Niệm
Phật Chớ Sợ Cười, Đừng Chờ Hẹn
Có nhiều vị muốn tu học Phật pháp, nhưng lại sợ bị người chê
cười là tiêu cực, hủ bại, mê tín. Do đó khi xem kinh thì lén lút không dám công
nhiên cho người thấy; hoặc có ăn chay, niệm Phật cũng không dám cho ai hay. Nên
biết đạo Phật chẳng những là một tôn giáo, lại là một môn triết học rất cao
thâm, các học giả uyên bác Ðông Tây đã có nhiều vị nghiên cứu và thật hành.
Phật đạo là con đường sáng suốt đưa người từ hung ác đến
thiện lương, từ hàng phàm phu mê mờ đến địa vị thánh nhơn toàn giác.
Cho nên người đã có duyên may tu học Phật pháp, nên mừng cho
mình được phước lành, và tùy nghi đem ra khuyên nhắc kẻ khác làm theo, chớ không
chi phải e ngại. Những kẻ chê tu Phật là tiêu cực, hủ bại, mê tín, chỉ vì họ
chưa hiểu biết mà thôi.
Lại trong giới tu học Phật pháp, có những người vừa mới xem qua
các kinh điển cao, đã vội tự phụ cho mình là bậc Đại Thừa hành giả, thấy ai ăn
chay, niệm Phật liền xem là hạng căn cơ thấp kém, chỉ bắt chước theo các ông
già bà cả ngu dốt tối tăm.
Nên biết môn Tịnh Độ là pháp Đại Thừa viên đốn.
Nói "Đại Thừa",
vì pháp này lấy niệm Phật làm nhân, lấy địa vị Toàn Giác làm quả.
Nói "viên"
vì môn này nhiếp tròn cả năm tông tám giáo, như các bậc cổ đức đã luận phê.
Nói "đốn"
vì phương tiện này đưa từ hàng cụ phược phàm phu lên ngôi Bất Thối Chuyển, từ
bậc sơ học lên quả Vô Thượng Bồ Đề rất thẳng tắt mau lẹ.
Cho nên pháp môn này sáu phương chư Phật đều khen ngợi,
các vị Bồ Tát như Văn Thù, Phổ Hiền, Mã Minh, Long Thọ đều phát nguyện vãng
sanh. Xem thường và khinh chê niệm Phật, chẳng những là không hiểu sâu về Tịnh
Độ, mà còn mang lỗi khinh chê chư Phật và các bậc Thánh giả đã nói trên. Cho
nên niệm Phật là chính mình đã thật hành theo pháp môn viên đốn Đại Thừa, không
nên ngại đến sự cười chê của người chưa hiểu biết.
Muốn cầu giải thoát, đối với sự niệm Phật phải xem là điều rất
khẩn yếu, biết được lúc nào là phải thật hành ngay khi ấy, không nên chờ hẹn.
Phật đã từng dạy, mạng sống của con người chỉ ngắn ngủi trong hởi thở; vì hơi
thở có ra mà không vào, tức đã bước sang kiếp khác. Thế thì năm tháng ngày giờ,
cho đến mỗi giây phút, đều có cái chết không chờ hẹn ta ở trong đó; chẳng ai
dám quyết đoán mạng sống của mình dài được bao lâu. Cổ thi có câu:
Ngày
trước đầu đường còn ruổi ngựa.
Hôm nay trong quách đã nằm yên!
Hoặc câu:
Chớ hẹn đến già rồi niệm Phật.
Đồng hoang mồ trẻ thấy đông người.
Đây
là những điều xác thật. Cho nên muốn phòng ngừa cơn vô thường chợt đến, mỗi
thời khắc chúng ta phải gắng chăm niệm Phật. Như thế, gặp giây phút cuối cùng
mới không bị bối rối tay chân.
Trên đường tu, để ngăn trách về sự giải đãi, đức Phật đã răn
dạy: "Thầy Tỳ Khưu thường hay có tám cách biếng trễ. Chẳng hạn, bữa nào đi
khất thực đói, liền nghĩ rằng: "Hôm nay, khất thực đói, trong người tất
thiếu sức khỏe, để huỡn tu một đêm." Bữa nào khất thực no, liền nghĩ:
"Hôm nay ăn no, trong người nặng nề mệt nhọc, thôi tạm xả tu, mai sẽ tiếp
tục.
"Như thế cho đến những khi: sắp làm việc nhiều - lúc
làm việc nặng vừa xong - sắp muốn đau - khi đau bịnh vừa mạnh - sắp đi xa - lúc
đi xa mới về; trong các trường hợp ấy, lúc nào cũng nại cớ này, cớ khác, rồi bỏ
tu để ngủ nghỉ. Trái lại, những vị Tỳ Khưu tinh tấn, trong tám trường hợp đó,
luôn luôn nghĩ đến sự vô thường, hằng siêng năng tu tập."
Tâm niệm giải đãi của người xuất gia đã như thế, tất tâm lý
biếng trễ của hàng tại gia chắc có lẽ nhiều hơn. Hoằng Nhứt đại sư từng khuyên
một người thân hữu niệm Phật. Ông này viết thư gởi đến, than mình mắc bận nhiều
công việc, xin để tạm xếp đặt cho ổn thỏa rồi sẽ hay. Đại sư liền biên vào bức
thư đó hai câu thi, rồi gởi trả nguyên lại. Hai câu ấy như sau:
Ngay giờ quyết dứt, liền thôi
dứt.
Chờ hẹn cho xong, chẳng lúc xong!
Thật
thế, chuyện đời đến khi nhắm mắt cũng không rồi công việc.
