Sự Trọng Yếu Của Lòng Tin

 

Chúng sanh nơi thế giới Ta Bà này, nhân vì ở vào đời ác năm trược, phiền não nặng nhiều, hoàn cảnh bên ngoài ác liệt, sự tu hành không dễ gì tiến bộ. Lại mỗi khi chuyển sanh thường bị lạc mê, nên sự chứng đạt rất khó. Tiên đức hằng than:

"Số xuất gia nhiều như lông trâu, nhưng người đắc đạo như sừng thỏ"

(Xuất gia như ngưu mao, đắc đạo như thố giác).

 

Lời này có thể hình dung cho điều vừa nói trên. Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là bậc đã kinh nghiệm qua con đường thành Phật, biết rõ lối nào dễ bước, nẻo nào khó đi. Vì thế Ngài mới vận lòng bi trí, đặc biệt mở ra pháp môn Niệm Phật. Người tu môn này tuy chưa dứt phiền não, mà có thể đới nghiệp vãng sanh. Khi về đến Tây Phương rồi, nhờ nhiều thắng duyên của cảnh ấy, sự tiến tu chứng đạo rất dễ dàng như cầm lấy món đồ trước mắt.

Đức Thế Tôn đã có lòng đại bi như thế, lẽ ra mọi người đều được đắc độ với pháp môn này, nhưng kẻ vãng sanh lại có phần ít là tại sao? Đó là bởi chúng sanh trí kém nghiệp nặng, hoặc nghi lời Phật nói không chịu tu, hoặc tuy tu mà lòng tín nguyện không chí thiết, hoặc tuy niệm Phật mà chỗ dụng công không đúng với lời Phật dạy. Vì thế tuy có tu hành vẫn không đem đến thành quả. Đó là lỗi ở người, chớ không phải ở pháp.

 Kinh Hoa Nghiêm nói: "Lòng tin là bước đầu vào đạo, là mẹ của của tất cả công đức. Lòng tin hay nuôi lớn các căn lành. Lòng tin hay tựu quả Bồ Đề của Phật." Thế nên đối với người tu, đức tin có tính cách rất trọng yếu. Nếu mất đức tin, chẳng những nền tảng tiến đạo phải bị sụp đổ, mà tất cả công hạnh giải thoát cũng không thành. Đức tin này không phải mê tín, chính là lòng tin nương theo trí huệ, là sự đặt trọn vẹn niềm tin vào lời của Phật, Bồ Tát và chư vị Tổ Sư đã dạy trong kinh điển. Tạo sao đã nương theo trí huệ lại còn phải đặt trọn vẹn niềm tin vào lời dạy của những bậc ấy? - Bởi môn Tịnh Độ thuộc pháp Đại Thừa, đã là đại pháp tất nói nhiều cảnh giới siêu việt khác thường, nên có những điều mà trí huệ phàm phu không thể suy lường nổi.

Khi xưa trên hội Linh Sơn, đức Thế Tôn nói Kinh Pháp Hoa, có năm ngàn bậc Đại Đức Thanh Văn, đã chứng từ sơ quả Tu Đà Hoàn đến đệ tứ quả A La Hán, không tin tưởng lui ra khỏi Pháp tịch. Đối với cảnh chính đức Phật còn tại thế thân nói pháp, với các vị Thanh Văn thánh giả trí huệ đã siêu thường, mà còn có sự không tin, thì ta thấy pháp Đại Thừa chẳng phải dễ tin hiểu. Cho nên trong kinh Đại Thừa, có nhiều chỗ đức Phật bảo đừng nói cho kẻ nhiều kiến chấp, thiếu lòng tin nghe, vì e họ sinh lòng khinh báng mà mang tội. Đến khi Đại Thừa pháp được lan truyền rộng, các vị cổ đức khuyên người học Phật khi nghiên cứu về loại kinh này, chỗ nào dùng trí huệ hiểu được cố nhiên là tốt, chỗ nào suy gẫm không thấu triệt vẫn đặt trọn vẹn niềm tin nơi lời của đức Thế Tôn. Như thế mới tránh khỏi tội lỗi khinh báng đại pháp, và không mất phần lợi ích.

