Niệm
Phật Với Tứ Hạnh
Sở thích và túc căn của chúng sanh vẫn thường sai biệt cho nên
tuy đồng tu hạnh Niệm Phật, sự hành trì chẳng khỏi có điểm không giống nhau. Vì
thế, trên đường Tịnh Độ, cổ nhơn đã khái ước chia thành bốn hạnh là: Thiền Tịnh, Giáo Tịnh, Mật Tịnh và Thuần Tịnh.
1. Những vị lấy niệm Phật làm chánh, tham thiền làm phụ,
thuộc về hạnh Thiền Tịnh. Đây cũng là lối Thiền Tịnh song tu, nhưng lại lấy sự vãng
sanh Tịnh Độ làm yếu điểm chung cuộc, còn việc thấy tánh ngộ đạo chỉ thuộc phần
tùy duyên.
2. Những vị lấy niệm Phật làm chánh, tụng kinh làm phụ,
gọi là tu hạnh Giáo Tịnh. Về phần kinh giáo, có người thích tụng Kinh Kim
Cang hay Di Đà; có vị thích tụng Hoa Nghiêm hay Pháp Hoa, hoặc phẩm Phổ Môn hay
Phổ Hiền Hạnh Nguyện chẳng hạn.
3. Những vị lấy niệm Phật làm chánh, trì chú làm phụ, đó
là tu về hạnh Mật Tịnh. Trong sự trì chú, mỗi người lại ưa thích riêng mỗi
môn Đà Ra Ni, như: Đại Bi, Chuẩn Đề, Vãng Sanh, Công Đức Bảo Sơn, Văn Thù Ngũ
Thanh thần chú, Lục Tự Đại Minh chân ngôn, hoặc các Đà Ra Ni khác.
4. Những vị chỉ chuyên niệm Phật, không xen tạp môn nào
khác, thuộc về các hành giả tu hạnh Thuần Tịnh.
Trong đây các vị căn cơ cao thì theo Thập Lục Quán, còn đại đa số
chỉ chuyên về hạnh Trì Danh.
Thiện Đạo hòa thượng và Vĩnh Minh thiền sư bên Trung Hoa, tương truyền đều là hóa thân của Phật A Di
Đà. Nhưng Thiện Đạo hòa thượng chỉ dạy chuyên niệm Phật; Vĩnh Minh thiền sư
thị hiện mỗi ngày ngoài việc niệm mười muôn câu Phật hiệu, còn tu các hạnh
khác, tất cả gồm 108 môn. Ấn Quang pháp sư đã phê phán:
"Đồng dạy về Tịnh Độ, nhưng lối khai thị của ngài Thiện Đạo là để tiếp dẫn
hàng trung, hạ căn thuộc về chuyên tu. Còn lối khai thị của ngài Vĩnh Minh để riêng
khuyến tấn bậc thượng thượng căn, thuộc về viên tu."
Người đời mạt pháp phần nhiều là bậc trung, hạ căn. Vì thế, với
bốn hạnh trên, nếu muốn chắc chắn được vãng sanh, có lẽ nên tu theo đường lối
Thuần Tịnh. Nhưng đã nói sở thích và túc căn của mỗi người đều sai biệt, không
thể ép buộc được, thì mặc dù có kiêm tu hạnh khác, hành giả Tịnh Độ cũng cần
lưu ý đến hai phần chánh và trợ cho phân minh. Mà phần chánh phải luôn luôn lấn nhiều hơn phần trợ. Như thế đường
tu mới không mất mục tiêu và sự vãng sanh cũng không bị chướng ngại.
Buddha Recitation and the Four Practices
Sentient beings usually differ in
preferences and innate capacities. Therefore, although they may engage in the
common practice of Buddha Recitation, they are bound to differ somewhat in
their practice. For this reason, ancient masters have summarized four types of
practice: Zen-Pure Land; Sutra Recitation-Pure Land; Esotericism-Pure Land; Exclusive Pure Land Practice.
The first category of
cultivators comprises those who engage primarily in Buddha Recitation but
practice Zen as well. They are said to practice Zen-Pure Land also called dual practice
of Zen and Pure Land. Here, rebirth in the Pure Land is the principal goal,
while seeing the True Nature and becoming enlightened to the Way is a secondary
matter which depends on the individual practitioner's good roots and conditions.
The second category comprises those whose main practice is
Buddha Recitation with Sutra Recitation as an ancillary practice. They are said
to practice Sutra Recitation-Pure Land. As for the sutras chanted, some prefer
the Diamond Sutra or
the Amitabha Sutra, while
others prefer the Avatamsaka
Sutra or Lotus
Sutra, or else individual chapters, such as the
"Avalokitesvara Chapter" (Lotus
Sutra, ch. 25) or the Chapter on "Samantabhadra's Practices
and Vows" (Avatamsaka
Sutra, ch. 40).
The third category is composed of those who engage in Buddha
Recitation as their primary practice and Mantra Recital as an ancillary one.
They follow the practice of Esotericism-Pure Land. The mantras vary with the practitioner and include
such dharani as the Great Compassion Mantra, the Thousand-Armed Avalokitesvara
Dharani, the Rebirth Dharani, etc.
The fourth category of
cultivators comprises those who practice Buddha Recitation diligently and exclusively without cultivating
other methods.
Within this group, those of
high capacities practice the Sixteen Meditations as taught in the Meditation Sutra, while the
great majority only practice oral recitation of the Buddha's name.
The Pure Land Patriarch Shan Tao and
Zen Master Yung Ming are traditionally believed to be transformation bodies of Amitabha Buddha. However, Master
Shan Tao taught diligent Buddha Recitation alone; Zen Master Yung Ming, on the
other hand, in addition to reciting the Buddha's name one hundred thousand
times each day also engaged in other practices, totaling 108 in all. The
Patriarch Yin Kuang once commented in this regard:
They both teach rebirth in the Pure
Land, but the method followed by Master Shan Tao is designed to help those of
limited or moderate capacities and belongs to theexclusive Pure Land practice. Master Yung Ming's method, on the other hand,
aims specifically to encourage those of the highest capacity, and belongs to the perfectpractice.
People in the Dharma-Ending Age are
generally of limited or moderate capacities. For this reason, among the four
methods discussed above, they should, perhaps, choose Exclusive Pure Land
practice, in order to ensure rebirth in the Land of Ultimate Bliss. However,
each person is different in preferences and innate capacity and cannot be
coerced. Therefore, while he may practice several methods concurrently, the
Pure Land practitioner must be attentive and clear in his mind as to the two
aspects of Practice: principal and subsidiary. The emphasis should always be on the principal aspect, i.e., Buddha
Recitation. Only in this way will he follow the path of cultivation without
obstacles and without missing the goal of rebirth in the Pure Land.
Comments
Post a Comment