Các
Duyên Ma Khảo
Những
duyên nghiệp khảo đảo gây chướng ngại cho người tu, có rất nhiều chi tiết sai
biệt. Nay chỉ xin tóm tắt đại cương qua sáu điểm:
1. Nội Khảo: - Có
người trong lúc tu tập, bỗng khởi lên những tâm niệm tham lam, giận hờn, dục
nhiễm, ganh ghét, khinh mạn, nghi ngờ, hoặc si mê dễ hôn trầm buồn ngủ. Những
tâm niệm ấy đôi khi phát hiện rất mãnh liệt, gặp duyên sự nhỏ cũng dễ sanh cau
có bực mình. Nhiều lúc trong giấc mơ, lại thấy các tướng thiện ác biến chuyển.
Trong đây những tình tiết chi ly không thể tả hết được. Gặp cảnh này, hành giả
phải ý thức đó là do công năng tu hành nên nghiệp tướng phát hiện. Ngay lúc ấy,
nên giác ngộ các nghiệp tướng đều như huyễn, nêu cao chánh niệm, tự nhiên những
tướng ấy sẽ lần lượt tiêu tan. Nếu không nhận thức rõ ràng, tất bị nó xoay
chuyển làm cho thối đọa.
Tiên đức bảo:
"Chẳng
sợ nghiệp khởi sớm, chỉ e giác ngộ chậm," chính
là điểm này.
Có người đang lúc dụng công, bỗng phát sanh tán loạn, mỏi nhọc
khó cưỡng nỗi. Ngay khi ấy, nên đứng lên lễ Phật đi kinh hành, hoặc tạm xả lui
ra ngoài đọc một vài trang sách, sửa năm ba cành hoa, chờ cho thanh tĩnh sẽ trở
vào niệm Phật lại. Nếu không ý thức, cứ cưỡng ép cầu cho mau nhứt tâm, thì càng
cố gắng lại càng loạn. Đây là sự uyển chuyển trong lúc dụng công, ví như thế
giặc quá mạnh tợ nước tràn, người chủ soái phải tùy cơ, nên cố thủ chớ không
nên ra đánh. Có vị tu hành, khi niệm Phật bỗng thấy cô tịch như bản đàn độc
điệu dễ sanh buồn chán, thì không ngại gì phụ thêm trì chú, quán tưởng, hoặc tụng
kinh.
Nhân tiện, xin thuật ra đây một việc để cho các bạn đồng tu thêm
phần nhận thức. Có một nữ Phật tử đến chỗ bút giả buồn khóc, thưa thật rằng:
mỗi khi cô niệm Phật tụng kinh độ vài mươi phút là ngủ gục lúc nào không hay,
có khi tiểu tiện ngay trước bàn Phật. Do đó cô sợ tội bỏ luôn không dám tụng
niệm. Bút
giả khuyên cô nên chuyên sám hối trong một thời gian. Quả
nhiên ít lâu sau cô dứt hẳn nghiệp tướng ấy, lại nằm mơ thấy nhiều vỏ ốc, đập
mỗi vỏ ốc ra thấy một hạt sen. Cô này nghiệp si nặng, vỏ ốc là hiện tướng của
nghiệp si, đập vỏ ốc thấy hạt sen là phá si mê mà thành tựu nhân lành giác ngộ
vãng sanh về cõi Phật.
Lại có một vị sa di trần thuật lại rằng: Cứ ít đêm chú nằm mơ,
thấy ba bốn mươi người cầm dao gậy đến đánh chém. Chú thay đổi trì Đại Bi rồi
Chuẩn Đề chân ngôn đều không thành tựu, vì mỗi lần tụng độ ít biến là nhức đầu
cả ngày, uống thuốc cũng không khỏi. Biết mình nghiệp nặng, chú phát nguyện lạy
Tam Thiên Phật để sám hối. Nhưng khi lên chùa lễ Phật thì thấy một người tướng
mạo cao lớn hung dữ đến xô té không cho lạy. Do đó chú đến buồn khóc bảo: Có
tội thì sám hối tu hành, nhưng sám hối tu hành không được, chẳng biết phải làm
sao? Bút giả nghe xong suy nghĩ, biết vị này nghiệp sát nặng, mà chú Đại Bi
cùng Chuẩn Đề có sức phá nghiệp khá mạnh, và tâm nguyện lạy Tam Thiên Phật là
điều nguyện rộng lớn.
