Làm Thế Nào Để Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề tâm như trên đã nói, có thể tóm tắt
trong bốn điều hoằng thệ là:
Chúng sanh vô biên thề nguyện độ.
Phiền não vô tận thề nguyện dứt.
Pháp môn vô lượng thề nguyện học.
Phật đạo vô thượng thề nguyện thành.
Nhưng không phải chỉ nói suông: "Tôi phát
Bồ Đề tâm", là đã phát tâm, hay mỗi ngày tuyên đọc bốn điều hoằng thệ, gọi
là đã phát Bồ Đề tâm. Muốn phát Bồ Đề tâm hành giả cần phải quán sát để phát
tâm một cách thiết thật, và hành động đúng theo tâm nguyện ấy trong đời tu của
mình. Có những Phật tử xuất gia, tại gia, mỗi ngày sau khi tụng kinh niệm Phật
đều quì đọc bài hồi hướng: "Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não...",
nhưng rồi trong hành động thì trái lại: nay tham lam, mai hờn giận, mốt si mê
biếng trễ, bữa kia nói xấu chê bai chỉ trích người, để đến bữa khác lại có
chuyện tranh cãi gây gổ, buồn ghét nhau. Như thế, tam chướng làm sao tiêu,
phiền não làm sao trừ được?
Chúng ta phần nhiều chỉ tu theo hình thức ít
chú trọng đến chỗ khai tâm, thành thử lửa tam độc vẫn cháy hừng, không hưởng
được hương vị thanh lương giải thoát của đức Phật đã chỉ dạy. Cho nên ở đây lại
cần đặt vấn đề: "Làm thế nào để phát Bồ Đề tâm?"
Muốn cho Tâm Bồ Đề phát sanh một cách thiết
thật, chúng ta nên suy tư quán sát để phát tâm theo sáu yếu điểm như sau:
Điểm thứ nhứt là Giác
Ngộ Tâm. Chúng sanh thường
chấp sắc thân này là ta, tâm thức có hiểu biết, có buồn giận thương vui là ta.
Nhưng thật ra, sắc thân này giả dối, ngày kia khi chết đi nó sẽ tan về với đất
bụi, nên thân tứ đại không phải là ta. Tâm thức cũng thế, nó chỉ là thể tổng
hợp về cái biết của sáu trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, như một
người trước kia dốt, nay theo học chữ Việt, tiếng Anh, khi học thành, có cái
biết về chữ Việt, tiếng Anh. Lại như một kẻ chưa biết Ba Lê, sau một dịp sang
Pháp du ngoạn, thu thập hình ảnh của thành phố ấy vào tâm. Khi trở về bản xứ có
ai nói đến Ba Lê, nơi tâm thức liền hiện rõ quang cảnh của đô thị ấy. Cái biết
đó trước kia không, khi lịch cảnh thu nhận vào nên tạm có, sau bỏ lãng không
nghĩ đến, lần lần nó sẽ phai lạt đến tan mất hẳn, trở về không. Cái biết của ta
khi có khi không, hình ảnh này tiêu, hình ảnh khác hiện, tùy theo trần cảnh
thay đổi luôn luôn, hư giả không thật, nên chẳng phải là ta. Cổ đức đã bảo:
"Thân như bọt tụ, tâm như gió. Huyễn hiện vô căn, không tánh thật."
Nếu giác ngộ thân tâm như huyễn, không chấp trước, lần lần sẽ đi vào cảnh giới
"nhơn không" chẳng còn ngã tướng. Cái ta của ta đã không, thì cái ta
của người khác cũng không, nên không có nhơn tướng. Cái ta của mình và người đã
không, tất cái ta của vô lượng chúng sanh cũng không, nên không có chúng sanh
tướng. Cái ta đã không, nên không có bản ngã bền lâu, không thật có ai chứng
đắc, cho đến cảnh chứng thường trụ vĩnh cữu của Niết Bàn cũng không, nên không
có thọ giả tướng. Đây cần nên nhận rõ, chẳng phải không có thật thể chân ngã
của tánh Chân Như thường trụ, nhưng vì thánh giả không chấp trước, nên thể ấy
thành không.
