Quán Về Sự Khổ Luân Hồi

 

Chúng sanh hết kiếp này sang kiếp khác sống chết luân hồi, xuống lên trong sáu cõi. Đó là: cõi trời, cõi người, cõi A Tu La, cõi bàng sanh, cõi ngạ quỷ, và cõi địa ngục. Bát khổ tuy các loài khác cũng có ít nhiều, nhưng nó là trọng tâm của nỗi khổ ở cõi người. Cõi trời tuy vui vẻ hơn nhơn gian, nhưng cũng còn tướng ngũ suy và những điều bất như ý. Cõi A Tu La bị sự khổ về gây gổ, tranh đua. Cõi bàng sanh như loài trâu, bò, lừa, ngựa bị sự khổ chở kéo nặng nề. Loài dê, lợn, vịt, gà, thì bị sự khổ về banh da xẻ thịt. Các loài khác chịu sự khổ về ngu tối; nhơ nhớp ăn nuốt lẫn nhau. Ở cõi ngạ quỷ chúng sanh thân thể hôi hám xấu xa, bụng lớn như cái trống, cuống họng nhỏ như cây kim, miệng phực ra lửa chịu đói khát trong ngàn muôn kiếp. Còn cõi địa ngục thì vạt dầu, cột lửa, hầm băng giá, non gươm đao, sự thống khổ không thể tả xiết. Bốn cõi rốt sau này, trong kinh gọi là Tứ Ác Thú. Từ cõi A Tu La, theo chiều xuống, nỗi khổ ở mỗi cõi cứ tuần tự gấp bội hơn lên. Trong sáu cõi, chúng sanh sống chết xoay vần hết nơi này đến nơi kia, như bánh xe chuyển lăn không đầu mối. Đại khái sanh lên cõi trời cõi người thì khó và ít, đọa xuống Tứ Ác Thú rất dễ và nhiều. Người xưa đã than:

 

Lục đạo xoay vần không mối hở.

Vô thường xô đến vạn duyên buông!

 

Khi còn tại thế, một hôm đức Phật dùng móng tay vít lên chút đất, rồi hỏi A Nan: “Đất ở móng tay ta sánh với đất ở miền đại địa, cái nào nhiều hơn?”Ngài A Nan đáp: “Bạch Thế Tôn! Đất của miền đại địa nhiều hơn đất của móng tay vô lượng phần không thể thí dụ!” Phật bảo: “Cũng thế, A Nan! Chúng sanh sanh lên cõi trời người, như đất ở móng tay, đọa xuống ác thú, như đất của miền đại địa!” Thí dụ trên là những tiếng chuông mai để cho người tu xét suy tỉnh ngộ.

Nhiều kẻ không tin thiên đường, địa ngục, nhưng các cõi ấy xác thật là có, trong kinh đức Phật đã chỉ bày rành rẽ, chỉ vì mắt phàm không thấy biết mà thôi. Gần đây nhật báo có đăng nhiều chuyện thuộc phần siêu linh, chẳng hạn như việc ông Hai Huệ bị bắt xuống âm ty. Lại cô Ba Cháo Gà ở chợ Vòng Nhỏ tại Định Tường cũng tường trình việc hình phạt ở âm phủ trong quyển Địa Ngục Ký. Đây có lẽ là chư Thiện Thần vì thấy người trần thế chìm trong biển tham sân si, nên dùng quyền cơ đưa người xuống địa ngục, để khi trở về nhơn gian thuật lại cho quần chúng biết đường tội phước, mà dứt dữ làm lành.