Đây là lỗi ở chỗ chỉ biết cầu riêng phần mình mà không
cầu cho các vong oan trái, và cách dụng công phá nghiệp không khéo uyển chuyển. Ví
như người yếu bị bịnh phong nặng, đáng lẽ phải dùng các vị thuốc nhẹ như Phòng
Phong, Kinh Giới lần lượt tiêu trừ, mà trái lại vì muốn cho mau lành, dùng đến
các vị thuốc mạnh như Mã Tiền, Bã Đậu để khu phong, tất con bịnh bị hành hạ
chịu không nổi. Do đó bút giả khuyên chú mỗi đêm nên thử lạy Tiểu Sám Hối theo
Kinh Pháp Hoa, rồi quì tụng Vãng Sanh hăm mốt biến, đoạn niệm Phật độ năm trăm
câu để cầu tiêu tội, và nguyện cho các mối tiền oan được mau siêu thoát. Cứ
hành trì như thế trong một thời gian, nếu thấy yên ổn, có thể lần lượt tăng
thêm. Chú sa di y theo lời, quả nhiên trạng thái ấy dứt tuyệt.
Trên đây là những nghiệp tướng khảo đảo bên trong, nếu không
biết giác ngộ uyển chuyển phá trừ, tất sẽ thành ra chướng nạn.
2. Ngoại Khảo: - Đây
là những chướng cảnh bên ngoài làm duyên khó khăn thối đọa cho hành giả. Chứng
cảnh đó là sự nóng bức, ồn ào, uế tạp, hoặc chỗ quá rét lạnh hay nhiều trùng,
kiến, muỗi mòng. Gặp cảnh này cũng nên uyển chuyển, đừng chấp theo hình thức,
chỉ cầu được an tâm. Chẳng hạn như ở cảnh quá nóng bức, chẳng ngại gì mặc áo
tràng mỏng lễ Phật, rồi ra ngồi chỗ mát mà trì niệm, đến khi xong lại trở vào
bàn Phật phát nguyện hồi hướng. Hoặc gặp chỗ nhiều muỗi, có thể ngồi trong màn
thưa mà niệm Phật. Như ở miền Bắc Trung Hoa vì thời tiết quá lạnh, các sư khi
lên chánh điện tụng kinh, cũng phải mang giày vớ và đội mũ cẩn thận. Có hàng
Phật tử vì nhà nghèo, làm lụng vất vả, đi sớm về khuya, hoặc nợ nần thiếu hụt,
rách rưới đói lạnh, vợ yếu con đau, không có chỗ thờ cúng trang nghiêm. Trong
hoàn cảnh ấy sự tu tập thật ra rất khó, phải có sự nhẫn nại cố gắng như bà lão
ăn xin niệm Phật, mới có thể thành công. Hoặc có người vì nhiều chướng nghiệp,
lúc không tu thì thôi, khi sắp vào bàn Phật lại nhức đầu, chóng mặt sanh đủ
chứng bịnh, hay có khách viếng thăm và nhiều việc bất thường xảy đến. Gặp những cảnh như thế, phải cố gắng và
khéo uyển chuyển tìm phương tu hành. Sự cố gắng uyển chuyển tùy trường hợp
sai biệt mà ứng dụng không thể nói ra hết được. Nên nhớ gặp hoàn cảnh bất đắc
dĩ, phải chú trọng phần tâm đừng câu nệ phần tướng mới có thể dung thông. Cõi
Ta Bà ác trược vẫn nhiều khổ lụy, nếu không có sức cố gắng kham nhẫn, tất sự tu
hành khó mong thành tựu.
3. Nghịch Khảo: -
Trên đường đạo, nhiều khi hành giả bị nghịch cảnh làm cho trở ngại. Có người bị
cha mẹ anh em hay vợ chồng con cái ngăn trở hoặc phá hoại không cho tu. Có vị
thân mang cố tật đau yếu mãi không lành. Có kẻ bị oan gia luôn theo đuổi tìm
cách mưu hại. Có người bị vu oan giá họa, khiến cho ngồi tù chịu tra khảo hoặc
lưu đày. Có vị bị sự tranh đua ganh ghét, hoặc bêu rao nhiều tiếng xấu xa, làm
cho khó an, khó nhẫn. Điều sau này lại thường xảy ra nhiều nhứt. Những cảnh ngộ
như thế đều do sức nghiệp.
