Dự Bị Về Ngoại-Duyên

 

Cổ thi nói:

 

"Ta thấy người khác chết.

Trong lòng nóng xót xa!

Chẳng phải xót kẻ mất.

Vì sẽ đến phiên ta!"

 

Giữa đời, việc buồn thảm lớn lao không chi hơn tử biệt. Nhưng sự chết, người đời lại chẳng ai tránh khỏi. Cho nên những kẻ có lòng muốn lợi mình lợi người, không thể không sớm dự bị lo toan. Thật ra, chữ “CHẾT” nguyên là giả danh, vì đó chẳng qua là sự kết liễu của một thời quả báo, do nghiệp cảm liên chuyền giữa mỗi đời, khi xả thân này, lại thọ thân khác mà thôi.

Kẻ không biết Phật pháp vẫn đành để cho tùy nghiệp xoay vần. Người đã nghe pháp môn Tịnh Độ của Như Lai, phải tín nguyện niệm Phật dự bị tư lương, để khi lâm chung được vãng sanh an thuận. Như thế mới mong sớm thoát nỗi huyễn khổ của sống chết luân hồi, chứng vào cảnh chân lạc của Niết Bàn thường trú.

Lại người đã tu Tịnh Độ, chẳng những chỉ lo riêng vì mình, mà đối với cha mẹ quyến thuộc cùng những thân bằng quen biết, nên phát lòng hiếu thuận từ bi, khuyên cho đồng niệm Phật, và trợ niệm cho khi bịnh nặng, lúc lâm chung.

Đó là công hạnh lợi tha, cũng là việc gây phước báo duyên lành cho mình đời sau vậy.

 

Nhưng dự bị cho lúc lâm chung có nhiều chi tiết, nay trước tiên xin nói về ngoại duyên.

 

Người tu Tịnh Độ khi còn khoẻ mạnh, phải dự trước tìm kết những đồng bạn, nhứt là kẻ ở gần mình, để trợ niệm cho nhau khi bịnh nặng và lúc lâm chung. Bởi chúng ta phần nhiều nghiệp nặng, tuy đã gắng hết sức mình, song những lúc ấy e khi túc chướng phát hiện, thân lực yếu kém, tâm thức hôn mê, khó giữ vững được chánh niệm. Nếu không nhờ người hộ trợ, tất dễ bị tùy nghiệp lưu chuyển, công tu một đời chẳng cũng uổng lắm ư? Đây là điểm cần yếu thứ nhứt.

 

Điểm thứ hai là người niệm Phật khi thấy mình suy yếu, nên đem hậu sự sắp đặt dặn dò trước, để khi lâm chung khỏi bận tâm. Nếu là người xuất gia thì phải đem việc chùa chiền phó chúc đệ tử, chỉ định kẻ thay thế mình điều hành Phật sự. Như người tại gia thì đem tài sản ruộng vườn tương phân cho con cháu, sắp đặt trước mọi duyên. Lại phải dặn trước người quyến thuộc, khi mình đau nặng hoặc lâm chung, không được khóc lóc hoặc lộ nét bi sầu. Nếu có thương thì nên bình tĩnh, vì mình niệm Phật cầu nguyện, hoặc hộ trợ cho sự vãng sanh, đó mới là tình thương chân thật.

 

Preparation of External Conditions


 

The ancients had a saying:

We see others die, and our hearts ache. We ache not because others die, but because soon it will be our turn!

 

There is no greater sadness, no greater tragedy in the world than the separation of death. However, it is something no one in the world can escape. Therefore, those who aspire to be of benefit to themselves and others should be prepared and ready for it. In truth, the word "death" is a misnomer, because it is merely the end of a period of retribution. When we leave this body, because of the connecting undercurrent of karma, we will be reborn into another body. Those who do not know the Dharma are resigned to being under the sway of karma. Those who know the Pure Land method should practice Buddha Recitation with Faith and Vows and prepare their "personal provisions," so that they may be reborn in peace and harmony. Only in this way can they hope to achieve an early escape from the illusory suffering of Birth and Death and attain the true joy of ever-dwelling Nirvana.

Furthermore, the Pure Land practitioner should not be concerned about himself alone, but should be filial and compassionate toward parents, relatives and friends as well, enjoining them all to practice Buddha Recitation. He should also assist them when they are seriously ill -- and at the time of death. These altruistic practices also create merits and good conditions for himself in the future.

There are many details connected with the last rites. I will first speak about external conditions. The Pure Land practitioner should, while still in good health, prepare himself and seek friends of like practice, particularly among neighbors, for mutual devotional help in cases of serious illness and at the time of death. Such preparations are crucial because we generally have heavy karma and even if we have striven to the utmost, it may be difficult to maintain right thought at such times. This is due to the emergence of karma accumulated from time immemorial, which weakens the body and perturbs the mind. Without the assistance of others, it is difficult to escape the cycle of Birth and Death. Is this not wasting an entire lifetime of cultivation? This is the first important point.

Secondly, when a Pure Land practitioner sees his strength ebbing, he should settle all his worldly affairs, so that he will not be preoccupied at the time of death. If he is a monk, he should turn over the affairs of the temple to his disciples and designate his successor. If he is a layman, he should divide his wealth and property in a suitable manner and make all other necessary arrangements. He should also instruct his family and relatives that should he be gravely ill or on the verge of death, they should not weep and lament or otherwise show their grief. Rather, if they care for him, they should calmly recite the Buddha's name on his behalf, or assist him in other ways to achieve rebirth in the Pure Land. This would be true concern and love.

Comments

Popular posts from this blog