Bồ Đề Tâm Với Môn Tịnh Độ

 

Phật pháp theo sự tùy hóa, thông thường có hai cấp bậc là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Tiểu Thừa nói những pháp thấp nhỏ, trọng tâm hướng về mục tiêu gấp cầu liễu sanh tử cho chính mình, và chỉ đi đến quả vị A La Hán hoặc Duyên Giác. Đại Thừa nói các pháp rộng lớn, hướng về hoằng nguyện độ thoát tất cả chúng sanh, và đi đến quả vị Toàn Giác của Như Lai. Pháp môn Niệm Phật thuộc về Đại Thừa, nên chẳng những đi về chiều hướng tự độ mà còn kiêm cả độ tha.

Đạo Phật du nhập vào Trung Hoa, trải qua sự hoằng dương của chư vị Tổ Sư, kết quả lập thành mười tông. Trong đó có hai tông thuộc về Tiểu Thừa là Thành Thật Tông và Câu Xá Tông. Nhưng căn tánh của người Trung Hoa không hợp với pháp Tiểu Thừa, nên không bao lâu hai tông này đều bị tàn tạ. Còn tám tông kia thì thuộc về Đại Thừa, gồm có Thiên Thai Tông, Hiền Thủ Tông, Tam Luận Tông, Pháp Tướng Tông, Luật Tông, Thiền Tông, Mật Tông và Tịnh Độ Tông. Môn hoằng dương của Tịnh Độ Tông là pháp Niệm Phật. Nếu pháp môn này chỉ giảng thuyết về sự tự độ, thì e cho đã bị tiêu mòn như hai tông Tiểu Thừa kia từ lâu rồi. Nước Việt Nam ta là một bán đảo thuộc miền duyên hải, dân tánh có chiều hướng hoạt động suy tư rộng, nên phần lớn thích hợp với Đại Thừa. Nên từ xưa đến nay, tại đất nước này, Thiền Tông và Tịnh Độ đã chiếm phần ưu thắng.

Luận về pháp, những pháp nào đi đến Phật quả cứu cánh, giảng thuyết rộng về giới ngoại và sự lợi tha, đó là pháp Đại Thừa. Trái lại, chính là pháp Tiểu Thừa. Nhưng điểm chủ yếu để phân định Tiểu Thừa hay Đại Thừa, là thuộc về tâm chớ không phải pháp. Nếu dùng pháp Tiểu Thừa hoằng hóa làm phương tiện để dẫn đến Phật quả thì đó chính Đại Thừa. Chẳng thế, khi đức Như Lai giảng dạy về Tiểu Thừa giáo, Ngài cũng là hạng Tiểu Thừa hay sao? Vì lẽ ấy cho nên người niệm Phật cần phải chú trọng về chỗ phát tâm, tức là phát Vô Thượng Bồ Đề tâm. Môn Niệm Phật đã thuộc về pháp Đại Thừa nếu hành giả tu theo môn này lại phát đại Bồ Đề tâm nữa, thì tâm và pháp đều được toàn vẹn, sẽ đi đến quả Viên Giác kiêm cả tự lợi lợi tha. Nếu phát tâm nhơn thiên thừa mà niệm Phật, thì môn Niệm Phật thành pháp nhơn thiên. Người niệm Phật mà phát tâm như thế, chỉ hưởng được sự sang quý ở cõi người cõi trời, khi phước báo hết, lại chịu luân hồi sa đọa. Nếu phát tâm Tiểu Thừa mà niệm Phật, thì môn Niệm Phật thành pháp Tiểu Thừa. Người niệm Phật mà phát tâm này, thì chỉ được quả giác thấp kém không viên mãn của Thanh Văn, Duyên Giác, lại còn phạm lỗi nhỏ hẹp thiếu lòng từ bi, duy biết lo giải thoát cho mình, không đoái đến bao nhiêu chúng sanh đau khổ khác. 


Cho nên niệm Phật cần phải phát Vô Thượng Bồ Đề tâm. Lời tục thường nói: "Sai một ly, đi ngàn dặm." Người niệm Phật tu hành đối với điểm phát tâm có chính xác cùng không, há chẳng phải là một điều đáng chú ý lắm ư?

 

 

The Bodhi Mind and the Pure Land Method

 

The Dharma, adapting to the times and the capacities of the people, consists of two traditions, the Northern and the Southern. The Southern tradition emphasizes everyday practical realities and swift self-emancipation, leading to the fruits of the Arhats or Pratyeka Buddhas. The Northern tradition teaches all-encompassing truths and stresses the goal of liberating all sentient beings, leading to the complete Enlightenment of the Tathagatas. Pure Land is a Mahayana teaching and therefore is not only directed toward the goal of self-enlightenment, but stresses the enlightenment of others at the same time.

When Buddhism spread to China, it evolved, through the teachings of the Patriarchs, into ten schools. Among them are two schools which belong to the Southern tradition, the Satysiddhi School and the Abhidharma School. However, the faculties and temperament of the Chinese people did not correspond to the Southern tradition, and, therefore, within a short period of time it faded away. The other eight schools, are all Mahayana: the T'ien T'ai School, the Avatamsaka School, the Madyamika School, the Mind-Only School, the Vinaya School, the Zen School, the Esoteric School and the Pure Land School. The vehicle for popularizing the Pure Land School is the Buddha Recitation method.

Pure Land being a Mahayana teaching, if the practitioner, in addition, develops the Supreme Bodhi Mind, mind and method will be perfect. This leads to Buddhahood, which encompasses both "self-benefit" and "other benefit." If he recites the Buddha's name seeking rebirth in the celestial or human realms, Buddha Recitation becomes a celestial or human method. A practitioner who develops such a mind will receive only the blessings of the celestial or human realms. When such blessings are exhausted, he will sink into a lower realm. If the practitioner is interested first and foremost in self-enlightenment, he will receive only the less exalted, incomplete fruits of the Sravakas and Pratyeka Buddhas.


Therefore, when reciting the Buddha's name, we should develop the supreme Bodhi Mind. There is a saying, "if you are off by a thousandth of an inch, you are off by a thousand miles." This being the case, Pure Land practitioners should pay particular attention to developing a proper Bodhi Mind.

Comments

Popular posts from this blog