Cách
Đả Thất
Kiết thất hay đả thất, ý nghĩa cũng không xa. Đả thất là dụng
công trong bảy ngày. Chữ "đả"
rút từ nguyên ngữ "đả thành nhứt
phiến", nghĩa là: đánh cho thành một khối tịnh niệm. Đả thất niệm
Phật, có khi nhiều người đồng tu, hoặc chỉ một người cho dễ được thanh tịnh.
Người đả thất chuyên tu, phải có ba bậc thiện tri thức.
1. Giáo Thọ Thiện Tri
Thức: - Đây là một vị thông hiểu Phật pháp và có kinh nghiệm về đường tu để
thường chỉ dạy mình; hay mình đến thỉnh giáo trước và sau khi kiết thất. Trong
trường hợp nhiều người đồng đả thất, nên thỉnh vị giáo thọ này làm chủ thất,
mỗi ngày đều khai thị nửa giờ hoặc mười lăm phút.
2. Ngoại Hộ Thiện Tri
Thức: - Đây là một hay nhiều vị ủng hộ bên ngoài, lo việc cơm nước quét dọn,
cho hành giả được yên tu. Theo thông từ, vị này thường được gọi là "người
hộ thất."
3. Đồng Tu Thiện Tri
Thức: - Đây là những người đồng tu một môn với mình, để nhìn ngó sách tấn lẫn
nhau. Vị đồng tu này có thể là người đồng kiết thất chung tu, hoặc có một ngôi
tịnh am tu ở gần bên mình. Ngoài sự trông nhìn sách tấn, vị đồng tu còn trao
đổi ý kiến hoặc kinh nghiệm, để cùng tiến bước nhau trên đường đạo. Lời tục
thường nói: "Ăn cơm có canh, tu hành có bạn" là ý nghĩa này.
Ngài
Sơn Kỳ, một bậc thạc đức bên Thiền Tông đã dạy:
"Bản sắc người tu, là phải lấy mười phương làm đạo
tràng viên giác, không cuộc hạn sự kiết kỳ dài ngắn. Nếu một năm không tỏ ngộ
thì tham đến mười năm; mười năm không tỏ ngộ, tham cứu hai hoặc ba mươi năm,
cho đến trọn đời, trước sau không dời đổi."
Người niệm Phật cũng thế. Đả thất là phương tiện để cho mau được
nhứt tâm; nếu một kỳ chưa nhứt tâm, nên kiết thất nhiều kỳ, chí tiến tu không
hề thối chuyển.
Có kẻ hỏi: "Muốn được vãng sanh, phải niệm Phật cho được
nhứt tâm bất loạn. Nhưng các hành giả đời nay mấy ai đi đến trình độ ấy, thế
thì công tu chẳng thành luống uổng hay sao?" - Đáp: "Lời này trước đã
có đề cập qua, nay xin nhắc lại để gây thêm sự chú ý. -Niệm Phật cần được nhứt
tâm hoặc chứng Tam Muội, là sự khuyến tấn hay mức kỳ vọng, mà các hành giả phải
đi đến. Song, môn Tịnh Độ có điểm đặc biệt là: "Trên đến một lòng không
loạn, dưới chỉ mười niệm thành công." Bậc thượng căn hiện tiền niệm đến
nhứt tâm bất loạn, quyết được vãng sanh. Kẻ hạ căn khi lâm chung mười niệm
không loạn cũng được về Cực Lạc. Cho nên vấn đề "nhứt tâm bất loạn được
vãng sanh" là nói khi lâm chung,
không phải chỉ cho lúc hiện tiền. Bởi bình thời dù được nhứt tâm bất loạn,
song nếu đổi ý tu qua môn khác, khi lâm chung cũng không được vãng sanh.
Được mười niệm không loạn lúc sắp mãn phần, thật ra không phải
chuyện dễ. Vì khi ấy có một sức nghiệp do đời này hoặc từ kiếp trước phát hiện,
gọi là Cận Tử Nghiệp. Nếu lúc bình thời không cố gắng niệm Phật cho thuần thục,
khi sắp chết bị sức Cận Tử Nghiệp lấn át,
chánh niệm không hiện, tâm thức tùy nghiệp rối loạn, làm sao mà được vãng sanh?
Có một vị cư sĩ tên là Hoàng Hậu Giác cũng tu Tịnh Độ, ưa làm Phật sự nhưng
bình thời công khóa lơ là, nay có mai không. Lúc sắp chết ông ghét nghe tiếng
niệm Phật, không chịu theo lời khuyến tấn của các bạn cư sĩ đồng tu.
Ấn Quang pháp sư đã phán định:
"Đó là do những nghiệp ác từ nhiều kiếp trước tập
hợp nhứt là nghiệp bỏn sẻn lời nói, thấy người đi đến chỗ chết mà làm lơ không
khuyên ngăn. Khi tướng ấy hiện ra, tất phải đọa vào loài ngạ quỷ."
Thuở xưa, đức Phật nói với A Nan: "Có người suốt đời làm
lành mà khi chết lại đọa địa ngục, có kẻ suốt đời làm ác, lúc chết được sanh
lên cõi trời; ngươi có biết tại sao chăng?" Ngài A Nan thưa: "Dạ,
kính xin nhờ Thế Tôn chỉ dạy." Phật bảo: "Kẻ làm lành bị đọa địa ngục,
là do nghiệp lành đời nay chưa thuần thục, mà nghiệp ác đời trước đã tới lúc
chín mùi. Người làm ác được sanh thiên cung, là bởi nghiệp ác đời nay chưa chín
mùi, mà nghiệp lành kiếp trước tới thời kỳ thuần thục. Nghiệp quả lành dữ nhiều đời xen nhau mà phát hiện, như mối nợ nào mạnh
nó kéo đi trước. Vậy người tu lúc bình thời phải tinh tấn chớ nên lơ là
biếng trễ."