Nhơn đã không, thì Pháp cũng không, vì sự cảnh
luôn luôn đổi thay sanh diệt, không có tự thể. Đây lại cần nên nhận rõ chẳng
phải các pháp khi hoại diệt mới thành không, mà vì nó hư huyễn, nên đương thể
chính là không, cả Nhơn cũng thế. Cho nên cổ đức đã bảo: "Cần chi đợi hoa
rụng. Mới biết sắc là không" (Hà tu đãi hoa lạc. Nhiên hậu thỉ tri không).
Hành giả khi đã giác ngộ Nhơn và Pháp đều
không, thì giữ Tâm thanh tịnh trong sáng không chấp trước mà niệm Phật. Dùng Tâm
giác ngộ như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.
Điểm thứ hai là Bình
Đẳng Tâm. Trong Khế Kinh, đức Phật khuyên dạy: "Tất cả chúng
sanh đều có Phật tánh, là cha mẹ đời quá khứ và chư Phật đời vị lai." Chư
Phật thấy chúng sanh là Phật, nên dùng tâm bình đẳng đại bi mà tế độ. Chúng
sanh thấy chư Phật là chúng sanh, nên khởi Tâm phiền não phân biệt ghét khinh.
Cũng đồng một cái nhìn, nhưng lại khác nhau bởi mê và ngộ. Là đệ tử Phật, ta
nên tuân lời đức Thế Tôn chỉ dạy, đối với chúng sanh phải có tâm bình đẳng và
tôn trọng, bởi vì đó là chư Phật vị lai, đồng một Phật tánh. Khi dùng Tâm bình
đẳng tôn kính tu niệm, sẽ dứt được nghiệp chướng phân biệt khinh mạn, nảy sanh
các đức lành. Dùng Tâm bình đẳng như thế mà hành đạo, mới gọi là phát Bồ Đề
tâm.
Điểm
thứ ba là Từ Bi Tâm. Ta cùng chúng
sanh đều sẵn đủ đức hạnh, tướng hảo trí huệ của Như Lai, mà vì mê chân tánh, khởi
hoặc nghiệp nên phải bị luân hồi, chịu vô biên sự thống khổ. Nay đã rõ như thế,
ta phải dứt tâm ghét, thương, phân biệt, khởi Tâm cảm hối từ bi tìm phương tiện
độ mình cứu người, để cùng nhau được an vui thoát khổ. Nên nhận rõ từ bi khác
với ái kiến. Ái kiến là Tâm thương yêu mà chấp luyến trên hình thức, nên kết
quả bị sợi giây tình ái buộc ràng. Từ bi là Tâm xót thương cứu độ, mà lìa
tướng, không phân biệt chấp trước; tâm này thể hiện dưới đủ mọi mặt, nên kết
quả được an vui giải thoát, phước huệ càng tăng.
Muốn cho tâm từ bi được thêm rộng, ta nên từ
nỗi khổ của mình, cảm thông đến các nỗi khổ khó nhẫn thọ hơn của kẻ khác, tự
nhiên sanh Tâm xót thương muốn cứu độ, niệm từ bi của Bồ Đề tâm từ đó phát
sanh. Đại khái như trong hoàn cảnh chiến tranh hiện nay, trẻ thơ phải nhờ cha
mẹ nuôi dạy, mà cha mẹ lại bị tử nạn thành ra côi cút, bơ vơ. Lại như người già
phải nhờ con cái phụng dưỡng, mà con cái đều bị yểu vong, nên phải buồn đau cô
khổ. Thấy những cảnh ấy, động Tâm xót thương, muốn cứu độ, niệm từ bi của Bồ Đề
tâm chưa phát bỗng tự phát sanh.
Những thanh niên thông minh khỏe mạnh, tương
lai đầy hy vọng bỗng bị bom đạn làm cho tàn phế. Nhiều thiếu nữ đang hồi xuân
sắc, người thân yêu nhờ cậy bỗng bị tử thần cướp mất, khiến nỗi lạc bước sa
đọa, hoặc thành cảnh mẹ góa con côi, sanh kế sống còn của ngày mai mờ mịt. Thấy
những cảnh ấy, động Tâm xót thương muốn cứu độ, niệm từ bi của Bồ Đề tâm chưa
phát bỗng tự phát sanh.
