Những
Lời Khuyên Răn Về Việc Thị
Phi
Cổ ngữ nói:
"Kinh mục chi sự do khủng vị chân, bối hậu chi ngôn
khởi túc thâm tín; nhĩ khả đắc văn, khẩu bất khả đắc ngôn dã." Câu này có
nghĩa: "Việc thấy trước mắt còn e không đúng với sự thật, thì lời nói sau
lưng đâu đáng để tin? Cho nên sự thị phi tai có thể được nghe, nhưng miệng
không nên nói."
Tiếng thị phi lắm khi phát xuất từ sự nghi lầm, hiểu lầm, nghe
lầm, rồi ở trong nhà nó là hình con chuột, khỏi cửa ngõ nó biến thành hình con
dê, ra tới ngoài đường lại hóa thành hình con trâu; nguyên khởi thật không có
chi, nhưng khi đồn đải đến người thứ mười, thì người đồn lần thứ nhứt nghe cũng
phải kinh sợ! Nhiều khi tiếng chê bai lại có do lòng hơn thua ganh ghét, với sự
cố tâm trả oán, hoặc dìm kẻ có nhiều phương diện hơn mình. Tánh ưa nói nhiều và
tâm tật đố thị phi, nhứt là phái nữ, rất dễ khởi phạm; khi họ kính thương, thì
người đó mau thành tiên Phật, lúc họ khinh ghét, kẻ ấy cũng dễ hóa yêu ma. Một
sư cụ thuộc bậc tiền bối đã nói:
"Mấy bà, mấy cô có nhiều đức tin hơn phái nam, việc
hành đạo phần đông siêng năng tinh tấn. Nhưng công đức tu niệm được bao nhiêu,
đều bị cái miệng nó đốt hết cả!"
Với ý niệm ngăn những điều lầm lỗi của thị phi để giữ gìn cho
công đức tu hành không bị hủy tổn, và tránh những ác báo về sau, xin dẫn lời
hay của người xưa, cho đến lời răn dạy của Phật, Tổ để cùng nhau khuyên nhắc.
Một buổi nhàn hạ, Đường Thái Tông hỏi bề tôi là Hứa Kính Tôn rằng:
"Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường
sơ bạc, sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?" Kính Tôn thưa:
"Tâu bệ hạ! Mưa mùa xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất
được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường sá bùn lầy trơn trợt. Trăng mùa
Thu trong sáng như gương, hàng tao nhân mừng gặp dịp thường du ngâm vịnh, nhưng
bọn đạo tặc lại ghét vì ánh nguyệt quá rõ ràng! Như trời đất là vô tư, mà cơn
nắng mưa, thời tiết còn bị thế gian trách hận ghét thương, thì hạ thần đâu phải
người vẹn toàn, làm sao tránh khỏi sự chê bai chỉ trích? Cho nên ngu ý trộm
nghĩ: đối với tiếng khen chê, nên bình tâm suy xét, đừng vội tin nghe. Nếu vua
tin nghe lời thị phi thì tôi bị giết; cha mẹ tin nghe lời thị phi tất con bị
hại; anh em vợ chồng tin nghe lời thị phi, sẽ phải chia lìa; thân bằng hàng xóm
tin nghe lời thị phi rồi đi đến chỗ đoạn tuyệt. Miệng lưỡi thị phi thật độc hơn
rồng rắn, bén hơn gươm đao, giết người không thấy huyết!"
Hứa
Kính Tôn sử sách chê là gian thần, nhưng dù sao lời nói của ông cũng chí lý
đáng làm gương khuyên nhắc cho hậu lai, nên vẫn được người đời truyền tụng.
Kinh Pháp Hoa nói:
"Sau khi Như Lai diệt độ, người nào thọ trì đọc tụng kinh này, sẽ được
phước báo trong đời hiện tại. Nếu kẻ nào thấy người thọ trì kinh này, vạch bày
những lỗi lầm của người đó, hoặc có thật, hoặc không có thật; kẻ ấy sẽ mang
nghiệp quả, ghẻ lác, đui mù, và những ác báo như trước đã nói." (Đại lược)
Như lời Phật dạy, ta thấy chẳng những khinh hủy người
tụng Kinh Pháp Hoa, mà khinh hủy kẻ trì chú niệm Phật và đọc tụng các kinh điển
Đại Thừa khác, cũng đều mang tội nặng.
