Cách Đối Trị Hôn Trầm Tán Loạn

 

Người tu có lúc tâm tư lạc vào trạng thái mê mờ, nặng nề muốn ngủ; đó là vọng chướng hôn trầm. Hoặc có lúc miệng tuy niệm Phật, song tâm lại vẩn vơ tưởng chuyện đâu đâu; đó là vọng duyên tán loạn. Hôn trầm và tán loạn hai chướng duyên này rất nguy hại, vì nó phá hoại người tu, khiến cho không thể vào chánh định.

Nhiều vị trong lúc đang hành trì, vọng tưởng thoạt nhiên chìm lặng, câu niệm Phật vẫn nghe đều đều, tâm tư êm dịu quên cả nóng bức, hoặc sự cắn đốt của muỗi mòng. Trạng thái này thường thường kéo dài từ nửa giờ đến một giờ đồng hồ, có khi ra mồ hôi ướt cả áo mà không hay; đến lúc chợt giác tỉnh mới cảm biết trong người nóng bức khó chịu. Hành giả thấy thế đừng vội mừng cho rằng tâm mình được an định, công phu đã có đôi phần thành tích. Thật ra đó chỉ là trạng thái hôn trầm thuộc phần vi tế nhẹ nhàng.

 

Cổ nhơn đã bảo:

"Nhè nhẹ hôn trầm khôn phát giác. Trọn ngày hạng quỷ mãi sinh nhai!"

Trong trường hợp này hành giả phải đề khởi tinh thần, dụng công chặt chẽ, vừa niệm vừa soi vào bên trong mới phá trị nó được. Theo chỗ kinh nghiệm, đại khái khi hôn trầm sắp kéo đến, tất trước tiên có vọng niệm tán loạn nổi lên. Cũng có lúc hôn trầm và vọng tưởng đồng thời sanh khởi. Nhưng đây là hiện tượng thô, rất dễ phát giác. Đến khi hôn trầm vi tế sắp hiện, trước tiên một loại tạp tưởng vi tế nổi sanh, hành giả cảm biết có một điểm mê mờ từ sau ót kéo lên đỉnh đầu, kế xuống đôi mắt và sau rốt vào tâm tạng. Hôn trầm đi đến đâu tất nơi đó bị ảnh hưởng, như đến đầu thì hơi gục xuống, đến mắt, đôi mắt nhắm lại; đến tâm tạng, tâm liền mê mờ. Về loại hôn trầm nhẹ, phải có trí tinh tế mới nhận xét được.

 

Vọng tưởng cũng có hai phần: thô và tế. Vọng tưởng thô ai cũng biết, bởi hành tưởng nó rất rõ ràng.

Người xưa bảo:

"Mới tu sợ vọng tưởng, tu lâu sợ hôn trầm."

 

Lời này duy đúng một phần, không được cứu cánh lắm, vì đó chỉ nói về phần tán loạn thuộc vọng tưởng thô. Đến như về phần vọng tưởng vi tế, người tu già dặn cũng phải e ngại. Bởi khi niệm Phật dụng công chặt chẽ kín đáo, tạp tưởng thô phù cố nhiên phải lặng chìm, song rất khó nhận được tướng qua lại của phần vọng tưởng vi tế. Ví như một ao nước đục, khi bọt nổi lên mặt ao ta mới nhận thấy. Còn phần khí thể nhỏ nhẹ từ dưới đáy ao được cổ động lên, hoặc sôi tim nhỏ trên mặt nước, hoặc đến nửa chừng rồi không lên được, muốn thấy rõ nó, cần phải có một ao nước thật trong. Người niệm Phật lâu, đến trình độ nước tâm trong lặng, mới thấy biết được vọng tưởng vi tế. Bạch Thánh pháp sư, một buổi sáng từ nơi giường bước lại ghế ngồi, trong khoảng chừng ba giây đồng hồ, đã phát giác trong tâm mình nổi lên đến vài mươi vọng niệm sai biệt.

 

Chừng ấy Ngài mới chứng minh được lời nói trong kinh Phật:

"Một niệm có chín mươi sát na, một sát na có chín trăm sanh diệt." Đây là vọng tưởng thuộc loại vi tế.

 

Nhân tiện xin nhắc lại một câu chuyện về vọng tưởng vi tế, cho các bạn đồng tu thêm phần nhận thức: Quang Huệ và Giới Diễn là hai vị thiền sư đều ngộ đạo.

Một hôm trong khi đồng ngồi thiền, nơi tiềm thức của ngài Giới Diễn thoạt nổi lên một niệm sắc ái, Ngài liền diệt trừ; song bên kia Quang Huệ thiền sư đã hay biết. Sau khi xuất định, ngài Quang Huệ làm bài kệ có ý trêu cợt ngài Giới Diễn. Giới Diễn thiền sư buồn thẹn, liền thâu thần nhập diệt. Ngài Quang Huệ hối hận, gọi đệ tử đến phó chúc rằng: "Bạn ta trong khi thiền định có một niệm sắc ái, sau tất lụy về sắc; vì phiền ta mà thị tịch, sau sẽ phá hoại Tăng Bảo. Lỗi ấy một phần do ở nơi ta, nếu ta không theo hóa độ, tất sẽ mang lấy hậu quả." Dặn dò xong, Ngài cũng viên tịch theo luôn. Sau Quang Huệ chuyển thân làm thiền sư Phật Ấn; Giới Diễn chuyển kiếp làm Tô Đông Pha. Đông Pha do kiếp trước có tu nên làm quan, thông minh trí huệ mà cũng đa tài đa tình. Ông có đến bảy người thiếp, và thường đem sự thông minh bác lãm của mình mà vấn nạn các vị thiền sư. Về sau bị ngài Phật Ấn chiết phục, ông mới quay lại đường lối tu Phật. Cho nên vọng tưởng vi tế, người tu lâu cũng phải e ngại là thế.

