Mười
Phương Thức Trì Danh
Như đã nói, môn Trì Danh là pháp tu Tịnh Độ phổ thông
nhứt hiện nay. Nhưng Trì Danh cũng được áp dụng với nhiều cách thức khác nhau
tùy theo căn tánh của mỗi người, mà bút giả xin gạn lọc lại qua mấy phương pháp
như sau:
1. Phản Văn Trì Danh:
- Phương pháp này, miệng vừa niệm, tai vừa nghe vào trong, kiểm soát từng chữ
từng câu cho rành rẽ rõ ràng hết câu này đến câu khác. Nghe có hai cách, hoặc
dùng tai nghe, hoặc dùng tâm để nghe. Tuy nghe vào trong nhưng không trụ nơi
đâu, lần lần quên hết trong ngoài, cho đến quên cả thân tâm cảnh giới, thời
gian không gian, chỉ còn một câu Phật hiệu. Cách thức phản văn, khiến cho hành
giả dễ gạn trừ vọng tưởng, mau được nhứt tâm. Kinh Lăng Nghiêm nói:
"Chân giáo thể phương này, thanh tịnh do nghe tiếng.
Muốn chứng vào Tam Muội, nên như thế tu hành";
chính là ý trên đây.
2. Sổ Châu Trì Danh:
- Đây là cách thức miệng vừa niệm tay vừa lần chuỗi, ban đầu ý niệm còn ràng
buộc nơi tràng hạt, sau lần buông bỏ đi đến cảnh nhứt tâm. Phương pháp sổ châu
khiến cho niệm lực mạnh mẽ, ví như người yếu chân đi núi, nhờ nương cây gậy mà
tiến bước lên cao mãi. Niệm cách này lại cần phải ghi số mỗi thời hoặc mỗi ngày
là bao nhiêu câu. Ghi số có điểm lợi là bắt buộc người tu phải giữ định số, trừ
được bịnh biếng trễ; nhưng cần chú ý đừng quá tham mau, tham nhiều mà niệm
không được rành rẽ, rõ ràng. Người xưa tuy niệm nhiều nhưng cũng ở trong sự
rành rõ, do nhờ hai điểm là: thuần thục và định tâm. Ngẫu Ích đại sư vị Tổ thứ
chín của Liên Tông, từng khai thị:
"Muốn đi đến cảnh giới NHẤT TÂM BẤT LOẠN, không có
cách chi kỳ diệu khác. Trước tiên hành giả cần phải lần chuỗi ghi số, niệm niệm
rành rẽ rõ ràng, mỗi ngày hoặc ba muôn, năm muôn, cho đến mười muôn câu, giữ
khóa trình quyết định chẳng thiếu, thề một đời không thay đổi. Niệm như thế lâu
ngày lần lần thuần thục, không niệm vẫn tự niệm, chừng ấy ghi số hay không ghi
số cũng được. Và niệm như thế kèm thêm tín nguyện tha thiết, mà không được vãng
sanh, thì chư Phật ba đời đều mang lỗi nói dối. Khi đã vãng sanh, tất cả pháp
môn đều được hiện tiền. Nếu ban sơ vì cầu cao tự ỷ, muốn tỏ ra không trước
tướng, muốn học theo lối viên dung tự tại, đó là tín nguyện chẳng bền sâu, hành
trì không hết sức; dù có giảng suốt mười hai phần giáo, giải ngộ một ngàn bảy
trăm công án, cũng là việc ở bên bờ sanh tử mà thôi."
Lời khuyên dạy này thật là cây kim chỉ nam cho người niệm Phật.
3. Tùy Tức Trì Danh:
- Niệm Phật thầm hay niệm se sẽ tiếng, nương theo hơi thở, mỗi hơi thở ra vào
đều một câu Phật hiệu; đó là ý nghĩa của Tùy Tức Trì Danh. Bởi mạng sống con
người liên quan với hơi thở, nếu biết nương theo đây mà niệm, thì khi sống hằng
không rời Phật, lúc lâm chung tất hơi vừa tắt, liền về cảnh giới Liên Bang.
Nhưng nên chú ý là phương thức này khi tập đã thuần thục,
cần niệm ra tiếng, chớ không nên chỉ niệm thầm. Như thế niệm lực mới mạnh, ý
nguyện cầu sanh dễ được phát khởi.
Bằng không, ý niệm vãng sanh sẽ khó tha thiết và sợ e lại lạc
vào công dụng Ngũ Đình Tâm Quán của Tiểu Thừa.
