Thỉnh
Bậc-Tri-Thức Khai Thị
Người tu Tịnh Độ, khi bịnh chưa nặng cũng nên uống thuốc, nhưng
vẫn tinh tấn niệm Phật, chớ tưởng nghĩ rằng: uống thuốc rồi sẽ lành bịnh. Lúc bịnh đã nặng, có thể không cần
dùng thuốc. Hoằng Nhứt đại sư khi đau nặng, có kẻ thưa để xin rước thầy hốt
thuốc. Ngài liền từ tạ và nói kệ rằng:
Đức
Phật A Di Đà.
Là vô thượng y vương.
Nếu bỏ đây không cầu
Ấy là kẻ si cuồng!
Một câu hồng danh Phật.
Là thuốc diệu Dà Đà.
Nếu bỏ đây không uống.
Thật lầm to lắm mà!
Rồi Ngài chỉ chuyên tâm niệm Phật. Quả nhiên bịnh cũng lần lần
thuyên giảm.
Nên nhớ khi bịnh đã nặng, hành giả phải buông bỏ tất cả mọi việc
xung quanh, cho đến chính thân tâm của mình, chỉ chuyên nhứt niệm Phật, một
lòng mong cầu vãng sanh Tây Phương. Làm như thế, nếu thọ mạng đã hết, quyết
được vãng sanh. Như thọ mạng chưa dứt, tuy
cầu vãng sanh mà trở lại mau lành bịnh, do vì lòng mình chuyên thành, nên
có thể diệt trừ nghiệp ác đời trước. Trái lại, nếu chẳng buông bỏ mọi duyên
nhứt tâm niệm Phật, như thọ mạng đã hết quyết không được vãng sanh, vì mình chỉ chuyên cầu lành bịnh chớ không
cầu vãng sanh, nên không do đâu được về Cực Lạc. Nếu thọ mạng chưa dứt,
chẳng những không được mau thuyên giảm, mà bịnh lại tăng thêm, vì mình nhân cầu
lành bịnh, vọng sanh lòng buồn lo sợ hãi.
Có nhiều người tu Tịnh Độ, trong lúc đau nặng, thân nhơn vì kém
hiểu đạo, chẳng lo khuyến tấn sự niệm Phật, trở lại không tiếc tiền rước nhiều
đông, tây y hoặc thầy phù thủy, đến cầu điều trị hoặc cúng tế cho mau lành
bịnh. Làm như thế, khiến cho người bịnh
đã không được sự trợ niệm, lại bị rộn ràng phân tâm, nên không được vãng sanh.
Đó là lấy tiền mua hiếu hoặc mua danh, để cho người ngoài thấy mình là kẻ ân
hậu, tận tâm lo lắng. Họ đâu hiểu rằng, có lòng hay không Phật Thánh đều chứng
biết, chớ nào phải hình thức bên ngoài! Hành động ấy khiến cho người sáng suốt
chỉ mỉm cười thương xót!
Lúc bịnh nhơn đau nhiều, như thần thức còn thanh tỉnh, người nhà
nên thỉnh bậc tri thức đến thuyết pháp khai ngộ cho. Nếu không có bậc tri thức, nên mời một vị đồng tu đến an ủi khai thị.
Vị này nên khuyên nhắc thân nhơn kẻ bịnh, dùng lòng từ bi cố chủ trương điều
hành cho mọi việc hợp với đạo, để cho người sắp mãn phần được sự lợi ích vãng
sanh. Đại khái vị khai thị nên y theo mấy chi tiết sau đây:
1.
Nói cảnh khổ Ta Bà, cảnh vui Cực Lạc, nhắc cho bịnh nhơn phát lòng hâm mộ. Lại
nên đem việc lành, công tu của bịnh nhơn kể rõ ra và khen ngợi, khiến cho người
bịnh sanh lòng vui mừng không còn nghi ngại, tự biết khi mình chết sẽ nương nơi
nghiệp lành ấy sanh về Tây Phương.
2.
Nếu bịnh nhơn có điều nghi ngờ gì, nên tùy cơ giải thích như thuyết Tam Nghi Tứ
Quan ở đoạn trên đã nói. Trong đây điểm cần yếu là khuyên phải dứt trừ tâm tham
tiếc tài sản và niệm ái luyến gia đình.
3.
Nếu người sắp chết có di chúc trước thì thôi, bằng không, vị khai đạo phải can
ngăn, khuyên thân nhơn không nên hỏi han về di chúc. Lại cũng khuyên đừng nói
chuyện tạp vô ích khiến cho bịnh nhơn động tâm niệm tình ái, quyến luyến thế
gian, có ngại cho sự vãng sanh.
4.
Khi có bà con hay thân hữu của kẻ bịnh đến thăm nên ngăn không cho đến trước
bịnh nhơn tỏ vẻ buồn thảm hỏi han. Nếu đã vì cảm tình đến viếng thăm, chỉ nên
đứng gần bên chắp tay niệm Phật ra tiếng một hồi, đó mới thật là có lòng thương
mến. Như kém hiểu biết chỉ dùng theo tục tình, đó chính là xô người xuống biển
khổ, tình tuy đáng cảm, mà sự lại di hại đáng thương.