 

Tiên đức có câu:

“Công phu không thiếu cũng không dư.
Muôn kiếp tham si chửa dễ trừ!”

Vậy người tu khi có chút cảnh giới tốt chớ vội khoe khoang tự đắc, phải nhìn gương ngài Giới Diễn. Và cũng đừng vội tự thị chê bai kẻ khác, mà phải xem gương Quang Huệ thiền sư.

 

Hôn trầm và vọng tưởng vi tế, người tu lâu tự biết lối giải trừ. Nơi đây, chỉ lược bàn qua cách đối trị về phần thô. Thông thường, khi loạn tưởng nhiều, hành giả nên ngồi yên nhiếp tâm niệm Phật. Lúc hôn trầm đến, nên đứng lên vừa niệm vừa kinh hành. Cứ dùng hai oai nghi này thay đổi mãi, lâu ngày hai chướng duyên ấy sẽ tiêu trừ.

Theo chỗ kinh nghiệm, lắng tai ghi nhận rành rõ từ tiếng từ câu niệm Phật theo lối Phản Văn Trì Danh, có lẽ là phương pháp kiến hiệu nhứt để đối trị tán loạn.

Và, Lễ Bái Trì Danh, là phương thức tối thượng để đối trị với mối chướng hôn trầm nặng nề.

 

Nhưng, mỗi hành giả đều có chỗ kinh nghiệm và thích hợp riêng. Trên đây chỉ lược đưa ra vài quan điểm để góp phần khuyến ích.

 

How to Combat Drowsiness and Mind-Scattering

 

The cultivator at times drifts into a dark, heavy mental state, akin to sleep; this is the delusive obstruction of drowsiness. At other times, while he recites the Buddha's name, his mind wanders and is filled with sundry thoughts. This is the delusive condition of "mind-scattering." Drowsiness and mind-scattering are two very dangerous obstacles because they hinder cultivation and prevent the practitioner from entering samadhi.

As the cultivator practices, his delusive thoughts may suddenly be submerged and stilled. He recites the Buddha's name in an even monotone, with calm mind and thought, oblivious even to the weather and insect bites. This state usually lasts from one-half to one hour. Sometimes sweat soaks his clothing without his knowledge, and only when he suddenly awakens does he perceive an uncomfortable sensation of extreme heat. Experiencing this, he should not hasten to rejoice, thinking that his mind has settled, or that his practice is bearing some results. In reality, this is only the state of drowsiness in its subtle, mild form. The ancients have said:

Gently, gently, if drowsiness is not exposed, the demons will have their fill all day.

In this situation, the cultivator should take steps to practice steadfastly, with increased diligence and vigor. As he recites, he should "turn the light around," to subdue and destroy drowsiness.

In general, according to the author's experience, as drowsiness approaches, it is preceded by delusive, scattered thoughts. There are, of course, times when drowsiness and delusive thoughts arise at the same time. However, this is a gross manifestation, easily detectable. When subtle drowsiness approaches, at first subtle errant thoughts arise. The practitioner feels that a dim spot is climbing from the back of his neck to the top of his head, then descending to the eyes, ending somewhere deep in the Alaya consciousness. Wherever drowsiness goes, that part of the body is affected. If it reaches the head, the head droops slightly; if it reaches the eyes, the eyes close; if it reaches the mind, the mind becomes clouded. The practitioner should possess a very keen, discerning mind to detect this subtle form of torpor.

Delusive thoughts, as well, have two manifestations: gross and subtle. Everyone can detect gross delusive thoughts, because their manifestations are very clear. The ancients had a saying:

In the early stage of cultivation, be afraid of delusive thoughts; with time, beware of drowsiness!

This saying, while partly correct, is not entirely true, as it refers only to the "scattering" aspect of "gross" delusive thoughts. Even seasoned cultivators, however, should be wary of "subtle" delusive thoughts. When the practitioner puts all his efforts into reciting the Buddha's name, gross delusive thoughts will certainly be stilled and submerged but it is very difficult to detect the comings and goings of subtle delusive thoughts.

For example, when the froth rises to the surface of a muddy pond, we can see it easily. However, we would need a very limpid pond to see the tiny bubbles arising from the bottom, breaking on the surface or reaching only halfway to the surface. Likewise, only seasoned practitioners (who have reached the stage where the waters of the mind are calm and still) can detect subtle delusive thoughts.

One morning, a well-known Elder Master, in the short span of three seconds, from the time he left his bed to the time he sat on his chair, detected several dozen delusive thoughts arising in his mind. Only then could he verify the teaching of the sutras:

One thought lasts 90 ksana (instants), one ksana has 900 births and deaths.

This refers to delusive thoughts in their subtle manifestations.

In this regard, I would like to recount a well-known story about subtle delusive thoughts, to increase the awareness of fellow-cultivators. Once there were two famous Zen Masters who had been awakened to the Way. One day, as they sat in meditation together, the young master had a thought of lust and desire, which he immediately severed. However, the Elder Master, seated opposite, already knew of the occurrence. After emerging from meditation, the Elder Master composed a poem, intending to tease his friend. The latter, sad and ashamed, immediately "gathered up his vital energy," and expired on the spot. The Elder Master, filled with remorse, called his disciples together and followed his friend in death, leaving these parting words:

“My friend, while in meditation, had a false thought of lust and desire and will therefore certainly be entangled in love relationships in his next life. He died while unhappy with me, and therefore, upon rebirth, will cause havoc to the community of monks. I am partly responsible for all of this, so if I do not follow and guide him, I will not escape the consequences ..."