4. Truy Đảnh Trì Danh:
- Khi dùng cách này, nên niệm nho nhỏ tiếng, mỗi chữ mỗi câu đều kế tiếp nhau
liên tỏa chặt chẽ, thành hình thế chữ sau đuổi theo chữ trước, câu nọ gối đầu
câu kia nên gọi là Truy Đảnh. Áp
dụng phương thức như thế, nhờ sự kín đáo bền chặt, trung gian không xen hở, nên
tạp niệm không có chỗ len vào. Dùng đến pháp này, thì tình ý khẩn trương, tâm
miệng dũng tiến, oai lực của chánh niệm bao trùm tất cả, khiến cho nghiệp tưởng
vô minh tạm thời chìm lắng, ánh mầu Tam Muội bộc phát chiếu xa.
Từ xưa người tu tịnh nghiệp trong lúc tình tưởng mênh
mang rối loạn, thường dùng cách thức này.
5. Giác Chiếu Trì Danh:
- Niệm theo Giác Chiếu là một mặt niệm Phật, một mặt hồi quang soi trở lại chân
tánh của mình. Do niệm như thế, hành giả sẽ đi vào cảnh giới hư linh siêu
tuyệt, chỉ còn cảm giác thân tâm của mình cùng chân tâm Phật ngưng đọng thành
một khối, sáng tròn rỡ rỡ, đầy rộng mênh mang. Khi đó phòng nhà vật dùng thảy
đều ẩn mất, cho đến thân giả tứ đại của ta cũng không biết rơi lạc vào chỗ nào.
Niệm theo đây thì báo thân chưa mãn đã chứng tịch quang, Phật hiệu vừa tuyên
liền vào Tam Muội. Đem thân phàm phu mà dự vào cảnh thánh, thật không chi mau
lẹ hơn phương pháp trên đây.
Song chỉ tiếc, nếu chẳng phải bậc thượng thượng căn tất
không thể lãnh hội thật hành, nên phần độ cơ của cách thức này vẫn còn sơ hẹp.
6. Lễ Bái Trì Danh: -
Phương thức này là vừa lạy vừa niệm Phật. Hoặc niệm một câu lạy một lạy, hoặc
một mặt niệm một mặt lạy, không luận câu Phật nhiều hay ít. Cách lễ Phật lại
phải hết sức nhẹ nhàng chậm rãi, lễ niệm song hành, thân miệng hợp nhứt. Nếu
thêm vào đó ý thành khẩn tha thiết, thì thành ra ba nghiệp đều tập trung, ngoài
câu Phật hiệu không còn một tơ hào vọng niệm. Phương pháp này có sở năng phá
trừ hôn trầm, công đức và hiệu lực rất to lớn, vì hành giả vận dụng cả ba
nghiệp để trì niệm. Cư sĩ Vương Nhật Hưu khi xưa từng áp dụng cách trên đây,
mỗi ngày đêm ông lễ niệm trung bình là một ngàn lạy. Nhưng dường như đây là lối
niệm đặc biệt của hạng người tâm lực tinh tấn, thiếu khả năng ấy tất khó vững
bền, bởi lạy lâu thân thể mỏi nhọc, dễ sanh chán nản.
Cho nên thông thường, cách thức này chỉ hợp kiêm dụng,
khó bề chuyên dụng.
7. Ký Thập Trì Danh:
- Đây là cách niệm ký số, cứ lấy mỗi mười câu làm một đơn vị. Người hơi ngắn có
thể niệm thành hai lượt, mỗi đoạn năm câu; hoặc chia ra ba lượt, hai đoạn ba
câu một đoạn bốn câu. Sau khi niệm đủ mười câu, đều lần qua một hạt chuỗi. Niệm
theo lối này, tâm đã niệm Phật, lại còn phải ghi nhớ số. Như thế dù không
chuyên cũng bắt buộc phải chuyên, nếu không chuyên thì số mục liền sai lạc.
Cho nên pháp này đại để là một phương tiện cưỡng bức cho
hành giả chuyên tâm, rất có công hiệu với những kẻ nhiều tạp niệm. Ấn Quang đại
sư thường khuyên các liên hữu áp dụng cách thức trên đây.
