Đường Sanh Tử Nhiều Nguy Hiểm

 

Đường vào vườn giác ngộ có nhiều cửa, hành giả trước tiên phải lấy tâm đại Bồ Đề làm khởi điểm chánh chân, rồi tùy căn cơ sở thích, muốn tu theo pháp môn nào cũng tốt.

Trên đường tu, nếu luận về "Căn-cơ" thì môn Tịnh Độ bao gồm cả ba căn thượng, trung, hạ; chẳng những hạng phàm thường, mà các bậc Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ đều nguyện vãng sanh.

Nếu luận về "Thời-tiết" thì thời mạt pháp này chúng sanh phần nhiều tâm tạp chướng nặng, môn Tịnh Độ dễ thật hành, lại có thể trong một đời được vãng sanh giải thoát.

Nhưng, nếu luận về “Sở-thích”, thì riêng môn Tịnh Độ không thể thỏa mãn được hết mọi người, vì thế đức Như Lai mới nói nhiều pháp môn.

Đại khái như những vị có tâm hùng tráng, ưa sự giản dị trực thiệp trong sáng, thì thích về Thiền Tông. Những vị ưa sự thần thông linh ứng kỳ bí, thích tu về Mật Tông. Những vị ưa lý luận, cần phân tích cho xác thật rành rẽ mới chịu tin tưởng làm theo, thích tu về Duy Thức Tông... Trong mỗi tông lại có nhiều chi tiết khác biệt, mà mỗi người hành trì không giống nhau.

Tuy nhiên, trong đời Mạt Pháp, hành giả đã phát đại Bồ Đề tâm thề độ mình độ sanh, mà muốn bảo đảm cho tâm ấy thành tựu không bị thối thất; dù tu các môn khác, cũng nên kiêm hành Tịnh Độ để cầu vãng sanh. Tại sao thế? Trong đây có ba sự kiện thiết yếu, xin tuần tự kể phần đại lược:

 

Trong nẻo sống chết luân hồi, có nhiều hiểm nguy chướng nạn cho đường tu. Muốn thoát cảnh hiểm luân hồi để bảo đảm tâm Bồ Đề không thối thất, phải cầu sanh Tịnh Độ. Đây là sự kiện thiết yếu trước tiên, mà hành giả cần lưu ý.

 

Tiên đức hằng răn nhắc: "Nếu tu mà không chuyên cầu giải thoát, thì sự tu nơi kiếp này là mối thù trong kiếp thứ ba." Sở dĩ có việc ấy, bởi kiếp thứ nhứt lo kham khổ tu hành, nên chuyển sanh qua kiếp thứ nhì được hưởng quả báo thông minh giàu sang quyền thế. Trong kiếp thứ hai này, do giàu sang nên dễ mê theo cảnh quyền quý, vợ đẹp con xinh, cùng các thú vui vật chất nơi cõi trần. Đã nếm mùi dục lạc tất dễ sanh đắm nhiễm, càng đắm nhiễm càng đi đến chỗ sa đọa tối tăm, dám làm nhiều điều ác để củng cố lợi quyền và thỏa lòng tham vọng. Kiếp thứ nhì đã gieo nhân như thế, kiếp thứ ba làm sao khỏi bị đọa lạc tam đồ?

Có kẻ gạn: "Kiếp trước đã có công tu gieo nhân tốt, không lẽ sang kiếp thứ nhì trí huệ căn lành đều mất, để đến nỗi phải bị đọa hay sao?" - Xin đáp: "Căn lành tuy có, nhưng nghiệp ác từ vô lượng kiếp chưa phải đã tiêu trừ. Mà trong cảnh trần, việc lành rất khó làm như leo lên cây cao, điều ác rất dễ phạm như tuột xuống dốc lở. Người xưa đã chẳng bảo: ‘Trọn đời làm lành, lành còn chẳng đủ; một ngày làm ác, ác tự có dư’ đó ư? Như những người giàu sang quyền thế mà chúng ta hiện thấy, kiếp trước họ đều có ít nhiều công đức bố thí tu phước làm lành, nhưng kẻ hướng về nẻo thiện không bao nhiêu, người say đắm danh lợi vinh hoa lại chiếm phần đa số. Thử hỏi có mấy vị đỗ cao quyền quý chịu xuất gia, sống một cuộc đời khắc khổ đạm bạc, hướng về mục đích giải thoát thanh cao? Ngay như người xuất gia, khi chưa có địa vị còn kham nhẫn tu hành, lúc đã được quyền danh, nhiều kẻ lễ bái tôn trọng cúng dường, lại dễ bị cảnh phù trần ràng buộc. Hiện tại ta thấy có biết bao hàng Tăng Ni thiện tín, trước còn tinh tấn hành trì, sau lần lần biếng trễ bỏ tu hoặc hoàn tục thối đạo, nói chi đến kiếp sau?"