Kinh Phạm Võng Bồ Tát
Giới nói: "Nếu Phật tử nào, tự miệng rao nói tội lỗi của Bồ Tát xuất
gia, Bồ Tát tại gia, Tỳ Khưu, Tỳ Khưu Ni; hoặc bảo người rao nói tội lỗi; hoặc
từ nhân, từ duyên, từ cách thức, cho đến từ nghiệp, rao nói những tội lỗi trong
Phật pháp; Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội." Lại nói: "Nếu Phật
tử tự phô dương tài đức của mình mà dìm chê điều hay tốt của người, làm cho
người bị khinh chê; Phật tử này phạm Bồ Tát Ba La Di tội." Lại nói:
"Chúng sanh mỗi ngày ba nghiệp tạo vô lượng tội, nhứt là khẩu
nghiệp." (Đại lược)
Đức Thế Tôn từ bi chỉ đường tội phước rõ ràng, mà hàng
Phật tử chúng ta bởi quá si mê, nên có nhiều người đã lãng quên; vì lòng tật đố
thị phi, gây biết bao khẩu nghiệp!
Trong Kinh Đại Tập,
Như Lai bảo: "Nếu hàng vua quan đánh mắng người xuất gia giữ giới hoặc phá
giới, sẽ mang tội đồng như làm cho trăm ức thân Phật ra huyết. Nếu thấy người
mặc áo cà sa, không luận kẻ giữ giới hay phá giới, nên sanh tâm tưởng như
Phật."
Kinh Đại Tập đã nói như thế, thì hàng Phật tử xuất gia cho đến
tại gia nếu có lầm lỗi, tất sẽ chuốc lấy khổ báo riêng về phần họ, ta chỉ sanh
tâm thương xót chớ không nên khinh chê. Niệm tôn trọng thương xót khiến thêm
lớn phẩm lành, tâm khinh mạn chê bai, lại đi vạch nói việc thi phi của người,
chỉ tổn phước đức mình, và đa mang phần khổ lụy! Cho nên người biết tu, hằng
thủ phận, lo xét ngó vào mình để tự sửa chữa. Trái lại, mình còn nhiều lầm lỗi
mà không xét nghĩ, lại đi vạch nói chê bai người, là kẻ chưa ý thức về việc tu.
Cổ ngôn có câu: "Ngã khuy nhơn thị họa, nhơn khuy
ngã thị phước." Câu này hàm ý nghĩa: "Ta làm tổn người là họa, người
làm tổn ta là phước." Đối với người tu, khi bị kẻ khác thị phi khinh báng,
nên sanh tâm nghĩ rằng: kẻ ấy là người đem phước đến cho mình. Tại sao thế? -
Bởi chúng ta từ vô thỉ đến nay gây ra tội chướng vô biên, nếu bị một lời khinh
chê, tất được giảm bớt một phần tội nghiệp. Đó chẳng phải là điều phước lợi cho
mình ư? Còn kẻ khinh báng tất sẽ chịu quả khổ, ấy là lẽ dĩ nhiên; bởi họ mê lầm
tự chuốc lấy tai họa.
Lại để chỉ rõ thế nào là chân tu, cùng tư cách của bậc chân tu,
xin dẫn chứng thêm một đoạn trong bài kệ Vô Tướng, Kinh Pháp Bảo Đàn của đức
Lục Tổ:
Nếu là
bậc chân tu
Không thấy lỗi của đời.
Nếu như thấy lỗi người
Mình chê, là kém dở!
Người quấy, ta đừng quấy
Ta chê, tự có lỗi.
Muốn phá tan phiền não
Hãy trừ tâm thị phi
Thương ghét chẳng để lòng
Nằm thẳng đôi chân nghỉ!
