Cần Phá Lối Chấp Nhị Biên

 

Những mối nghi về Tịnh Độ theo loại trên hãy còn nhiều. Đó do bởi người học Phật còn lối chấp hai bên, chưa dung hóa được giữa tánh tướng, có không, sự lý. Vì thế nên mới dùng tánh phá tướng, đem lý bác sự, lấy không bài có, và ngược lại, để gây thành những tranh chấp nghi vấn phân vân. Họ không ngờ sự lý tương tức, nghĩa là sự tức lý, lý tức sự, nếu phân chia ra mà nhận định thiên lệch, thì sự không thành chân sự, lý chẳng phải chân lý; cả đến tánh tướng, có không, và các pháp nhị biên khác cũng như vậy. Vì thế trong Kinh Duy Ma Cật mới nói đến Bất Nhị pháp môn, nghĩa là pháp môn Không Hai, để phá trừ lối chấp hai bên đó. Không Hai là dung hóa tất cả để nhập vào tánh thể, chớ chẳng phải một. Đây mới thật là chân cảnh của duy tâm. Ngoài ra, sự lập pháp riêng về hữu môn hay không môn, cũng còn ở trong vòng phương tiện quyền hóa mà thôi.

 

Kinh nói: "Chán bỏ công đức hữu vi là nghiệp ma. Tham trước công đức vô vi cũng là nghiệp ma." Cổ đức cũng bảo: "Pháp hữu vi tuy huyễn, phế bỏ tất đạo nghiệp không thành. Pháp vô vi tuy chân, chấp lấy thì huệ tánh chẳng rộng." Những lời này chứng minh rõ, trên đường tu, sự lý không thể rời nhau.

Luận Trung Quán lại nói: "Vì chúng sanh thông thường chấp trệ nơi hình thức nên kinh giáo mới dùng lý Không để phá trừ. Nếu vừa lìa bịnh chấp có, lại rơi vào bịnh chấp không, tất chẳng còn thuốc gì chữa khỏi." Bởi lý Bát Nhã Không nghe cao siêu mầu nhiệm, nên hàng trí thức khi xem đến những loại kinh này, phần nhiều hay vương vào chứng bịnh "nói lý", việc gì cũng lý thuyết hóa, khinh thường những người hành trì theo sự tướng, gây thành lỗi ngã mạn, tự kiêu. Miệng họ tuy nói không, nhưng hành vi lại ở trong có, chính hợp với câu:

 

Đầu mồm nói suốt trăm phần diệu.
Dưới gót không ly một điểm trần!

Khi xưa, các bậc đại tri thức cũng thường dùng lý không để trừ bịnh chấp có, nhưng chỗ tu chúng cùng sự khai hóa của những vị ấy đúng tư cách và hợp cơ nghi, mới đem lại lợi ích. Chẳng hạn như câu chuyện sau đây:

Có một vị thiền sư tu hành rất tinh tấn, ban đêm chẳng ngủ và thường ngồi mãi không nằm. Nhưng đã lâu năm dụng công, sư vẫn chưa chứng ngộ. Trong chùa có chú Sa Di chẳng biết từ đâu đến, xin nhập chúng. Ông này thường biếng trễ thậm chí nhiều phen tiếng chuông công phu khuya nổi lên, vẫn nằm lỳ mãi không ngồi dậy. Thiền sư biết được, gọi đến quở rằng: "Sao đã vào chùa tu mà còn lười biếng cứ nằm mãi như thế? Chú không nghe trong Luật dạy: Nghe chuông mà vẫn nằm không ngồi dậy, tương lai sẽ đọa làm thân rắn hay sao?" Sa Di đáp: "Thầy bảo tôi thường nằm sẽ thành con rắn; còn thầy chấp cứ ngồi mãi cũng thành con cóc, chớ có chứng ngộ được chi?" Sa Di nói xong liền ẩn mất, nhưng vị thiền sư đã tỏ ngộ. Thì ra Sa Di này là một bậc đắc đạo, hiện thân đến khai hóa cho thiền sư.

