Những
Mối Nghi Căn Cứ Theo Kinh Điển
Ngoài những điều trên, lại có nhiều người học Phật, căn cứ các
lý thuyết thế giới kinh văn, mà đặt các nghi vấn về môn Tịnh Độ. Nhân tiện,
cũng xin tiếp theo thể vấn đáp để giải quyết các mối nghi ấy.
1) Hỏi: Kinh
Kim Cang nói: "Tất cả pháp hữu vi, như mộng, huyễn, bóng,
bọt". Thế thì cảnh Ta Bà đã huyễn, mà cõi Cực Lạc cũng là huyễn. Sao không
đi ngay vào bản tâm chân thật, còn cầu về cảnh huyễn làm chi?
- Đáp: Thật
ra các cõi Uế Độ và Tịnh Độ trong mười phương đều dường mộng huyễn; nhưng khi
nào chứng được Như Huyễn Tam Muội, mới thấy đó là hư giả. Bằng chưa được như
thế, vẫn thấy nó là thật, vẫn bị nó chi phối, vẫn còn biết khổ vui, vào mùa
nắng vẫn khó chịu về sự nóng bức, cho đến việc rất nhỏ như con kiến, con muỗi
cắn đốt cũng vẫn còn bị đớn đau. Như vậy sao được gọi là Huyễn? Nên biết môn
Tịnh Độ là phương tiện nhiệm mầu của Phật, mượn cảnh như huyễn an vui, để đưa
chúng sanh thoát khỏi cảnh như huyễn thống khổ dẫy đầy chướng duyên và hiểm
nạn. Rồi từ cảnh an vui như huyễn đó tiến tu dễ dàng, để mau chứng vào cõi chân
tâm thường tịch.
Lấy một thí dụ như tại cõi Ta Bà này, cảnh gia đình hay nơi thị
tứ ồn ào là huyễn, cảnh chùa am hoặc chốn núi non vắng vẻ cũng là huyễn. Nhưng
tại sao người tu giải thoát, lại bỏ cảnh gia đình thị tứ tìm nơi chùa am thanh
vắng ở núi non? Có phải tại chốn gia đình nhiều bận buộc, cảnh huyên náo khó
nhiếp tâm, mà nơi chùa am hay chỗ núi non thanh vắng dễ tu chăng? Cho nên cảnh
phàm tình cùng cảnh thánh chứng khác nhau, phàm tình mà đặt mình vào cảnh thánh
chứng là điều xa vời trái với thật tế. Ta còn phàm phu hãy cứ theo phận phàm
phu mà tuần tự tiến tu, đừng vội đem con mắt thánh nhìn nói quá cao xa, thành
ra vọng ngữ và có hại.
Khi xưa cũng có một Thiền giả cho cõi Cực Lạc là huyễn mộng,
niệm Phật cầu vãng sanh vô ích. Triệt Ngộ đại sư nghe lời này, liền bảo: "Không
phải thế đâu! Từ bậc Thất Địa Bồ Tát trở về trước, đều tu hành ở trong mộng.
Đến như đối với mộng lớn vô minh, thì bậc Đẳng Giác vẫn còn say ngủ. Duy riêng
chư Phật mới có thể tôn xưng Đại Giác, là những bậc hoàn toàn thức tỉnh mà
thôi. Khi tự thân đã ở trong mộng, thì sự vui khổ vẫn uyển
nhiên, vui cũng thấy vui, khổ còn biết khổ, sao được gọi mình là người tỉnh mơ,
cảnh là huyễn mộng? Thế thì thay vì ở trong cảnh mộng khổ của Ta Bà, sao bằng
về cảnh mộng vui nơi Cực Lạc! Huống chi mộng ở Ta Bà là từ mộng vào mộng, bị
cảnh duyên nghiệp lực lôi cuốn, mãi luân hồi sống chết chìm mê. Còn cảnh mộng ở
Cực Lạc là từ mộng đến giác, lần lượt sẽ thức tỉnh hoàn toàn chứng lên quả Phật.
Cho nên mộng huyễn vẫn đồng, mà duyên cảnh mộng ở hai nơi thật chẳng đồng vậy.
Thế thì sự niệm Phật cầu vãng sanh chẳng là cần thiết lắm ư!"
Lời cổ đức giải thích như thế, thì sự cầu sanh đã được hiển
minh. Tuy nhiên, bài kệ trong Kinh Kim Cang nói đó, vẫn còn là lời phương tiện
để cho chúng sanh lìa quan niệm chấp có theo phàm tình. Tiến một bước cao hơn,
như Kinh Đại Phẩm Bát Nhã nói: "Như Lai
vì hạng người căn tánh tối, mà nói các pháp như huyễn vắng lặng, vì e họ sanh
chấp kiến; vì hạng người căn tánh sáng, nói tướng hảo của chư Phật, bởi họ như
hoa sen chẳng nhiễm trần."