(Pháp Bảo Đàn Kinh, Vô Tướng kệ)
Những hàng con Phật hoặc xuất gia hoặc tại gia, đều tự xem mình
là người tu hành lo đạo. Nhưng làm thế nào biết được ai là chân tu, giả tu? Về
điều này, đức Lục Tổ đưa ra một cách giảo nghiệm rất đơn giản, Ngài bảo:
"Nếu là bậc chân tu, không thấy lỗi của đời." Mà thật thế, bậc chân
tu luôn luôn tự nhìn để sửa lỗi, trụ nơi tịch định; dứt hẳn lòng ngã nhơn phân
biệt, có tâm tư đâu nghĩ đến việc hay dở tốt xấu của người! Kẻ giả tu trái lại,
tâm nhơn ngã hơn thua ganh ghét dẫy đầy, mở miệng ra là phê bình chỉ trích, nói
điều hay dở của thế gian; rất cách xa với đạo. Bởi thế, khi còn thấy lỗi người
rồi khinh báng chê bai, tất nhiên tỏ ra mình đã kém dở trước nhất, vì tâm hãy
còn vọng động phân biệt, thiếu đức trí huệ từ bi, sẽ chiêu cảm lấy tội báo về
sau. Người quấy mặt người, ta đừng quấy, nên học bậc trí nhơn, để lòng trong
sáng như gương, việc sắp đến không đón trước, việc đã qua chẳng luyến mơ, tâm
linh sáng suốt bình đẳng khắp mọi nơi, sẽ có sự diệu ứng vô cùng! Nếu động niệm
ganh ghét, nói lời khinh chê, thì bên trong chân tánh đã bị nhiễm ô, bên ngoài
lại chuốc lấy việc oán thù tranh chấp, sự sai lầm tội lỗi càng thêm. Cho nên
muốn được an nhàn khỏi phiền não, đừng phê luận việc phải quấy của người.
Câu "Hãy trừ
tâm thị phi" còn có ý nghĩa sâu là: trừ tứ cú, tuyệt bách phi. "Nằm
thẳng đôi chân nghỉ", tức là cảnh giới đại giải thoát, chỉ cho sự tham học
đã xong, đói thì ăn, mệt nằm ngủ.
Bậc chân tu luôn luôn có lập trường sáng suốt vững chắc, không
quan tâm đến sự khen chê thương ghét bên ngoài. Như thuở xưa Nghĩa Thanh thiền
sư sau khi đắc pháp với ngài Phù Sơn, đến ngụ nơi chùa của Viên Thông Tú hòa
thượng. Tuy ở trong đại chúng nhưng Sư không tham thiền hỏi đạo, mỗi ngày chỉ
nằm ngủ. Vị tăng chấp sự đem việc ấy bạch lại. Ngài Viên Thông cầm tích trượng
đến tăng đường, thấy Sư đang nằm nhắm mắt liền quở rằng: "Nơi đây không có
thừa cơm gạo để cho thượng tọa ăn rồi nằm ngủ!" Sư nói: "Thế thì hòa
thượng bảo tôi phải làm gì?" Thông hỏi: "Sao không đi tham
thiền?" - Đáp: "Thức ngon chẳng giúp gì cho người đã ăn no." Hòa
thượng bảo: "Có nhiều người không bằng lòng thượng tọa." Sư nói:
"Giả sử bằng lòng, thì tôi sẽ được gì?" Thấy lời nói khác thường,
ngài Viên Thông hỏi tiếp: "Thượng tọa đã từng tham kiến vị nào?"
- Đáp: "Tôi từ nơi ngài Phù Sơn đến đây." Hòa
thượng nói: "Thảo nào ông lại chẳng cứng đầu!" Liền nắm tay nhau cả
cười, rồi đi về phương trượng.
Sau Nghĩa Thanh thiền sư nối pháp cho ngài Đầu Tử Ngung. Vào hôm
mùng bốn tháng năm, niên hiệu Nguyên Phong thứ sáu đời Tống, thiền sư tắm gội
rồi lên pháp tòa từ biệt đại chúng, lưu bài kệ xong, liền buông bút tọa hóa.
Như Nghĩa Thanh thiền sư tác phong phóng khoáng, sống chết tự do dường ấy, có
phải Ngài đã lãnh hội câu: "Thương
ghét chẳng để lòng. Nằm thẳng đôi chân nghỉ" đó ư?
Some advice on Fault-Finding
An
ancient proverb states:
If even what we
see before our eyes is sometimes untrue, how can we possibly believe what is
said behind people's backs? Therefore, while our ears may hear talk of right
and wrong, our mouths should not repeat it.
Criticism
and issues of right and wrong often originate in unfounded doubts,
misunderstanding and misinterpretation. What in the house is merely a mouse,
past the gate takes the shape of a goat, and outside in the street is
transformed into a buffalo. While originally there may have been very little
substance to a rumor, by the time it reaches the tenth person, even the one who
actually started it may receive quite a shock!