Ngoài ra, còn câu chuyện Đơn Hà Thiên Nhiên hòa thượng cỡi lên cổ Phật và chẻ đốt tượng Phật gỗ để phá quan niệm chấp Phật. Sư Pháp Đạt vì ỷ mình đã tụng ba ngàn bộ kinh Pháp Hoa, nên lạy đầu không chấm đất, bị đức Lục Tổ quở, để phá quan niệm chấp pháp, chấp công đức. Ngài Bắc Tháp sau khi chứng được Đại Tự Tại Tam Muội, viết danh hiệu Văn Thù, Phổ Hiền lên chiếc khố để phá quan niệm chấp Thánh Tăng.

Thuở xưa các bậc đại tri thức, mức tu chứng đã cao, biết tùy cơ nghi mà hóa đạo, lại những hành giả trong thời ấy có nhiều bậc thượng căn, nên sự giảng về lý "không" thường có lợi. Đời nay người trung, hạ căn nhiều, cách giảng hóa nên dung hòa sự-lý, tánh-tướng, mới không gây nghi ngờ và làm thối đạo tâm của người học Phật. Nếu đa số người chưa thể một bước đi thẳng vào cảnh chân không mà bác bỏ hình thức, tất sẽ diễn thành tai nạn "chưa được lên bờ đã vội phá bỏ chiếc bè", làm sao tránh khỏi cảnh đắm chìm? Lại còn một điều nên để ý, nếu nói lý không mà mình chưa được không, hoặc chưa có đôi phần tư cách nào trên sự tu, tất chẳng thể cảm hóa người, chỉ thành cuộc tranh chấp hơn thua vô ích. Trước đây, bút giả đã có lần chứng kiến cảnh tượng ấy: Một đại đức thông hiểu giáo lý ở ngụ nơi chùa nọ dạy kinh. Vị sư trụ trì đã lớn tuổi, siêng tụng niệm nhưng chấp theo cách thức xưa, thấy đại đức lối sống tự do có vẻ tân thời, ý không ưa thích, liền bảo: "Thầy khuyên dạy đạo mà ngày tối không thấy tụng một quyển kinh, niệm một câu Phật, như vậy làm sao nêu mô phạm tu hành cho đại chúng?" Vị đại đức đáp: "Cách tu có nhiều lối, phải chạy theo hình thức như thầy, tối ngày tụng niệm, mới gọi là tu sao?

Kinh Kim Cang nói:

Nhược dĩ sắc kiến ngã.
Dĩ âm thanh cầu ngã,
Thị nhơn hành tà đạo.
Bất năng kiến Như Lai!

 

Chớ đức Lục Tổ khi xưa đâu có tụng kinh niệm Phật gì, mà Ngài cũng đắc đạo, làm Tổ được vậy?"

Sư trụ trì đuối lý, đành lặng yên. Xét ra, sư trụ trì có lỗi chấp nê hình thức; vị đại đức tuy nói lý cao, song thật ra cũng chẳng tham thiền, tịnh niệm chi nên đã không cảnh giác nổi mà còn gây thêm sự bực bội cho sư.

Trong hai lối chấp có và không, sự chấp không rất nguy hại. Kinh Lăng Già cùng Mật Nghiêm đều bảo: "Thà chấp có như non Tu, chớ chấp không như hạt cải". Chấp có, ý nói hằng kiêng nhân quả, sợ tội phước, lo giữ giới, tụng niệm, làm lành, tuy bị hình thức bó buộc không tự tại giải thoát, nhưng gây được công đức và thiện căn. Còn chấp không, mình đã chưa chứng được Chân Không, lại chẳng chịu theo hình thức, siêng tu công đức, tất sẽ luân hồi sa đọa.

Bút giả tự xét mình, nghiệp chướng nhiều, căn tánh kém, vẫn không muốn lạm bàn đến đạo lý cao siêu, sợ e hạnh chẳng xứng lời, trở thành vọng ngữ. Nhưng với lòng thành muốn cho người dứt nghi ngờ sanh tín tâm niệm Phật, nên bất đắc dĩ phải thổ lộ ít nhiều. Hằng ví mình như người bại chân ngồi ở ngã ba đường, tuy không tự đi được, song cũng cố gắng chỉ nhắc hành khách tránh nẻo hiểm nguy, theo lối đi rộng bằng an ổn. Còn sự biện luận để phân biệt phải quấy kém hơn, tuyệt nhiên lòng không nghĩ đến!