8. Liên Hoa Trì Danh:
- Lấy bốn sắc hoa sen xanh, vàng, đỏ, trắng, vừa niệm vừa tưởng, luân lưu
chuyển tiếp, là danh nghĩa của lối niệm trên đây. Hành giả khi niệm câu Phật
hiệu thứ nhứt, tưởng trước mặt mình hiện ra một đóa sen xanh to lớn phóng ánh
sáng xanh. Câu thứ hai, tưởng hoa sen vàng phóng ánh sáng vàng. Cho đến câu thứ
ba thứ tư, là hoa sen đỏ, trắng, màu nào phóng ánh sáng ấy. Kế tiếp tục tưởng
lại hoa sen màu xanh, cứ như thế luân lưu mãi. Đồng thời khi hoa hiện, lại
tưởng có hương sen thanh nhẹ phưởng phất xung quanh. Bởi có nhiều hành giả
trong Liên Hoa Tông dùng mọi pháp thức vẫn khó ngăn được tạp niệm, nên cổ nhơn
mới phát minh ra lối niệm này. Đây là cách dùng hình sắc thay đổi để buộc tâm
tưởng cho chuyên nhất, và hình sắc này lại lấy tướng hoa sen nơi ao thất bảo ở
cõi Cực Lạc "Một câu Di Đà, một đóa
bảo liên", bởi hoa sen Tịnh Độ hiện thành không rời hoa sen công đức
của tâm niệm Phật. Và khi mạng chung, thần thức của hành giả sẽ nương hoa sen
báu ấy mà sanh về Cực Lạc.
Chư liên hữu nếu thấy có duyên với phương thức trên đây,
nên áp dụng để mau đi vào Niệm Phật Diệu Liên Hoa Tam Muội.
9. Quang Trung Trì Danh:
- Vì có hành giả khi nhắm mắt niệm Phật, thường bất chợt thấy những hình tướng
ô uế, hoặc màu sắc đen tối xao động nổi lên, nên cổ đức mới truyền dạy cho cách
thức này. Đây phương pháp vừa niệm Phật, vừa tưởng mình đang ngồi giữa vùng ánh
sáng trong suốt to rộng. Khi tâm đã an định trong vùng quang minh ấy, hành giả
cảm thấy thần trí sáng suốt mát mẻ, không những tạp tưởng trừ dứt, mà các tướng
uế ác cũng tiêu tan. Rồi chánh niệm do đó được bền lâu, và Tam Muội cũng do đó
lần lần thành tựu.
Đây tuy là phương tiện đặc biệt chuyên trừ tướng uế ác
nhưng dù không có nghiệp bịnh ấy, nếu muốn tinh thần thơ thới để đi sâu vào
Niệm Phật Tam Muội, hành giả cũng nên áp dụng cách thức này.
10. Quán Phật Trì Danh:
- Pháp quán tưởng trong Quán Kinh
rất trọng yếu, công đức cực to rộng, nhưng chưa phải là phương tiện phổ thông
cho chúng sanh thời mạt pháp hành trì. Nhưng vì không muốn bỏ công đức đặc biệt
của quán pháp, nên cổ nhơn đã thể dụng trong mười sáu phép quán, lựa cách thức
dễ tu tập nhứt, lấy trì danh làm chánh, quán Phật làm phụ, gọi là Quán Phật Trì
Danh.
Hành giả mỗi ngày sau khi niệm Phật, lại để riêng một thời tịnh
tâm quán tưởng sắc tướng quanh minh của Phật A Di Đà. Cách quán Phật này rút
lựa phép quán thứ mười ba trong Quán Kinh, tưởng đức A Di Đà thân cao một
trượng sáu, sắc vàng ròng, đứng bên bờ ao thất bảo. Nếu chưa quán tưởng được ao
thất bảo, hành giả có thể tưởng đức Phật đứng trong vùng ánh sáng giữa hư không
trước mắt mình, tay trái đưa ngang ngực bắt ấn kiết tường, tay mặt buông sè
xuống theo thế tiếp dẫn.
Muốn quán Phật cho thành tựu, trước tiên nên quán đại khái toàn
thân, kế chỉ chuyên tâm quán tướng lông trắng giữa đôi mày. Tướng bạch hào này
rỗng không trong suốt như bạch ngọc, có tám cạnh, xoay về bên hữu cao thành năm
vòng. Bạch hào là tướng căn bản trong ba mươi hai tướng, khi tướng này quán
thành, do sự cơ cảm, các tướng kia đều lần lượt hiện rõ. Tuy nhiên, muốn được
phần chắc chắn hành giả cũng nên duyệt xem trong kinh, để ghi nhớ rõ ba mươi
hai tướng tốt của Phật trước khi dụng công.