Có nhiều người đau yếu, mà vì vật giá cao quý,
không tiền thuốc thang, thành ra kéo dài thân bịnh khổ qua năm tháng, đôi lúc
lắm kẻ phải quyên sinh. Có những người nghèo nàn thất nghiệp, nay vợ đau, mai
con bịnh, rách rưới lang thang, nợ nần đòi hỏi, hằng chịu đói lạnh qua ngày
tháng, sống cũng lỡ mà chết chẳng xong. Lại có những kẻ mang nhiều tâm sự buồn
khổ không bạn lành khuyên lơn giải thích; những kẻ mê tối tạo nghiệp không biết
ngày mai mình sẽ khổ, không gặp Phật pháp để tìm đường lối thoát ly. Thấy những
cảnh ấy, động Tâm thương xót muốn cứu độ, niệm từ bi của Bồ Đề tâm chưa phát bỗng
tự phát sanh.
Nói rộng ra, như trong kinh Hoa Nghiêm, ngài
Phổ Hiền đã khai thị:
"Bồ Tát quán sát chúng sanh không nơi
nương tựa mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh tánh chẳng điều thuận mà khởi đại
bi, quán sát chúng sanh nghèo khổ không căn lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng
sanh ngủ say trong đêm dài vô minh mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh làm
những điều ác mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh đã bị ràng buộc, lại thích
lao mình vào chỗ ràng buộc mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh bị chìm đắm trong
biển sanh tử mà khởi đại bi. Quán sát chúng sanh vương mang tật khổ lâu dài mà
khởi đại bi. Quán sát chúng sanh không ưa thích pháp lành mà khởi đại bi. Quán
sát chúng sanh xa mất Phật pháp mà khởi đại bi..."
Đã phát đại bi tâm tất phải phát đại Bồ Đề tâm
thề nguyền cứu độ. Thế thì Tâm đại từ bi và Tâm đại Bồ Đề dung thông nhau. Cho
nên phát từ bi tâm tức là phát Bồ Đề tâm. Dùng Tâm đại từ bi như thế mà hành
đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.
Điểm thứ tư là Hoan Hỷ
Tâm. Đã có xót thương tất phải thể hiện Tâm ấy qua tâm hoan hỷ. Hoan hỷ đây có
hai thứ: tùy hỷ và hỷ xả. Tùy hỷ là khi thấy trên từ chư Phật, Thánh Nhơn, dưới
cho đến các loại chúng sanh, có làm được công đức gì, dù là nhỏ mọn cũng vui
mừng theo. Và khi thấy ai được sự phước lợi, hưng thạnh, thành công, an ổn,
cũng sanh niệm vui vẻ mừng giùm. Hỷ xả là dù có chúng sanh làm những điều tội
ác, vong ân, khinh hủy, hiểm độc, tổn hại cho người hoặc cho mình, cũng an nhẫn
vui vẻ mà bỏ qua. Sự vui nhẫn này nếu xét nghĩ sâu, thành ra không thật có nhẫn,
vì tướng người, tướng ta và tướng não hại đều không.
Nên Kinh Kim Cang dạy: "Như
Lai nói nhẫn nhục Ba La Mật, tức chẳng phải nhẫn nhục Ba La Mật, đó gọi là nhẫn
nhục Ba La Mật."
Tâm tùy hỷ trừ được chướng tật đố nhỏ nhen. Tâm
hỷ xả giải được chướng hận thù báo phục. Bởi tâm hoan hỷ không ngoài sự giác
ngộ mà thể hiện, nên đó chính là Bồ Đề tâm. Dùng Tâm hoan hỷ như thế mà hành
đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.
Điểm thứ năm là Sám
Nguyện Tâm. Trong kiếp luân hồi, mọi loài hằng đổi thay làm quyến thuộc
lẫn nhau. Thế mà ta vì mê mờ lầm lạc, từ kiếp vô thỉ đến nay, do tâm chấp ngã
muốn lợi mình nên làm tổn hại chúng sanh, tạo ra vô lượng vô biên ác nghiệp.