Tóm lại, ba cõi đều vô thường, các pháp hữu vi không có chi là vui (Tam giới giai vô thường. Chư hữu vô hữu lạc - Kinh Pháp Hoa). Người niệm Phật phải cầu sanh về Tây Phương để thoát vòng sống chết luân hồi; lần lần tu chứng đến cảnh thường, lạc, ngã, tịnh của Niết Bàn, chớ không nên cầu sự phước lạc hư giả ở thế gian. Niệm Phật như thế mới hợp với mục đích giải thoát, với tâm từ bi cứu khổ ban vui của đức Thế Tôn. Và muốn được như vậy hành giả phải thường quán sát suy tư về Bát Khổ của kiếp người cho đến nỗi khổ vô tận vô biên trong sáu cõi. Nếu chẳng quán như thế, thì tâm cầu giải thoát khó sanh, ý nguyện về Tây Phương không thiết, làm sao ngày kia bước lên bờ Giác, dùng con thuyền Bát Nhã độ khắp bến mê? Khi xưa đức Phật đã than: “Trong đời mạt pháp, các đệ tử ta chỉ đeo đuổi theo bên ngoài, ít ai quan niệm đến vấn đề sanh tử!” Không tha thiết đến sự liễu thoát sanh tử là vì thiếu tri giác, do bởi không thiết thật quán xét nỗi khổ trong kiếp luân hồi. Những người này chẳng những phụ ơn Phật, mà cũng phụ cả chính mình, thật đáng tiếc thương đau xót!

 

 

Contemplating the Suffering of Birth and Death

 

Sentient beings revolve in the cycle of Birth and Death, along the Six Paths, life after life. These are the paths of celestials, human beings, asuras, animals, hungry ghosts and hell-dwellers. The Eight Sufferings, while common to all sentient beings, concern humans in particular.

Although the celestial path is blessed with more happiness than our world, it is still marked by the Five Signs of Decay and the "things that go against our wishes." The path of the asuras is filled with quarrelling and acrimonious competition. The path of animals, such as buffaloes, cattle, donkeys and horses, is subject to heavy toil. Other domestic animals, such as goats, pigs, chicken and ducks, are subject to violent, untimely death. Still other animals suffer from stupidity, living in filth, and killing one another for food. On the path of hungry ghosts, sentient beings have ugly, smelly bodies, with bellies as big as drums and throats as small as needles, while flames shoot out of their mouths. They are subject to hunger and thirst for incalculable eons. As to the hellish paths -- the sufferings there are so great no words can describe them.

These last four paths are referred to in the sutras as the "Four Paths of Misery." The degree of suffering, from the path of the asuras downward, is multiplied manyfold for each path. Within these realms, sentient beings revolve in Birth and Death through one realm after another, like a spinning wheel, with neither beginning nor end.

In general, rebirth on the celestial or human paths is difficult and rare, while descent onto the four lower paths is easy and common. For this reason, the ancients lamented:

 

Born and reborn endlessly along the Six Paths,
 When impermanence strikes, we must let go of everything.

 

Once while he was still alive, Buddha Sakyamuni scratched a tiny bit of soil with his finger and asked his disciple Ananda, "Where is there more dirt, on my fingertip or in the whole wide world?" Ananda replied, "Great Master, of course there is infinitely more soil in the big, wide world than on your fingertip; it is beyond all possible comparison." The Buddha then said, "Likewise, Ananda, the sentient beings who are reborn on the celestial and human paths are like the dirt on my fingertip, while those who descend onto the lower paths are like the soil in the whole wide world." This example should ring like a bell in the morning calm, waking up cultivators.

 

In short, as stated in the Lotus Sutra:

The Triple Realm is impermanent and conditioned dharmas bring no happiness.

Those who recite the Buddha's name should seek rebirth in the Western Pure Land to escape the cycle of Birth and Death and gradually attain Buddhahood. They should not seek the false blessings of this earth. Only in this way is Buddha Recitation consonant with the goal of liberation and with the compassionate Mind of Sakyamuni Buddha.

To achieve this aim, the practitioner should constantly meditate on the Eight Sufferings of the human condition, including the untold sufferings of the Six Paths. Otherwise, the determination to escape Birth and Death will not easily arise and the vow to be reborn in the Western Pure Land will not be in earnest. How, then, can he step upon the "other shore" in the future, and, with his wisdom, save all sentient beings?

 

Buddha Sakyamuni once sighed:

In the Dharma-Ending Age, my disciples will always chase after worldly blessings; very few will pay attention to the major question of Birth and Death.

This is so because they lack wisdom and do not meditate realistically on the suffering in the world. They are not only ungrateful to the Buddhas, they are also ungrateful to themselves. Is it not a great pity?

Comments

Popular posts from this blog