Tám
Mối Khổ Lớn
1.- Sanh
2.- Lão
3.- Bịnh
4.- Tử
5.- Ái Biệt Ly
6.- Oán Tắng Hội
7.- Cầu Bất Đắc
8.- Ngũ Ấm Thạnh
Trong Khổ Đế của đức Thế
Tôn thuyết minh, có tám điều. Nỗi khổ của kiếp người vẫn vô cùng, mà tám điều
này giữ phần cương lãnh.
Điều thứ nhất là Sanh
Khổ, tức chỉ cho nỗi khổ trong cái sanh. Loài người khi ở trong
thai đã có tình thức. Do có tình thức nên có sự cử động cảm xúc. Khi mẹ ăn thức
lạnh vào, cảm thấy như ở trong giá băng; lúc ăn thức nóng vào, cảm thấy như bị
nung đốt. Thai nhi sống trong chỗ chật hẹp tối tăm nhơ nhớp, vừa lọt lòng đã
kêu khóc oa oa. Rồi từ đó khi lạnh, nóng, đói, khát, muỗi kiến cắn đốt, chỉ
biết kêu khóc mà thôi. Huệ nhãn của Phật thấy rõ những chi tiết ấy, nên Ngài
xác nhận là khổ. Nếu như Sanh không khổ thì khi lọt lòng trẻ đã chẳng kêu khóc
oa oa. Vì thế, cổ đức đã than:
Vừa khỏi bào thai lại
nhập thai.
Thánh nhơn trông thấy
động bi ai!
Huyễn thân xét rõ toàn
nhơ nhớp.
Thoát phá mau về tánh
bản lai.
Điều thứ hai là Lão
Khổ, tức sự khổ trong lúc tuổi già. Con người khi già rồi,
các căn đều suy yếu, mắt mờ, tai lãng, lưng mỏi, chân run, ăn thấy kém ngon,
ngủ không thẳng giấc, trí nhớ chẳng còn minh mẫn, làn da khô nhăn, răng lần lần
đau nhức, chuyển rụng. Dù cho bực thanh niên tuấn nhã, hay trang thiếu nữ tiên
dung, khi đến tuổi này âu cũng:
Bao vẻ hào hoa đâu thấy
nữa.
Một thân khô kiệt nghĩ
buồn tênh!
Lắm kẻ tuổi già lờ lẫn,
khi ăn mặc, lúc đại tiểu đều nhớp nhơ, con cháu dù thân, cũng sanh nhàm chán.
Kiếp người dường như kiếp hoa, luật vô thường chuyển biến khi đã đem đến cho
hương sắc, nó cũng đem đến cho vẻ phai tàn. Xét ra cái già thật không chi vui,
thân người thật không chi đáng luyến! Vì thế đức Phật mới bảo: già là khổ!
Điều thứ ba là Bịnh
Khổ, tức sự khổ trong cơn đau yếu. Có thân là có bịnh, từ
những thứ bịnh nhẹ thuộc ngoại cảm, đến các chứng bịnh nặng của nội thương. Có
người vướng phải những bịnh nan y như: lao, cùi, ung thư, bại xuội. Trong cảnh
ấy, tự thân đã đau đớn, lại tốn kém hoặc không có tiền thuốc thang, chính mình
bị khổ lụy, lại gây thêm khổ lụy cho người quyến thuộc. Đó là trên khổ mà gia
thêm khổ! Nỗi khổ về bịnh là sự hiển nhiên, chúng ta rất dễ nhận thức.
Điều thứ tư là Tử
Khổ, tức sự khổ trong lúc chết. Mọi người đều muốn sanh
thuận, tử an, nhưng việc ấy rất khó được, mà khi chết phần nhiều sắc thân lại
bị bịnh khổ hành hạ đau đớn.
Thân đã như thế, tâm thì
hãi hùng lo sợ, tham tiếc ruộng vườn của cải, buồn rầu phải lìa bỏ thân nhơn,
muôn mối dập dồn, quả thật là khổ. Đề cập đến chữ Chết mấy ai đã muốn nghe, nói
chi là ưa thích.