Lời xưa từng nói:
"Hữu
bất ngu chi dự, hữu cầu toàn chi hủy."
Câu trên hàm ý nghĩa: Có những tiếng khen, những vinh dự bất ngờ, không đáng
khen mà được khen; và có những sự kiện thật ra không đáng khinh chê, lại diễn
thành cảnh khinh hủy chê bai trọn vẹn. Để chứng minh điểm này, bút
giả xin thuật một vài việc nhỏ:
Trước đây vào thời Pháp thuộc, có một vị hòa thượng được triều đình Huế ban cho bằng Tăng Cang, và
phong tặng hiệu chùa là Sắc Tứ. Do đó đi đâu hòa thượng đều có xe ngựa và bê
son, tích trượng theo hầu, thậm chí lúc lên xuống đò cũng có người võng. Một tên
du đãng thấy thế bất mãn chưởi thề, rồi tuyên ngôn để đến ngày Rằm tháng Bảy sẽ
lên chùa xài mắng hòa thượng một trận trước mặt các tín đồ. Đến ngày ấy, tên du
đãng sau khi uống rượu xong, ở trần vắt áo lên chùa, gặp dịp một người Phật tử
đem con quy nhờ hòa thượng chú nguyện thả nơi ao sen. Thấy quang cảnh ấy, y
bỗng cảm động, trở về kêu đồng bọn lên chùa quy y, rồi từ đó đi đâu cũng khen
hòa thượng là bậc hiền lành đạo đức. Cho đến việc hầu hạ võng giá, y cũng nói
là do thầy mình có phước.
Lại câu chuyện xảy ra cách đây không lâu, có hai Phật tử ở xa
đến viếng thăm một vị thượng tọa
đồng hương đã từng quen thân từ trước. Khi đến chùa thì vị thượng tọa vừa đi
khỏi cách đó độ mười lăm phút. Hai người gạn hỏi, ông thị giả nói thầy vừa đi
khỏi; hỏi mấy vị khác, họ không biết bảo là mới thấy thầy ở đây. Chỉ một chút
đó mà hai Phật tử ấy sanh lòng nghi ngờ vị thượng tọa không muốn tiếp mình, từ
biệt luôn không đến chùa, rồi đi đâu cũng chê bai vị thượng tọa nọ gồm những
điều không đức hạnh.
Thật
ra, cung cách của vị hòa thượng trên không đáng khen mà được khen. Và hành động
vô tâm của vị thượng tọa kể sau không có gì đáng chê, lại bị hiểu lầm khinh
hủy. Thế gian cho đó là điều may rủi, thuyết nhân quả nhà Phật nhận định là lúc
nghiệp duyên tội phước hiện ra.
Cổ thi có câu:
Vẻ chi ăn uống sự thường.
Cũng là tiền định khá thương lọ là.
Một việc nhỏ đã như thế, thì tất cả các nghịch cảnh khác đều do
túc nghiệp, hoặc hiện nghiệp xui khiến. Khi gặp những cảnh này hành giả chỉ nên
ẩn nhẫn sám hối, chớ buồn phiền oán trách mà thối thất đạo tâm.
4. Thuận Khảo: - Có
người không gặp cảnh nghịch mà lại gặp cảnh thuận, như cầu gì được nấy, nhưng
sự thành công đều thuộc duyên ràng buộc chớ không phải giải thoát. Có vị khi
phát tâm muốn yên tu bỗng cảnh danh lợi sắc thanh chợt đến, hoặc nhiều người
thương mến muốn theo phụng sự gần bên. Thí dụ như người xuất gia khi phát tâm
tu, bỗng có kẻ đến thỉnh làm tọa chủ một ngôi chùa lớn; hoặc như người tại gia
thì có thơ mời làm tổng, bộ trưởng, hay một cuộc làm ăn mau phát tài.
Đây là
những cảnh thuận theo duyên đời quyến rũ người tu, rồi dẫn lần đến các sự phiền
toái khác làm mất đạo niệm.
Người ta chết vì lửa thì ít, mà chết vì nước lại nhiều, nên trên
đường tu cảnh thuận thật ra đáng sợ hơn cảnh nghịch. Cảnh nghịch đôi khi làm
cho hành giả tỉnh ngộ dễ thoát ly niệm tham nhiễm, hoặc phẫn chí lo tu hành.