Frequently,
disparaging words spring from a contentious or jealous frame of mind, the
determination to settle accounts, or the desire to denigrate those who have
more advantages or qualities than ourselves. Women, and many men as well, seem
prone to this habit of gossip, jealousy and criticism. When they like and
respect someone, he is depicted as an Immortal or a Buddha; when they despise
or resent him, he easily becomes a demon or a ghost. A respected master once observed,
"women tend
to have stronger faith than men and are usually diligent and assiduous in their
practice. However, the virtues they reap from cultivation often go up in smoke
because of their mouths!"
To avoid
such mistakes and ensure that virtues are not lost, I will relate, for our
common edification, the teachings of the Patriarchs and Buddha Sakyamuni
Himself.
One
leisurely evening, a king asked a certain courtier, "You appear to be a man of integrity. Why is
it that you are the target of so much criticism, slander and hatred?" The
official replied, "Your Majesty, when the torrential rains of spring
arrive, farmers are elated because their fields are well-irrigated.
Pedestrians, on the other hand, are unhappy because the streets are muddy and
slippery. When the summer moon is as clear and bright as a mirror, poets and
writers rejoice at the opportunity to travel and compose couplets and poems,
while thieves and felons are distressed at the brightness of the moonlight! If
even the impartial heaven and earth are the object of blame and resentment,
love and hate, how can this subject of yours, imperfect and full of blemishes,
escape denigration and criticism?
"Thus, I
venture to think, we should remain calm in the face of praise or criticism,
think it over, and not rush to believe it. If a king believes gossip, his
subjects lose their lives; if parents believe gossip, their children are hurt;
if brothers and sisters, husbands and wives, believe words of gossip, they
experience separation; if relatives, friends and neighbors believe gossip, they
sever relations with one another. Fault-finding is really more noxious that
snakes and serpents, sharper than swords and knives, killing without spilling a
single drop of blood."
According
to the judgement of history, this courtier was a disloyal official; however,
his answer was sound and reasonable, and a worthy example for later
generations. It is therefore still quoted today.
The Lotus Sutra states:
Then the
Bodhisattva Universal Virtue said to the Buddha: "World Honored One! In
the latter five hundred years of the corrupt and evil age, whoever receives and
keeps this sutra, I will guard and protect him, eliminate his anxieties and
give him ease of mind ... If anyone sees those who receive and keep this sutra
andproclaims their errors and
sins ,
whether true or false, such a person."
As Buddha
Sakyamuni said, slandering and harming those who recite the Lotus Sutra constitutes a heavy
transgression. So does slandering and harming those who recite the Buddha's
name, mantras and other Mahayana texts.
As stated
also in the Brahma Net Sutra:
A
disciple of the Buddha must not himself discuss the offenses of any Bodhisattva
sanghan, Bodhisattva lay person, bhikshu, bhikshuni, nor may he encourage
others to do so, or involve himself in the causes, conditions, methods, or
karma of speaking of the offenses of the Four Assemblies ... If instead, a
Bodhisattva discusses the faults of those within the Buddha Dharma, he thereby commits
a Bodhisattva Parajika (major) offense.
A
disciple of the Buddha must not praise himself and disparage others, encourage
others to do so, or involve himself in the causes, conditions, methods or karma
of praising himself and disparaging others ... Otherwise, he commits a
Bodhisattva Parajika offense.
Buddha Sakyamuni, in his compassion, clearly
indicated the paths of transgression and merit, but we Buddhists are so deluded
that many of us have forgotten all about them. Because of our minds filled with
jealousy and criticism, we create immeasurable evil karma of speech!
In the Great Heap Sutra, Buddha Sakyamuni said:
If kings
and officials beat and scold monks and nuns, whether the latter keep the
precepts or not, the bad karma of the kings and officials is as great as if
they had shed the blood of millions of Buddhas. If we see someone wearing the
yellow robe, whether he keeps the precepts or not, we should consider him a
Buddha.
As
the Great Heap Sutra clearly teaches, if
monks, nuns or laymen have committed transgressions, they will suffer retribution.
We should feel only compassion for them, rather than disdain or scorn.
Respectful and compassionate thoughts increase our good karma; scornful and
deprecating thoughts, and looking for the failings of others, can only reduce
our stock of merit and virtue, bringing suffering and tears! For this reason,
the true cultivator is always concerned with self-examination and
self-improvement. On the other hand, if we still have many faults but do not
examine ourselves, spending our time unmasking and denigrating others, we
cannot be said to have a true understanding of cultivation.
The
ancients used to say:
Harming others brings misfortune; to be
harmed is to receive merit.