 

The Elder Master went on to be reborn as a distinguished Zen Master, while the former young master had by then become the famous Chinese poet Su Tung-P'o (T'ang dynasty). Because of his previous cultivation, Tung-P'o was a mandarin, endowed with intelligence and wisdom. However, being amorous in nature, he was entangled in the conflicting demands of seven wives and concubines. Moreover, with his learning and intelligence, he often challenged the Zen Masters of his day. Only after he was vanquished by his former friend did he return to Buddhist practice.

This story shows that subtle delusive thoughts should be feared even by seasoned cultivators. The ancients had a verse:

Though one's cultivation has reached the stage of no excess or want, 
It is not easy to destroy ten thousand eons of greed and delusion.

Therefore, when the practitioner has experienced a glimpse of some auspicious realms, he should not hasten to show off or grow vain. He should beware of the example of the younger master. Nor should he grow pretentious and denigrate others, but should take the example of the Elder Master to heart.

Cultivators who have practiced a long time know themselves how to eliminate drowsiness and subtle delusive thoughts. I shall merely indicate the way to counteract their gross manifestations.

Normally, when afflicted with numerous scattered thoughts, the practitioner should sit still and gather his mind together to recite the Buddha's name. When drowsiness sets in, he should stand up and recite while circumambulating the altar. Alternating between these two techniques will in time eliminate the two hindrances. In my experience, listening and clearly recording each and every utterance of Amitabha Buddha's name, following the Reflecting the Name technique, is probably the most effective way to counteract scattered thought, while Bowing to the Buddha is the supreme method for overcoming the obstruction of heavy drowsiness.

Nevertheless, each practitioner has his own personal experience and knows what is most appropriate to his particular situation. I have merely made some observations to assist him in his practice.



BÀI SỐ 98

 

Ẩn tu phương tiện mượn thi ngâm

Thức ngộ mình người khởi đạo tâm

Đâu nghỉ hoa đào ra động bích

Mà mong Lưu Nguyễn ghé vào thăm?

 

NHƯ Ý : Nếu Hoa-đào có rơi nhẹ trôi theo vòng  suối ra ngoài ĐỘNG BÍCH, đó cũng là một sự Ngẫu-nhiên, không phải do ý Chư-tiên mượn nó để dời chân LƯU NGUYỄN , cũng như thế Bút-giả không có ý mượn những lời Thi trong đây để Thả cánh Hoa-đào, mà chỉ muốn ngõ riêng với một  ít vì Thông Cảm, Hữu Duyên.

 

Bởi Mình đã có DUYÊN để đáng tỏ BÀY công bố.




5. Niệm Phật Phải Hành Trì Cho Thiết Thật

 

 

Lặng ngồi chốn tĩnh lâu
Trăng sáng, gió canh thâu!
Bát Nhã hương lòng nhẹ.
Lăng Già niệm ý sâu

Phật, Tâm chung một vẻ

Thiền, Tịnh chẳng hai mầu
Ngưng chuỗi, thầm riêng hỏi
Hoa đêm điểm điểm đầu...

 


Niệm Phật Với Tứ Hạnh

 

Sở thích và túc căn của chúng sanh vẫn thường sai biệt cho nên tuy đồng tu hạnh Niệm Phật, sự hành trì chẳng khỏi có điểm không giống nhau. Vì thế, trên đường Tịnh Độ, cổ nhơn đã khái ước chia thành bốn hạnh là: Thiền Tịnh, Giáo Tịnh, Mật Tịnh và Thuần Tịnh.


1. Những vị lấy niệm Phật làm chánh, tham thiền làm phụ, thuộc về hạnh Thiền Tịnh. Đây cũng là lối Thiền Tịnh song tu, nhưng lại lấy sự vãng sanh Tịnh Độ làm yếu điểm chung cuộc, còn việc thấy tánh ngộ đạo chỉ thuộc phần tùy duyên.

2. Những vị lấy niệm Phật làm chánh, tụng kinh làm phụ, gọi là tu hạnh Giáo Tịnh. Về phần kinh giáo, có người thích tụng Kinh Kim Cang hay Di Đà; có vị thích tụng Hoa Nghiêm hay Pháp Hoa, hoặc phẩm Phổ Môn hay Phổ Hiền Hạnh Nguyện chẳng hạn.

3. Những vị lấy niệm Phật làm chánh, trì chú làm phụ, đó là tu về hạnh Mật Tịnh. Trong sự trì chú, mỗi người lại ưa thích riêng mỗi môn Đà Ra Ni, như: Đại Bi, Chuẩn Đề, Vãng Sanh, Công Đức Bảo Sơn, Văn Thù Ngũ Thanh thần chú, Lục Tự Đại Minh chân ngôn, hoặc các Đà Ra Ni khác.

4. Những vị chỉ chuyên niệm Phật, không xen tạp môn nào khác, thuộc về các hành giả tu hạnh Thuần Tịnh.

 

Trong đây các vị căn cơ cao thì theo Thập Lục Quán, còn đại đa số chỉ chuyên về hạnh Trì Danh.

 

Thiện Đạo hòa thượng và Vĩnh Minh thiền sư bên Trung Hoa, tương truyền đều là hóa thân của Phật A Di Đà. Nhưng Thiện Đạo hòa thượng chỉ dạy chuyên niệm Phật; Vĩnh Minh thiền sư thị hiện mỗi ngày ngoài việc niệm mười muôn câu Phật hiệu, còn tu các hạnh khác, tất cả gồm 108 môn.


Ấn Quang pháp sư đã phê phán: "Đồng dạy về Tịnh Độ, nhưng lối khai thị của ngài Thiện Đạo là để tiếp dẫn hàng trung, hạ căn thuộc về chuyên tu. Còn lối khai thị của ngài Vĩnh Minh để riêng khuyến tấn bậc thượng thượng căn, thuộc về viên tu."


