Những
Điều Làm Giảm Phá Niềm Tin
Trong giới tu hành, có những kẻ cũng khuyên dạy niệm
Phật, song lại giáo hóa theo cách thức của ngoại đạo. Lại có những vị vì chưa
thông hiểu hay nhận thức sai lạc về Tịnh Độ, nên sanh ra bài báng. Đại khái như
bảo: - Tịnh Độ là môn hành trì của ông già bà cả, hạng căn cơ thấp kém - tu
Tịnh Độ là ỷ lại yếu hèn, không thể tự lực giải thoát nổi, phải nhờ cậy vào tha
lực - hay Niệm Phật là pháp hủ bại chờ chết, chỉ độ tử chớ không độ sanh. Những
sự lạm dụng và hiểu lầm trên đây, có mối hại dẫn dắt quần chúng theo đường tà
và khiến thối chuyển cùng hủy hoại niềm tin của người niệm Phật, nên cần phải
giải thích để làm sáng tỏ pháp môn Tịnh Độ. Xin để qua những người không tin
nhân quả, Phật pháp, mà chỉ nhìn xét những vị có hình thức dính dáng với đạo
Phật.
Có những người hình thức là tăng ni, cũng ở chùa hay am, cốc,
nhưng không học hiểu Phật pháp, chỉ tu luyện theo bàng môn. Họ là những kẻ mang
chiêu bài Phật Giáo bán tạp hóa ngoại đạo. Những người này có đồ chúng của họ,
đều bí mật truyền đạo cho nhau. Nhiều người tuy nói tham Thiền, song kỳ thật
chuyên luyện điển, hoàn toàn không hiểu Thiền là gì. Đối với môn Tịnh Độ, họ
bảo phải tưởng câu niệm Phật từ đơn điền thẳng tắt ra sau lưng, đi dọc lên theo
xương sống rồi vòng xuống trở lại đơn điền, gọi là “chuyển pháp luân”. Đó là cách luyện khai thông hai mạch Nhâm, Đốc,
theo ngoại phái, không phải của đạo Phật. Có kẻ dạy phải nín thở niệm Phật luôn
một hơi, rồi nuốt ực nước bọt một cái, gọi là để củng cố chân nguyên. Có kẻ đem
sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật bố khắp châu thân. Có người lại giải thích Kinh A Di Đà
theo ngoại thuyết như: Ao sen thất bảo là bao tử, bảy hàng cây
báu là xương sườn, bát công đức thủy là máu, tủy, và các thứ nước không sạch
trong thân... Những kẻ đã mượn Phật pháp để tu theo ngoại đạo này đâu phải là
chánh tín, làm sao được vãng sanh giải thoát?
Ngoài những kẻ ngoại đạo nương bóng Phật pháp, còn lại là những
vị đệ tử chánh thức của Phật. Trong đây, có nhiều vị tuy tin hiểu pháp Niệm
Phật, công nhận lời Phật dạy về môn này, song Tịnh Độ không phải là tâm niệm sở
thích của họ, nên họ tu theo các môn khác. Những
người này đều là những bậc tu hành chân chánh trong Phật pháp. Song cũng có
một ít người vì học theo giáo lý của các tông phái khác, không hiểu sâu về Tịnh
Độ, lại do tư tưởng môn đình, chẳng những không tin Tịnh Độ Tông còn sanh lòng
hủy báng.
Lệ như có người theo Thiền Tông, mới tu học Thiền chưa bao lâu,
đã phản đối Niệm Phật. Họ đâu biết rằng nhiều bậc đại đức cao tăng khi xưa như
các Ngài: Vĩnh Minh Thiền sư, Tử Tâm Tân Thiền sư, Thiên Y Hoài thiền sư, Viên
Chiếu Bản thiền sư, Từ Thọ Thâm thiền sư, Nam Nhạc Tư thiền sư, Pháp Chiếu
thiền sư, Tịnh Yếu thiền sư, Tịnh Từ Đại Thông thiền sư, Thiên Thai Hoài Ngọc
thiền sư, Đạo Trân thiền sư, Đạo Xước thiền sư, Tỳ Lăng Pháp Chân thiền sư, Cô
Tô Thủ Nạp thiền sư, Bắc Nhàn Giản thiền sư, Thiên Mục Lễ thiền sư v.v... là
những vị siêu xuất bên Thiền Tông, sau khi tham ngộ được minh tâm kiến tánh,
đều qui hướng về Tịnh Độ. Những vị này đối với Thiền, họ là bậc đại tri thức
hoằng hóa về Tông môn, đối với Tịnh, họ là bậc danh đức khuyên dạy niệm Phật.