Cho nên Tu Bồ Đề là bậc giải ngộ lý Không bậc nhứt, tuyệt không
danh tướng, mà đức Thế Tôn lại thọ ký cho ông về sau thành Phật, hiệu là Danh
Tướng Như Lai. Thế thì lý mầu không danh tướng chẳng ngoài danh tướng, tất cả
pháp mộng huyễn đều là Phật pháp chân thường. Và đi sâu đến chỗ viên dung, như
đức Lục Tổ nói, thì phàm phu nguyên là Phật, phiền não tức Bồ Đề, tất cả vô
minh huyễn vọng đều là thể viên minh chân giác của Như Lai tạng.
2) Hỏi: Kinh
Pháp Bảo Đàn nói: "Không niệm, niệm mới chánh. Có niệm, niệm
thành tà." Như vậy, niệm Phật có phải là tà vọng chăng?
- Đáp: Về
đạo lý vô sanh vô niệm, đoạn trước đã có nói. Nơi đây xin đáp một cách thẳng
tắt: - Chẳng phải không niệm Phật, không tụng kinh, gọi là vô niệm. Mà thường
hằng niệm Phật tụng kinh, nhưng tâm địa rỗng không, chẳng chấp thấy mình có
niệm tụng, mới gọi là vô niệm. Trái lại, dù ngồi an tĩnh lòng không suy nghĩ
chi cả, mà còn cảm thấy biết cho mình, có sự ngồi thiền, vẫn gọi là "có niệm". Nếu nghĩ rằng "không niệm" là chẳng niệm
Phật, tụng kinh, thuyết pháp, không có sự suy tư, thì thành ra gỗ đá; muốn
tránh lỗi “chấp
Có”, lại lạc vào lỗi “chấp Không”. Thế thì đã trái với ý kinh
chỉ dạy. Cho nên đức Lục Tổ mới nói tiếp: "Có, Không đều chẳng tưởng.
Ngồi được bạch ngưu xa". Bậc cao đức bên Tịnh Độ khi
xưa, tuy hằng niệm Phật cầu vãng sanh, song chẳng chấp tướng niệm Phật cầu
sanh, nên đã có lời kệ:
Có
niệm đồng không niệm,
Không sanh tức là sanh,
Chẳng phiền dời nửa bước.
Thân đến Giác Vương thành
Nhưng, trên đây là nói tác phong tu niệm của bậc thượng căn. Với
hàng căn cơ trung, hạ, cứ nên gắng công niệm Phật cho nhiều, dù còn chấp thấy
mình có niệm có tha thiết cầu sanh, cũng là điều tốt. Bởi nếu được như thế, khi
mạng chung tất vãng sanh về Tây Phương, chừng ấy kết cuộc cũng sẽ chứng vào
cảnh giới vô niệm vô sanh, đâu có điều đáng lo ngại! Bằng chẳng lượng sức mình,
ưa cầu cao thắng, nê chấp theo kinh văn trên, đối với đạo lý vô niệm chưa thể
làm nổi, với sự thấy có niệm Phật có cầu sanh lại không muốn thật hành, kết
cuộc cả hai đều hỏng, vẫn chỉ là phàm phu trong vòng luân hồi thống khổ mà
thôi!
3) Hỏi: Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, đức Lục Tổ bảo: "Người phương Đông tạo tội, niệm
Phật cầu sanh Tây Phương. Người Tây Phương tạo tội, niệm Phật cầu sanh về cõi
nào?" Như thế thì chỉ cốt làm sao diệt được tội, cần gì niệm Phật cầu vãng
sanh?