Điều thứ năm là Ái
Biệt Ly Khổ, tức sự khổ khi xa lìa người thân yêu. Điều này trong hoàn cảnh
chiến tranh, ta càng thấy rõ. Biết bao gia đình chịu cảnh kẻ Bắc, người Nam.
Biết bao thanh niên phải dấn thân nơi trận mạc, người ở nhớ thương, kẻ đi sầu
thảm. Đó chỉ là cái khổ sanh ly. Lại biết bao kẻ tuổi hãy còn xuân, tử thần
cướp đi người yêu quý, phải chịu cảnh góa bụa bơ vơ. Rồi lại những kẻ cha mẹ,
anh em, con cái bị đạn bom tử nạn. Còn biết bao trẻ em quyến thuộc đều chết,
thiếu tình thân mật, sống vất vưởng nơi làng cô nhi! Ðây là nỗi khổ về tử biệt.
Cho nên trong thời buổi này, biển nhớ sông thương đã sâu dài, mà núi hận trời
sầu cũng cao rộng! Cảnh sanh ly tử biệt với người thân yêu, quả thật là khổ!
Điều thứ sáu là Oán
Tắng Hội Khổ, tức sự khổ về oan gia hội ngộ. Bị những kẻ đối nghịch thù
oán ở gần bên gièm pha nói xấu, phá phách mưu hại, làm cho ta phải bực tức khó
nhẫn, lo sợ không yên, là một điều khổ. Lại còn nhiều gia đình, cha mẹ anh em
hoặc vợ chồng không đồng ý kiến, thường có sự tranh cãi giận ghét buồn phiền
lẫn nhau. Đó khác nào sự gặp gỡ trong oan gia, đâu có chi là hạnh phúc!
Điều thứ bảy là Cầu
Bất Đắc Khổ, tức sự khổ về mong cầu không toại ý. Trong đời sống, con
người có rất nhiều ước vọng mong cầu. Đại khái như nghèo muốn cho giàu, xấu
muốn cho đẹp, không con muốn cho có con, có con muốn cho nó nên người thông
minh hiếu thuận. Ngàn muôn ước vọng như thế, cầu mong mà không toại ý, đó là
nỗi khổ.
Điều thứ tám là Ngũ Ấm
Thạnh Khổ, tức sự khổ về năm ấm hừng thạnh. Năm ấm là: sắc, thọ, tưởng,
hành, thức. Sắc ấm thuộc về thân, bốn ấm kia thuộc về tâm. Nói một cách đơn giản:
Đây tức là sự khổ về thân, tâm. Điều thứ tám này bao quát bảy món khổ trước:
thân thì sanh, già, bịnh, chết, đói, khát, nóng, lạnh, vất vả nhọc nhằn; tâm
thì buồn, giận, lo, thương, trăm điều phiền lụy. Khi xưa thái tử Sĩ Đạt Ta dạo
chơi bốn cửa thành thấy cảnh già - bịnh - chết, Ngài là bậc trí lự sâu xa, cảm
thương đến nỗi khổ của kiếp người, nên bỏ hoàng cung tìm phương giải thoát.
Trái lại, những kẻ trí tánh dung thường, xét nghĩ cạn cợt, không biết suy tư về
cái khổ, nên hằng lấy khổ làm vui.
Có kẻ, nếu nói Sanh là
khổ; họ bảo: “Khi sanh ra tôi không biết chi, nên chẳng thấy khổ!” Nếu nói
Già là khổ; họ bảo: “Hiện tại tôi chưa già!” Nếu nói Bịnh là khổ; họ bảo: “Từ
trước tới giờ tôi thường khoẻ mạnh, rất ít đau yếu, nếu có bịnh cũng chỉ xoàng
thôi, không thấy chi là khổ!” Nếu nói Chết là khổ; họ bảo: “Cái chết chưa đến,
biết đâu đó như là một giấc ngủ yên?” Nếu nói Thương chia lìa là khổ; họ bảo:
“Gia quyến tôi vẫn đoàn tụ vui vẻ, không có sự biệt ly!” Nếu nói Oán gặp gỡ là
khổ; họ bảo: “Tôi đâu có làm gì để ai oán ghét mưu hại?” Nếu nói Cầu không được
là khổ; họ bảo: “Cuộc sống của tôi đầy đủ như ý, không cầu mong cầu chi
khác”.