Phương pháp trên đây sở dĩ để Trì Danh vào phần chánh, vì
nếu quán tưởng không thành vẫn còn phần Trì Danh để bảo đảm cho sự vãng sanh.
Nhưng thật ra, Trì Danh cũng giúp quán tưởng, quán tưởng lại phụ dực cho Trì
Danh, hai phần này hỗ tương đưa hành giả đến chỗ song song thành tựu.
Pháp thức này tuy có phần khó hơn các lối trên, song nếu thành
tựu thì công đức to rộng vô biên, nên xin đưa ra sau cùng để làm duyên khuyến
tấn.
Như trên đã lược trình mười lối Trì Danh, cũng là mười phương
pháp cốt yếu để đối trị tâm bịnh của người niệm Phật. Trong các sách Tịnh Độ,
có đưa ra đến mấy mươi cách như: Cao Thanh Trì Danh, Đê Thanh Trì Danh, Mang
Trung Trì Danh, Nhàn Trung Trì Danh, v.v... nhưng đó chỉ là những lối niệm cao
tiếng, thấp tiếng, khi gấp, khi huỡn, chưa có thể gọi là một phương pháp niệm
Phật. Vì thế, bút giả đã chọn lọc lại rút ra mười cách thức căn bản, khả dĩ gọi
là "phương pháp", để đối
trị mối chướng hôn trầm tán loạn, và có thể thông dụng cho một phần lớn căn
tánh hiện thời.
Trong mười pháp thức trên, các liên hữu có thể thí nghiệm
qua, và sau cùng áp dụng một lối niệm nào mà mình thích hợp nhứt...
Ten Variants of Oral Recitation
As indicated
above, Oral Recitation is the most common Pure Land method at the present time.
However, this method has many variants, to accommodate the circumstances and
capacities of the individual. A few of these variants are summarized below.
1. Reflecting
the Name Recitation
With this
technique, the ear catches the sound as the mouth recites, examining each
individual word and each individual phrase, to make sure they are clear and
distinct, phrase after phrase. There are two ways of hearing, with the ears or
with the mind. Although the ears "hear deep inside," the sounds do
not reside anywhere. The practitioner gradually forgets everything inside and
out -- even body, mind, realm, time and space -- with only the Buddha's name
remaining.
This technique of
"reflecting the name," makes it easy for the cultivator to filter out
deluded thoughts and swiftly achieve one-pointedness of mind. The Surangama Sutra expresses this very
idea when it states, in the words of the Bodhisattva Manjusri:
This common
method of concentrating the mind on its sense of hearing, turning it inward ...
is most feasible and wise.
2. Counting
Rosary Beads Recitation
In this
method, as the mouth recites, the hand fingers the rosary. At first, thoughts
are tied to the rosary beads, but later on they gradually move away from the
beads, leading to the state of one-pointedness of mind. This technique
increases the power of recitation in the same way that a cane enables a
mountain climber with weak legs to ascend higher and higher.
With this
technique, we should write down the number of recitations per session or per
day. This has the advantage of forcing us to keep an exact count, eliminating
the affliction of laziness. However, we should take care not to be too
ambitious, attempting to achieve too much too soon, or our recitation will not
be clear and distinct. The ancients, while reciting the Buddha's name over and
over, did so in a clear, distinct manner thanks to two factors: "correct
understanding" and
"correct
concentration of mind." Elder Master Ou-I, the Ninth Patriarch of
Pure Land once taught:
There is no
better or loftier way to reach the state of one-pointedness
of mind. At first
the practitioner should finger the rosary, keeping an exact count, while
reciting the Buddha's name over and over in a clear, distinct manner, 30,000,
50,000 up to 100,000 times each day, maintaining that number without fail,
determined to remain constant throughout his life. Such recitation will, in
time, become second nature -- not reciting being reciting. At that time,
recording or not recording no longer matters. If such recitation, accompanied
by earnest Faith and Vows, did not lead to rebirth in the Pure Land, the
Buddhas of the Three Periods would all be guilty of false speech. Once we are
reborn in the Pure Land, all Dharma methods will appear before our eyes.
If at the outset
we seek too high a goal, are over-confident and eager to show that we are not
attached to forms and marks, preferring to study according to the free and
perfect method, we reveal a lack of stability and depth in our Faith and Vows
as well as perfunctoriness in our Practice. Even if we were to lecture
exhaustively on the Twelve Divisions of the Dharma and become enlightened to the 1,700 Zen koans,
these would merely be activities on the fringes of life and death.