Xem đây suy gẫm, người tu Tịnh Độ muốn được vãng sanh, lúc bình
thời phải siêng năng chuyên cần niệm Phật, để khi lâm chung dễ phát hiện cảnh
nhứt tâm bất loạn. Vì thế, nếu tịnh niệm
chưa thuần, nên ước hạn nhiều kỳ đả thất.
How to Conduct a Seven-Day Retreat
In
conducting a seven-day retreat, one can either practice alone, to attain purity
more easily, or with many other cultivators. In either case, three types of
good spiritual advisors are required.
1. Teaching
Spiritual Advisor
This is
someone conversant with the Dharma and experienced in cultivation. The retreat
members can have him follow their progress, guiding them throughout the retreat,
or they can simply seek his guidance before and after the retreat. When several
persons hold a retreat together, they should ask a spiritual advisor to lead
the retreat and give a daily fifteen-to-thirty-minute inspirational talk.
2. Caretaking
Spiritual Advisors
This
refers to one or several persons assisting with outside daily chores such as
preparing meals or cleaning up, so that those on retreat can cultivate
peacefully without distraction. Such persons are called "retreat
assistants."
3. Common
Practice Spiritual Advisors
These are
persons who practice the same method as the individual on retreat. They keep an
eye on one another, encouraging and urging each other on. These cultivators can
either be participants in the same retreat or cultivators living nearby. In
addition to keeping an eye out and urging the practitioners on, they can
exchange ideas or experiences for the common good. This concept has been
captured in a proverb:
Rice
should be eaten with soup, Practice should be conducted with friends.
An Elder
Master of great virtue in the Zen tradition once taught:
The
practitioner should take the ten directions as his perfect Enlightenment seat,
and not set a limit to the length of retreats. If one year is not sufficient to
become enlightened, he should meditate for ten years. If ten years are not
enough, then he should meditate for twenty or thirty years, or up to his whole
lifetime, always unwavering in his determination.
Pure Land followers should do likewise.
Attending a seven-day retreat is the best expedient to reach one-pointedness of
mind. If one retreat is not sufficient, then he should cultivate during many
retreats, never wavering in his determination.
Some
might ask, "To achieve rebirth in the Pure Land, we should recite to the
level of one-pointedness of mind. However, since few practitioners can reach
that level today, are we not wasting our efforts?"
Answer: I briefly answered
that question earlier and will repeat the answer here for emphasis. The goal of
Buddha Recitation is one-pointedness of mind or samadhi. However, the Pure Land
method has one particular characteristic, namely:
Those
"above" should reach the state of undisturbed mind; for those
"below," only ten thoughts will bring success.
In other
words, those of high capacities who recite to the level of one-pointedness of
mind in this very life will be assured of
rebirth in the Pure Land. On the other hand, those of limited capacities who
can have ten undisturbed thoughts at the time of death will also achieve rebirth there. Therefore,
the question of an "undisturbed mind achieving rebirth in the Pure
Land" applies at the time of death, not during this current life.
Moreover, even if we achieve one-pointedness of mind in our usual practice,
should we, on our deathbed, change course and practice other methods, we will
not achieve rebirth in the Pure Land.
To have
ten undisturbed thoughts at the moment of death is, in truth, no easy thing.
This is because at that time, we are faced with a karma-power, caused by
current and past transgressions, called "near
death karma." If we do not practice Buddha Recitation diligently in
our daily lives, that near death karma will overpower the mind. Right thoughts
cannot then arise and the mind-consciousness will be disturbed at the time of
death. Under these circumstances, how can we achieve rebirth in the Pure Land?
There was
once a lay Pure Land practitioner who liked to perform Buddhist works, but his
daily recitation was only perfunctory. At the time of death, he developed an
aversion to hearing the Buddha's name and refused to follow the admonitions of
fellow practitioners. Elder Master Yin Kuang concluded:
This was due to bad karma accrued from time
immemorial, in particular the karma of stinginess in giving advice, seeing
people headed toward death but not warning them. These inauspicious signs are
indications of impending rebirth among hungry ghosts.
Buddha
Sakyamuni once said to his disciple, Ananda, "Some people perform good
deeds all their lives, but at the time of death are reborn in the hells; others
create bad karma all their lives, yet at the time of death are reborn in the
heavens. Do you know the reason why?" Ananda said, "Great Master,
please teach us the causes." The Lord Buddha said, "When those who perform
good deeds are reborn in the hells, it is because their good karma in this life
has not matured, while their bad karma from time immemorial has come to
fruition. Conversely, when those who create bad karma in this lifetime are
reborn in the heavens, it is because their bad karma in this life has not
reached maturity, while their good karma from past lives has borne fruit. Good
and bad karma interact for many lifetimes before emerging. As with debts, the most important is repaid first. Therefore the
cultivator should be diligent in daily life, and not indifferent or lazy."
Thus,
upon reflection, we can see that the practitioner seeking rebirth in the Pure
Land should, in daily life, diligently apply himself to recitation. This will
facilitate the development of one-pointedness of mind at the time of death. For this reason, if we do not routinely
achieve pure recitation, we should make it a point to attend many retreats.
Comments
Post a Comment