Người đời mạt pháp phần nhiều là bậc trung, hạ căn. Vì thế, với bốn hạnh trên, nếu muốn chắc chắn được vãng sanh, có lẽ nên tu theo đường lối Thuần Tịnh. Nhưng đã nói sở thích và túc căn của mỗi người đều sai biệt, không thể ép buộc được, thì mặc dù có kiêm tu hạnh khác, hành giả Tịnh Độ cũng cần lưu ý đến hai phần chánh và trợ cho phân minh. Mà phần chánh phải luôn luôn lấn nhiều hơn phần trợ.


Như thế đường tu mới không mất mục tiêu và sự vãng sanh cũng không bị chướng ngại.



TỌA THIỀN NIỆM PHẬT

 

 

Trong bài tựa Phạm Võng Bồ tát giới, có dạy rằng:

 

 

“Sắc trẻ không dừng, dường như ngựa chạy. Mạng người vô thường, mau hơn nước dốc Ngày nay dù còn, khó bảo đảm ngày mai”.

 

 

“Đại chúng! Mỗi người nên nhất tâm cần cầu tinh tấn, chớ biếng nhác trễ lười, phóng túng ngủ nghỉ; ban đêm phải nhiếp tâm niệm Phật tham thiền, chớ để thời gian luống qua vô ích mà sau này phải ăn năn…”.

 

 

Nhưng phàm muốn làm việc gì cho được lợi ích, chúng ta cần phải “biết làm”. Việc ở đây muốn y chỉ lời dạy nhiếp tâm niệm Phật, tham thiền. Lẽ tất nhiên, chúng ta phải biết làm sao để nhiếp tâm niệm Phật, tham thiền cho trúng cách, đúng phương pháp, tức là biết cách tọa thiền niệm Phật.

 

 

Vậy trước khi học, về phần thực hành, chúng ta nên hiểu sơ qua về mục đích của phương pháp tọa thiền.

 

 

A.- MỤC ĐÍCH CỦA PHƯƠNG-PHÁP TỌA-THIỀN

 

 

Tọa thiền là một phương pháp rất thông dụng, chẳng những trong đạo Phật mà ở ngoại đạo cũng vẫn có từ xưa.

 

 

Tọa thiền tức là ngồi để tham cứu một vấn đề gì. Thế nên, tọa thiền không phải là một phương pháp chứng quả thành đạo, mà là một trong vô lượng phương tiện giúp cho thân được an, để cho tâm không loạn và được chánh niệm chánh quán. Ngoại đạo chỉ chú trọng nơi thân mà không để đến tâm, trong khi thật ra, tâm mới là phần chánh, đáng chú trọng hơn cả.

 

 

 

B.-PHƯƠNG-PHÁP TỌA-THIỀN

 

 

Dưới đây là phần thật hành mà ngài Thượng Tọa Vạn Đức dạy với tất cả sự kinh nghiệm mà ngài đã thâu hoạch từ nhiều năm.

 

 

Phần này chia làm ba:



1.- ĐIỀU-THÂN

 

 

Thân lúc nào cũng làm duyên trợ cho tâm. Thế nên, nếu thân có những cử động thô thiển, khí lực sôi nổi, và lẽ tất nhiên tâm ý sẽ phù động, do đó khó mà nhập định được. Cho nên, trước khi tọa thiền, cần phải điều hòa thân. Vậy phải điều hòa thân bằng cách nào?

 

      

     Phải điều dưỡng sự ăn uống: Sự ăn uống đối với thân rất hệ trọng, vì bệnh thường phát sanh do nơi sự ăn uống. Có những thực vật hạp với cơ thể người này nhưng lại không thể hạp với người kia và trái lại. Dù sao, không nên dùng những thứ có dầu mỡ nhiều, tránh những chất hăng, kích thích thần kinh như càfé đậm, rượu, trà đậm, thuốc hút v.v... mà chỉ nên dùng những món ăn sơ sài trong sạch.

      

 

Trước giờ tọa thiền, không nên ăn quá no mà chỉ ăn vừa đủ, vì nếu ăn quá no sẽ làm mệt dạ dày, ngồi không yên ổn. Không ăn chiều, lẽ tất nhiên là thích hợp đặc biệt với việc tọa thiền niệm Phật.

 

 

 Y phục: Trước khi tọa thiền, phải tắm rửa cho thân thể được sạch sẽ để tránh khỏi ngứa ngấm trong người.

 

 

Sau đó, trời lạnh thì mặc áo ấm, trời nóng thì dùng y phục mỏng, rộng rãi và sạch sẽ.

 

 

Đai lưng (lưng quần) lúc nào cũng phải nới rộng ra.

 

 

Những điều trên đây giúp cho sự hô hấp dễ dàng và không bị lay chuyển bởi thời tiết.

 

      

     Giữ thân cho được ngay thẳng và vững vàng: (nghĩa là làm thế nào mà khi quên nó, không nghiêng ngã hay lay động). Muốn được như vậy, chỉ có cách duy nhất là ngồi, vì đi, đứng hay nằm không thể đạt được mục đích vừa nói trên.

      

 

Nhưng nếu ngồi mà thòng hai chân xuống, thì khi quên, thân lại cũng không vững. Hơn nữa, lúc ở trong nhà, thất, có bàn, ghế, giường v.v… thì không nói chi, nhưng khi ra ngoài vườn tược, đồng ruộng hay đến núi rừng để tọa thiền, khó tìm ra chỗ ngồi có thể thòng chân xuống được dễ dàng.

 

 

Thế nên, chỉ có cách rút chân xếp bằng lại, là giúp cho chúng ta ngồi ngay thẳng và vững vàng mà thôi.