This
advice is indeed a compass for the Pure Land practitioner.
3. Breath-by-Breath
Recitation
This
technique consists of reciting silently or softly, with each breath, inhaling
or exhaling, accompanied by one recitation of the Buddha's name. Since life is
linked to breath, if we take advantage of breath while practicing Buddha
Recitation, we will not be apart from Buddha Amitabha in life and at the time
of death, when breath has stopped, we will be immediately reborn in the Pure
Land. The practitioner should remember, however that once he has mastered this
technique, he should recite aloud as well as silently.
In this way, the
power of recitation will be strengthened and the will to be reborn in the Pure
Land more easily developed. Otherwise, his resolve will not be earnest and he
might "stray" into the practice of the "Five Meditations to calm
the mind" of the Theravada tradition.
4. Continuously
Linked Recitation
With this
technique, the practitioner recites softly, each word following the one
immediately before, each phrase closely following the previous phrase ...
During this
practice, through discretion and patience, there are no empty time frames and
therefore "sundry
thoughts"
cannot intrude. The cultivator's feelings and thoughts are intense, his mind
and mouth move boldly forward reciting the Buddha's name; the power of right
thought embraces everything, temporarily subduing ignorance and delusive
thought. Thus, the light of transcendental samadhi breaks through and shines
forth.
From early times,
Pure Land practitioners would avail themselves of this method when their
emotions and thoughts wandered or were in a state of confusion.
5. Enlightened,
Illuminating Recitation
With this
technique, the practitioner on the one hand recites the Buddha's name and on
the other, "returns
the light"
and illumines his True Nature. He thus enters into the realm of ultimate
transcendental emptiness; what remains is only the consciousness that his
body-mind and the True Mind of the Buddha have become one -- all-illuminating
and all-encompassing. At that time, meditation rooms, cushions, gongs and all
else have disappeared. Even the illusory, "composite body" is nowhere
to be found.
With this
practice, even while our present "retribution body" is not yet dead,
silent illumination is attained. Uttering the Buddha's name, the practitioner
immediately achieves the state of samadhi. There is no swifter method for
common mortals to enter the realm of the saints.
Unfortunately, we
cannot understand or practice this method unless we are of the highest
capacity. Therefore, its scope is rather modest and limited.
6. Bowing
to the Buddha Recitation
This
technique consists of making bows as we recite the Buddha's name. Either we
recite once before each bow or we bow as we recite, regardless of the number of
recitations. The bowing should be supple yet deliberate, complementing
recitation, bowing and reciting perfectly synchronized. If we add a sincere and
earnest mind, body, speech and mind are gathered together. Except for the words
Amitabha Buddha, there is not the slightest deluded thought.
This
method has the ability to destroy the karma of drowsiness. Its benefits are
very great, because the practitioner engages in recitation with his body,
speech and mind. A lay practitioner of old used to follow this method, and each
day and night, he would bow and recite an average of one thousand times.
However, this
practice is the particular domain of those with strong mind-power. Lacking this
quality, it is difficult to persevere, because with extended bowing, the body
easily grows weary, leading to discouragement. Therefore, this method is
normally used in conjunction with other methods and is not practiced in
exclusivity.
7. Decimal
Recording Recitation
This is
the inscription technique of Buddha Recitation, taking each ten utterances of
the Buddha's name as a unit. Individuals with short breath spans can divide the
ten utterances into two subunits (five utterances each) or three smaller subunits (two three-utterance units
and one four-utterance unit). One rosary bead is fingered after each
group of ten utterances is completed.
With this
practice, the mind must not only recite, it must also remember the number of
utterances. In this way, if we are not diligent we must become so; otherwise,
it will be impossible to avoid mistakes.
This technique,
in general, is an excellent expedient forcing the cultivator to concentrate his
mind and is very effective with those subject to many errant thoughts. Elder
Master Yin Kuang used to recommend it to Pure Land practitioners.
8. Lotus
Blossom Recitation
As he
recites, the practitioner contemplates the four colors of the lotus blossom (blue, yellow, red and white), one color after
another without interruption. With his first utterance of the Buddha's name, he
visualizes a huge, blue lotus blossom before his eyes, emitting a blue light.
With the second utterance, he visualizes a yellow lotus blossom, emitting a
yellow light. The third and fourth utterances are accompanied, respectively, by
visualization of red and white lotus flowers, each color emitting its own
light. He then repeats the visualization in the same sequence. As the flowers
appear, he imagines a vague, lingering touch of pure, soft lotus fragrance.