- Đáp: Đức
Lục Tổ và các vị cao đức bên Thiền Tông đứng trên cương vị truyền bá tông chỉ
Duy Tâm, nên mỗi lời nói phải căn cứ theo chỗ lập pháp của mình, đều chỉ ngay
vào bản tánh, và đều lấy tâm làm chủ. Ý Ngài muốn bảo: nếu tâm được thanh tịnh,
thì tuy ở Ta Bà cũng tự tại giải thoát; tâm không thanh tịnh dù ở Tây Phương
vẫn bị khổ não luân hồi. Thật ra, đối với người tu Tịnh Độ hiểu đạo lý, lời nói
của Tổ chỉ có tác dụng khuyến tấn, bảo phải niệm Phật đến chỗ tịnh tâm không
còn chấp tướng; chớ không phải bác sự niệm Phật cầu vãng sanh. Đức Thích Tôn,
chư Phật khắp mười phương, chư Đại Bồ Tát và chư vị Tổ Sư đều khuyên niệm Phật
cầu sanh Tây Phương. Hai vị Tổ bên Thiền Tông ở Thiên Trúc là Mã Minh, Long Thọ
đều khuyên niệm Phật; và chính ngài Long Thọ đã chứng ngôi Sơ Hoan Hỷ Địa, vãng
sanh về Cực Lạc. Nếu đức Lục Tổ quả thật
có ý bài bác sự Niệm Phật, thì chẳng hóa ra bài bác đức Thích Ca Mâu Ni, chư
Phật, chư Bồ Tát, Tổ Sư, và cả hai vị tiền bối trong tông của mình là Mã Minh,
Long Thọ hay sao? Cho nên, nếu hiểu lầm rồi đem lời này chê bai niệm Phật,
chính là bài xích và gieo mối oan cho đức Lục Tổ vậy.
Lại, hành môn nào cũng có lý và sự. Lời của đức Lục Tổ là nói về
lý, ngoài ra còn có sự tướng của đường tu, cần phải nghĩ đến. Ta thử đặt lại
câu hỏi: "Người ở ngoài đời tạo tội, vào chùa am xuống tóc, ăn chay, giữ
giới tìm nơi thanh vắng tu hành. Người ở chùa am tạo tội tìm nơi nào để tu?"
Nếu chỉ y theo lý mà bác như vậy, thì
việc xuất gia đến chùa am, ăn chay giữ giới, cho đến tụng kinh, niệm Phật, trì
chú, tham thiền, đều là lỗi lầm hết cả hay sao? Pháp tu Tịnh Độ cũng thế,
thật ra chẳng phải người Đông Phương do tạo tội mới niệm Phật cầu sanh Tây
Phương, mà niệm Phật cầu về Tây Phương chính là muốn mượn thắng duyên tu hành,
để mau chứng lên quả Vô Sanh giải thoát. Dù người đã tạo nhiều tội, biết hồi
tâm sám hối niệm Phật cầu vãng sanh, cũng là vì muốn sớm thoát sanh tử, vẫn
không ngoài mục đích này. Còn người ở Tây Phương Cực Lạc cũng không tạo tội, bởi
khi đã về cõi ấy, trên có Phật Bồ Tát, dưới có các bậc thượng thiện nhơn, xung
quanh mình tiếng chim nói pháp, tiếng nhạc giảng kinh, không còn nhọc lòng lo
đến vấn đề ăn mặc ở và các sự đau bịnh, tai nạn, oán thù, đường đạo chỉ thêm
tiến lên, đâu còn có duyên gì để tạo tội?
Kết
lại, câu nói của đức Lục Tổ nên hiểu chỉ là lời khai thị về lý tánh thanh tịnh
để khuyến tấn mà thôi, không nên nghĩ lầm đem nó để bác sự tướng. Người niệm
Phật nghe lời này, càng nên cố gắng niệm cho đến trình độ tâm không, mới hợp
với ý của Tổ.
Doubts Based on Misreading the Sutras
Apart
from the above, there are numerous students of the Dharma who raise a number of
issues based on the teachings in the sutras. I will follow the question and
answer formula to reply to them.
Question 1
The Diamond Sutra states:
All mundane dharmas
are like dreams, illusions' shadows and bubbles.
Therefore, the
Saha World being illusory, so is the Land of Ultimate Bliss. Why not enter
directly into the True Original Mind instead of seeking rebirth in an illusory
world?
Answer
In truth,
all the pure and impure lands in the ten directions are like dreams and
illusions; however, only when we have attained the "Illusion-like Samadhi"
can we see them as illusory and false. If we have not yet reached that stage,
we still see them as real, we are still subject to their sway, we still know
sorrow and happiness, we still feel uncomfortable during the summer heat and
are even bothered by such small things as mosquito bites. Thus, how can we
speak about things being illusory?
We should
realize that the Pure Land method is a wonderful expedient of the Buddhas --
borrowing an illusory realm of happiness to help sentient beings escape from an
illusory realm of great suffering, full of obstructing conditions and dangers.
Then, in that happy, peaceful, illusory realm, cultivation progresses easily,
and the ever-silent realm of the True Mind is swiftly attained.
To take
an example, in this Saha World of ours, the scenes of stifling family life and
noisy downtown business districts are illusory, and so are the scenes of
temples and pagodas or mountain wildernesses. However, why is it that
cultivators leave the noisy environment of the cities to seek the quiet,
sparsely populated landscapes of temples and pagodas hidden in the mountains?