Thậm chí đến chư Phật, Thánh Nhơn, vì tâm đại bi ra đời thuyết pháp cứu độ loài
hữu tình, trong ấy có ta, mà đối với ngôi Tam Bảo ta lại sanh Tâm vong ân hủy
phá. Ngày nay giác ngộ, ta phải hổ thẹn ăn năn, đem ba nghiệp chí thành sám
hối. Đức Di Lặc Bồ Tát đã lên ngôi Bất Thối, vì muốn mau chứng quả Phật, mỗi
ngày còn lễ sám sáu thời. Vậy ta phải đem thân nghiệp kính lễ Tam Bảo, khẩu
nghiệp tỏ bày tội lỗi cầu được tiêu trừ, ý nghiệp thành khẩn ăn năn thề không
tái phạm. Đã sám hối, phải dứt hẳn tâm hạnh ác không còn cho tiếp tục nữa, đi
đến chỗ tâm và cảnh đều không, mới là chân sám hối. Lại phải phát nguyện,
nguyện hưng long ngôi Tam Bảo, nguyện độ khắp chúng sanh, để chuộc lại lỗi xưa
và đền đáp bốn ân nặng. Bốn ân đó là: ân Tam Bảo, ân cha mẹ sư trưởng, ân thiện
hữu tri thức, và ân chúng sanh.
Có tâm sám nguyện như vậy tội chướng mới tiêu
trừ, công đức ngày thêm lớn, và mới đi đến chỗ phước huệ lưỡng toàn. Dùng Tâm
sám nguyện như thế mà hành đạo mới gọi là phát Bồ Đề tâm.
Điểm thứ sáu là Bất
Thối Tâm. Dù đã sám hối phát nguyện tu hành, nhưng nghiệp hoặc ma
chướng không dễ gì dứt trừ, sự lập công bồi đức thể hiện sáu độ muôn hạnh không
dễ gì thành tựu. Mà con đường Bồ Đề đi đến quả Viên Giác lại xa vời dẫy đầy gay
go chướng nạn, phải trải qua hằng sa kiếp, đâu phải chỉ một hai đời? Ngài Xá
Lợi Phất trong tiền kiếp chứng đến ngôi Lục Trụ, phát đại Bồ Đề tâm tu hạnh bố
thí. Nhưng khi chịu khổ khoét một con mắt cho ngoại đạo, bị họ không dùng,
liệng xuống đất rồi nhổ nước dãi, lấy chân chà đạp lên trên, Ngài còn thối thất
Đại Thừa tâm. Thế thì ta thấy sự giữ vững tâm nguyện là điều không phải dễ! Cho
nên hành giả muốn được đạo tâm không thối chuyển, phải lập thệ nguyện kiên cố.
Thề rằng: "Thân này dầu bị vô lượng sự nhọc nhằn khổ nhục, hoặc bị đánh
giết cho đến thiêu đốt nát tan thành tro bụi, cũng không vì thế mà phạm điều
ác, thối thất trên bước tu hành." Dùng Tâm Bất Thối chuyển như thế mà hành
đạo, mới gọi là phát Bồ Đề tâm.
1. Giác Ngộ
2. Bình Đẳng
3. Từ Bi
4. Hoan Hỷ
5. Sám Nguyện
6. Bất Thối
Sáu yếu điểm đã dẫn đại lược như trên, là sự
kiện phải có của người phát Bồ Đề tâm. Nếu không y theo đây lập chí thiết thật
tu hành, thì dù nói phát tâm chỉ là phát tâm suông, không thể nào đi đến Phật
quả. Trước mặt chúng ta chỉ có hai đường: luân hồi và giải thoát. Đường giải
thoát tuy có lắm nỗi gian nan, nhưng mỗi bước đi lần đến chỗ sáng suốt tự tại
an vui. Đường luân hồi dù được tạm hưởng phước nhơn thiên, nhưng kết cuộc phải
chuyển đến cảnh tam đồ ác đạo, sự khổ vô biên không biết kiếp nào ra khỏi. Vậy
các vị đồng tu nên phát tâm mãnh tiến, bước thẳng lên đường sáng đại Bồ Đề.
Cảnh muôn hoa đua nở nơi chân trời giải thoát sẽ đón chào các vị!
How to Develop the Bodhi Mind
Awakening the Bodhi
Mind, as indicated earlier can be summarized in the four Bodhisattva vows:
Sentient beings are
numberless, I vow to save them all;
Afflictions are inexhaustible, I vow to end them all;
Dharma doors are boundless, I vow to master them all;
Buddhahood is unsurpassable, I vow to attain it.