5.
Nên khuyên bịnh nhơn đem những y phục vật dụng của mình thí cho kẻ khác. Hoặc y
theo phẩm Như Lai Tán Thán trong Kinh Địa Tạng, đem vật liệu ấy cúng dường kinh
tượng lại càng hay. Điều này cũng giúp cho người bịnh thêm phước tiêu tội, được
dễ dàng trong sự vãng sanh.
Những điều đại khái như trên, vị khai thị phải lưu ý. Ngoài ra có thể tùy cơ ứng biến, ở đây
không thể nói hết được.
Seeking Guidance from Spiritual Advisors
The Pure Land practitioner should take
medicine when he falls ill and his condition is not desperate, but he must
persevere in reciting the Buddha's name. When
his condition is hopeless, he may refuse further medication. A well-known
Elder Master, gravely ill, responded with the following gatha, when his
disciples sought his approval to send for a physician:
The Honored Amitabha Buddha
Is the foremost king of physicians.
If we forget this and fail to heed Him,
We are indeed deluded!
One utterance of the Buddha's name
Is the wonderful panacea,
If we forget this and fail to take it,
We are truly and greatly mistaken!
We must remember that when death is
impending, the practitioner should let go of everything around him, including
his own body and mind, and concentrate singlemindedly on reciting the Buddha's
name, earnestly seeking rebirth in the Pure Land. By so doing, if his life span
has come to an end, he will surely achieve rebirth there. On the other hand, if
his life span is not yet over, even though he seeks rebirth, his condition will
improve, thanks to his sincere and steadfast mind (as part of his bad karma will have
been dissipated in the process). Acting otherwise, he will forfeit
rebirth in the Pure Land if his lifespan has come to an end (as he was only seeking
recovery, not rebirth). If his lifespan is not yet over, he will aggravate his
illness through worry and fear.
When they fall gravely ill, some Pure
Land practitioners are not encouraged to practice Buddha Recitation, as their
family members lack understanding of Buddhism. On the other hand, their kin
spare no time or effort seeking out all kinds of charlatans and quacks. Some
families even go to such lengths as making offerings to various deities in the
hope of obtaining a quick cure. Thus, the patient not only does not receive the
benefit of "supportive recitation," his mind is divided and
disturbed. He cannot, therefore, be reborn in the Pure Land. The entire process
is sometimes motivated by a sense of filial obligation or the desire for a good
name, aimed at neighbors and friends. Little
do they know that the Buddhas and sages are not deceived, and that a filial,
sincere mind does not depend on external factors! Such behavior only makes the
wise smile in pity.
When the patient is gravely ill but
still conscious, his close family members should invite good spiritual advisors
to preach the Dharma and enlighten him. If no monk or nun can be found, a
knowledgeable lay person should be invited over to comfort the patient and
preach the Dharma to him. The spiritual advisor should remind and enjoin the
patient's relatives to be compassionate and ensure that everything is conducted
according to the Way, so that the patient may enjoy the benefit of rebirth in
the Pure Land.
In general, the
spiritual advisor should follow the guidelines set out below.
1. Remind the patient of the
sufferings of the Saha World and the joys of the Pure Land, so that he may
develop a mind of devotion and attraction to the Pure Land. The good advisor
should also enumerate and praise the patient's good deeds, merits and virtues
in cultivation. This will make him happy and free of doubts, certain that when
the time comes to die, he will, thanks to his good deeds, be reborn in the Pure
Land.
2. If the patient has any doubts, the advisor should,
depending on the circumstances, explain the Three Points of Doubt and the Four
Narrow Passes discussed earlier. A critical detail to bear in mind here: the
dying person should be reminded to eliminate all regret over wealth and
property, as well as attachment to close family and relatives.
3. If the patient has a will, so much the better, but if not,
the advisor should counsel against all inquiries in this regard. He should also
advise everyone to refrain from useless chitchat that could rekindle the
patient's love-attachment to the world, which is detrimental to rebirth in the
Pure Land.
4. When relatives and friends come to visit, they should be
discouraged from standing before the patient, inquiring about his health in a
sad, piteous way. If they come out of true concern, they should merely stand on
the side, reciting the Buddha's name aloud for a moment. If, lacking
understanding of the Dharma, the visitors act conventionally (crying, etc.),
they are in effect pushing the dying person into the ocean of suffering -- a
most regrettable occurrence indeed!
5. The patient should be
counselled to practice charity and give away his personal effects to the needy.
Or, better still, in accordance with the Earth Store Bodhisattva Sutra, he should use the proceeds
from the sale of his personal possessions to purchase Buddhist images or sutras
for free distribution. All this helps the patient increase his stock of
merits and eliminate bad karma, thus facilitating rebirth in the Pure Land.
The good advisor should keep these
general guidelines in mind, but be ready
to improvise according to the situation.
Comments
Post a Comment