc không quản, mà ngàn việc, muôn việc đều không quản đến mới được.
Comments
Post a Comment