Sự
Sống Chết Lớn Lao
Đạo lý "Cơn vô
thường mau chóng, sự sống chết lớn lao" duy có Phật Giáo đề
cập và giải quyết một cách rốt ráo.
Thế gian chỉ nói đến vấn đề sinh hoạt sau khi sanh, trước khi
chết; đến như vấn đề sanh tử trước khi chưa sanh, sau khi đã chết thì không
nghiên cứu tận cùng. Đạo Nho tuy có luận bàn việc sau khi
chết, nhưng với mục đích hoàn thành hiếu đạo, trọn vẹn lễ nghi. "Thờ chết
như thờ sống, thờ mất như thờ còn" mà thôi. Khi xưa có một lúc
thầy Tử Lộ hỏi về việc chết, đức Khổng Tử đáp: "Sống còn chưa biết, đâu đã biết chết!"
Đạo Tiên giải quyết cái chết bằng cách
kéo dài sự sống, gọi là trường sanh. Nhưng
trường sanh tuy có, mà bất tử thì không, vì mọi pháp tạo tác hữu vi đều ở trong
vòng sanh diệt. Trong đạo lý Thập Nhị Nhân Duyên, đức Phật đã truy nguyên
cho thấy rõ "sự sanh già bịnh chết, lo thương sầu khổ", đều do một
niệm mê mờ đầu tiên, gọi là vô minh. Phá vô minh trở về bản tánh, mới đoạn hẳn
nguồn sanh tử. Nhưng đó chỉ dứt phân đoạn sanh tử thuộc nhơn ngã chấp mà thôi;
còn phải trừ biến dịch sanh tử thuộc pháp ngã chấp, mới đi đến chỗ toàn giác.
Tuy nhiên, dứt được phân đoạn sanh tử, trụ nơi Vô Dư Niết
Bàn, thoát khỏi sự khổ luân hồi trong ba cõi, đã quý hóa hy hữu lắm rồi. Và đó
cũng là giai đoạn đầu tiên, mà người tu Phật cần phải giải quyết.
Như lời Phật huyền ký, thời mạt pháp bậc ngộ đạo còn ít có,
huống chi là chứng đạo, và chưa chứng đạo tất còn phải chịu luân hồi. Cho nên
muốn giải quyết vấn đề sanh tử ngay đời hiện tại giữa thời mạt pháp này, chỉ có
phương tiện duy nhất là cầu đới nghiệp vãng sanh về Cực Lạc. Tại sao phải như
thế? Vì nếu không chứng đạo mà lại không được vãng sanh, tất phải đọa luân hồi.
Khi luân hồi trong cõi ngũ trược, lại ở sâu vào thời mạt pháp đạo đức lần lần
suy tàn này, nghiệp dữ dễ tạo, duyên lành khó tu, kết cuộc vẫn phải đọa trong
ba đường ác. Cho nên sống chết là vấn đề lớn lao, mà những vị tu hành quyết cầu
giải thoát đều phải thao thức. Ngài Bát Chỉ Đầu Đà, một bậc cao tăng cận đại
bên Trung Hoa, khi còn trẻ chưa xuất gia, thấy những đóa hoa héo rụng trước
nhà, liền suy tư rơi lệ. Đó là vì ngài có trí huệ, biết ý thức sâu đến sự sống
chết của kiếp người.
Một
mảnh phương tâm không chỗ gởi.
Giàn hoa chầm chậm ánh trăng soi.
Có thể mượn hai câu này, để diễn tả tâm trạng người tu
với mối tư lương thao thức ấy.
The Great Issue of Birth and Death
Only Buddhism discusses and offers a
thorough solution to the religious truth "swift is the wave of
impermanence, great is the issue of Birth and Death." Philosophers merely
deal with the questions of everyday life -- after birth and before death. They
do not thoroughly investigate the issue of Birth and Death -- before birth and
after death.
Confucius did comment on the after-life, but he
did so with the goal of fulfilling filial obligations and conducting rites and
ceremonies according to the motto "worship the dead as if they were still
alive." Once, when one of Confucius' disciples asked him about death, he
replied "You who do not even know about life, how can you know about
death?"
The Taoist solution to the problem of death is
to lengthen the lifespan, attempting to achieve immortality.
However,
while we may live longer, we cannot escape death, because all conditioned
dharmas are within the cycle of Birth and Death. In the truth of the Twelve
Links of Dependent Origination, Buddha Sakyamuni identified the source,
demonstrating clearly that "birth, old age, disease, death, worry,
love-attachment and unhappiness" are caused by a single, original thought
called delusion. To destroy delusion and return to the Original Nature is to
completely eliminate the source of Birth and Death Yet, this is only severing
attachment to self and others we
should also sever attachment to self and dharmas to attain the stage of complete
Enlightenment Nevertheless, to be free of attachment to self and others and
dwell in Nirvana without Remainder -- escaping the sufferings of the Triple
Realm -- is still a very difficult step which is rarely achieved. It is also
the first stage for cultivators.
As Sakyamuni Buddha predicted, in the
Dharma-Ending Age, those who have awakened to the Way are rare enough, not to speak of those who
have attained Enlightenment. And, if we have not
attained Enlightenment, we are, by necessity, subject to Birth and Death.
Therefore, to solve the problem of Birth and Death in this very life, in the
middle of the Dharma-Ending Age, there is only one expedient, "to take our
karma along to the Western Pure Land." Why is this so?
It is because, if we have neither attained
Enlightenment nor achieved rebirth in the Pure Land, we are necessarily mired
in Birth and Death.
As we
revolve in the realm of the Five Turbidities, deep in the Dharma-Ending Age,
morality and virtue keep declining, bad karma is easy to commit and good
conditions are difficult to create. In the end, we cannot escape from the three
Evil Paths. Thus, Birth and Death is the big issue. Practitioners seeking
rebirth in the Pure Land should bear it in mind day in and day out.
A famous Chinese
Master of recent times, when still a young boy at home, saw the flowers wither
and die in front of his parents' house and began to ponder and shed tears ...
This monk, full of wisdom, had when still young, deeply realized the truth of
Birth and Death as the common fate of all sentient beings!
Comments
Post a Comment