 

The Need to Sever Dualistic Attachments

 

Many similar doubts remain concerning the Pure Land method. This is because most cultivators are still attached to "duality," and have not reconciled essence and marks, existence and non-existence, noumenon and phenomena. That is why they embrace essence to reject marks, noumenon to reject phenomena, Emptiness to reject Existence, and vice versa -- thus creating disputes, doubts and perplexity.

Little do they suspect that there is mutual identity between noumenon and phenomena -- phenomena are noumenon, noumenon is phenomena. If we divide them and consider them separately, phenomena are not true phenomena, noumenon is not true noumenon. This is true also of essence and marks, existence and non-existence and other dualistic dharmas.

For this reason, the Vimalakirti Sutra speaks of the non-dual method to destroy this attachment. Non-dual means reconciling all things, penetrating into their very nature; it does not mean "one." This is the true realm of "Mind-Only." Any other doctrine based on the Dharma Doors of Existence or Emptiness is merely an expedient for teaching purposes.

The sutras state:

To tire of and abandon "conditioned" virtues is the action of demons. Yet, to be greedy and attached to transcendental, unconditioned virtues is also demonic action.

Ancient sages have also said:

Conditioned dharmas, while illusory, cannot be abandoned if we are to attain the Way. Although unconditioned dharmas are true, if we become attached to them, our wisdom-nature will not be comprehensive.

These words clearly show that on the path to Enlightenment, unconditioned and conditioned dharmas, noumenon and phenomena are inseparable.

It is also stated in the Treatise on the Middle Way:

Because common sentient beings grasp at external forms, the sutras destroy this attachment with the truth of Emptiness. If as soon as they are free of the disease of attachment to Existence they fall into the error of grasping at Emptiness, there is no medicine that can help them.

As the Prajna Paramita Truth of Emptiness sounds lofty and miraculous, when educated people read this literature, they usually get caught up in the error of "speaking on the level of principle" about everything and look down on those who follow forms and marks in their practice. Thus, they create the karma of arrogance and self-importance. While they expound the Truth of Emptiness, their actions are entirely in the realm of Existence, as exemplified by the following couplet:

Above, their mouths speak about the totally wonderful, 
Below, their feet do not part with even a mote of dust.

 

In the past, high-ranking spiritual teachers often used the Truth of Emptiness to cure the disease of attachment to Existence. However, the achievements of these masters were genuine, and their teachings were adapted to the capacities and circumstances of the recipients, bringing them actual benefits. This can be seen from the following stories.

There was once a Zen Master who cultivated with extreme diligence. He usually slept in a sitting position rather than lying down, and hardly rested much at all. However, despite engaging in ascetic practices for many years, he still had not become enlightened to the Way. One day, a novice of unknown provenance sought permission to join the Order. This novice was habitually lazy, to the point where he would often remain in bed even after the bell announcing the early prayer session had been rung. Informed of this, the Master summoned him and scolded him in the following terms, "How is it that you have joined the Order but are still so lazy as to be always lying down? Don't you remember what the rules of discipline say: 'Remaining in bed and failing to arise after hearing the bell will bring the future retribution of rebirth as a snake?"'

The novice replied, "You said, Master, that I often lie down and therefore will become a snake. How about you, who are attached to the sitting posture? You will be reborn a toad. What can you ever hope to awaken to?"

Immediately after this exchange, the novice disappeared. However, the Master had been awakened. As the story goes, the novice was in fact a Bodhisattva, who had assumed the appearance of a novice in order to enlighten the Master.

There is also a well-known story about a Zen master who sat astride the neck of a Buddha statue and split and burned wooden Buddhas in order to destroy the concept of attachment to the Buddhas. Another anecdote, from the Platform Sutra, concerns Master Fa Ta, who, having recited the Lotus Sutra three thousand times, prostrated himself only half way and was then reprimanded by the Sixth Patriarch for not having severed his attachment to merit and virtue. Yet another story concerns Master Pei T'a, who, upon achieving the Great Freedom Samadhi, wrote the names of the Bodhisattvas Manjusri and Samantabhadra on his underpants, to destroy the concept of attachment to transcendental beings.