 

 

     Cách ngồi: Có nhiều cách ngồi mà hành giả cần phải chọn lựa cho thích hợp với mình.

      

      

 

    CHƠN: Toàn già (cũng gọi là kiết già hay Kim Cang tọa). Gác bàn chân trái lên đùi bên mặt, gác bàn chân mặt lên đùi bên trái, gót hai bàn chân đều phải sát vào bụng.

     

    

 

   Bán già, có hai cách:

    

 

   -Hàng ma tọa: gác bàn chân mặt lên đùi bên trái (như ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ tát).

    

 

   -Kiết tường tọa: gác bàn chân trái lên đùi bên mặt (như ngài Phổ Hiền Bồ tát).

    

 

Trong ba cách ngồi, khi ngồi phải tập cho đầu gối đồng sát xuống chiếu như nhau, hai mông cùng chịu đều như nhau thì mạch máu không bị cấn, chân không bị tê, cũng không nên dùng nệm quá dày.

 

Một điều nên để ý, là thường lúc ban sơ, khi vừa ngồi kiết già hay nghe một chân nặng một chân nhẹ. Để sửa chữa khuyết điểm đó, chỉ có một cách là dùng hai tay chống xuống chỗ ngồi để nâng toàn thể thân lên và hạ bên chân hay mông nhẹ xuống trước, bên nặng xuống sau, đôi ba lần thì hai chân hoặc hai mông sẽ đều, không còn cảm tưởng nặng nhẹ nữa.

 

 

TAY: Hai bàn tay để ngửa, bàn tay mặt đặt lên trên bàn tay trái, vừa sát bụng và để nhẹ trên hai bàn chân, hai đầu ngón tay cái đâu lại (Tam muội ấn).

 

 

Phương pháp để bàn tay như vậy, theo cổ đức nói, làm cho điện lực trong thân lưu thông đều đặn, không biến thoát ra ngoài, giúp cho tâm dễ an ổn.

 

 

 

LƯNG: Tay chân đều đâu vào đó rồi, phải lay chuyển thân thể độ ba, bốn lần cho được ung dung và phải giữ xương sống ngay thẳng, chẳng khác nào một cây cột đối với cái nhà. Nếu cột xiêu thì nhà đổ vậy.

 

 

ĐẦU, CỔ : Đầu và cổ cũng phải giữ cho ngay, nhưng không được ngước thẳng quá.

 

 

MẮT: Mắt hơi nhắm lại, để chỉ còn thấy tướng trắng hay sáng sáng bên ngoài thôi, đừng mở hẳn sẽ tán loạn; mà cũng đừng nhắm hẳn sẽ bị hôn trầm.

 

 

MIỆNG: Miệng phải ngậm lại, chót lưỡi để trên chân răng hàm trên, răng phải để cho thong thả, đừng cắn cứng lại, nhờ đó hơi thở sẽ nhẹ nhàng.




2.- ĐIỀU TỨC

 

 

Khi thân đã nghiêm chỉnh rồi, bấy giờ hành giả mới bắt đầu thở ra nhẹ nhàng nhưng cho dài, tâm nghĩ tất cả ô trược trong thân đều tựa theo không khí mà ra ngoài hết. Đến khi hít vô cũng phải nhẹ nhàng và cho dài, nghĩ bao nhiêu điều thanh tịnh bên ngoài đều vào trong hết.

 

 

Làm như vậy được hai ba lần hay đến năm bảy lần nếu cần, cho trong thân được khoan khoái.

 

 

Sau đó phải giữ hơi thở nhẹ nhàng thong thả, suông êm, dài ngắn cho quân bình.

 

 

Nên để ý, khi điều hòa hơi thở, hành giả thường gặp hai lỗi sau:

 

 

     PHONG TƯỚNG: tức là hơi thở ra hít vào, nghe có tiếng gió, do vì hơi thở quá mạnh.

      

 

     SUYỄN TƯỚNG: tức là tuy thở ra vào không nghe tiếng nhưng lại gấp rút hoặc rít sáp không thông.

      

 

Nếu khi ngồi tĩnh tọa mà thấy hai tướng trên đây, đó là triệu chứng tâm không được an định.

 

 

Nếu khéo điều nhiếp, dùng sổ tức thở ra hít vào thong thả, ít lâu sẽ thuần thục, tự nhiên hơi thở sẽ điều hòa, huyết mạch được lưu thông, trong người sẽ được ung dung khoan khoái.

 

 

Thế nên, điều hòa hơi thở là một công phu hệ trọng đối với phép tĩnh tọa.



3.- ĐIỀU TÂM

 

 

Trước khi tọa thiền, hành giả có phát tâm trước, hoặc sổ tức, hoặc quán bất tịnh, hoặc niệm Phật v.v…

 

 

Nếu đã phát tâm niệm Phật, thì hành giả phải nghĩ ta bà ngũ trược, nhớp nhơ, là nguồn gốc của muôn ngàn thống khổ, nơi thân và hiện cảnh, phải làm thế nào thoát ly cho được, tức là phải yểm ly (chán nản) sanh tử nơi ta bà mà cầu sanh về Cực Lạc.

 

Hành giả nhớ ngay đến cảnh Cực Lạc thuần vui không khổ, có đủ thắng duyên, thắng cảnh trợ lực cho hành giả mau thành Phật quả, quảng độ chúng sanh, đến Đức Phật A Di Đà tướng hảo quang minh, lúc nào cũng duỗi lòng từ tiếp dẫn chúng sanh về Lạc quốc.

 

 

Lúc bấy giờ, hành giả khởi niệm câu dài: “Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật”, rồi lần lần thâu ngắn lại còn sáu chữ “Nam Mô A Di Đà Phật” hay bốn chữ “A Di Đà Phật” lúc đầu niệm lớn, sau niệm thầm để nhiếp tâm cho an trụ vào đó.