Điều này có thể chứng minh Tịnh Độ và Thiền đều không chướng ngại nhau, hà tất
phải đem lòng hủy báng?
Lại như một vị cao tăng mới thị tịch gần đây là Hư Vân
thiền sư, ai cũng nhận là bậc siêu ngộ; nhưng khi ở Thiền Đường thì Ngài giảng
về đạo lý tham thiền, ở Niệm Phật Đường Ngài lại khuyên dạy về niệm Phật. Với
môn Tịnh Độ chẳng những Ngài không phản đối mà lại còn tán dương. Vậy thử hỏi
những người vừa mới tu Thiền đã vội bác niệm Phật, sự học hiểu và công phu hành
trì có bằng các bậc cao đức trên đây chăng?
Lại như những người theo Duy Thức Tông, mới học Duy Thức chưa
bao lâu, đã phản đối niệm Phật, họ không biết rằng vị đệ nhất Tổ Sư khai sáng
về Duy Thức Tông ở Trung Hoa là ngài Huyền Trang, mà hiện nay họ đang thừa học,
đã không phản đối, lại còn truyền dương môn niệm Phật. Bằng chứng là khi Ngài
thỉnh kinh ở Ấn Độ về, có đem theo quyển Kinh A Di Đà bằng Phạn văn, dịch thành
tân bản, nhan đề là Xưng Tán Tịnh Độ Nhiếp Thọ Kinh. Cho đến vị Tổ thứ hai bên
Tông Duy Thức là Khuy Cơ đại sư cũng trứ tác thành một quyển A Di Đà Kinh Sớ,
và ba quyển A Di Đà Kinh Thông Tán Sớ. Và Thái Hư đại sư, một vị cao tăng cận
đại ở Trung Hoa, mọi người đều công nhận Ngài là bậc thạc học trung hưng về Duy
Thức Tông. Nhưng khi có người tu Tịnh Độ thỉnh Ðại Sư chỉ dạy thì Ngài cũng
giảng thuyết về niệm Phật. Những lời khai thị về Tịnh Độ Tông của Ngài có đến
bảy thiên, mà hiện nay chùa Thiện Đạo ở Đài Bắc còn ấn bản lưu hành. Thế thì
biết những bậc cao đức bên Duy Thức Tông chẳng những không bài bác Tịnh Độ, mà
trái lại còn hoằng hóa tán dương.
Xin thử hỏi những người học Duy Thức chưa bao lâu mà phản
đối Tịnh Độ, sự học vấn tu trì có bằng các bậc tiền bối đó chăng?
Bước đầu vào cửa Tịnh Độ, cần có sự tin hiểu chính xác, nếu
thiếu đức tin làm sao phát nguyện và hành trì? Như trên thử xét qua, ta thấy
đại lược có ba hạng người gây sự giảm phá cho giáo thuyết Tịnh Độ. Một là hạng
người thế gian không tin nhân quả, Phật pháp, nên hủy báng niệm Phật. Hai là
hạng tu theo bàng môn lạm dụng hình thức Phật pháp, chỉ dạy niệm Phật theo lối
sai lầm. Ba là những người trong chánh pháp, sự nhận thức đối với môn Tịnh Độ
còn nông cạn đơn sơ, nên xem thường và bài báng.
Mấy
điều kiểm duyệt như trên, người niệm Phật cần phải biết qua, nhận định đâu là
tà chánh ngụy chân, để giữ vững lòng tin trên bước đường tu tiến.
Actions that Reduce and Destroy Faith
There are
cultivators who teach Buddha Recitation, but do so according to the practices
of externalists. There are others who vilify Buddha Recitation because
they lack deep knowledge or because they have an erroneous understanding of
Pure Land. Thus, some clarification of the Pure Land method is required.
Let us leave
aside, for the moment, those who do not believe in cause and effect or the
Dharma and consider only those who are connected, at least on the surface, with
Buddhism.