Còn cảnh thuận làm cho người âm thầm thối đạo lúc nào không hay, khi bừng tỉnh
mới thấy mình đã lăn xa xuống dốc. Người xưa nói: "Việc thuận tốt được ba. Mê lụy
người đến già." Lời này đáng gọi là một tiếng chuông cảnh tỉnh. Thế nên duyên
thử thách của sự thuận khảo rất vi tế, người tu cần phải lưu ý.
5. Minh Khảo: - Đây là sự thử
thách rõ ràng trước mắt mà không tự tỉnh ngộ. Chẳng hạn như một vị tài đức
không bao nhiêu, nhưng được người bưng bợ khen là nhiều đức hạnh, tài năng, có
phước lớn, rồi sanh ra tự kiêu tự đắc, khinh thường mọi người, làm những điều
càn dở, kết cuộc bị thảm bại.
Hoặc một vị có đủ khả năng tiến cao trên đường đạo, nhưng bị kẻ
khác gàn trở, như bảo ăn chay sẽ bị bịnh, niệm Phật, trì chú nhiều sẽ bị đổ
nghiệp, gặp nhiều việc không lành, rồi sanh ra e dè lo sợ, thối thất đạo tâm.
Hoặc có những cảnh tự mình biết nếu tiến hành dễ rước lấy sự lỗi
lầm thất bại, nhưng vì tham vọng hay tự ái, vẫn đeo đuổi theo. Hoặc đối với các
duyên bên ngoài, tuy biết đó là giả huyễn nhưng không buông bỏ được, rồi tự
chuốc lấy sự buồn khổ vào tâm.
Như có một vị sư đổ ra nhiều công của mướn thợ chẻ đá, thợ mộc,
thợ hồ, xây cất một cảnh chùa to trên núi. Khi ngôi tự viện vừa hoàn thành, thì
sư cũng vừa kiệt sức mang bịnh nặng. Lúc
sắp chết, ông sai đệ tử võng đi quanh chùa rờ từ viên đá buồn khóc tiếc than!
Lại trước đây có một tăng sĩ địa vị trong đạo khá cao, tánh tình
chân thật rộng rãi ưa bố thí, nhưng vấp phải một khuyết điểm là hay tự đắc, tự
kiêu. Vài chánh khách thấy được chỗ đó, đem một nhà tướng sĩ đến giả vờ thăm
chơi, rồi thuận tiện nhìn qua khen sư nhiều phước tướng, tất được vô số người
ủng hộ, danh vọng càng thành đạt tiến cao. Ông ấy lại nói thêm, nếu sư thích
hoạt động, sẽ thành một tay lãnh tụ, và như ở ngoài đời có thể làm đến tổng
thống. Sư nghe xong tuy khiêm nhường đôi tiếng, nhưng lộ vẻ cực kỳ hoan hỷ. Nhân đó, các
chánh khách than vãn thời thế, thương dân chúng khổ não, vận nước suy đồi, rồi
dần dà thuyết phục lôi cuốn sư vào một cuộc vận động chánh trị. Và cũng bởi đó,
sư bị tai nạn trong một thời gian khá lâu.
Thế nên kẻ dễ dãi nhẹ dạ thường hay bị phỉnh gạt. Khi chưa diệt
được tham vọng dễ bị người khác dùng tiền tài, sắc đẹp hoặc danh vị cuốn lôi.
Cho đến nếu còn tánh nóng nảy khí khái, tất dễ bị người khích động, gánh vác
lấy những việc phiền phức vào thân. Đây là những cạm bẫy của đời mà cũng là của
đạo, xin nêu ra để khuyên nhắc cùng nhau, nếu không dè dặt những điểm đó, sẽ
vương vào vòng chướng nghiệp. Đối với những
duyên thử thách như thế, hành giả phải nhận định cho sáng suốt, và sanh lòng
quả quyết tiến theo đường lối hợp đạo mới có thể thắng nó được.
6. Ám Khảo: - Điều này chỉ
cho sự thử thách trong âm thầm không lộ liễu, hành giả nếu chẳng khéo lưu tâm,
tất khó hay biết.
Có người ban sơ tinh tấn niệm Phật, rồi bởi gia kế lần sa
sút, làm điều chi thất bại việc ấy, sanh lòng lo lắng chán nản, trễ bỏ sự tu.
Có vị công việc lại âm thầm tiến triển thuận tiện rồi ham
mê đeo đuổi theo lợi lộc mà quên lãng đường lối tu hành.