Trong Kinh Phật Thuyết A Di Đà, đức Bổn Sư đã đôi ba phen nhắc nhở về lòng tin, như các đoạn: "Cho nên Xá Lợi Phất! Các ông phải nên tin nhận lời ta và lời nói của chư Phật!... Xá Lợi Phất! Như ta hôm nay khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật. Các đức Phật kia cũng khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của ta, mà nói lời như sau: 'Phật Thích Ca Mâu Ni hay làm được việc rất khó khăn ít có! Ngài đã có thể ở trong đời ác năm trược là: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược của quốc độ Ta Bà, chứng quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vì các chúng sanh nói ra pháp môn mà tất cả thế gian đều khó tin ấy.' - Xá Lợi Phất! Nên biết ta ở trong đời ác năm trược làm việc khó khăn sau đây, là đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vì tất cả thế gian nói ra pháp khó tin này, thật là điều rất khó!"

Đức Thế Tôn trí huệ nhiệm mầu, mà đã nói những lời ấy, thì biết pháp Tịnh Độ thật khó tin, và lòng tin là điều rất quan hệ! Nhiều vị cổ đức cũng bảo: "Pháp môn Tịnh Độ rất khó thâm tín, duy hạng phàm phu đã gieo căn lành niệm Phật và bậc Đăng Địa Bồ Tát mới tin nhận được mà thôi. Ngoài ra những chúng sanh khác cho đến hàng Nhị Thừa hoặc quyền vị Bồ Tát đôi khi cũng không tin nhận pháp môn này." Khi xem những lời như trên, ban sơ bút giả cũng lấy làm lạ tự hỏi: "Tại sao đệ tử Phật lại không tin lời của Phật? Hàng Nhị Thừa và quyền vị Bồ Tát trí huệ siêu việt, chỗ tu chứng đã cao, sao lại không tin pháp môn Tịnh Độ?"

Nhưng về sau, khi thấy trong hàng xuất gia có những vị giảng giáo lý tinh thông, song lại không tin có cõi Cực Lạc và bài bác sự Niệm Phật Vãng Sanh, chừng đó mới công nhận lời kia là đúng. Nhân đây lại tìm trong kinh, thấy nói đạo nhãn của bậc A La Hán và Bích Chi Phật chỉ ở trong phạm vi tam thiên đại thiên thế giới, gồm một ngàn triệu thái dương hệ. Mà môn Tịnh Độ thuộc về giới ngoại đại pháp, cõi Cực Lạc ở ngoài đại thiên thế giới, như vậy làm sao hàng cực quả Nhị Thừa có thể thấy biết tin nhận được? Còn hàng quyền vị Bồ Tát chưa chứng vào cảnh giới Ðại Phương Ðẳng, chưa thấy được mười phương Tịnh Độ, nên có vị không tin nhận lẽ dĩ nhiên.

Điểm căn yếu của môn Niệm Phật là: Tín, Nguyện, Hạnh. Ba điều này tương quan với nhau như cái đảnh có ba chân, thiếu một tất phải sụp đổ. Trong đây tín lại là nền tảng, nếu thiếu nhu yếu này, thì không thể khởi sanh Nguyện và phát động Hạnh tu trì cho thiết thật. Riêng về điểm Tín, đại khái có ba điều:

 

Trước tiên, phải tin lời đức Thế Tôn nói, nhận chắc cõi Cực Lạc từ nhơn vật đến cảnh giới đều có thật.

Kế đó, phải tin đức A Di Đà không có lời nguyện dối, chúng sanh dù nghiệp nặng, nếu niệm đến danh hiệu Ngài, quyết định sẽ được tiếp dẫn vãng sanh.

Thứ ba, phải tin ta niệm Phật, nguyện về cõi Phật, quyết sẽ được thấy Phật được vãng sanh, nhân nào quả ấy không thể sai lạc.