Enlightened Masters of the past, with their high level of practice and achievement, could teach the Dharma according to the times and conditions. Moreover, the practitioners of the time included individuals of the highest capacities, so that the teaching of Emptiness was often fruitful. Today, the majority are of limited and moderate capacity. Therefore, in our teaching, we should harmonize theory and practice, nature and marks, so as not to engender doubts, and to keep the Bodhi Mind of the cultivators from retrogressing. Since the majority of practitioners cannot enter directly into the sphere of True Emptiness in one step, rejection of external forms would bring on the calamity of "prematurely destroying the boat before stepping onto the shore." How, then, could they escape drowning?

One more point to bear in mind: if we speak about the Truth of Emptiness without having attained that stage or at least reached a certain level of achievement in our practice, we certainly cannot convert others, but will only end up in useless arguments and disputes.

A few years ago, this author witnessed the following occurrence: a young monk versed in the Dharma was staying at a certain temple to lecture on the sutras. The abbot, who was advanced in age, was diligent in his daily recitation, but accustomed to traditional ways of worship. He took a dislike to the young monk and his free, progressive ways and said to him, "You are teaching and urging people to follow the Way, yet you yourself have never been seen to recite a single sutra or the Buddha's name. Under these circumstances, how can you be a model of cultivation for the Four-Fold Assembly?"

The young monk replied, "There are many ways to cultivate. It is not necessary to follow appearances, reciting the sutras and the Buddha's name day and night, as you do, Master, to qualify as a cultivator. The Diamond Sutra states:

Who sees Me by form, 
Who sees Me in sound, 
Perverted are his footsteps upon the Way; 
For he cannot perceive the Tathagata. 

"Take the Sixth Patriarch, who recited neither the sutras nor the Buddha's name, yet attained Enlightenment and became a Patriarch." The abbot at a loss for words, remained silent.

In truth, the abbot was guilty of attachment to appearances and forms; the young monk, on the other hand, while citing abstruse principles, actually practiced neither meditation nor recitation. Therefore, he not only failed to enlighten the abbot, he irritated him unnecessarily.

Of the two types of attachments, to Existence and to Emptiness, the latter is the more dangerous. Both the Lankavatara and the Esoteric Adornment Sutras warned:

It is better to be attached to Existence, though the attachment may be as great as Mount Sumeru, than to be attached to Emptiness, though the attachment may be as small mustard seed.

Attachment to Existence leads to mindfulness of cause and effect, wariness of transgressions and fear of breaking the precepts, as well as to such practices as Buddha and Sutra Recitation and performance of good deeds. Although these actions are bound to forms and not liberated and empty, they are all conducive to merit, virtue and good roots. On the other hand, if we are attached to Emptiness without having attained True Emptiness, but refuse to follow forms and cultivate merit and virtue, we will certainly sink into the cycle of Birth and Death.

This author, knowing himself to be filled with karmic obstructions and being of limited capacity, has no desire to discuss lofty doctrinal questions, lest his practice not be in accord with his words, thus creating the karma of false speech. However, with a sincere mind, wishing people to eliminate doubts and believe in Buddha Recitation, he has reluctantly provided some explanations. He always compares himself to a handicapped person sitting at the crossroads; although he himself cannot walk, he strives to show others the way, reminding passersby to avoid the dangerous paths and follow the wide, even and peaceful way. He certainly would never entertain the ambition to engage in discussions designed to separate the important from the trivial or the true from the false.



 BÀI SỐ 98

 

Ẩn tu phương tiện mượn thi ngâm

Thức ngộ mình người khởi đạo tâm

Đâu nghỉ hoa đào ra động bích

Mà mong Lưu Nguyễn ghé vào thăm?

 

NHƯ Ý : Nếu Hoa-đào có rơi nhẹ trôi theo vòng  suối ra ngoài ĐỘNG BÍCH, đó cũng là một sự Ngẫu-nhiên, không phải do ý Chư-tiên mượn nó để dời chân LƯU NGUYỄN , cũng như thế Bút-giả không có ý mượn những lời Thi trong đây để Thả cánh Hoa-đào, mà chỉ muốn ngõ riêng với một  ít vì Thông Cảm, Hữu Duyên.

 

Bởi Mình đã có DUYÊN để đáng tỏ BÀY công bố.



