Phải
Diệt Niệm Buồn Chán
Có
một chi tiết trong nhà đạo, nguyên nhân cũng chỉ vì nghiệp si, mà nhiều người
thường hay vướng mắc. Nhân tiện xin nói rộng thêm để các hành giả được sự bền
chí trên đường tu niệm.
Người hoài bão tâm thương đời, hay kẻ có lòng lo đạo, trên đường
chí nguyện thường thường phải trải qua ba giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhứt là tâm
nhiệt thành sốt sắng.
Giai đoạn thứ hai là niệm
buồn rầu chán nản.
Giai đoạn thứ ba là lòng
bi trí tùy cơ.
Nhưng thông thường, những vị hữu tâm ấy hay bỏ cuộc và tiêu tán
chí niệm ở đoạn hai, ít ai đi đến đoạn ba. Vượt đoạn hai để đi đến đoạn ba là
người có tâm bi trí rộng lớn, như con thần long khi bay lên mây xanh, lúc ẩn
nơi lòng biển cả. Nhà Nho gọi điều này là: "Dụng
chi tắc hành, xả chi tắc tàng." Đây là ý nói: "Bậc chân
nho, đời hữu đạo thì đem đạo lưu hành, đời vô đạo lại lui về ở ẩn." Như
đức Khổng Tử khi đem đạo thánh hiền truyền hóa, các vua thời Đông Châu không ai
chấp nhận, Ngài lui về viết sách dạy học trò, chí thương lo cứu đời không khi
nào bị thối giảm. Kẻ chưa thấu hiểu thời tiết cơ duyên, chưa suốt được đạo lý
này, thường hay chán buồn bi phẫn! Trước tiên hãy thử nhìn xét tâm niệm ấy qua
phương diện thế gian.
Ta thấy có nhiều vị lúc tuổi trẻ khí huyết phương cương, nhìn
đời như hoa mộng, tâm nhiệt thành sốt sắng, quyết chí xây dựng nếu không cho
thiên hạ, thì ít nhứt cũng cho người xung quanh hay cá nhơn mình được một cuộc
đời tươi đẹp như lý tưởng. Nhưng khi trải qua nỗi thăng trầm vinh nhục, rước
lấy bao cuộc thất bại chua cay, đi sâu vào đời thấy rõ nhơn tình sơ bạc, thì
đâm ra chán nản. Lúc trước nhiệt thành hăng hái bao nhiêu, bây giờ lại lạnh
lùng, dè dặt bấy nhiêu! Có người lại muốn đóng cửa tránh duyên xa lánh tất cả.
Tâm trạng này có thể mượn mấy câu sau đây để diễn tả:
Lỡ
làng nước đục bụi trong
Trăm năm để một tấm lòng từ đây.
Hay:
Thôi thà đừng biết cho xong
Biết bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu!
Hoặc:
Chuyện đời thấy vậy thì hay vậy
Thà ẩn non cao chẳng biết nghe.
Nước đục bụi trong? Đây là chỉ cho người ngay thẳng thành thật
bị vu báng nghi ngờ, kẻ thủ đoạn khéo bề ngoài lại được tin nghe quý trọng! Và
còn biết bao sự đảo lộn khác nữa! Có người lại bảo: Thà làm kẻ ngu dốt mà còn
được niềm vui, hiểu biết chi nhiều để thêm buồn lòng nhọc trí! Thi sĩ Tản Đà đã
nhìn xét đời bằng câu:
Giang
hà nhật hạ nhơn giai trược
Thiên địa lô trung thực hữu tình?
Nước sông giang hà càng xuống lại càng đục, đời càng mạt, đạo
đức càng suy, trong trời đất ai là người có chân tình? Chí sĩ Phan Bội Châu lúc
tuổi trẻ, từng than thở:
Lương
bằng hải khoát thiên trường hận
Sơn thủy vân thôn vụ thổ sầu!
Nước non đã tối tăm bởi mây khói ngoại xâm, mà trong vùng bể
rộng trời xa lại không tìm thấy bóng người đồng chí, tình cảnh thật đáng buồn!
Nhưng đến lúc sắp tắt hơi, ông cũng còn buông ra mấy lời hận thương chán nản:
"Trời
xanh thánh chúa hỡi ơi! Tiếc bấy trong tâm vùi Khổng, Mạnh! Non nước dân tình
dường ấy! Thà ra ngoài thế bạn Hy, Hoàng!"
(Thiên hồ nhi! Đế hồ nhi! Khả tích hung trung mai Khổng,
Mạnh. Dân như thử! Quốc như thử! Ninh ư thế ngoại tác Hy, Hoàng!)