 

Ba điều này chỉ là khái yếu, nếu suy diễn ra rộng, trong ấy gồm có sáu phần: tin mình, tin Phật, tin nhân, tin quả, tin sự, tin lý. Điều thứ nhất bao gồm tin lời Phật và tin sự, lý Tịnh Độ đều có thật.

Điều thứ hai bao gồm tin đại nguyện của Phật A Di Đà và tha lực tiếp dẫn của Ngài.

Điều thứ ba bao gồm tin bản tâm mình, nguyện lực mình, và nhân cùng quả của công hạnh niệm Phật.

Nhân chắc ba điều vừa nói, mới gọi là tin sâu. Lại tin sâu không phải thuộc lời nói bên ngoài hay ý nghĩa phân biệt mà là sự thể nhận, là tâm trong sạch không còn một điểm nghi ngờ. Cho nên khi xưa ông Vương Trọng Hồi hỏi một vị thiện trí thức: "Làm sao quyết chắc được sanh về Cực Lạc?" Vị ấy đáp: "Chỉ tin nhận sâu, là chắc chắn được vãng sanh." Ông ghi nhận và ngộ giải lời nói ấy, quả nhiên về sau được toại thành như ý nguyện.

Sự tin sâu có ích lợi là như thế.

 


The Importance of Faith

 

It is not easy for sentient beings in this Saha World to progress in their cultivation, living as they are in the realm of the Five Turbidities, subject to heavy afflictions and surrounded by violence. Moreover, they usually go astray and become deluded each time they die and are reborn, so that it is very difficult for them to attain Enlightenment. As the ancients often noted:

Those who enter the clergy are as numerous as hairs on a water buffalo, but those who attain the Way are as scarce as rabbits' horns.

Our Master, Buddha Sakyamuni, experienced the Way to Buddhahood first hand, and knew full well which path was easy to tread and which was difficult. Therefore, with his compassionate, enlightened mind, he purposely taught the special method of Buddha Recitation. Followers of this method, even while not entirely rid of afflictions, may "bring their residual karma along" to the Pure Land. Once reborn there, thanks to the highly favorable conditions of that Land, progress in cultivation and attainment of the Way are as easy as holding an object before one's eyes.

Since Buddha Sakyamuni has such great compassion, one would think that all sentient beings would attain the Way through this method. Nevertheless, relatively few are reborn in the Pure Land. Why is this so? It is because sentient beings have little wisdom and heavy karma, or they doubt the Buddha's words and refuse to cultivate. Or else, they may cultivate but their Faith and Vows are not strong and earnest, or they may recite the Buddha's name but their practice is not in accord with Buddhist teachings. For these reasons, though they may cultivate, their practice will not lead to Enlightenment. The fault lies with the practitioner, not the method.

The Avatamsaka Sutra teaches:

Faith is the basis of the Path, the mother of virtues Nourishing and growing all good ways... Faith can assure arrival at enlightenment. 

Therefore, Faith is of great importance to the cultivator. If we lose Faith, not only will our base for progress in the Way crumble, but none of our liberating deeds will succeed. This Faith is not blind faith, but is Faith grounded in wisdom, based entirely on the words of the Buddhas, Bodhisattvas and Patriarchs, as taught in the sutras.

Why is it that after relying on wisdom, we should still put our complete Faith in the teachings of the sages? It is because the Pure Land method, belonging as it does to the Mahayana tradition, is concerned with many transcendental realms beyond human knowledge or wisdom. Therefore, there are many realities that ordinary sentient beings cannot readily understand.

Once, when Buddha Sakyamuni was lecturing on the Lotus Sutra at the Vulture Peak Assembly, five thousand great Sravakas, many of whom were Arhats, did not believe His words and left the Assembly. Even these venerable Sravakas endowed with transcendental wisdom had doubts about the Dharma preached by Buddha Sakyamuni Himself. We can see, then, that Mahayana teachings are not easy to understand and believe.