However, it is not
enough simply to say "I have developed the Bodhi Mind," or to recite
the above verses every day. To really develop the Bodhi Mind, the practitioner
should, in his cultivation, meditate on and act in accordance with the essence
of the vows. There are cultivators, clergy and lay people alike, who, each day,
after reciting the sutras and the Buddha's name, kneel down to read the transference
verses: "I wish to rid myself of the three obstructions and sever
afflictions ..." However, their actual behavior is different: today they
are greedy, tomorrow they become angry and bear grudges, the day after tomorrow
it is delusion and laziness, the day after that it is belittling, criticizing
and slandering others. The next day they are involved in arguments and
disputes, leading to sadness and resentment on both sides. Under these
circumstances, how can they rid themselves of the three obstructions and sever
afflictions?
In general, most of
us merely engage in external forms of cultivation, while paying lip service to
"opening the mind." Thus, the fires of greed, anger and delusion
continue to flare up, preventing us from tasting the pure and cool flavor of
emancipation as taught by the Buddhas. Therefore, we have to pose the question,
"How can we awaken the Bodhi Mind?"
In order to develop a
true Bodhi Mind, we should ponder and meditate on the following six critical
points:
1. The Enlightened Mind
Sentient beings are
used to grasping at this body as "me," at this discriminating
mind-consciousness which is subject to sadness and anger, love and happiness,
as "me." However, this flesh-and-blood body is illusory; tomorrow,
when it dies, it will return to dust. Therefore, this body -- a composite of
the four elements (earth, water, fire and air) -- is not "me." The
same is true of our mind-consciousness, which is merely the synthesis of our
perception of the six "Dusts" (form, sound, fragrance, taste, touch
and dharmas).
Take the case of a
person who formerly could not read or write, but is now studying English or
German. When his studies are completed, he will have knowledge of English or
German. Another example is a person who had not known Paris but who later on
had the opportunity to visit France and absorb the sights and sounds of that
city. Upon his return, if someone were to mention Paris, the sights of that
metropolis would appear clearly in his mind. That knowledge formerly did not
exist; when the sights and sounds entered his subconscious, they
"existed." If these memories were not rekindled from time to time,
they would gradually fade away and disappear, returning to the void.
This knowledge of
ours, sometimes existing, sometimes not existing, some images disappearing,
other images arising, always changing following the outside world, is illusory,
not real. Therefore, the mind-consciousness is not "me." The ancients
have said:
The body is like a
bubble, the mind is like the wind; they are illusions, without origin or True
Nature.
Here we should
clearly understand: it is not that the eternally dwelling "True
Thusness" has no real nature or true self; it is because the sages have no
attachment to that nature that it becomes void.
Sentient beings being
void, objects (dharmas) are also void, because objects always change, are born
and die away, with no self-nature. We should clearly realize that this is not
because objects, upon disintegration, become void and non-existent; but,
rather, because, being illusory, their True Nature is empty and void. Sentient
beings, too, are like that. Therefore, the ancients have said:
Why wait until the
flowers fall to understand that form is emptiness?
The practitioner,
having clearly understood that beings and dharmas are empty, can proceed to
recite the Buddha's name with a pure, clear and bright mind, free from all
attachments. Only when he cultivates in such an enlightened frame of mind can
he be said to have "developed the Bodhi Mind."
2. The Mind of Equanimity
In the sutras, Buddha
Sakyamuni stated:
All sentient beings
possess the Buddha Nature; they are our fathers and mothers of the past and the
Buddhas of the future.
The
Buddhas view sentient beings as Buddhas and therefore attempt, with equanimity
and great compassion, to rescue them. Sentient beings view Buddhas as sentient
beings, engendering afflictions, discrimination, hatred and scorn The faculty
of vision is the same; the difference lies in whether we are enlightened or
not. As disciples of the Buddhas, we should follow their teachings and develop
a mind of equanimity and respect towards sentient beings; they are the Buddhas
of the future and are all endowed with the same Buddha Nature. When we
cultivate with a mind of equanimity and respect, we rid ourselves of the
afflictions of discrimination and scorn, and engender virtues. To cultivate
with such a mind is called "developing the Bodhi Mind."