There are
some externalists who appear to be monks and nuns, residing in temples and
pagodas. However, they neither study nor understand Buddhism and only follow
the practices of externalist cults. These people are peddling a hodgepodge of
other beliefs under the label of Buddhism. They and their followers secretly
transmit their beliefs to one another. Many of them, while claiming to practice
meditation, in fact specialize in exercises to balance energy currents, with
little knowledge of what meditation is all about. As far as the Pure Land
method is concerned, they teach that one should visualize the Buddha's name
"shooting" from the navel to the back of the body and up the spinal
column, and then returning to the navel. This, they say, is "turning the Dharma wheel."
This is the practice of "releasing blockages in the energy system,"
according to certain non-Buddhist schools. Such teaching is not consonant
with Buddhism.
Other
persons teach that we should stop breathing and recite the Buddha's name at one
stretch, then rapidly swallow saliva. This, they say, consolidates our
"true source." Still others teach that we should figuratively
distribute the words "taking refuge in Amitabha Buddha" all around
our body. Yet others
explain the Shorter
Amitabha Sutra in a non-Buddhist way, claiming that the seven jewel lotus pond
represents the stomach, the seven rows of precious trees stand for the rib
cage, the water of the eight virtues represents blood, marrow and other bodily
fluids ... Such persons who purport to practice the Dharma do not represent the
correct Faith. How, then, can they be reborn in the Pure Land and escape Birth
and Death?
Apart
from these externalists who hide in the shadow of the Dharma, we should mention
true followers of the Buddhas. Among them are some who believe in, understand
and accept the teachings of the Buddhas with regard to Pure Land, but do not
find Buddha Recitation consonant with their deep preferences. They therefore
follow other methods. These are, of course, genuine cultivators of the Dharma.
However, there are other persons who do not understand Pure Land in depth, or
who, because of their attachment to a particular school, not only do not believe
in Buddha Recitation but even criticize it
For
example, we can think of some Zen followers with not much practice who
object a priori to
Buddha Recitation. Little do they realize that many high-ranking Zen Masters of
the past, having experienced Awakening and seen their True Nature through
meditation, subsequently favored Pure Land. Within the Zen tradition, these
Masters were renowned spiritual advisors who taught meditation. In the Pure Land
tradition, they were Masters of great repute and virtue who taught Buddha
Recitation. This shows that Zen and Pure Land are complementary.
We also have the
example of Zen Master Hsu Yun, a high-ranking Chinese monk who passed away not
many years ago. He was recognized by all as a transcendentally enlightened
Master. However, whenever he was in a Zen hall, he would preach meditation; in
a Buddha Recitation hall, he would urge followers to recite the Buddha's name.
Not only did he not oppose the Pure Land School, he in fact spoke highly of it.
There are
also followers of the Mind-Only school, who, barely having taken up their
studies, begin to oppose Buddha Recitation. Little do they realize that the
founder and first Patriarch of that school in China, the Great Master Hsuan
Tsang, whose teachings they are now following, not only did not oppose Pure
Land, but actually propagated it. Indeed, when he brought Indian sutras back to
China, he took along a copy of the Amitabha
Sutra in Sanskrit, which he translated into Chinese. Even the
Second Patriarch of the Mind-Only school, the Great Master K'uei Chi, authored
two commentaries favorable to Pure Land.
Furthermore,
the Great Master T'ai Hsu, a high-ranking Chinese monk of recent times, is
recognized by everyone as the foremost Master who revitalized the Mind-Only
school; yet, whenever Pure Land followers requested his teaching, he would
lecture on and explain Buddha Recitation. He wrote numerous books on the Pure
Land method, containing thousands of fascicles, which are still being
reprinted.
This demonstrates
that high-ranking Patriarchs of the Mind-Only school not only did not criticize
or reject Pure Land, on the contrary, they spoke highly of it and disseminated
its teaching.
The first
criterion of Pure Land is correct Faith and understanding. If Faith is lacking,
how can we make vows, let alone practice? As indicated earlier, there are
generally three types of people who create misunderstanding of the Pure Land
teaching. First are those ordinary people who do not believe in cause and
effect or the Dharma and therefore belittle the practice of Buddha Recitation.
Second are those externalists who hide behind the label and appearance of
Buddhism to teach Buddha Recitation in a manner inconsistent with the Buddhas'
teachings. Third are those within Buddhism proper who criticize Buddha
Recitation because they have only an elementary understanding of it.
Pure Land followers should be aware of these
persons and their views, realize what is false and what is true, and firmly
maintain their Faith in the Way.
Comments
Post a Comment