For this reason, there are many passages in the Mahayana sutras in which Buddha Sakyamuni requested that such and such a teaching not be preached indiscriminately to those without Faith and with too many view-attachments, lest they develop slanderous thoughts and reap evil karma. When the Mahayana doctrine began to spread widely, the ancient sages, too, admonished Buddhist followers to adopt the following approach to studying Mahayana sutras:

Understand with your mind those passages that you can. As for those passages which you cannot fully comprehend through reflection, just put your Faith entirely in the words of the Buddhas. That is the only way to avoid the offense of vilifying the great Dharma and losing merits and virtues thereby.

In the Amitabha Sutra, Buddha Sakyamuni reminded us about Faith several times, as in the following passage:

Sariputra, all of you should believe and accept my words and those of all Buddhas... Sariputra, just as I now praise the inconceivable merits and virtues of all Buddhas, all those Buddhas equally praise my inconceivable merits and virtues with the words "Sakyamuni Buddha can accomplish extremely rare and difficult deeds! In the Saha World, in the evil time of the Five Turbidities... he can attain Buddhahood for the sake of all living beings and preach this Pure Land method, which people the world over are inclined to doubt."

If Sakyamuni Buddha, in his wisdom, has spoken these words, we can see that the Pure Land Dharma door is indeed difficult to grasp, and that Faith is very important! The ancients have likewise stated:

It is very difficult to believe deeply in the Pure Land method. Only sentient beings who have planted the good roots of Buddha Recitation or Bodhisattvas at the Equal Enlightenment stage can truly believe and accept it. Other sentient beings, including even Arhats, Pratyeka Buddhas, and Bodhisattvas at the Expedient Stage, sometimes do not believe in or accept this method.

Reading such remarks, this writer was surprised at first and asked himself why Buddhist disciples did not believe Buddha Sakyamuni's words. The sages of the Two Vehicles (Sravakas and Pratyeka Buddhas) and Bodhisattvas at the Expedient Stage have transcendental wisdom and their attainments are already high; why is it that they do not believe in the Pure Land method? Later on, however, upon observing that there are monks and nuns who can explain the Dharma in a thorough manner but do not believe in the Land of Ultimate Bliss and reject the idea of seeking rebirth there, he conceded that this observation was indeed true. Looking for an explanation, he found it written in the sutras that... the perception of the Arhats, Pratyeka Buddhas and beginning Bodhisattvas is limited; they cannot fully participate in what the Buddhas perceive and understand.

The critical elements of the Pure Land method are Faith, Vows and Practice. These three conditions interact like the three legs of an incense burner; if one is lacking or broken, the incense burner cannot stand. Among these conditions, Faith is fundamental. If this critical condition is missing, the mind of Vows and sincere Practice cannot truly develop.

This element of Faith consists, in general, of three factors. 

First, we should believe in the words of the Buddhas, truly acknowledging that the Pure Land, from its inhabitants to the environment itself, does "exist."

Next, we should believe that the Lord Amitabha Buddha is always true to his Vows, and that however deep the evil karma of sentient beings may be, if they earnestly recite His name, they will be reborn in the Pure Land. 

Finally, we should believe that if we recite Amitabha Buddha's name and vow to be reborn in the Pure Land, we will certainly see the Buddha and be reborn there, as cause and effect cannot diverge. These three factors are, of course, only generalities.

 

The first factor encompasses faith in the words of the Buddhas and in the noumenal and phenomenal aspects of the Pure Land.

The second encompasses faith in the great Vows of Amitabha Buddha and in his "other-power" to rescue us and lead us to rebirth in His Land.

The third factor encompasses faith in our own Self-Nature, our own vows, and the cause and effect of the practice of Buddha Recitation. To recognize these three factors fully is to have deep Faith.

 

Moreover, deep Faith is not a question of words or discriminating thought; it is a profound realization, it is the Pure Mind without a trace of doubt. In this regard, a layman of old once asked a wise monk: "How can we fully ensure rebirth in the Pure Land?" The monk replied, "You need only have a mind of deep and true Faith for rebirth in the Pure Land to be assured." Having been enlightened by this answer, the layman acted accordingly and later on did in fact achieve his aspiration.

 

Deep Faith is, therefore, of great benefit indeed.

Comments

Popular posts from this blog