3. The Mind of
Compassion
We ourselves and all
sentient beings already possess the virtues, embellishments and wisdom of the
Buddhas. However, because we are deluded as to our True Nature and commit evil
deeds, we revolve in Birth and Death, to our immense suffering. Once we have
understood this, we should rid ourselves of the mind of love-attachment, hate
and discrimination, and develop the mind of repentance and compassion. We
should seek expedient means to save ourselves and others, so that all are
peaceful, happy and free of suffering. Let us be clear that compassion is
different from love-attachment, that is, the mind of affection, attached to
forms, which binds us with the ties of passion. Compassion is the mind of
benevolence, rescuing and liberating, detached from forms, without
discrimination or attachment. This mind manifests itself in every respect, with
the result that we are peaceful, happy and liberated, and possess increased
merit and wisdom.
If we wish to expand
the compassionate mind, we should, taking our own suffering as a starting
point, sympathize with the even more unbearable misery of others. A benevolent
mind, eager to rescue and liberate, naturally develops; the compassionate
thought of the Bodhi Mind arises from there. For instance, in a situation of
war and famine, the young, who should be cared for by their parents, grow up
orphans, helpless and forsaken. Likewise, the old, ideally, are supported by
their children. However, their children having been killed prematurely, they
are left to grieve and suffer alone. Witnessing these examples, our hearts are
moved and we wish to come to their rescue. The compassionate thought of the
Bodhi Mind, which up to that time had not developed, will spontaneously arise.
Other examples: there
are young men, endowed with intelligence and full of health, with a bright
future, who are suddenly cut down by bullets and bombs. There are also young
women in their prime who suddenly lose the parents and family members upon whom
they depend for support and therefore go astray, or they become orphans, their
future livelihood and survival under a dark cloud. Witnessing these
occurrences, our hearts are deeply moved and we wish to come to their rescue.
The compassionate thought of the Bodhi Mind, which up to that time had not
developed, will spontaneously arise.
There are people who
are sick but cannot afford the high cost of treatment and must therefore suffer
needlessly for months or years, to the point where some even commit suicide.
There are the poor and unemployed, whose wives and children are undernourished
and sick, their clothing in rags; they wander aimlessly, pursued by creditors,
enduring hunger and cold, day in and day out. They can neither live decently
nor die in peace. There are people who face difficult mental problems, without
family or friends to turn to for advice and solace. There are those who are
deluded and create bad karma, not knowing that in the future they will suffer
retribution, unaware of the Dharma and thus ignorant of the way to
emancipation. Witnessing these occurrences, our hearts are deeply moved and we
wish to come to their rescue. The compassionate thought of the Bodhi Mind,
which up to that time had not developed, will spontaneously arise.
In broader terms, as
the Bodhisattva Samantabhadra taught in the Avatamsaka Sutra:
“Bodhisattvas
develop great compassion by ten kinds of observations of sentient beings: they
see sentient beings have nothing to rely on for support; they see sentient
beings are unruly; they see sentient beings lack virtues; they see sentient
beings are asleep in ignorance; they see sentient beings do bad things; they
see sentient beings are bound by desires; they see sentient beings drowning in
the sea of Birth and Death; they see sentient beings chronically suffer from
illness; they see sentient beings have no desire for goodness; they see
sentient beings have lost the way to enlightenment. Bodhisattvas always observe
sentient beings with these awarenesses”.
Having developed the
great compassionate mind, we should naturally develop the great Bodhi Mind and
vow to rescue and liberate. Thus the great compassionate mind and the great
Bodhi Mind interpenetrate freely. That is why to develop the compassionate mind
is to develop the Bodhi Mind. Only when we cultivate with such great compassion
can we be said to have "developed the Bodhi Mind."
4. The Mind of Joy
Having a benevolent
mind, we should express it through a mind of joy. This mind is of two kinds: a
rejoicing mind and a mind of "forgive and forget." A rejoicing mind
means that we are glad to witness meritorious and virtuous acts, however insignificant,
performed by anyone, from the Buddhas and saints to all the various sentient
beings. Also, whenever we see anyone receiving gain or merit, or prosperous,
successful and at peace, we are happy as well, and rejoice with them.
A "forgive and
forget" mind means that even if sentient beings commit nefarious deeds,
show ingratitude, hold us in contempt and denigrate us, are wicked, causing
harm to others or to ourselves, we calmly forbear, gladly forgiving and
forgetting their transgressions.