Có kẻ trước tiên siêng năng tụng niệm, nhưng vì thiếu sự
kiểm điểm, phiền não ở nội tâm mỗi ngày tăng thêm một ít, lần lượt sanh ra
biếng trễ, có khi đôi ba tháng hay một vài năm không niệm Phật được một câu.
Có người tuy sự sống vẫn điều hòa đầy đủ, nhưng vì thời
cuộc bên ngoài biến chuyển, thân thế nhà cửa nay đổi mai dời, tâm mãi hoang
mang hướng ngoại, bất giác quên bỏ sự trì niệm hồi nào không hay.
Trên đây đều là ảnh hưởng diễn biến của nghiệp thiện ác, nhưng
nó có sức thầm lôi cuốn hành giả làm cho bê trễ sự tu trì, nên gọi là "khảo". Khi mới tu, ai cũng
có một điểm hảo tâm, nhưng lần lượt bị những duyên nghiệp trong ngoài, một trăm
người đã rớt hết chín mươi chín.
Lời xưa nói:
"Tu
hành nhứt niên Phật tại tiền,
nhị
niên Phật tại tây thiên,
tam
niên vấn Phật yếu tiền."
Câu này có ý nghĩa:
sự tu hành năm đầu Phật như ở trước mặt, năm thứ hai Phật
đã về Tây, sang năm thứ ba ai muốn hỏi đến Phật hay bảo niệm Phật, phải trả
tiền mới chịu nói tới, hoặc niệm quá ít câu.
Lời ngụ ngôn này cũng chỉ vào những điểm ở trên, hành giả cần
phải lưu tâm chú ý.
Demonic Testing Conditions
The karmic
conditions that test and create obstacles for the practitioner have many
different manifestations. I will summarize them in six points:
1. Internal
"testing conditions"
During
cultivation, some people suddenly develop thoughts of greed, anger, lust,
jealousy, scorn or doubt. They may also suffer delusion, leading to drowsiness
and sleep. These thoughts sometimes arise with great intensity, making the
Practioners feel annoyed and upset over, at times, trivial matters. Sometimes
auspicious and evil events alternate in his dreams. The specific details of
these events are too numerous to be described. Faced with these occurrences,
the practitioner should realize that these karmic marks have appeared as a
consequence of his cultivation. He should immediately understand that all
karmic occurrences and marks are illusory and dream-like; he should foster
right thought and they will disappear one after another. Otherwise, he will certainly
be swayed, lose his concentration and retrogress. The ancients used to say in
this respect:
Do not fear an
early manifestation of evil karma, fear only a late Awakening.
Sometimes
the practitioner, in the midst of intense cultivation, suddenly becomes
confused and weary, which is a state difficult to fight off. At that very
moment, he should arise and bow to the Buddhas or circumambulate the altar. Or
else, he may take a temporary break, read a few pages of a book or rearrange
some flowers, waiting for his mind to calm down before returning to the altar
to resume recitation. Otherwise, the more he tries to focus his mind, the more
scattered it becomes. This is a case of flexibility in cultivation. It is
similar to the situation of a commander-in-chief facing an invading army as
powerful as a river overflowing its banks. In such a situation, the general
should stay on the defensive, consolidating his position, rather than charging
into battle.
Some
practitioners suddenly feel solitary and isolated when reciting the Buddha's
name like a single-note musical piece, and grow melancholy and bored. In such
cases, they should not hesitate to add mantra or sutra recitation or
visualization to their practice.
By way of
illustration, I shall recount a few incidents for the benefit of the reader.
One day a laywoman visited the author, crying in anguish as she told him that
whenever she engaged in Buddha or Sutra Recitation for more than half an hour,
she would fall asleep without realizing it. At times she would even urinate
right in front of the altar. Therefore, fearing evil karma, she ceased to
practice and abandoned all cultivation. I advised her to concentrate on
practicing repentance for a while. As expected, in time she was free of those
karmic manifestations. Furthermore, she would view numerous snail shells in her
dreams, and, as she broke them open, she would see a lotus seed in each shell.
The laywoman was afflicted with heavy delusions and the shells were
manifestations of the karma of delusion. Breaking them open and seeing lotus
seeds symbolized eliminating delusion and creating the causes and conditions of
Awakening and rebirth in the Pure Land.