Khi xưa, có vị Tăng khuyên người bạn là Trương Tổ Lưu niệm Phật.
Ông bạn bảo: "Tôi có ba việc làm chưa xong: Một là quan tài ông thân còn
để ở nhà mồ chưa chôn, hai là đứa con trai chưa cưới vợ, ba là đứa con gái chưa
gả chồng. Chờ ba việc đã xong, tôi sẽ vâng lời." Mấy tháng sau, ông bạn bị
bạo bịnh chết. Vị tăng đến tụng kinh cầu siêu, và điếu một bài thi rằng:
Bạn tôi tên là Trương Tổ Lưu
Khuyên ông niệm Phật, hẹn ba điều.
Ba điều chưa vẹn, vô thường bắt
Đáng trách Diêm Vương chẳng nể nhau!
Trong
bài thi, ý vị tăng nói: Ông hẹn khi xong ba việc sẽ niệm Phật, nhưng ngặt nỗi
vô thường bất ngờ đến, nó có chờ hẹn ông đâu? Xem đấy chúng ta ai dám bảo đảm
rằng mình chẳng là ông Trương Tổ Lưu thứ hai? Cho nên người quyết chí tu hành,
được hở giây phút nào liền niệm Phật ngay lúc ấy, đừng nên đạp nhầm dấu xe đổ
của người xưa mà để hận ngàn thu.
Do Not Procrastinate
We should
know that Pure Land is a Perfect and Sudden Mahayana method. Why Mahayana?
Because this method takes Buddha Recitation as "cause" and complete
Enlightenment as "effect." Why "Perfect"? Because this
Dharma door, as the ancient masters have said, completely encompasses the Five
Periods and Eight Teachings. Why "Sudden"? Because this expedient can
guide everyone from the level of an ordinary being completely bound by greed,
anger and delusion to the stage of non-retrogression, and from the beginning
levels of Bodhisattvahood to Supreme Enlightenment, via a straight and swift
shortcut.
Therefore,
this method is extolled by all of the Buddhas of the ten directions, while
Bodhisattvas such as Manjusri and Samantabhadra, and Patriarchs such as
Asvaghosha and Nagarjuna, all vow to achieve rebirth in the Pure Land. Thus, to
recite the Buddha's name is to practice personally according to the Perfect
Sudden Mahayana method.
When seeking
liberation, we should consider Buddha Recitation to be most essential and
urgent and put this method into practice immediately, without procrastination.
Buddha Sakyamuni taught on many occasions that human life is only as long as
one breath, because if we exhale but do not inhale, we have already died and
stepped over into a new lifetime. Therefore, death awaits us at all times;
behind each year, each month, each day, each hour and even each and every
second lurks our impending demise. No one can predict the length of his own
lifespan, as reflected in the following stanzas:
Yesterday, at the crossroads, he still rode
his horse;
Today he lies still in his coffin!
Do not wait until old age to recite the
Buddha's name,
In abandoned cemeteries can be found the graves of many youths.
These
stanzas reflect the facts of life. Thus, to avoid being surprised by the God of
Impermanence, let us at all times apply ourselves to earnest recitation of the
Buddha's name. Only then will we escape bewilderment and confusion in our last
moments.
To
prevent and discourage laziness and laxity in cultivation, Sakyamuni
Buddha carefully taught:
There
are, in general, eight occasions when a monk tends to be lax. For instance,
whenever he does not receive enough food on his alms rounds, he may think,
"I do not have enough food today. Therefore I lack nutrition and good
health. Let me postpone cultivation for one night." Whenever he receives
ample food, he may think to himself, "today I am full and feel heavy and
tired. Let me postpone cultivation for one night and continue tomorrow."
He may engage in similar reasoning on such occasions as: preparing to do a
great deal of work, having just completed some heavy physical task, feeling
ill, recovering from illness, readying himself for a long trip, or having just
returned from a long trip. In all these instances, he always has one excuse or
another to stop cultivation and rest. On the contrary, when a diligent monk is
faced with these same situations, he always sets his mind on the truth of
Impermanence and never avoids assiduous cultivation.
If even monks and
nuns are that indolent, lay people can be assumed to be worse. A well-known
Master once urged a close friend to recite the Buddha's name. The latter wrote
back complaining that he was currently too busy, and promised to take the Master's
advice into account as soon as his affairs were temporarily settled. The Master
penned a stanza on the letter before returning it. The verse reads as follows:
If we have decided to stop, let us stop at
once; Why promise to wait for our cares to end -- as they never will.
Truthfully, the preoccupations and worries
of this world will never end, not even when it comes time for us to close our
eyes and depart.
A
well-known Master once advised a lay friend to recite the Buddha's name. The
latter replied, "There are three things I have not yet attended to: one,
my father's coffin is not yet entombed; two, my son does not yet have a family;
three, my youngest daughter is still unmarried. Let me take care of these three
things and then I will follow your advice." A few months later, the layman
was struck by a grave illness and suddenly passed away. After the memorial, the
monk offered a stanza in lieu of condolences:
My friend, the wise official
When I advised him to recite the Buddha's name he countered with three
things;
The three things have not been accomplished,
Yet impermanence has already snatched him away.
Lord of Hell, how inconsiderate can you be!
Reading this
stanza, who among us dares claim he is not another wise official? Therefore,
those who are determined to cultivate should take advantage of every single
instant, and recite the Buddha's name at that very moment. They should avoid
stepping in the doomed footprints of those who have erred before them -- with
cause for regret for a thousand autumns to come.
Comments
Post a Comment