Niệm Phật Thập Yếu


3

Nim Pht Phi Dt Tr Lòng Nghi


 

Niềm tin là bước đạo sơ nguyên,
Mà nỗi trần ai lắm sự duyên!
Thoạt tưởng sen lành say cõi Tịnh
Lại nghe mai đẹp mến non Thiền.
Bồ-Đề gieo khéo nguyền viên giác
Không hữu còn thương chấp nhị-biên
Tín-đức ví bền như hạnh nguyện
Mưa hoa đồng dạo cảnh Tây Thiên.

 

Sự Trọng Yếu Của Lòng Tin


Trong Kinh Phật Thuyết A Di Đà, đức Bổn Sư đã đôi ba phen nhắc nhở về lòng tin, như các đoạn:


Cho nên Xá Lợi Phất! Các ông phải nên tin nhận lời ta và lời nói của chư Phật!... Xá Lợi Phất! Như ta hôm nay khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật. Các đức Phật kia cũng khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của ta, mà nói lời như sau:

“Phật Thích Ca Mâu Ni hay làm được việc rất khó khăn ít có! Ngài đã có thể ở trong đời ác năm trược là: kiếp trược, kiến trược, phiền não trược, chúng sanh trược, mạng trược của quốc độ Ta Bà, chứng quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vì các chúng sanh nói ra pháp môn mà tất cả thế gian đều khó tin ấy.”

Xá Lợi Phất! Nên biết ta ở trong đời ác năm trược làm việc khó khăn sau đây, là đắc quả A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề, vì tất cả thế gian nói ra pháp khó tin này, thật là điều rất khó!

 

Đức Thế Tôn trí huệ nhiệm mầu, mà đã nói những lời ấy, thì biết pháp Tịnh Độ thật khó tin, và lòng tin là điều rất quan hệ! Nhiều vị cổ đức cũng bảo:

"Pháp môn Tịnh Độ rất khó thâm tín, duy hạng phàm phu đã gieo căn lành niệm Phật và bậc Đăng Địa Bồ Tát mới tin nhận được mà thôi. Ngoài ra những chúng sanh khác cho đến hàng Nhị Thừa hoặc quyền vị Bồ Tát đôi khi cũng không tin nhận pháp môn này."

 

Khi xem những lời như trên, ban sơ bút giả cũng lấy làm lạ tự hỏi:

"Tại sao đệ tử Phật lại không tin lời của Phật? Hàng Nhị Thừa và quyền vị Bồ Tát trí huệ siêu việt, chỗ tu chứng đã cao, sao lại không tin pháp môn Tịnh Độ?"

 

Nhưng về sau, khi thấy trong hàng xuất gia có những vị giảng giáo lý tinh thông, song lại không tin có cõi Cực Lạc và bài bác sự Niệm Phật Vãng Sanh, chừng đó mới công nhận lời kia là đúng. Nhân đây lại tìm trong kinh, thấy nói đạo nhãn của bậc A La Hán và Bích Chi Phật chỉ ở trong phạm vi tam thiên đại thiên thế giới, gồm một ngàn triệu thái dương hệ.

 

Mà môn Tịnh Độ thuộc về giới ngoại đại pháp, cõi Cực Lạc ở ngoài đại thiên thế giới, như vậy làm sao hàng cực quả Nhị Thừa có thể thấy biết tin nhận được? Còn hàng quyền vị Bồ Tát chưa chứng vào cảnh giới Ðại Phương Ðẳng, chưa thấy được mười phương Tịnh Độ, nên có vị không tin nhận lẽ dĩ nhiên.



PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ

 

 

Dao Tần, Tam-Tạng Pháp-Sư Cưu-Ma-La Thập dịch

Việt Dịch : HT.Trí-Tịnh

 

PHẦN LƯU-THÔNG

 

 

KINH nầy không AI hỏi, mà PHẬT THÍCH-CA tự nói ra, vì cõi CỰC-LẠC chỉ có PHẬT cùng PHẬT mới HIỂU được và TRUYỀN BÁ LƯU THÔNG bộ KINH nầy.

 

 

SÁU PHƯƠNG PHẬT và PHẬT THÍCH-CA  ĐỒNG

“KHUYÊN-TÍN” ĐỂ LƯU-THÔNG

 

 

Xá- Lợi- Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức lợi ích chẳng thể nghĩ bàn của Đức Phật A Di Đà, phương Đông cũng có đức A- Súc- Bệ- Phật, Tu- Di- Tướng Phật, Đại- Tu- Di Phật, Tu- Di- Quang Phật, Diệu- Âm Phật; Hằng hà sa số những Đức Phật như thế đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: 


“Chúng sanh các người phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.