When the
cultivator is subjected to criticism and slander, he should think: "that
person is bringing me merit." Why is this so? It is because, from time
immemorial, we have committed obstructive transgressions. If we are the object
of one word of scorn and belittlement, our bad karma has been lightened by one
part. Are we not then receiving merit and benefit? Those who engage in scornful
speech and slander will certainly suffer retribution; through delusion, they
bring calamity upon themselves.
In order
to demonstrate clearly what true cultivation and the personality of the true
cultivator are, I will quote a passage from the No-Mark Stanza of the Platform Sutra, by the Sixth
Patriarch:
He who treads the Path in earnest Sees not
the mistakes of the world;
If we find fault with others
We ourselves are also in the wrong.
When other people are in the wrong, we should ignore it,
For it is wrong for us to find fault.
By getting rid of the habit of fault-finding
We cut off a source of defilement.
When neither hatred nor love disturbs our mind
Serenely we sleep.
(The Sutra of Hui Neng.)
Buddhist
adherents, whether clergy or laymen, all consider themselves cultivators,
concerned with the Way. However, how can we tell the genuine from the sham
cultivator? On this issue, the Sixth Patriarch has advanced a simple criterion.
He said:
He who
treads the Path in earnest sees not the mistakes of the world.
In
effect, the genuine cultivator always looks at himself to correct his own
mistakes and dwells in empty, still meditation. Having severed the mind of
discrimination between himself and others, how can he think about the good and
bad points of others? With the sham cultivator on the other hand, the mind of
self and others, right and wrong, jealousy and hate runs rampant; as soon as he
opens his mouth, he criticizes others and speaks of the good and bad points of
the world. This is very far from the Way.
Therefore,
when we continue to see the mistakes of others, denigrating and slandering
them, we demonstrate that we are the most awkward and wanting of all, because
our minds are still deluded, full of discrimination, lacking in wisdom and
compassion. We thus bring retribution upon ourselves in the future. Regardless
of whether or not others are in the wrong, let us strive not to be in the wrong
ourselves. We should learn from great men and let our minds be as clear and
bright as a mirror. Without anticipating or hedging about future events,
without regretting or dreaming about things of the past, with the mind filled
with brightness and equanimity, we will surely receive a wonderful response!
If we
have distracting thoughts of envy and hate and speak words of scorn and blame,
then, internally our True Nature
becomes defiled and externally we bring rancor and
disputes upon ourselves. This results in further errors and transgressions. For
this reason, to achieve peace of mind and be free of afflictions, we should not
comment on people's shortcomings.
The
phrase "by getting rid of the habit of fault-finding" also has the
deeper meaning of eliminating the Four Propositions and eradicating the One
Hundred Errors.
"When neither hatred nor love disturbs
our mind, serenely we sleep" describes the state of great liberation,
all eagerness for study gone, eating when hungry, sleeping when tired.
True
cultivators always have a clear and solid position and viewpoint, and pay no
attention to the praise and criticism, likes and dislikes of the outside world.
As an example, it once happened that a well known Zen Master, having awakened
to the Way under Elder Master Fu Shan, went to reside in a famous monastery. Although
living among the Great Assembly, he did not practice meditation or seek
guidance in the Dharma; all he did all day was lay sleeping.
Upon
hearing this, the abbot arrived at the meditation hall, a big staff in hand.
Seeing the guest master reclining with eyes closed, he admonished: "This
place does not have surplus rice to allow you to do nothing but eat and
rest!" Reply: "What would
you, High Master, advise me to do?" The abbot said: "Why don't you
sit in meditation?" Answer: "Succulent food cannot tempt those who have eaten
their fill." The abbot continued, "A great many people are unhappy
with you." Answer: "If they were
happy, what would I gain?" Hearing these unusual replies, the abbot
inquired further, "Who was your master?" Answer: "I arrived here after having
studied under the eminent Master Fu Shan." The abbot said, "No wonder
you are so headstrong!" They then clasped hands, laughing aloud, and
headed toward the abbot's quarters.
One day, many
years later, the guest Zen Master, having washed himself, ascended the Dharma
seat, bid farewell to the great assembly, wrote a parting stanza, immediately
dropped the pen and expired in a seated position. The guest master, as we can
see, conducted himself easily and freely, having mastered life and death. Is it
not because he had truly internalized the meaning of the passage "when
neither hatred nor love disturbs our mind, serenely we sleep?"
Comments
Post a Comment