Another
story: A
novice once told the author that in his dreams, from time to time he would see
some thirty to forty persons armed with knives and spears coming at him,
striking and slashing him all over. In his daily practice, he would diligently
recite mantras, alternating between the Great Compassion Dharani and the
Thousand-Armed Avalokitesvara Mantra, without success, as each time he recited
either mantra a few times, he would develop a headache which lasted the whole
day. He sought medical treatment to relieve these symptoms, to no avail.
Knowing that his karma was heavy, the novice vowed to bow to the three thousand
Buddhas in repentance. However, when he entered the main Buddha hall, he saw a
huge, tall, fierce-looking man, who approached him and pushed him to the floor,
preventing him from bowing. For this reason, he came to see the author, weeping
in anguish, and asked, "the sutras teach repentance and cultivation to
extinguish bad karma, but if you are prevented from repenting and cultivating,
what else are you expected to do,"
The
author pondered for a moment. He reflected that the novice must have committed
a heavy "killing" karma, and been responsible for many deaths in past
lives. Moreover, he knew that the Great Compassion Dharani and the
Thousand-Armed Avalokitesvara Mantra had a powerful, beneficial effect, while
vowing to bow to the three thousand Buddhas was an all-encompassing, lofty
resolution. In this case, however, the novice had made the mistake of just
praying and thinking of himself alone, forgetting those whom he had wronged in
past lifetimes. Moreover, he was not being flexible in cultivation. This is not
unlike a debilitated person suffering a heavy bout of influenza. He should take
a mild analgesic, to recover little by little; instead, he begins to ingest a
powerful antibiotic. This, of course, provokes a strong reaction which overwhelms
him. Therefore, the author advised the novice to bow each night while reciting
the short repentance liturgy, and then kneel to recite the rebirth mantra
twenty-one times. After that, he should repeat the Buddha's name some five
hundred times, seeking repentance, and transfer the merit to all whom he had
wronged in previous existences, so that they, too, could swiftly escape the
cycle of Birth and Death. He should continue this regimen for some time, and,
if nothing untoward occurred, gradually increase the number of recitations. The
novice followed the author's advice and as expected, his predicament was
resolved.
These cases
reflect internal karmic manifestations. If the practitioner does not understand
them and eliminate them with flexibility, they will surely develop into
dangerous obstacles.
2. External
testing conditions
These are
external obstacles creating difficult conditions which can make the
practitioner retrogress. These obstacles include heat, noise, dirt and
pollution, freezing weather, or an outbreak of mosquitoes and other insects.
When faced with these conditions, the cultivator should be flexible and not
become attached to forms and appearances. He should just seek tranquility and
peace of mind.
For
instance, in sweltering heat, he should not mind donning a light robe to bow to
the Buddhas, and then retiring to a shady spot outdoors to recite the Buddha's
name. At the end of the session, he can return to the altar to make his vows
and transfer the merit. If the practitioner happens to be living in a
mosquito-infested area, he can sit inside a net while reciting the Buddha's
name. As another example, in northern climes, where the weather can be
freezing, monks and nuns must dress carefully in socks, shoes and hats when
going to the Buddha hall to recite sutras.
As
another example, some destitute laymen, living from hand to mouth, going to
work early and coming home late, pursued by creditors, tattered, hungry and
cold, with sickly wives and malnourished children, can hardly afford a decent
place to practice. In such situations, cultivation is truly difficult. The
practitioner should redouble his efforts and have the patience and endurance of
the beggar woman in one of our previous stories in order to succeed.
Other
people, with heavy karmic obstructions, do not experience untoward occurrences
as long as they do not cultivate, but as soon as they are ready to bow before
the altar, they develop headaches, grow dizzy, and are afflicted with all kinds
of ailments. Or else, they may receive sudden visitors or encounter unusual
events. Faced with these occurrences, the practitioner should redouble his
efforts and find ways to cultivate flexibly.
These ways depend
on circumstances; they cannot all be described. One point, however, should
always be kept in mind: when faced with difficult circumstances, pay attention
to the mind, and do not cling to appearances and forms. The evil, turbid Saha
World has always been full of suffering and tears. Without perseverance and
forbearance, it is very difficult to succeed in cultivation.
3. Testing
conditions caused by adverse circumstances
Practitioners
on the path of cultivation are at times impeded by adverse circumstances. Some
are prevented from cultivating or frustrated in their practice by parents,
brothers and sisters, wives, husbands or children. Others suddenly develop a
chronic disease, from which they never completely recover. Still others are
continually pursued by opponents and enemies looking for ways to harm them.