Is it not because family life creates many binding ties and bustling urban
intersections are not conducive to concentration, while temples, pagodas and
mountain wildernesses facilitate cultivation? For this reason, the
circumstances of ordinary people are different from those of the saints. For
common mortals to put themselves in the place of the saints is far-fetched and
unrealistic. We who are still common mortals should follow the path of ordinary
people, and cultivate gradually. We should not look with the eyes of saints and
comment too far above our level, to avoid the transgression of false speech.
There was
once a Zen Master who thought that the Pure Land was illusory and that reciting
the Buddha's name seeking rebirth there was useless. Upon hearing this, Elder
Master Ch'e Wu said immediately:
This is a mistake. Bodhisattvas of the
Seventh Stage and below are all cultivating in a dream. Even those Bodhisattvas
who have reached the level of Equal Enlightenment are still fast asleep within
the great dream of delusion. Only the Buddhas can be honored with the
designation Great Enlightened, i.e., those who have completely awakened. When
our own body is in a dream, happiness and suffering are to be expected; we
still experience happiness and still know suffering. How can we consider
ourselves awakened from a dream and our environment dreamlike?
This
being the case, how can remaining in the suffering dream of the Saha World
compare with returning to the blissful dream of the Pure Land? Moreover, the
Saha World dream goes from dream to dream, subject to the laws of karma,
eternally revolving in the cycle of Birth and Death. The Pure Land dream on the
other hand, is from dream to Enlightenment and gradual awakening to the
ultimate stage of Buddhahood. Although the illusory dreams are the same, the
conditions of the dreaming state in the two instances are really different.
Thus, it is truly necessary to recite the Buddha's name seeking rebirth in the
Pure Land!
These
explanations have clearly demonstrated the need to seek rebirth in the Pure
Land. However, the stanza from the Diamond Sutra quoted above is still an expedient
explanation to help sentient beings abandon the common mortal's concept of
attachment. Going one step further, as stated in the Great Prajna Paramita Sutra:
Buddha Sakyamuni
explained to those of dull capacities that all dharmas are dreamlike, silent,
and still, lest they develop view-attachment. To those of sharp capacities He
spoke of the embellishments of the Buddhas, because they are like lotus
blossoms, untouched by worldly dusts.
For this
reason, Subhuti, who of all the Arhat disciples of Buddha Sakyamuni was
foremost in the realization of the Truth of Emptiness, characteristically
received a prediction that he would attain Buddhahood in the future under the
title of "Name and Mark Buddha." Thus, the sublime truth of no name
or mark is inseparable from name and mark -- all illusory dharmas are the
Buddhas' dharmas, true and unchanging.
Going
still deeper, to the ultimate and perfect stage, as the Sixth Patriarch has
said:
Sentient beings
are originally Buddhas, afflictions are Bodhi, all delusions are the perfect
and illuminating state, truly enlightened, of the womb of the Tathagatas.
Question 2
The Platform Sutra states:
Recitation with
no thought of recitation is true; recitation while recitation is wrong.
Thus, is not
Buddha Recitation deviant and false?
Answer
The
meaning of No-Birth, No-Thought of Recitation has been discussed earlier, but I
will give a direct explanation here. "No-Thought of Recitation" does
not mean no Buddha or Sutra Recitation, but rather habitual recitation of the
Buddha's name and the sutras with a completely empty mind, neither seeing nor
grasping at the thought that we are the ones doing the reciting. This is called
No-Thought of Recitation. On the other hand, though we may sit still and at
peace, our minds completely empty, if we are still aware that we are sitting in
meditation, this is still grasping at the thought of recitation.
If we
think that No-Thought of Recitation is not to recite the Buddha's name or the
sutras, not to lecture on the Dharma and not to reflect or meditate, then we
have turned into wood and stone. While avoiding the error of grasping at forms,
we have fallen into the error of grasping at emptiness -- thus going against
the very meaning of the Platform Sutra. For this reason, the Sixth Patriarch continued:
He who is above "affirmative" and
"negative"
Rides permanently in the white bullock cart.
High-ranking
monks of old often practiced Buddha Recitation seeking rebirth in the Pure
Land, but they were not attached to the mark of Buddha Recitation or seeking
rebirth. Therefore, they left behind this stanza:
To recite is the same as not to
recite,
No-Birth is precisely birth,
Not bothering to move even half a step
The body has reached the city of Great Enlightenment.