 

Ở cõi người còn như thế, nếu sanh lên cõi trời cảnh vui ngũ dục quá nhiệm mầu, lại còn khó tu hơn nữa! Đó là nói những vị có phước, còn những người ít phước sống một cuộc đời nghèo khổ quá cũng khó tu. Hoặc tuy vào hạng trung lưu, nhưng giữa đời này tà đạo dẫy đầy; trong chánh pháp bậc thiện hữu tri thức khó gặp, nẻo đường giải thoát không phải dễ tìm! Đến như chúng sanh trong ba ác đạo là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, thì việc tu niệm thật là khó đến muôn phần, vì các loài ấy ngu tối, thân tâm hằng ở trong cảnh khổ.

Kiếp luân hồi có nhiều hiểm nạn như thế, nếu không cầu sanh Tịnh Độ để thoát ly, tất khó bảo đảm tâm Bồ Đề không bị thối thất.

 

The Path of Birth and Death is Full of Danger

 

There are many gates to the garden of Enlightenment. As long as the practitioner takes the great Bodhi Mind as his correct starting point, whatever Dharma door he chooses, in accordance with his capacities and preferences, will bring results.

If we consider "capacity," Pure Land embraces persons of all levels. Not only ordinary people but also Bodhisattvas (Manjusri, Samantabhadra) and Patriarchs (Asvaghosha, Nagarjuna) have all vowed to be reborn in the Pure Land.

If we take "timing" into consideration, we should realize that in this Dharma-Ending Age when sentient beings in general have scattered minds and heavy obstructions, Buddha Recitation is easy to practice and can help the practitioner achieve rebirth in the Pure Land in just one lifetime.

However, if we discuss "individual preferences," the Pure Land method alone cannot satisfy everyone; hence the need for many schools and methods.

In general, cultivators endowed with a sharp mind, seeking a direct, simple and clear approach, prefer Zen. Those who are attracted to supernatural power, the mystical and the mysterious prefer the Esoteric School. Those who like reasoning and require a clear, genuine analysis of everything before they can believe and act, prefer the Mind-Only School... Each school has further subdivisions, so that adherents of the same school may have differing practices.

The cultivator who has developed the Bodhi Mind, vowing to save himself and others, may follow any of the schools mentioned earlier. Nevertheless, in this Dharma-Ending Age, he should, at the same time, practice Buddha Recitation seeking rebirth in the Pure Land -- thus ensuring success without retrogression. Why is this so? There are three cardinal points:

In the wasteland of Birth and Death, there are many dangers and obstacles to cultivation. In order to escape the dangerous cycle of Birth and Death and ensure that there is no retreat or loss of the Bodhi Mind, we should seek rebirth in the Pure Land. This is the first cardinal point the practitioner should keep in mind.

The ancients often reminded us:

If we cultivate without striving for liberation, then our cultivation in this life is in fact an enemy during our third rebirth.

This is because in the first lifetime, we endure suffering and bitterness in our practice and therefore, in the next life we enjoy wealth, intelligence and authority. In this second lifetime, it is easy to be deluded by power and wealth, "charming spouses and cute children," and other such worldly pleasures. Having tasted lust and passion, it is easy to become attached, and the deeper the attachments, the closer we are to the dark place of perdition, as we resort to numerous evil deeds to strengthen our power, authority and ambitions. Having generated such causes in our second lifetime, how can we fail to descend upon the three Evil Paths in our third lifetime?

Some would ask: "If we have expended efforts to cultivate and sow good seeds in our previous life, how can we lose all our good roots and wisdom in the second lifetime, to the point of descending upon the Evil Paths in the third lifetime?"

Answer: Although good roots exist, the bad karma accumulated for eons past is not necessarily wiped out. Furthermore, on this earth, good actions are as difficult to perform as climbing a high tree, while bad deeds are as easy to commit as sliding down a slope. As the sages of old have said:

The good deeds performed all of one's life are still not enough; the bad deeds performed in just one day are already too many.

For example, people in positions of power and authority whom we meet today have all, to a greater or lesser extent, practiced charity and cultivated blessings and good karma in their previous lives. However, few among them now lean toward the path of virtue, while those who are mired in fame and profit constitute the majority. Let us ask ourselves, how many persons of high academic achievement, power and fame would agree to leave the secular life, opting for a frugal, austere existence directed toward the goal of lofty and pure liberation? Monks and nuns, too, may patiently cultivate when they have not yet reached high positions. However, with power and fame, and many disciples bowing to and serving them, even they may become easy prey to the trappings of the vain world. Nowadays, how many individuals, clergy or laymen, who were practicing vigorously in the past, have gradually grown lax and lazy, abandoning cultivation or leaving the Order entirely, retreating from the Way -- why even mention the next lifetime?

If such is the case in the human realm, how much more difficult it is to cultivate in the celestial realms, where the Five Pleasures are so much more subtle!

We have been talking about those who enjoy blessings. Those lacking in blessings and leading a life of deprivation also find it difficult to cultivate. Even if they are middle class, in this life full of heterodox ways, they may find it difficult to meet true Dharma teachers or to discover the path to liberation. Let us not even mention those treading the three Evil Paths, where cultivation is tens of thousands times more difficult, because they are deluded and suffering both in mind and body.

 

The cycle of Birth and Death is filled with such dangers and calamities. Thus, if we do not seek rebirth in the Pure Land, it is difficult to ensure non-retrogression of the Bodhi Mind.

Comments

Popular posts from this blog