Phải
Nhớ Chí Nguyện Để Tinh Tấn
Niệm
Phật muốn giữ cho được tinh tấn bền lâu, phải có lập trường vững chắc. Lập trường đó
là: nhớ đến mục đích tu hành của mình.
Ví như hàng nông phu,
vì mục đích có được lúa hay hoa mầu nhiều để nuôi sống gia đình, nên chịu cực
nhọc dãi nắng dầm mưa, cày sâu cuốc bẩm.
Hàng
sĩ tử vì mục đích thi đỗ cao, để mẹ cha đẹp mặt, vinh hiển với đời,
phải thức khuya dậy sớm siêng năng học hành, dù mỏi mệt cũng không nản chí.
Người
tu cũng thế, công hạnh ngày nay là để đi đến mục đích giải thoát
tự độ độ tha ngày sau.
Triệt Ngộ đại sư, một bậc thạc đức suốt thông
cả Giáo lẫn Tông, đã đưa ra mười sáu chữ, có thể gọi là cương yếu của môn Tịnh
Độ. Mười sáu chữ ấy như sau:
"Vì sự sanh tử,
phát lòng Bồ Ðề,
lấy tín nguyện sâu,
trì danh hiệu Phật."
Chúng ta ở trong nẻo luân hồi bị nhiều nỗi khổ, nên phải kíp cầu
thoát vòng sanh tử. Vấn đề khẩn yếu này, trước đã có nói lược qua. Nhưng giải
thoát riêng cho mình cũng hãy còn thấp hẹp; cần phải phát tâm cầu đạo Vô Thượng
Bồ Đề, để độ mình và chúng sanh đến nơi giải thoát cứu cánh. Khi xưa đức Thích
Ca nói pháp bốn mươi chín năm, đàm kinh hơn ba trăm hội, cũng không ngoài tiêu
điểm này. Đã vì sự sanh tử phát lòng Bồ
Đề rồi, đường lối dễ dàng không hiểm nạn để đưa chúng ta mau đến mục tiêu
ấy, không chi hơn "lấy tín nguyện
sâu, trì danh hiệu Phật."
Kẻ chưa biết đạo lý cũng đành thôi. Người đã biết đạo lý này, mà
không cố gắng dụng công tu hành, há chẳng phụ ân lớn của Phật, và để uổng mai
một tánh linh của mình lắm ư! Cho nên chúng ta phải gia công tinh tấn niệm Phật
bền lâu, chớ dần dà gián đoạn. Cổ nhơn đã bảo:
Thân này chẳng tính đời nay
độ.
Còn đợi khi nào mới độ thân?
Nếu hẹn kiếp sau sẽ tu, có khác chi người mê nói chuyện mộng? Về
phương diện thế gian, như kẻ vì cầu sắc dục, phải chịu lội trong sương gió
lạnh, băng đồng lướt bụi không kể hiểm nguy, để tìm đến chỗ hẹn hò. Lại như kẻ
đánh cờ đánh bạc, vì say mê cầu thắng, mà bỏ cả ăn ngủ, quên cả nóng bức, rét
lạnh, có khi dám ngồi luôn đôi ba ngày đêm. Hạng tầm thường vì chút thị dục nhỏ
mà còn như thế; người tu vì mục đích cao cả, há lại không bằng những kẻ ấy hay
sao? Cho nên khi tu hành mà còn biếng trễ gián đoạn, còn ngại khó mỏi gian lao,
còn tham vui mê ngủ, là bởi chúng ta chưa giữ vững lập trường, tâm độ mình và
người chưa chí thiết.
Năm tháng qua mau, vô thường không hẹn, thân người dễ mất, pháp
Phật khó nghe; hành giả phải nhớ điểm này, đem hai chữ "khổ" và "chết"
dán ở đôi mày để thường tự sách tấn.
Remember the Ultimate Aim and Be
Diligent
For recitation to
be vigorous and steadfast, we should have a firm standpoint. That standpoint is
to remember the very goal of cultivation. For example, a farmer who aims for a
bumper crop arises early and retires late, endures many hardships and toils all
day long. Similarly, an aspiring official, wishing to pass his examinations
with honors and make his parents proud, burns the midnight oil in study, tired
but not discouraged. The cultivator should do likewise. His current practice is
for the goal of ultimate liberation, to save himself and others. Elder Master
Ch'e Wu, a master of the highest virtue, versed in both the sutras and the
various schools, once wrote a stanza which can be considered the kernel of Pure
Land:
Because of Birth and Death,
Develop the Bodhi Mind;
With deep Faith and Vows,
Recite the Buddha's name.
We who
are in the cycle of Birth and Death, subject to endless suffering, should
urgently seek to escape that cycle. I have already dwelled briefly on this
urgent matter. However, self-liberation alone is a limited and narrow goal. We
should seek Buddhahood to help ourselves and others reach the realm of ultimate
liberation. Our Master, Sakyamuni Buddha, preached the Dharma for forty-nine
years and elaborated upon it in more than three hundred assemblies precisely
and for no other reason than to reach that goal.
Once we have
developed the Bodhi Mind, seeking to escape Birth and Death, there is no easier
or safer way to go about it than "to recite the Buddha's name with deep
Faith and Vows."
Those who
are ignorant of the Dharma are, of course, helpless. However, those who know
the Pure Land teaching but fail to cultivate diligently are ungrateful to the
Buddhas and are wasting a unique opportunity to realize their wonderful
Self-Nature. Thus, we should persevere with increased effort in reciting the
Buddha's name over an extended period of time, rather than doing so in a
perfunctory, haphazard manner, with constant interruptions. The ancients have
said:
If we do not plan to save this body in this
life,
When, then, will we do so?
Promising
ourselves to cultivate in the next life is no different from a deluded person
speaking of a dream-like event. Let us take two examples from ordinary life: a
lover sometimes has to travel long distances and endure many hardships just to
get to the rendezvous; a gambler, desiring to win, can give up food and sleep,
sometimes playing for several days in a row. If ordinary people can endure such
hardship over a little bit of worldly lust, how much more should a cultivator
endure while pursuing a lofty goal? Therefore, if we are indolent during
cultivation, subject to lapses and interruptions, afraid of difficulties and
hardships and fond of fleeting pleasures and sleep, it is because we are not
firm in our determination or earnest in our will to liberate ourselves and
others!
Time
flies, the God of Impermanence does not wait, this body is easily lost, the
Dharma is difficult to encounter. The practitioner should remember these points
and keep the two words "suffering"
and "death" constantly
before his very eyes, thus urging himself on.
Comments
Post a Comment