Phương Diện Khai Tâm

 

Đã là phàm phu, tất còn ở trong vòng phiền não, bị nó mê hoặc sai khiến, lắm lúc không tự chủ được. Phiền não có nghĩa: "khuấy động, thiêu đốt" làm cho tâm niệm không yên, ngăn trở bước tu hành, nên gọi nó là phiền não chướng. Pháp thân huệ mạng ta bị phiền não phá hại, nên cũng gọi nó là phiền não ma.

Có những Phật tử tuy ăn chay, bố thí, tụng kinh, niệm Phật, nhưng chỉ chú ý về hình thức, không quan tâm đến việc dứt trừ phiền não vọng duyên. Nên biết, nếu phiền vọng tăng một phần, tất đạo tâm phải thối một phần, dù có tụng kinh, niệm Phật cũng không được thanh tịnh. Cho nên trong Kinh Pháp Bảo Đàn, đức Lục Tổ đã bảo:

Người mê tu phước chẳng tu đạo
Bảo rằng tu phước ấy là đạo
Bố thí cúng dường phước không lường
Nơi lòng ba ác vẫn còn tạo.

 

Chữ “Đạo” của đức Lục Tổ nói, chỉ cho chân tâm thanh tịnh. Tất cả đường lối tu hành đều là phương tiện trở về chân tâm ấy. Chứng được chân tâm mới hoàn phục tánh bản giác, thoát nỗi khổ luân hồi, mà điểm căn bản để tu chứng, là phải dứt trừ phiền não vọng niệm.

 

Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật cũng dạy:

"Bậc sa môn hành đạo đừng giống như con trâu kéo chiếc cối xay, thân tuy hành đạo mà tâm đạo chẳng hành. Nếu tâm đạo được hành, cần gì dùng thân hành đạo?"

 

Niệm Phật, sám hối, ngồi thiền, lễ bái, kinh hành, đều là phương tiện phá trừ vọng nghiệp, mở rộng chân tâm. Nếu thân, miệng áp dụng hình thức ấy, mà lòng còn dẫy đầy nghiệp chướng tham, sân, si, thì đâu gọi là hành đạo? Trái lại, tuy không dùng hình thức đó, nhưng tâm vẫn luôn luôn trong sáng như gương nguyệt hồ thu, mới thật là người hành đạo. Khi xưa vua Hương Chí hỏi Tổ Bát Nhã Đa La rằng: "Các vị tu hành khác đều tụng kinh, sao Ngài lại không tụng?"

 

Tổ đáp:

"Bần tăng hơi thở ra không tiếp xúc các duyên, hơi thở vào không ở trong ấm giới, thường chuyển thứ kinh ấy đã ngàn muôn ức quyển rồi!"

 

Tổ muốn nói rằng mình hằng tụng vô tự tâm kinh, tâm kinh ấy là chẳng trụ trước muôn duyên bên ngoài, và bên trong hằng vắng lặng không thấy có năm ấm mười tám giới, cả tướng trong, ngoài, chính giữa cũng đều dứt tuyệt. Đây là ý nghĩa "tâm hành đạo".

 

Tuy nhiên, cũng đừng chấp theo điều nói trên, mà bác bỏ ăn chay, bố thí, sám hối, niệm Phật, tụng kinh. Bởi các sự kiện ấy về mặt huệ nó giúp cho hành giả mau tiêu nghiệp chướng, sớm ngộ bản tâm; về mặt phước nó lại khiến cho người tu được quả báo đẹp vui, sanh về các cõi lành, hoặc miền Tịnh Độ để tiếp tục đường tu không còn thối chuyển. Mà phước huệ lưỡng toàn mới thành Phật được. Cho nên các bậc đại Bồ Tát tuy đã ngộ suốt nguồn tâm, nhưng vẫn tu muôn phước để trang nghiêm Phật độ. Như đức Di Lặc Bồ Tát tuy đã lên ngôi Nhất Sanh Bổ Xứ, xong mỗi ngày vẫn sám hối sáu thời để cầu tiêu trừ tế chướng, mau chứng quả Diệu Giác của Phật Đà.

Nên biết lời dạy trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương và lời của Tổ Bát Nhã Đa La ở trên, chỉ có tánh cách phiến diện hoặc bán dụ, để phá trừ lối tu chấp tướng quên tâm mà thôi.

Để kết lại vấn đề, người tu tịnh nghiệp ngoài phương diện niệm Phật, trì chú, tụng kinh, sám hối, còn phải chú trọng về phương diện "khai tâm". Muốn cho tâm mở mang sáng suốt, để giúp kết quả niệm Phật mau thành tựu được sanh về Tây Phương, phải dứt trừ phiền não. Nếu nhận thức sâu thêm, câu niệm Phật tuy là tướng mà cũng chính là tánh, bởi lý không ngoài sự, tức niệm là Phật, tức niệm là tâm. Cho nên trong sáu chữ hồng danh, phước huệ gồm đủ, sự lý viên dung, vừa đưa người tu mau đến thể viên giác diệu tâm, vừa khiến hành giả được tịnh báo vãng sanh cõi Phật.