Thế thì kẻ ấy không có
khổ ư?
- Họ có khổ, tức là là
sự khổ về năm ấm, hay thân tâm đều sung thạnh.
Thân tâm cường kiện sung
thạnh sao lại khổ?
- Chúng ta thử xem trên
xã hội này, những án như: bắn giết, cướp bóc, hiếp dâm, đánh chém nhau. Các án
tích ấy, một phần do hạng người nhàn rỗi, thân tâm quá sung mãn đầy đủ, họ bị
những kích thích về tâm lý, sinh lý, ngồi đứng không yên, vô sự sanh sự, gây
nên những việc hung tàn. Như hiện nay từ Âu Mỹ đến Việt Nam, rất nhiều kẻ sống
theo trào lưu cuồng loạn, say đắm theo rượu mạnh, nhảy nhót, hút cần sa hoặc
chích ma túy, dâm dật, buôn lậu, ưa vũ thoát y hoặc nhạc kích động, ăn
chơi đủ cách, cho đến thích nguy hiểm, bạo hành. Thân và Tâm của họ không yên,
như ngọn lửa phừng cháy gây nên nhiều lỗi lầm tội ác, để rồi phải chịu khổ. Đó
chính là cái khổ “Năm ấm hừng thạnh”.
Tám điều trên đây gọi là
Bát khổ. Tám món khổ này chỉ là đại cương, nội dung của nó còn bao gồm nhiều
mối khổ khác. Chúng ta thử quán sát mình và người, phải chăng đã chịu ít nhiều
trong Bát khổ?
Người học Phật nếu biết
suy tư đến tám mối khổ lớn của nhơn sanh, có thể gọi là đã đến gần với đạo vậy.
The Eight Major
Sufferings
Sakyamuni
Buddha explained the eight causes of suffering in his Truth of Suffering. The
human condition has always entailed countless sufferings, as exemplified by the
eight types enumerated below:
1.- Suffering of birth
While
still in the womb, human beings already have feelings and consciousness.
Because of this they move and experience pleasure and pain. When the mother
eats cold food, the embryo feels as though if were packed in ice; when hot food
is ingested, if feels as though it were burning. The embryo, living as it is in
a small, dark and dirty place, immediately lets out a scream upon birth. From
then on, all it can do is cry when it feels cold, hot, hungry, thirsty, or
suffers insect bites. Buddha Sakyamuni in his wisdom saw all this clearly and
in detail and therefore describes birth as suffering. The ancient sages had a
saying in this regard:
As
soon as sentient beings escape one womb, they enter another,
Seeing this, sages and saints are deeply moved to such compassion!
The illusory body is really full of filth,
Swiftly escaping from it, we return to our Original Nature.
2.- Suffering of old age
As
they approach old age, human beings have diminished faculties; their eyes
cannot see clearly, their ears have lost their acuity, their backs tire easily,
their legs tremble, eating is not as pleasurable as before, their sleep is not
sound, their memories fail, their skin dries out and wrinkles, their teeth
ache, decay and fall out.
Even
those who were most handsome and beautiful in their youth can only feel sorrow
and regret when they grow old.
In old
age, many persons become confused and mixed up when eating or dressing or they
become incontinent. Their children and other family members, however close to
them, soon grow tired and fed up. The human condition is like that of a flower,
ruled by the law of impermanence, which, if it can bring beauty and fragrance,
also carries death and decay in its wake. In truth, old age is nothing but
suffering and the human body has nothing worth cherishing. For this reason,
Buddha Sakyamuni said: old age is suffering!
3.- Suffering of disease
To
have a body is to be open to disease, from those small ailments which have an
external source to those dreadful diseases coming from the inside. Some people
are afflicted with incurable diseases such as cancer or debilitating ailments,
such as osteoporosis, etc. In such condition, they not only experience physical
pain, they also have to spend large sums of money for treatment. Should they
lack the required funds, not only do they suffer, they create additional
suffering for their families. This is suffering on top of suffering. The
suffering of disease is self-evident and requires no further elaboration.