However,
we have spoken so far of the practice of exceptional individuals. Persons of
limited or moderate capacities should strive to repeat the Buddha's name as
many times as possible. While they may still have attachments and see
themselves as reciting the Buddha's name earnestly seeking rebirth in the Pure
Land, it is still a good thing. This is because by so doing, they will
assuredly achieve rebirth in the Pure Land at the time of death and ultimately
enter the realm of No-Recitation, No-Birth. Where is the worry? Otherwise,
seeking a direct and lofty way without gauging their own limitations and
grasping at the teachings of Emptiness while incapable of following the truth
of No-Recitation -- yet unwilling to practice at the level of seeking rebirth
in the Pure Land through Buddha Recitation -- in the end they achieve nothing.
They just remain common mortals in the painful cycle of Birth and Death!
Question 3
In The Platform Sutra, the Sixth Patriarch stated:
Those living in
the East who commit transgressions recite the Buddha's name seeking rebirth in
the West. Where do those transgressors living in the West seek rebirth when
they recite?
Thus, we should
only aim at eliminating transgressions. What need is there to recite the
Buddha's name seeking rebirth in the Pure Land?
Answer
The Sixth
Patriarch and high-ranking Zen Masters were intent on teaching the doctrine of
Mind. Thus, all of their words were based on these tenets, pointing directly to
the Self-Nature, with the mind as the center. What the Patriarch really meant
was that if the mind is pure, even though we may be in the Saha World, we are
emancipated and free. If the mind is impure, even though we may be in the Pure
Land, we are still subject to the sufferings of Birth and Death.
In truth,
for the Pure Land cultivator who understands the Dharma, the Patriarch's words
serve only to urge him on, encouraging him to recite the Buddha's name to the
level of purity of mind, devoid of all attachment to forms. The Patriarch certainly
did not reject the act of reciting the Buddha's name seeking rebirth in the
Pure Land as Buddha Sakyamuni, the Buddhas of the ten directions, the great
Bodhisattvas and the Patriarchs all recommended seeking rebirth there. In fact,
the two foremost Indian Zen Patriarchs, Asvaghosha and Nagarjuna, both
recommended the Pure Land method. Nagarjuna himself, according to the Lankavatara Sutra, was enlightened to
the preliminary Bodhisattva ground of "extreme Joy," and was reborn
in the Pure Land.
If the Sixth Patriarch had truly intended to
reject Buddha Recitation, he would have been criticizing and rejecting Buddha
Sakyamuni, the Buddhas of the ten directions, the Bodhisattvas and the
Patriarchs, including the very precursors who established his own Zen School,
the Patriarchs Asvaghosha and Nagarjuna. How could that be?
Therefore, if we
were to misunderstand the Sixth Patriarch's words and use those very words to
deprecate Buddha Recitation, we would be slandering and sowing the seeds of
injustice toward him.
Moreover,
every method has two aspects noumenon and phenomena. The quotation from the
Sixth Patriarch is at the level of principle. We must also consider the
phenomenal aspect of the path to liberation.
Let us
restate the question. "Those who commit transgressions in the secular
world seek refuge in temples and pagodas, where they cut their hair, become
vegetarians, and keep the precepts, looking for a place of purity and
tranquility in order to cultivate. Where do those living in temples and pagodas
who transgress go to cultivate?" If we base ourselves only at the level of
noumenon and follow the above reasoning, then can such actions as entering the
monastic life, being vegetarian, and keeping the precepts, including Buddha,
Sutra and Mantra Recitation as well as meditation, all be mistakes?
The Pure
Land method is similar. In truth, people in the East do not recite the Buddha's
name seeking rebirth in the West merely because they have committed
transgressions; rather, they do so precisely to take advantage of the excellent
conditions of that Land to cultivate and swiftly attain the level of No-Birth
and liberation. This is also the goal pursued by those who have committed evil
deeds but who now repent and recite the Buddha's name.
Moreover, the inhabitants of the Western
Pure Land cannot commit transgressions because once reborn there, they are
surrounded by Buddha Amitabha, Bodhisattvas and "morally superior
beings." Around them are "birds singing the Dharma and music expounding
the sutras," while they are free from such daily worries as food,
clothing, disease, calamities, hatred and resentment. Thus, they can only
progress along the path of cultivation. Where are the causes and conditions for
creating bad karma?
In conclusion, we
should understand the Sixth Patriarch's words as an explanation and exhortation
based exclusively on pure noumenon or essence. We should not misunderstand them
and use them to reject phenomena and marks. This being the case, Pure Land
cultivators should redouble their efforts and practice to the point of
emptiness of mind. Only then will they be in accord with the intent of the
Patriarch.
Comments
Post a Comment