 

Khi niệm ra tiếng hoặc thầm, đều cần thiết là phải niệm cho tiếng nổi rõ trong tâm chậm rãi, tâm ý nghe rõ, nhận rõ từng tiếng từng chữ, tức là “Quán trí hiện tiền”.

 

 

Nếu không, tâm sẽ tạp niệm (tán loạn), hay ngủ gục (hôn trầm) . Nếu tán loạn, không rõ, lơ là hay khi hôn trầm muốn đến, hành giả phải cử tâm ngay bằng cách chú ý đến câu niệm Phật.

 

 

Có khi hành giả cố gắng kiềm tâm, nhưng tâm vẫn chạy và nếu tâm chạy mãi, thì có cách phải niệm Phật và nghĩ ở đầu hai ngón tay cái, đầu hai ngón chân cái hoặc nghĩ ở nơi cái rún mà niệm.

 

 

Làm như vậy, thần kinh hệ sẽ hạ xuống, tức cái tâm sẽ hạ xuống mà bớt tán loạn.

 

 

Còn nếu bị hôn trầm thì phải nghĩ ở đỉnh đầu hay ở trán mà niệm thì sẽ hết, vì ý chí phấn khởi.

 

 

Hoặc hành giả có thể niệm theo phương pháp “Thập niệm ký số”, là khi niệm Phật, phải ghi nhớ rành rẽ từ một đến mười câu, hết mười câu liền trở lại một, cứ như thế xoay vần mãi. Nhưng phải niệm trong vòng mười câu mà thôi, không được hai mươi hoặc ba mươi câu, lại không nên lần chuỗi vì dùng tâm ghi nhớ. Có thể phân làm hai đoạn từ một đến năm, từ sáu đến mười. Hoặc còn thấy kém sức lại chia ra làm ba hơi, từ một đến ba, bốn đến sáu, bảy đến mười.

  

 

Cần để ý: niệm nhớ và nghe phải rõ ràng, vọng niệm mới không xen vào được.


 

Dùng phép này lâu sẽ được nhất tâm.


Điều tâm là pháp môn tu chủ chánh. Nếu có sự biến chuyển nơi thân, không nên để ý đến, mà phải chuyên gìn chánh niệm.



PHƯƠNG PHÁP GIẢI TỌA (XẢ THIỀN)

 

 

Khi xả thiền, hành giả làm ngược lại tất cả. Nghĩa là trước hết phải xả nơi tâm, kế xả nơi tức và sau cùng là xả thân.

 

 

      

     XẢ TÂM: Hành giả phải nhớ lại, coi hiện giờ mình ngồi chỗ nào, nãy giờ mình làm gì, nhớ coi mình có bị tán loạn hay hôn trầm không, và dù có hay không, cũng vẫn hồi hướng công đức về Tây Phương để trang nghiêm Tịnh độ.

 

      

     XẢ TỨC: Sau khi xả tâm xong, hành giả mở miệng thở ra vài hơi thật dài để cho khí nóng trong người giảm bớt, và để hồi phục lại trạng thái bình thường như trước khi tĩnh tọa.

      

 

     XẢ THÂN: Tâm, tức đều xả xong, lúc bấy giờ hành giả se sẽ giao động nơi lưng và cổ. Khi mạch lạc chạy đều, từ từ duỗi hai tay ra, lấy hai bàn tay xoa nhè nhẹ với nhau, rồi xoa lên mắt, kế từ từ mở mắt. Sau đó, uốn lưỡi một vài lần và nuốt chút nước miếng.

      

 

Tay và mắt xả xong, đến lượt hai chân. Trước hết phải lấy tay xoa hai bắp vế, rồi tháo lần lần hai chân ra, thoa hai bắp chuối và hai bàn chân. Khi nghe hai chân nóng hết rồi, hành giả chuyển động nhè nhẹ toàn thân rồi đứng dậy, đi tới đi lui.



NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ TỌA THIỀN CÓ KẾT QUẢ

 

 

Hôn trầm, ngủ nghỉ là một chướng trong việc tu thiền, thế nên, nơi thân phải bớt ngủ nghỉ.

 

 

Phật dạy đầu hôm cuối đêm thì tham thiền, nửa đêm thì tụng kinh để tự tiêu tức, nhưng nếu mình không kham nổi thì nên bớt sự ngủ nghỉ. Ban đêm thì chỉ nghỉ ba canh, từ 11 giờ đến 04 giờ sáng thôi, đó là lời dặn dò của cổ đức vậy. Còn nơi tâm thì phải có sự điều nhiếp theo hai cách dưới đây:

 

     1) Không niệm tham dục.

 

     2) Không niệm sân hận.

      

 

Nếu thực hành hai cách này mà không đắc lợi trên đường chánh định, hành giả phải kiểm điểm lại nơi tâm coi sanh tội lỗi chi không. Hằng ngày phải nói lời dịu dàng, hòa nhã cho tâm lóng xuống. Đối với người và vật, giữ cho tâm mát mẻ và luôn luôn nhẹ nhàng.

 

 

  3) Ngoài giờ tĩnh tọa, phải giữ câu niệm Phật không rời tâm.

 

 

Tâm tương ứng với chánh định thì phát ra khinh an, trong thân sẽ thấy khoan khoái. Thân tâm hiệp nhất, thân cảnh không hai. Lúc bấy giờ, hành giả ở trong định vắng lặng sẽ thấy thân tướng Phật, nghe Phật thuyết pháp và những cảnh giới nhiệm mầu không sao kể xiết…

 

Đó là tướng niệm Phật thiện căn phát hiện do công phu tọa thiền niệm Phật mà thành công vậy.