This mind of joy and forbearance,
if one dwells deeply on it, does not really exist, because there is in truth no
mark of self, no mark of others,
no mark of annoyance or harm. As stated in the Diamond Sutra:
“The Tathagata
teaches likewise that the Perfection of Patience is not the Perfection of
Patience; such is merely a name”.
The rejoicing mind
can destroy the affliction of mean jealousy. The "forgive and forget"
mind can put an end to hatred, resentment, and revenge. Because the mind of joy
cannot manifest itself in the absence of Enlightenment, it is that very Bodhi
Mind. Only when we practice with such a mind, can we be said to have
"developed the Bodhi Mind."
5. The Mind of Repentance
and Vows
In the endless cycle
of Birth and Death, all sentient beings are at one time or another related to
one another. However, because of delusion and attachment to self, we have, for
countless eons, harmed other sentient beings and created an immense amount of
evil karma.
The Buddhas and the
sages appear in this world out of compassion, to teach and liberate sentient
beings, of whom we are a part. Even so, we engender a mind of ingratitude and
destructiveness toward the Triple Jewel (Buddha, Dharma, Sangha). Now that we
know this, we should feel remorse and repent the three evil karmas. Even the
Bodhisattva Maitreya, who has attained non-retrogression, still practices
repentance six times a day, in order to achieve Buddhahood swiftly. We should use
our bodies to pay respect to the Triple Jewel, our mouths to confess our
transgressions and seek expiation, and our minds to repent sincerely and
undertake not to repeat them. Once we have repented, we should put a complete
stop to our evil mind and conduct, to the point where mind and objects are
empty. Only then will there be true repentance ... We should also vow to foster
the Triple Jewel, rescue and liberate all sentient beings, atone for our past
transgressions, and repay the "four great debts," which are the debt
to the Triple Jewel, the debt to our parents and teachers, the debt to our
spiritual friends, and finally, the debt we owe to all sentient beings.
Through this
repentant mind, our past transgressions will disappear, our virtues will increase
with time, leading us to the stage of perfect merit and wisdom. Only when we
practice with such a repentant mind can we be said to have "developed the
Bodhi Mind."
6. The Mind of no
Retreat
Although a
practitioner may have repented his past transgressions and vowed to cultivate,
his habitual delusions and obstructions are not easy to eliminate, nor is the
accumulation of merits and virtues through cultivation of the six paramitas and
ten thousand conducts necessarily easy to achieve. Moreover, the path of
perfect Enlightenment and Buddhahood is long and arduous, full of hardship and
obstructions over the course of untold eons. It is not the work of one or two
life spans. For example, the Elder Sariputra had reached the sixth
"abode" of Bodhisattvahood in one of his previous incarnations and
had developed the Bodhi Mind practicing the Paramita of Charity. However, when
an externalist asked him for one of his eyes and then, instead of using it,
spat on it and crushed it with his foot, even Sariputra became angry and
retreated from the Mahayana mind.
We can see,
therefore, that holding fast to our vows is not an easy thing! For this reason,
if the practitioner wishes to keep his Bodhi Mind from retrogressing, he should
be strong and firm in his vows. He should vow thus: "Although this body of
mine may endure immense suffering and hardship, be beaten to death or even
reduced to ashes, I shall not, in consequence, commit wicked deeds or retrogress
in my cultivation." Practicing with such a non-retrogressing mind is
called "developing the Bodhi Mind."
The six cardinal
points summarized above are sine qua non for those who
aspire to develop the Bodhi Mind. Those who do not earnestly practice on this
basis will never attain Buddhahood. There are only two roads before us:
revolving in Birth and Death, or liberation. Although
the way to liberation is full of difficulties and hardships, each step leads
gradually to the place of light, freedom, peace and happiness. The way of Birth
and Death, while temporarily leading to blessings in the celestial and human
realms, ultimately ends in the three Evil Paths, subjecting us to untold
suffering, with no end in sight.
Therefore, fellow
cultivators, you should develop a mind of strong perseverance, marching forward
toward the bright path of great Bodhi. The scene of ten thousand flowers vying
to bloom in the sky of liberation will be there to greet you!
Comments
Post a Comment