4.- Suffering of death
All
sentient beings desire an easy birth and a peaceful death. However, these
conditions are very difficult to fulfill, particularly at the time of death,
when the physical body is generally stricken by disease and in great pain. With
the body in this state, the mind is panic-stricken, bemoaning the loss of
wealth and property, and saddened by the impending separation from loved ones
as well as a multitude of similar thoughts. This is suffering indeed. Very few
of us want even to hear about death, let alone "like" it.
5.- Suffering due to
separation from loved ones
This
truth is particularly easy to discern in time of war. In this situation, how
many families have to endure separation, with some members in the
"North," others in the "South?" How many young men have
lost their lives on the battlefields, the survivors stricken by their losses,
the departed suffering tragic deaths? This is the suffering of separation. How
many still in their prime have lost their loved ones to the demon of death,
leaving them alone, helpless and forsaken? Should we also mention those whose
parents, brothers, sisters and children have been killed by bombs and bullets?
How many children, having lost their families, lacking all means of support and
guidance, must lead precarious lives in orphanages? This is suffering due to
death.
Thus,
in times like these, the sea of remembrance and the river of love are deep and
long, but the mountain of hate and the sky or grief are also high and wide!
Separation from loved ones, whether in life or through death, is suffering
indeed!
6.- Suffering due to
meeting with the uncongenial
This
is suffering due to encountering enemies. To endure those to whom we are
opposed, whom we hate, who always shadow and slander us and look for ways to
harm us -- which is hard to tolerate, as we are always worried and ill at ease
-- this is true suffering. There are many families in which fathers and
mothers, brothers and sisters, husbands and wives are not of the same mind, and
which are constantly beset with disputes, anger and acrimony. This is no
different from encountering enemies. Where is happiness then?
7.- Suffering due to
unfulfilled wishes
We all
have many desires and hopes in our lives. For example, the poor hope to become
rich, the ugly wish for beauty, the childless pray for a son or daughter. Those
who have children wish them to be successful, intelligent and filial. Such
wishes and hopes are legion, and cannot all be fulfilled. Thus, they are a
source of suffering.
8.- Suffering due to the
raging skandas
This
is the suffering of those whose faculties are too sharp and full. The five
skandas are form, feeling, perception, volition and consciousness. The skanda
of form relates to the physical body, while the remaining four concern the
mind. To put it simply, this is the suffering of the body and the mind.
There
are those who, upon being told that birth is suffering, will answer: When I was
born I was too young to know anything, so I do not know of any suffering! If
told that old age is suffering, they answer: I am not old yet! When told that
disease is suffering, they answer: Since infancy, I have always been in good
health, seldom experiencing any disease. Even when I was sick, it was only a
minor discomfort; therefore, I do not see any suffering! When told that death
is suffering, they say: Death has not come. Who knows that it is not a peaceful
sleep? Upon being told that separation from loved ones is suffering, they say:
The members of my family have always lived happily together, without
experiencing any separation! If told that the company of the uncongenial is
suffering, they answer: I haven't done anything to deserve anyone's wrath.
There is no reason for anyone to plot against me! If we say that not getting
what we want if suffering, they answer: I have everything I desire and need
from life; I do not want anything else!
Can we
say, however, that these people have no suffering?
-No.
Precisely because they are well-endowed in body and mind, they are undergoing
the suffering of the five raging skandas.
Why is
it that a well-endowed mind and body constitute suffering?
-Let
us remember the trials for murder, robbery, rape and other violent crimes in
our society. These occurrences derive in part from persons with too much time
on their hands. With mind and body over-satisfied, they are subject to mental
and biological stimulations. They are not at peace either sitting or standing
and create problems where there are none, which leads to violent events. As an
example, nowadays many people throughout the world lead self-indulgent lives,
prone to hard liquor, drugs, illicit sex and every kind of indulgence -- fond
of danger and cruelty. They are not physically and mentally at peace with
themselves and, like a raging fire, engage in wrongful acts leading to inevitable
suffering. This is the "suffering of the five raging skandas."
The
eight conditions described above are know as the Eight Sufferings. They are
described here in a general way and can be subdivided into many other types of
suffering. If we examine ourselves and others, are we not to a greater or
lesser extent under the sway of the eight sufferings?
If
those who study the Dharma continuously ponder the Eight Great Sufferings of
mankind, they can be said to be close to the Way.
Comments
Post a Comment