 

Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương Tây, có đức Vô Lượng- Thọ Phật, Vô- Lượng- Tướng Phật, Vô- Lượng- Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại- Minh Phật, Bửu- Tướng Phật, Tịnh- Quang Phật. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng: 


“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.

 

Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương Bắc, có đức Diệm- Kiên- Phật, Tối- Thắng- Âm- Phật, Nan- Trở Phật, Nhựt- Sanh Phật, Võng- Minh Phật. Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:


“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.

 

Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương dưới, có đức Sư- Tử Phật, Danh- Văn Phật, Danh- Quang Phật, Đạt- Mạ Phật, Pháp- Tràng Phật, Trì- Pháp Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:


“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.

 

Xá- Lợi- Phất! Thế giới phương trên, có đức Phạm- Âm- Phật, Tú- Vương- Phật, Hương- Thượng- Phật, Hương- Quang- Phật, Đại- Diệm- Kiên Phật, Tạp- Sắc- Bửu- Hoa- Nghiêm- Thân Phật, Ta- La- Thọ- Vương Phật, Bửu- Hoa Đức Phật, Kiến- Nhứt- Thiết- Nghĩa Phật, Như- Tu- Di- Sơn Phật... Hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng:


“ Chúng sanh các ngươi phải nên tin kinh: Xưng Tán Bất Khả Tư Nghị Công Đức Nhất Thiết Chư Phật Sở Hộ Niệm Này”.



Xá- Lợi- Phất! Nơi ý của ông nghĩ thế nào, vì sao tên là kinh: Nhứt- Thiết- Chư- Phật Sở Hộ Niệm?


Xá- Lợi- Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ-trì đó, và nghe danh hiệu của các Đức Phật, thời những thiện-nam tử cùng thiện-nữ nhơn ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô-thượng chánh-đẳng chánh-giác.



Xá- Lợi- Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.

 

SÁU PHƯƠNG PHẬT và PHẬT THÍCH-CA  ĐỒNG

“KHUYÊN-NGUYỆN ĐỂ LƯU-THÔNG

 


Xá- Lợi- Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của Đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về.

 

Xá- Lợi- Phất! cho nên các thiện nam tử, thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.

 

 

SÁU PHƯƠNG PHẬT và PHẬT THÍCH-CA  ĐỒNG

“KHUYÊN-NIỆM PHẬT ĐỂ LƯU-THÔNG

 

 

Xá- Lợi- Phất! Như Ta hôm nay ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của các đức Phật, các đức Phật đó cũng ngợi khen công đức chẳng thể nghĩ bàn của Ta mà nói lời này: “Đức Thích Ca Mâu Ni Phật hay làm được việc rất khó khăn hi hữu, có thể ở trong cõi Ta Bà đời ác năm món trược: kiếp trược, kiến trược, phiền trược, não trược, chúng sanh trược, mạng trược trung, mà Ngài chứng được ngôi Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài vì các chúng sanh nói kinh pháp mà tát cả thế gian khó tin này”.

 

Xá- Lợi- Phất! Phải biết rằng Ta ở trong đời ác ngũ trược thật hành việc khó này: đặng thành bậc Vô Thượng Chánh Giác và vì tất cả thế gian nói kinh pháp khó tin này, đó là rất khó!


(  PHẬT THÍCH-CA THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ còn khó hơn là ở TA-BÀ NGŨ-TRƯỢC, TU THÀNH VÔ THƯỢNG CHÁNH GIÁC, ĐỂ KHUYÊN NIỆM PHẬT A-DI-ĐÀ )

 


Đức Phật nói kinh này rồi, ngài Xá- Lợi- Phất cùng các vị Tỳ kheo, tất cả trong đời: Trời, Người, A- Tu- La, v..v… nghe lời của Đức Phật dạy, đều vui mừng tin nhận đảnh lễ Phật mà lui ra.

 


PHẬT THUYẾT KINH A-DI-ĐÀ

 

CHUNG

Comments

Popular posts from this blog