 

Opening up the Mind

 

As common mortals, by necessity we remain within the cycle of afflictions, subject to its delusive imperatives. Many times we cannot control ourselves. "Afflictions" means "being stirred up and burning," which is unsettling to mind and thought, an obstacle to the practice of the Way. For this reason, afflictions are considered obstructive. Moreover, as our Wisdom-Life Dharma-Body is disturbed by afflictions, they are also termed "demonic."

Some Buddhists keep the precepts against killing, practice charity, and recite the sutras and the Buddha's name; however, they concentrate mainly on the external aspects of worship and do not pay attention to eliminating delusive conditioning and afflictions. We should realize that if afflictions increase by one notch, the Bodhi Mind retrogresses by one notch; therefore, although we may recite the sutras and the Buddha's name, we cannot achieve calmness and purity. For this reason, the Sixth Patriarch, Hui Neng, stated in the Platform Sutra:

The deluded cultivate merit and forget about the Way, 
Thinking that cultivating merit is the Way; 
They practice charity and make offerings, gathering immense merit, 
While continually creating greed, anger and delusion.

The word "Way," as used by the Sixth Patriarch, represents the pure True Mind. All methods of practice are expedients to return to that TrueMind. To attain the True Mind is to recover the Self-Nature and escape the sufferings of Birth and Death. The basic criterion for practice and attainment of the Way is to get rid of delusive thoughts and afflictions.

In the Sutra in Forty-Two Sections, Buddha Sakyamuni also taught:

A novice who practices the way should not be like a buffalo pulling a rotating grain mill; he should practice the Way not with his body, but with his mind. If the Way of the mind is cultivated, where is the need to cultivate the body?

 

Reciting the Buddha's name, engaging in acts of repentance, sitting in meditation worshipping and circumambulating are all expedients to eliminate delusive karma and open up the True Mind. If the body and mouth practice these external forms of cultivation but the mind is still full of the karma of greed, hatred and delusion, how can this be called practicing the Way?

On the other hand, even if a person does not engage in these external forms, as long as his mind is always clear and bright, "like the moon reflected in a lake in summertime,' this is true practice.

A king once asked the twenty-seventh Indian Patriarch of Zen, "Other cultivators all recite the sutras; why is it that you do not?"

The Patriarch replied, "This humble monk, when exhaling, is not in contact with mundane conditions, and when inhaling, does not dwell in the 'conditioned world' of the Five Skandas. He has recited that sutra over and over millions of times."

 

The Patriarch meant that he habitually recited the "Wordless Sutra of the Mind." This "sutra" means, externally not relying on or clinging to the multitude of conditions and,internally, remaining silent and still, unperturbed by the Five Skandas (Aggregates) and the Eighteen Elements. Even all marks, internal, external and in-between, are eliminated forever. This is the meaning of "mind cultivation."

Nevertheless, we should not be so attached to the above that we reject vegetarianism, charity, repentance, Buddha and sutra recitation. This is because all of these practices, from the standpoint of wisdom, help the practitioner swiftly eliminate karmic obstacles and become enlightened to his Self-Nature; from the standpoint of blessings and merit, they enable him to attain favorable karma and rebirth in auspicious lands or the Western Pure Land, where he may pursue his practice without retrogression. Only when he has perfected both merit and wisdom can he achieve Buddhahood.

For this reason, the great Bodhisattvas, completely enlightened as they are to the source of the mind, still practice the ten thousand merits to adorn the pure lands. For example, even though the Bodhisattva Maitreya is in his last rebirth before Buddhahood, he still practices repentance continually to rid himself of subtle obstacles and swiftly achieve Supreme Enlightenment.

We should realize that the teaching in the Sutra in Forty-Two Sections and the words of the twenty-seventh Zen Patriarch are deliberately one-sided in character, partial examples designed to eliminate attachment to form -- that is, cultivation bereft of the mind.

In summary, in addition to reciting the Buddha's name, mantras and sutras and conducting repentance ceremonies, the Pure Land cultivator should also devote attention to "opening up the mind." For the mind to be awakened, so that Buddha Recitation can lead to swift rebirth in the Pure Land, he must rid himself of afflictions.

Going deeper, while uttering the Buddha's name is "form," it is also "essence," because noumenon does not exist outside of phenomena -- to recite is Buddha, to recite is Mind.That is why merit and wisdom are fully encompassed in the sacred words "Amitabha Buddha," perfectly fusing noumenon and phenomena, and swiftly leading the practitioner both to the state of Perfectly Enlightened Wondrous Mind and to the pure karma of rebirth in the realm of Amitabha Buddha.

Comments

Popular posts from this blog