(Trích Liên Hữu Văn Tập)


 

Tài liệu nầy chính Thượng Tọa Trí Tịnh đã dạy cho sinh viên Tăng, Ni và Cư-sĩ Nam, Nữ tại ĐẠI HỌC VẠN HẠNH.





NGHI THỨC TỊNH ĐỘ PHỔ THÔNG

 

I.- PHẦN LỄ-BÁI SÁM-HỐI


                    (Trước khi trì tụng, nên súc miệng, rửa mặt, rửa tay sạch sẽ, rồi mặc áo tràng, đốt hương, kế chắp tay đứng trước bàn Phật đọc bài kệ tán Phật, tiếp theo lễ bái.)

 

Pháp vương vô-thượng tôn

Tam-giới vô luân thất

Thiên nhơn chi Ðạo-sư

Tứ-sanh chi từ-phụ

Ư nhứt niệm quy-y

Năng diệt tam-kỳ nghiệp

Xưng dương nhược tán-thán

Ức kiếp mạc năng tận.

Năng lễ, sở lễ tánh không tịch,

Cảm ứng đạo-giao nan tư nghì,

Ngã thử đạo-tràng như Ðế-châu,

Thập phương chư Phật ảnh hiện trung,

Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,

Ðầu diện tiếp túc quy mạng lễ.


 

PHỔ-LỄ CHƠN-NGÔN 

ÁN --PHẠ NHỰT RA VẬT (7 lần)


 

Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tận hư-không, biến pháp-giới, quá, hiện, vị-lai thập-phương chư Phật, Tôn-Pháp, Hiền-Thánh Tăng, Thường-trú Tam-Bảo. (1 lạy)

 

Chí tâm đảnh lễ:  Nam-mô Ta-bà Giáo-chủ Bổn-sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Ðương-lai hạ sanh Di-Lặc Tôn Phật, Ðại-trí Văn-Thù Sư-Lợi Bồ-tát, Ðại hạnh Phổ-Hiền Bồ-tát, Hộ-pháp Chư-tôn Bồ-tát, Linh-sơn hội thượng Phật Bồ-tát. (1 lạy)

 

Chí tâm đảnh lễ: Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới Ðại-từ Ðại-bi A-Di Ðà Phật, Ðại bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát, Ðại-Thế-Chí Bồ-tát, Ðại-Nguyện Ðịa-Tạng-vương Bồ-tát, Thanh-tịnh Ðại-hải-chúng Bồ-tát. (1 lạy)

 

 

SÁM PHỔ HIỀN 

(Quỳ đọc)

 

Ðệ-tử chúng đẳng, tùy-thuận tu tập. Phổ-Hiền Bồ-tát, thập chủng đại nguyện:

 

Nhứt giả lễ kính chư Phật,

Nhị giả xưng tán Như-Lai,

Tam giả quảng tu cúng-dường,

Tứ giả sám-hối nghiệp-chướng,

Ngũ giả tùy-hỉ công-đức,

Lục giả thỉnh chuyển pháp-luân,

Thất giả thỉnh Phật trụ thế,

Bát giả thường tùy Phật học,

Cửu giả hằng thuận chúng-sanh,

Thập giả phổ giai hồi-hướng.

Nguyện tương dĩ thử thắng công-đức,

Hồi-hướng vô-thượng chơn pháp-giới,

Tánh tướng Phật, Pháp cập Tăng-già,

Nhị đế dung thông tam-muội ấn,

Như thị vô-lượng công-đức hãi,

Ngã kim giai tất tận hồi-hướng,

Sở hữu chúng-sanh thân, khẩu, ý,

Kiến hoặc đàn báng ngã pháp đẳng,

Như thị nhứt thiết chư nghiệp-chướng

Tất giai tiêu-diệt tận vô dư,

Niệm niệm trí châu ư pháp-giới,

Quảng độ chúng-sanh giai bất thối,

Nãi chí hư-không thế-giới tận,

Chúng-sanh cập nghiệp phiền-não tận,

Như thị tứ pháp quảng vô-biên,

Nguyện kim hồi-hướng diệc như-thị.

 

Nam-mô Ðại-hạnh Phổ-Hiền Bồ-tát MA-HA-TÁT.  (3 lần)

 

(Đứng lên chấp tay xướng)

 

Ðệ-tử Sám-hối, phát-nguyện rồi, chí-tâm đảnh-lễ Tam-bảo. (1 lạy)    



II.- PHẦN TRÌ CHÚ NIỆM PHẬT

(Ngồi kiết già hoặc bán già trước bàn Phật; chắp tay niệm

 

 

 TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN

 

ÁN LAM (7 lần)


 

 TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN

 

TU RỊ TU RỊ MA HA TU RỊ TU TU RỊ TA-BÀ-HA (3 lần)

 

 

 TỊNH BA NGHIỆP CHƠN NGÔN

 

ÁN TA PHẠ BÀ PHẠ THUẬT ĐÀ TA PHẠ,

ĐẠT MẠ TA PHẠ BÀ PHẠ THUẬT ĐỘ HÁM (3 lần)

 

 

 PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN

ÁN NGA NGA NẴNG TAM BÀ PHẠ PHIỆT NHỰT RA HỒNG (3 lần)


 

       Nguyện mây hương mầu này,

                 Hiện khắp mười phương cõi.

                 Tất cả các Phật độ,

                 Vô lượng hương trang nghiêm.

                 Đầy đủ Bồ Tát đạo,

                 Thành tựu Như Lai hương.

 

Nam mô Hương Vân cái Bồ Tát ma ha tát (3 lần)

 

(Vẫn chắp tay tụng tiếp bài tán Vô Lượng Thọ)

         

           Quang, thọ khó suy lường,

          Sáng lặng khắp mười phương.