Others are slandered or meet with misfortunes which land them in prison,
subject to torture, or they are sent into exile. Others, again, victims of
jealous competition or calumny, lose all peace of mind. This last occurrence is
the most frequent. Such cases occur because of the power of evil karma. The
ancients had a saying:
There are
instances of sudden praise and unexpected honors which are undeserved, and
other instances, not deserving of blame, which create major opportunities for
censure and contempt.
The
author will recount a few minor incidents to demonstrate this truth.
Early in
this century during the French colonial period, there was an abbot who was
honored by the Emperor of Vietnam with the title of High Priest. His temple was
also given a special honorific name. Thereafter, he was accompanied by soldiers
and banners wherever he went and received special treatment, such as being
carried on a hammock on and off ferry boats. A local tramp, seeing this, was
greatly chagrined and began to curse the abbot. He then declared that on the
occasion of the Ullambana Festival [Bon festival or Vu-lan] he would go to the
temple and rail against the Master in front of his entire congregation. On the
appointed day, the tramp, having gotten drunk, removed his shirt and went to
the temple with torso bared. Right at that moment, however, the abbot happened
to be busy praying for a number of turtles which were about to be released in
the lotus pond. The tramp, unexpectedly touched by this scene, went home and
called upon his friends to meet at the temple to become disciples of the abbot.
From that day on, wherever he went, he would praise the abbot as a gentle monk
of great merit and virtue. He would even explain away the special treatment
accorded the abbot, including the instances of being carried by hammock, as
fully justified by his great merit.
Another
incident took place not long ago. Two laymen from far away came to visit an
Elder Master who was from their village and whom they had known "way back
when." They reached the temple about fifteen minutes after the Master had
gone out. They questioned his young attendant, who said that the Master had
just left. When they inquired of others at the temple, the latter, unaware of
the Master's departure, replied that they had just seen him. Because of these
contradictory responses, the laymen grew suspicious, thinking that the Master
did not wish to meet with them. Thereupon, they left the temple, never to
return. From that time on, they would criticize the Master wherever they went,
accusing him of lacking virtue.
In truth, the
conduct of the abbot in our first story was not praiseworthy, yet he was
praised. The inadvertent action of the Elder Master in our second story did not
warrant any criticism, but he was misunderstood and slandered. These two
occurrences are commonly explained as chance events. In Buddhism, however, they
are seen as the results of good or bad karma. If this applies even to minor
occurrences, all other adverse events can similarly be traced to past or
current karma. When faced with such occurrences, the practitioner should repent
and exercise patience and forbearance. He should not grow dejected or complain,
lest he retrogress on the Way.
4. Testing
conditions caused by "favorable circumstances"
Some
practitioners do not encounter adverse circumstances, but on the contrary, meet
with favorable circumstances, such as having their wishes and prayers
fulfilled. However, such successes belong to the category of
"binding" conditions, rather than conditions conducive to liberation.
Thus, just as some practitioners set their minds to peaceful cultivation, they
suddenly encounter opportunities leading to fame and fortune, "beautiful
forms and enchanting sounds." Or else, family members, relatives and
supporters seek to follow and serve them on their retreats. For example, a monk
who has made up his mind to cultivate in earnest may suddenly be requested to
become the abbot of a large temple complex. Or else, a layman may unexpectedly
receive a letter inviting him to become a minister heading such and such a
government department, or offering him the chance to participate in a business
venture which promises a quick profit. These instances, all of which are
advantageous under mundane circumstances, are seductive to the cultivator, and
may gradually lead to other complications. Ultimately, he I may forget his high
aspirations and retrogress. As the saying goes, more lives are lost in a flood
than in a fire.
Thus, on
the path of cultivation, favorable circumstances should be feared more than
unfavorable ones. Unfavorable events sometimes awaken the practitioner, making
it easier for him to escape thoughts of attachment and redouble his efforts in
cultivation. Favorable events, on the other hand, may make him quietly
retrogress, without being aware of it. When he suddenly awakens, he may
discover that he has slipped far down the slope. The ancients have said:
Even two or three
favorable circumstances may cause one to be deluded until old age.
This saying is
truly a ringing bell to wake cultivators up. Therefore, the challenge of
favorable events is very subtle -- practitioners need to pay close attention to
them.