Đại khái đường tâm nguyện của con người dễ bị nản buồn thối
chuyển là thế! Và vì lẽ này mà Khuất Nguyên bi phẫn đem thân tự trầm; Giới Tử
Thôi giận hờn cam chịu chết thiêu nơi rừng vắng.
Trong giới tu hành cũng thế. Câu: "Học đạo thỉ cần chung tắc đãi" vô hình đã chỉ rõ sự tiên
kiến xác đáng của người xưa. Câu này ý nói: thông thường việc học đạo trước
siêng năng, sau hay sanh biếng trễ. Lắm người khi mới phát đạo tâm, lòng tín
thành sức dõng mãnh dường như Bồ Tát, nhưng lần lần trong do nghiệp lực, ngoài
bị cảnh duyên, ý khinh mạn bị biếng trễ nổi lên, mỗi niệm đều là chúng sanh.
Đại khái phần đông vì chưa nhận thức rõ cuộc đời ngũ trược, nên khi chạm mặt
với sự thật, dễ bị thối tâm. Bởi thế nhiều tăng ni do thấy trong đạo có những
sự sai lầm, hoặc hàng thiện tín có những phiền não cố chấp nặng, nên sanh niệm
thối chuyển.
Từ ý
niệm đó họ hoàn tục, hoặc tiêu tán chí nguyện độ tha, thích ở ẩn để tự tu,
không muốn gây duyên hoằng hóa. Và nhiều Phật tử tại gia bởi
thấy có những tăng ni hành không đúng pháp, rồi nản chí bỏ đạo không muốn tiếp
xúc với người xuất gia; hoặc sanh lòng ngã mạn, bảo chỉ quy y Phật, Pháp, không
quy y Tăng. Lại nhiều bà Phật tử khi nghe phong thanh thầy mình có điều gì,
chưa thấu đáo tình lý việc ấy ra sao, đã vội bỏ ăn chay, niệm Phật, tụng kinh.
Họ chưa nắm vững lẽ đạo, không biết rằng tu cho mình chớ đâu phải tu cho thầy,
bỏ tu hành chỉ tự làm thiệt hại, nào có tổn thất đến ai?
Luận chung, những tâm niệm bi phẫn buồn chán như trên đều sai
lầm, thiếu lập trường vững chắc. Bởi dù đời hay đạo, bậc chân chánh thiện lương
tuy là ít, nhưng chẳng phải không người. "Mía
sâu có đốt, nhà dột có nơi", đừng lấy cớ một phần tử lỗi lầm, mà cho
rằng tất cả đều sai quấy. Lại: "Nhơn
hư đạo bất hư", dù tất cả người đều sai lạc, đạo vẫn là con đường sáng
suốt làm bước tiến tốt đẹp cho mình. Và, trước khi phê bình người nên tự xét
mình đã được hoàn hảo chưa, hay sự thật còn kém hơn kẻ mình chỉ trích. Nên có
lượng xót thương xả thứ, đem lòng trách người trách mình, dùng tâm thứ dung
mình mà thứ dung cho người. Chớ lấy đá liệng kẻ lỗi lầm, khi chính mình cũng
còn nhiều lầm lỗi. Lại tiêu điểm trước tiên của đường tu là lo cứu mình, tìm
lối tự giải thoát. Nếu vì một đối tượng nào bên ngoài mà bỏ luôn cả chính mình,
có phải là mê muội chăng?
Cho nên người tu có sự nhìn thấu suốt, hằng lo giữ đúng
như bổn phận; tự sanh lòng trung thật, từ bi, xả thứ, thẹn cho mình nghiệp
chướng hãy nhiều, thương cho người còn ở trong vòng chìm mê phiền não, luôn
luôn nắm vững chí nguyện, gắng tìm phương tự độ độ tha. "Từ bi hỷ xả là nhà, trí huệ, phương tiện
là cửa", không vì chúng sanh nhiều phiền não, đường tu nhiều trở
ngại gian lao mà thối thất đạo tâm. Có sự nhận thức như thế, là đã vượt qua nỗi
chướng ngại nơi giai đoạn hai, mà bước lên chỗ bình thản của giai đoạn ba vậy.
Sadness and Discouragement Should Be
Eradicated
One minor
affliction in Buddhism, caused by the karma of delusion, is a pitfall for many
practitioners. I will elaborate on it, to strengthen the resolve of
cultivators.