          Thế Tôn Vô Lượng Quang,

          Cha lành cõi Liên ban.

          Thần lực chẳng tư nghì,

          Sống lâu A tăng kỳ.

          A Di Đà Như Lai,

          Tiếp dẫn lên liên đài.

          Cực Lạc cõi thuần tịnh,

          Công đức lạ trang nghiêm.

          Nơi tất cả quần sanh,

          Vượt lên ngôi Bất thối.

          Mười phương hằng sa Phật.

          Đều ngợi khen Vô Lượng.

          Cho nên hôm nay con,

          Nguyện sanh về An Dưỡng.

 

Nam mô Liên trì hải hội Phật Bồ Tát. (3 lần)

 

(Tiếp tụng)

 

VÔ LƯỢNG THỌ NHƯ LAI CHÂN NGÔN


 

NAM MÔ RÁT NA TRA DẠ DA. 

NAM MÔ A RỊ DA.  A MI TÁ BÀ DA.  TÁT THA GA TÁ DA.  A RA HA TI.  SAM DẮT SAM BUÝT ĐÀ DA.  TÁT DA THA. 

UM !  A MI RỊ TI.  A MI RỊ TÔ NA BÀ VÊ.  A MI RỊ TÁ SAM BÀ VÊ.  A MI RỊ TÁ GA BÊ.  A MI RỊ TÁ SUÝT ĐÊ.  A MI RỊ TÁ SI TÊ.  A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÊ.

A MI RỊ TÁ VI CA LĂN TÁ GA MI NỊ.  A MI RỊ TÁ GÀ GA NA KY TI CA LI.  A MI RỊ TÁ LÔ ĐÔ VI SA PHẠ LI.  SẠT VA RỊ THÁ SA ĐÀ NI.  SẠT VA MA CA LI.  SA KHẤT SÁ DU CA LI.  SÓA HA. 

 

UM! BÚT RUM!  HÙM!

 

(7 hoặc 108 lần)

 


Khể thủ tây phương An-Lạc quốc

Tiếp dẫn chúng-sanh đại đạo sư

Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh

Duy nguyện từ-bi ai nhiếp thọ

 

Ngã kim phổ vị tứ ân tam hữu, cập pháp-giới chúng-sanh cầu ư chư Phật, nhứt thừa vô-thượng bồ-đề đạo-cố, chuyên tâm trì niệm A-Di-Ðà-Phật vạn đức hồng danh kỳ sanh tịnh-độ. Duy nguyện Từ-Phụ A-Di-Ðà Phật ai lân nhiếp thọ từ-bi gia hộ.



Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, Đại từ đại bi,

Tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật.

        

  (Kế tiếp niệm)

 

Nam Mô A Di Đà Phật


            (Đứng lên đi nhiễu quanh bàn Phật, vừa niệm hồng danh : đi ba vòng  hoặc nhiều vòng rồi trở lại ngồi. Nên niệm ra tiếng nho nhỏ theo pháp : “THẬP-NIỆM KÝ-SỐ” lấy 10 câu làm 1 đơn vị, hoặc chia làm hai đoạn, mỗi đoạn 5 câu : cứ hết 10 câu lần qua hột chuỗi. 


Khi niệm đủ số hạn định, quỳ trước bàn Phật, xưng danh hiệu TỨ THÁNH và đọc bài văn phát nguyện hồi hướng). 


 

III.- PHẦN PHÁT NGUYỆN HỒI HƯỚNG

 

Nam mô A Di Đà Phật (10 lần)

Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát (10 lần)

Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát (10 lần)

Nam mô Thanh tịnh đại hải chúng Bồ tát (10 lần)

 

 

NGUYỆN

 

A-Di-Ðà Phật, thường lai hộ trì, linh ngã thiện căn, hiện tiền tăng tấn, bất thất tịnh nhơn, lâm mạng chung thời, thân tâm chánh niệm, thị thinh phân minh, diện phụng Di-Ðà, dữ chư thánh-chúng, thủ chấp hoa đài, tiếp dẫn ư ngã.

 

Nhứt sát na khoảnh, sanh tại Phật tiền, cụ Bồ-Tát đạo, quảng độ chúng sanh đồng thành chủng-trí.

 

Chí tâm đảnh lễ : Nam-Mô A-Di-Ðà Phật Thế-Tôn.

 

Nguyện ngã Tội chưóng tất tiêu diệt (1 lạy)

Nguyện ngã Thiện căn nhựt tăng trưởng (1 lạy)

Nguyện ngã Thân tâm hàm thanh-tịnh (1 lạy)

Nguyện ngã Nhứt tâm tảo thành tựu (1 lạy)

Nguyện ngã Tam muội đắc hiện tiền (1 lạy)

Nguyện ngã Tịnh nhơn tốc viên mãn (1 lạy)

Nguyện ngã Liên đài dự tiêu danh (1 lạy)

Nguyện ngã Kiến Phật ma đảnh ký (1 lạy)

Nguyện ngã Dự tri mạng chung thời (1 lạy)

Nguyện ngã Vãng sanh Cực Lạc Quốc (1 lạy)

Nguyện ngã Viên mãn Bồ tát đạo (1 lạy)

Nguyện ngã Quảng độ chư chúng-sanh (1 lạy)

 

Chí tâm qui mạng đảnh lễ Nam mô Tây phương cực lạc thế-giới giáo chủ, thọ quang thể tướng vô-lượng vô-biên, từ thệ hoằng thâm, tứ thập bát nguyện độ hàm linh, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A-Di-Ðà Như-Lai biến pháp giới Tam bảo (1 lạy)

 

Tự qui y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm (1 lạy)

 

Tự qui y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải (1 lạy)

 

Tự qui y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại (1 lạy)


CHUNG



Comments

Popular posts from this blog