5. Testing
conditions of a clear, explicit nature
These are
clear "testing
conditions"
which occur right before the practitioner's eyes, without his realizing their
implications For instance, a monk of relatively mediocre talents and virtues
becomes the object of adulation, praised for great merit, virtue and talent. He
then develops a big ego and looks down on everyone, giving rise to thoughtless
action resulting in his downfall. Or else we have the case of a layman with the
potential to progress far along the Way. However he is blocked and opposed by
others, who advise him, for example, that vegetarianism will make him sick, or
that overly diligent mantra and Buddha Recitation will "unleash his evil
karma," causing him to encounter many untoward events. He then develops a
cautious, anxious attitude retrogressing in his determination to achieve the
Way.
There are
also circumstances in which the practitioner realizes that to advance further
is to invite failure and defeat, yet, out of ambition or pride, he continues
all the same. Or else, even though the cultivator knows that external
circumstances are illusory and dream-like, he cannot let go of them, and thus
brings great suffering upon himself. For example, there was once a monk who
spent a good deal of effort and money hiring stonecutters, carpenters and
masons to build a large temple complex on top of a mountain. As soon as the temple was completed, the
monk, by then completely exhausted, became gravely ill. Before passing away, he
requested his disciples to carry him around the temple on a hammock, as he
touched each and every stone, weeping and lamenting!
Another
story concerns a Vietnamese monk who was of fairly high rank within the
Buddhist hierarchy. He was honest by nature, liberal and broadminded, given to
practicing charity. However he had a shortcoming -- pride and conceit. Several
local politicians, having noticed this, went to see him along with a fortune
teller feigning a courtesy visit. During the ensuing conversation, the fortune
teller took a glance at the Master and praised him for his "marks of
merit," which would surely bring him many supporters, while his fame and
renown would spread far and wide. He added that if the monk enjoyed political
and social activities, he would surely become a great leader. For example, he
would easily be elected Prime Minister, if he were a layman. Hearing this, the
monk replied with a few words of modesty; however, his face exhibited extreme
delight. Seizing the occasion, the politicians lamented the current period,
expressed compassion for the sufferings of the people and the declining state of
the country. They then gradually persuaded him to join a political movement.
The result was a great deal of pain and anguish for the monk over an extended
period of time.
This
story demonstrates that the easy-going and credulous are often duped. When they
have not eliminated greed, it is easy for others to deceive them with money,
sex and fame. It also applies to those who have a temper and too much pride.
Easily aroused, they bring a great deal of trouble and anguish upon themselves.
These are the trappings and the pitfalls of the outside world -- which are also
encountered within the Order. I bring them up here as a warning to fellow cultivators. If they are
not careful, they will become entangled in the cycle of obstructing karma. The
practitioner should develop a clear understanding of these adverse conditions
and resolve to progress along a path consonant with the Way. Only then will he
be able to overcome these obstacles.
6. Silent,
hidden testing conditions
This
refers to silent challenges, inconspicuous in nature. If the practitioner is
not skillful in taking notice, they are very difficult to recognize and defeat.
Some people, who may have recited the Buddha's name diligently in the
beginning, grow worried and discouraged by deteriorating family finances or
repeated failures in whatever they undertake, and abandon cultivation. Others
see their affairs quietly progressing in a favorable way; they then become
attached to profit and gain, forgetting all about the Way. Others diligently
engage in Buddha and Sutra Recitation at the beginning, but because they fail
to examine themselves, the afflictions within their minds increase with each
passing day. They then grow lethargic and lazy, to the point where they do not
recite a single time for months, or even years. Still others, although their
lives are progressing normally, see their living conditions continuously
fluctuating with changing external circumstances. With their minds always in
confusion and directed toward the outside, they unwittingly neglect recitation
or abandon it altogether.
All the
above are the fluctuating effects of good and bad karma, which have the power
to influence the practitioner and retard his cultivation. They are therefore
called "trying, testing
conditions." When first taking up cultivation, every practitioner has
a seed of good intentions. However, as they encounter karmic conditions, one
after another, both internal and external, ninety-nine cultivators out of a
hundred will fail. The ancients had a saying:
In the first year
of cultivation, Buddha Amitabha is right before our eyes; the second year, He
has already returned West; by the time the third year rolls around, if someone
inquires about Him or requests recitation [at a funeral, for example], payment
is required before a few words are spoken or a few verses recited.
Comments
Post a Comment