Compassionate
individuals, or those who have the interests of the Dharma at heart, generally
go through three stages: in the first, they
are eager and enthusiastic; in the second, they grow sad and discouraged; in the third and last stage, they achieve the mind of compassion and
wisdom, adapted to circumstances. Unfortunately, however, these good and
eager individuals usually give up and lose their determination during the
second stage; very few reach the third stage. To get past the second stage and
reach the third, we must have a mind of great compassion and wisdom, like the
mythical dragon which can soar to the blue yonder or hide in the ocean depths.
Confucian
followers express this idea as follows: "The
true scholar teaches the Way if the world is receptive; if the time is not
right, he retreats and lives in seclusion." Confucius himself, at one
point in his career, saw his teachings rejected by the local rulers. At that
time, he retreated to write books and teach his disciples, his determination to
help the world intact. Those who do not understand this principle of timing and
conditions are usually discouraged and stricken with sadness!
Let us
look at the issue from an everyday point of view.
We meet
numerous individuals in their prime, endowed with good health, seeing life as a
flower in a dream, full of enthusiasm and zeal, determined to build an ideal,
bright, beautiful life, if not for all humanity, at least for those around them,
or for themselves personally. However, after a few ups and downs and some sour,
cruel setbacks, having penetrated deeply into real life and witnessed the
ingratitude of human nature, they become despondent. The more enthusiastic and
eager they were, the more distant and cautious they become! Some even wish to
go into seclusion, shunning all contacts and avoiding everything. This state of
mind is described in the following couplets:
It is better not
to know,
The more we know, the more heartrending it becomes!
The ways of the
world are such, we know this;
Better live in seclusion in the mountains, neither hearing nor knowing!
In
general, human resolve is easily shaken and we easily retreat!
We find
the same state of mind among monks and nuns. The ancients accurately observed:
In
general, practitioners are assiduous in the beginning; later on, they usually
grow lazy and tardy.
The
fervent resolve that some possess when first developing the Bodhi Mind
resembles that of the great Bodhisattvas. However, with time, because of karmic
obstructions within and adverse
conditions without, they grow lazy and
arrogant. Their thoughts are then no different from those of ordinary people.
These
practitioners, in general, do not yet understand the world of the Five Turbidities;
therefore, they easily regress when faced with reality. For this reason, many
monks and nuns, witnessing errors within their own ranks or seeing the many
afflictions and attachments of the laity, develop retrogressive thoughts. From
there, they either abandon the Order and return to lay life, or they lose their
altruistic determination preferring to live in seclusion, practicing by
themselves, unwilling to teach and save others.
Likewise,
many lay Buddhists, discouraged at the number of monks and nuns who commit
transgressions, abandon Buddhism and cut off relations with the clergy; or
else, they grow scornful and decide to take refuge only in the Buddha and the
Dharma, but not in the Sangha. Still others, hearing rumors that their teacher
has committed certain transgressions, hastily abandon all practice, without
even taking time to investigate the matter. These people have only a shallow
grasp of the Dharma, failing to realize that we cultivate for ourselves not for
our teachers and that to abandon practice is detrimental to ourselves alone,
not to others.
As a
general comment, the states of sadness and discouragement described above are
all misguided and wrong. This is because, in life, as within the Order, genuine
and honest practitioners, while rare, do indeed exist. "Sugar cane is
eaten by worms only in certain spots; a roof leaks only in certain
places." Just because certain individuals transgress, let us not
generalize and think that everyone is bad and wrong. Moreover,
Human
beings are bad and false; the Way is neither bad nor false.
Even if everyone were in the wrong, the
Dharma would still be the shining, enlightened Way that leads us to liberation.
Furthermore,
before criticizing others, let us look at ourselves to see whether we are
already perfect, or whether, in truth, we are not worse than the person we are
criticizing. We should feel compassion and forgiveness, blaming ourselves
instead of others, forgiving others as much as we forgive ourselves. Let us not
throw stones at others while we ourselves are still full of transgressions.
Again,
the goal of cultivation is first of all to save ourselves, finding the way to
self-emancipation. If because of some external factors we forget even
ourselves, is this not delusion? Therefore, the practitioner who has deep and
thorough understanding should always fulfill his duties and obligations. He
should develop a loyal, truthful, compassionate and forgiving mind, be ashamed
of his many remaining karmic obstacles, take pity on sentient beings revolving
in the cycle of afflictions, hold fast to his resolve and vows, and earnestly
search for a way to save himself and others.
Loving-kindness, compassion, joy and
equanimity are the house; wisdom and expedients are the windows.
We should not let
our Bodhi Mind regress just because sentient beings have many afflictions, or
because the Way is full of obstacles and difficulties. To come to such a
realization is to overcome the obstacles of the second stage and reach the
peaceful state of the third stage.
Comments
Post a Comment