Ancient
masters devised this method because many practitioners in the T'ien T'ai
School, despite using all available techniques, found it difficult to stem
their errant thoughts. This method uses various forms and colors to focus mind
and thought. These forms and colors take the marks of lotus blossoms in the
Seven-Jewel Pond of the Pure Land ("one utterance of the Buddha's name, one jeweled lotus
blossom"),
because the lotus blossoms appearing in the Pure Land are inseparable from the
lotus blossoms created by the virtues of the reciting mind. At the time of
death, the mind-consciousness of the practitioner relies on these jeweled lotus
blossoms to achieve rebirth in the Western Pure Land.
If the Pure Land
cultivator should discover that he has an affinity with this technique, he
should apply it and quickly enter the Wonderful Lotus Blossom Buddha Recitation
Samadhi.
9. Recitation
Amidst Light
This
method was specially designed for certain practitioners who, as soon as they
close their eyes to recite, suddenly see filthy forms and marks (ugly grimacing faces, for
example),
or dark forms and colors swirling around.
With this
technique, the practitioner, while reciting the Buddha's name, visualizes
himself seated in the middle of an immense, brilliant zone of light. Within
that zone of light, when his mind has quieted down, the practitioner feels
bright and refreshed. At that time, not only have deluded thoughts been
annihilated, filthy, evil forms have also disappeared. After that, right
thought is reinforced and samadhi is, in time, achieved.
Although this is a
special expedient to destroy evil deluded marks, even the practitioner who is
not in this predicament can apply this method to clear his mind and enter
deeply into the Buddha Recitation Samadhi.
10. "Contemplation of the Buddha" Recitation
The
methods of contemplation taught in the Meditation
Sutra are very important
and lead to immense virtue, but they are not a popular expedient for sentient
beings in the Dharma-Ending Age. Nevertheless, since the ancient masters did
not wish to see the special benefits of the meditation method go unused, they
selected the easiest of the Sixteen Contemplations (Contemplation of Amitabha Buddha) and combined it
with Oral Recitation to form the Contemplation of the Buddha-Oral Recitation
technique. (Recitation
is predominant, with contemplation of the Buddha occupying a subsidiary
position.)
Each day,
after reciting the Buddha's name, the practitioner reserves a special period of
time for concentrating his mind and contemplating the Embellishments and Light
of Amitabha Buddha. This method is derived from Contemplation Number Thirteen
in the Meditation Sutra, in which Buddha
Amitabha is visualized as some sixteen feet tall and of golden hue, standing at
the edge of the Seven-Jewel Pond. If the practitioner cannot yet visualize the
Seven-Jewel Pond, he can picture Amitabha Buddha standing before his eyes in a
zone of light, in open space, the left hand held at chest level and forming the
auspicious mudra, the right arm extending downward in the position of
"welcoming and guiding."
To be
successful in this meditation, it is necessary, at the outset, to visualize the
body of Amitabha Buddha in general, then concentrate on the urna (white mark between the
eyebrows).
This mark is empty and transparent, like a white gem with eight facets ... The
urna is the basic mark among the thirty-two auspicious marks of the Buddhas.
When this visualization is successful, thanks to the affinity thus created
between Amitabha Buddha and the practitioner, other marks will appear clearly,
one after another. However, to ensure success, the practitioner should read
through the Meditation Sutra memorizing the
thirty-two auspicious marks of Buddha Amitabha before commencing his practice.
With this
method, Buddha Recitation should be primary, because if the practitioner does
not succeed at visualization, he can still fall back on recitation to ensure
rebirth in the Pure Land. In truth, however, recitation aids visualization and
visualization complements recitation, so that these two aspects work in parallel,
leading the practitioner toward the desired goal.
Although this
technique is somewhat more difficult than the others, if it can be accomplished
successfully, immeasurable benefits are achieved. It is therefore described
here at the very end, to foster diligent practice.
As stated
earlier, these ten variants of Oral Recitation are also the ten basic
techniques to combat the various mental hindrances faced by Buddha Recitation
practitioners. Pure Land books discuss several dozen variants. However, they
are merely techniques using, inter alia,
a loud voice or a low voice at busy moments or at times of leisure. They cannot
as such qualify as methods of recitation. For this reason, the author has
singled out these ten basic variants of Oral Recitation to combat the
obstructions of drowsiness and mind-scattering. They are the methods best
suited to the majority of today's practitioners.
The cultivator can try them out and select
the one that fits his particular case.
Comments
Post a Comment